MỘT VÀI KIẾN NGHỊ CHO THỊTRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thực trạng ngoại hối việt nam (Trang 36 - 38)

VIỆT NAM

1. Kiến nghị về đổi mới chính sách quản lý ngoại hối.

Trong thời gian qua, các biện pháp tăng cường quản lý ngoại hối của nhà nước đã phát huy tác dụng tích cực.Tuy nhiên, các văn bản về quản lý ngoại hối cần được bổ xung sữa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tại của thị trường ngoại hối. Đồng thời cần thiết phải ban hành các quy chế, văn bản liên quan trực tiếp tới các quan hệ trên thị trường này. Việc xây dựng, soạn thảo và ban hành các quy chế, luật sát với điều kiện thực tế là rất khó khăn, nhưng việc tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm túc có hiệu quả còn khó khăn hơn nhiều, nhất là trong lĩnh vực ngoại hối. Do đó, cần phải tăng cường công tác đào tạo tuyên truyền, nâng cao trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật cho các đơn vị kinh tế nói chung và cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại nói riêng. Việc tổ chức thi hành pháp luật phải đi đôi với việc giám sát, kiểm tra việc chấp hành luật và định kỳ phải tiến hành sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá tình hình thực hiện để từ đó có căn cứ xác thực để bổ xung hoàn thiện các quy định, quy chế, cũng như công tác tổ chức thực hiện. Có như vậy, mới nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp chế, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối diễn ra an toàn, thuận tiện.

Hiện nay, việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng phương tiện thanh toán. Chính sách ngoại hối cần phải xử lý hài hoà các yêu cầu, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ, nâng cao vị trí đồng bản tệ, kiểm soát được hầu hết các nguồn ngoại tệ chu chuyển trên thị trường tự do.

Chính sách quản lý ngoại hối phải hướng tới mục tiêu chủ yếu là bảo vệ đồng bản tệ, từng bước thu hẹp tình trạng đô la hoá hiện nay. Tạo tiền đề để trong tương lai đồng Việt Nam có một vị trí nhất định trên thị trường quốc tế.

2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Giải pháp này nhằm điều tiết quan hệ cung cầu ngoại hối, thông qua đó tác động đến tỷ giá giữa đồng bản tệ và ngoại tệ trên thị trường hối đoái Việt Nam. Trong thời gian tới, mục tiêu của chúng ta là phát triển và hoàn thiện thị trường hối đoái trong nước trên cơ sở mở rộng các giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hiện nay. Do đó hoàn thiện các biện pháp can thiệp của ngân hàng nhà nước là một vấn đề cần giải quyết:

• Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất cho vay qua đêm (overnight), lãi suất chiết khấu: Đây là một công cụ có tính hiệu quả khá cao trong khi thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN. Nó tác động trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp tổng khối lượng tiền trong lưu thông, từ đó tác động đến vấn đề tỉ giá của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ khác tiền, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển hay kiềm chế lạm phát.

• Quỹ điều hoà ngoại tệ: phải xây dựng một quỹ điều hoà ngoại tệ đủ mạnh để có thể can thiệp thị trường hối đoái khi cần thiết. Trong thời gian qua, mặc dù quỹ điều hoà của nước ta còn ít so với các nước phát triển, nhưng ngân hàng nhà nước đã sử dụng số vốn nhỏ bé này để can thiệp vào thị trường, góp phần ổn định sức mua của đồng bản tệ. Nhưng sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, càng phát triển thì càng nhiều vấn đề phức tạp xẩy ra, trong khi đó quỹ điều hoà vẫn dẫm chân tại chỗ sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế. Do đó cần thiết phải mở rộng quỹ điều hoà ngoại tệ, ban hành quy chế quản lý và sử dụng chặt chẽ hơn cùng với việc đa dạng hoá các nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian tới. Đặc biệt là khi chúng ta theo đuổi mực tiêu khá tham vọng là phấn đấu đưa đồng tiền Việt Nam thành đồng tiền tự do chuyển đổi, nhưng cần phải lưu ý đến cơ cấu từng loại ngoại tệ trong dự trữ ngoại tệ của đất nước theo từng thời kỳ và tuỳ theo xu hướng đối nội của từng loại ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

3. Kiến nghị về mở rộng thị trường vốn một cách hợp lý

Đối với những nước đang phát triển, nhu cầu vốn là vấn đề quan trọng vì vậy vấn đề thu hút vốn trong nước và nước ngoài là cần thiết. Nhưng cần vốn với khối lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu là vấn đề riêng của mỗi nước, không thể áp dụng một cách máy móc. Tự do hoá thị trường vốn sẽ thu hút được một khối lượng vốn lớn từ nước ngoài nhưng cũng thúc đẩy nạn đầu cơ tiền tệ, khi nền kinh tế gặp khó khăn sẽ dẫn tới khủng hoảng tài chính.

Việt Nam đang cần vốn cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, việc phỏt triển thị trường chứng khoán là cần thiết. Xác định mức độ mở cửa thị trường vốn là cần thiết song phải duy trì hợp lý giữa vốn ngắn hạn,

4. Kiến nghị về đào tạo con người.

Đây là điều kiện cơ bản và hết sức quan trọng, vì các nhà quản lý và kinh doanh hối đoái là tác nhân chủ yếu có chức năng tạo lập thị trường hối đoái.Hiện tại ta đang có những thuận lợi cơ bản đó là sự ủng hộ của Chính phủ về sự cần thiết của thị trường hối đoái.Tuy nhiên, điểm yếu ở đây là trình độ nhận thức và sự hiểu biết của con người về thị trường hối đoái còn thấp, chỉ có một số người hiểu biết về lĩnh vực này nhưng chưa sâu. Nhà nước, ngành ngân hàng cần phát triển nhân lực theo hướng:

• Bổ xung thêm cán bộ lao động trẻ có chất lượng. Việc bố trí cán bộ phải đúng năng lực, sở trường và thu nhập của cán bộ phải thích đáng phù hợp với sự đóng góp của người lao động.

• Về đào tạo cán bộ: Với yêu cầu phát triển nghiệp vụ và công nghệ theo hướng hiện đại hoá, việc đào tạo cán bộ trong thời gian tới là đào tạo lại đội ngũ cán bộ đang có, bồi dưỡng kịp thời những kiến thức mới cho cán bộ quản lý.

• Đa dạng hoá hình thức đào tạo, nội dung đào tạo cần phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế như: kiến thức về kinh tế, quản lý nhà nước, nghiệp vụ mới và tiếp xúc với tin học, công nghệ ngân hàng đối với cán bộ ngân hàng và đối với những người ngoài ngành nhằm giúp cho mọi đối tượng hiểu biết hơn về ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng ngoại hối việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w