Các giai pháp thúc đẩy xuất khẩu hang hóa
Chủ đề 10: Các giai pháp thúc đẩy xuất khẩu hang hóa Việt Nam . Các thành viên trong nhóm: 1.Vũ Thị Trang (trưởng nhóm ) 2.Nguyễn Thị Mai Hương 3.Hoàng Hiệp 4.Trần Công Anh 5.Lê Đình Hiếu 6.Lương Quốc Bảo Các Phần Chính: 1. Khái niệm xuất khẩu, xuất khẩu bền vững 2. tình hình và đặc điểm của xuất khẩu Việt Nam trong những năm gần đây 3. giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững ở Việt Nam Cụ thể : 1.Khái niệm xuất khẩu , xuất khẩu bền vững : 1.1Xuất khẩu : ( hiểu đơn giản ) là việc bán hàng hóa – dịch vụ cho nước ngoài Theo luật thương mại Viêt Nam năm 2005, điều 28, mục 1 , chương 2, xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Viêt Nam được coi là khu vực hải quan riêng 1.2Xuất khẩu bền vững : Đẩy mạnh xuất khẩu,xuất khẩu tăng trưởng đi liền với sự ổn định và lâu dài, bền vững 1.3Các dạng xuất khẩu : - xuất khẩu thông thường - tái xuất khẩu - xuất khẩu tại chỗ 1.4Tình hình và đặc điểm xuất khẩu Việt Nam trong những năm vừa qua: a. Việt Nam đã thực hiện chính sách xuất khẩu như trong văn kiện đh VII Đảng : “Kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả, phát huy lợi thế so sanh của đất nước trong từng thời kì, ko ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế “. Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số Nhập siêu 2000 14483 15636,5 30199,5 1153,5 2001 15029 16218 31247 1189 2002 16706,1 19745,6 36451,7 3039 2003 20149,3 25255,8 45405,1 5106,5 2004 26507,4 31959,3 58466,7 5451,9 2005 32233 36881 69104 4648 2006 39605 44410 84015 4805 Xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh, kim ngạch tăng luôn ở mức cao Từ năm 2007, Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO, đây là 1 bước tiến lớn để Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế , với nhiều thuận lợi nhưng cũng ko ít thách thức được đặt ra Việt Nam đã tham gia ký kết gần 12 nghìn điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, có quan hệ thương mại với trên 220 nước và vùng lãnh thổ, đã ký kết 88 Hiệp đinh thương mại song phương, 7 Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do FTA với 15 nước , 54 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và 61 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương Hàng hóa Việt Nam được mở rộng thị phần sang các thị trường lớn Dòng vốn FDI và FII vào Việt Nam tăng mạnh Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn, thúc đẩy đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trọng điểm và xuất khẩu tăng trên hầu hết các thị trường b. các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - Dầu thô : thị trường : Úc, Trung Quốc, Singapore , Nhật Bản - Dệt may : thị trường : Hoa Kì , EU , Thổ Nhĩ Kì - Da giày : thị trường : EU, Hồng Kông , Châu Mỹ - Thủy sản : thị trường : Mỹ , EU , Nhật Bản, Trung Quốc - Linh kiện điện tử, máy tính - Gạo ; thị trường : philippin, Indo, Cuba , Trung Quốc… - Cao su, cà phê Những bước phát triển mà Việt Nam đã đạt được về xuất khẩu : - Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,3%/năm ( vượt chỉ tiêu và tăng trưởng 15%/năm đề ra năm 2001- 2010 - Hàng hóa xuất khẩu có vị thế , góp phần chính vào tăng trưởng GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Xuất khẩu là động lực tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực nông nghiệp theo hường CNH-HĐH hướng vào xuất khẩu - Cơ cấu xuất khẩu có xu hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuất khẩu chủ lực - Xuất khẩu hàng hóa từng bước gắn kết với xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu tại chỗ bước đầu đã thu đc ngoại tệ đáng kể - Tác động đến nhập khẩu : nhập khẩu được coi trọng đến công nghệ , nguyên vật liệu máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, theo hướng CNH- HĐH - Hàng rào bảo hộ các nước nhập khẩu hàng VN giảm mạnh , là cơ hội để mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu hơn Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn, hạn chế của xuất khẩu Việt Nam: Về phía doanh nghiệp Việt Nam - Quy mô xuất khẩu còn nhỏ, phát triển xuất khẩu chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa phát triển về chiều sâu , chất lượng tăng trưởng thấp, chi phí xuất khẩu cao , hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động thị trường thế giới , cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả , hiện đại - Các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn vốn lưu động thấp , dự trữ hàng hóa còn hạn chế, chưa chủ động trong việc định giá, chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định về chất lượng nghiêm ngặt - Tình trạng công nghệ còn lạc hậu , chưa tiếp cận được với công nghệ nguồn, sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém về cả chất lượng, mẫu mã, số lượng… - Chưa có các chính sách xây dựng thương hiệu, chưa đầu tư vào chi phí quảng cáo, quảng bá thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp - Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về pháp luật, thông lệ quốc tế, thong tin về quy định của các nước nhập khẩu… Về phía nhà nước - Việt Nam chưa có 1 lộ trình cụ thể để phát triển xuất khẩu , chưa tận dụng hiểu quả những cơ hội và điều kiện thuận lợi của hội nhấp quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu - Các công tác quản lý hàng hóa, cả xuất và nhập khẩu có cải tiến nhưng còn nhiều hạn chế , chưa chủ động, vẫn khá rườm rà và chưa có tính đồng bộ - Dù xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều bước tiến so với trước đây nhưng vẫn chưa theo kịp các thay đổi hay hội nhập được tốt với tốc độ của thị trường thế giới,chưa nâng cao được sức cạnh tranh và hội nhập tốt, và Việt Nam thì vẫn là 1 nước nhập siêu lớn, dẫn đến bất lợi về cân đối kinh tế vĩ mô - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng qua các thời kì nhưng còn biến động lớn , chưa ổn định và thật sự bền vững, tạo được các lien kết chặt chẽ với các bạn hàng quốc tế về vận chuyển hàng hóa, dịch vụ hải quan, ngân hàng, luật sư… Ví dụ cụ thể làm nổi bật rõ các vấn đề về xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu gạo của Việt Nam Việt Nam từ trước đến nay luôn là 1 trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Năm 2010, Việt nam đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấn gạo Năm 2011, xuất khẩu hơn 7,1 triệu tấn gạo, thu về 3,651 tỷ USD Đến năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỉ lục 7,72 triệu tấn với giá trị hơn 3,45 tỷ USD Nhìn vào những con số xuất khẩu gạo của Việt Nam rất ấn tượng nhưng bên cạnh đó có rất nhiều vấn đề đang đặt ra với xuất khẩu gạo của Việt Nam Việt Nam chưa có các chính sách dài hạn cụ thể về xuất khẩu gạo và bảo vệ lợi ích lâu dài của người nông dân Vì để đẩy mạnh xuất khẩu gạo thì lợi ích dài hạn phải thuộc về nông dân, đó là đảm bảo tốt nhất cho an ninh lương thực quốc gia 1 điểm nghịch lí nữa trong vấn đề này đó là, Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng nông dân Việt nam vẫn nghèo Khi Thái lan tăng giá mua lúa gạo từ nông dân lên để đảm bảo lợi ích của người nông dân trong nước vào tháng 10 năm 2011, Việt Nam và các nước xuất khẩu gạo có được nhiều lợi về thị trường gạo trên thế giới nhưng đây cũng là một câu hỏi để Việt Nam đưa ra chính sách xuất khẩu gạo hợp lí trong gia đoạn này Việt Nam hiện đang mất dần thị trường truyền thống Châu Phi do Ấn Độ gia tăng xuất khẩu gạo thường với giá rẻ hơn giá gạo của Việt Nam sang Châu Phi, dù gạo Việt Nam có chất lượng tốt hơn, ngon hơn nhưng thị trường Châu Phi đang có nhiều khó khăn về kinh tế Đây đều là những vấn đề đặt ra về xuất khẩu gạo Việt Nam, làm sao để duy trì, đảm bảo chất lượng gạo Việt Nam, cũng như giữ và đảm bảo được thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam và có các chính sách, chiến lược lâu dài, phù hợp với hoàn cảnh , đảm bảo được lợi ích cho người nông dân Nhìn vào hình ta thấy được sự biến động sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2000- 2010 3.GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 3.1, Cần đẩy mạnh marketing cho hàng Việt Nam ở thị trường nước ngoài - Phấn đấu tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Việt Nam. - Tích cực thâm nhập thị trường Châu Âu - 1 thị trường phát triển. - Nhận thức được nhu cầu và tiềm năng của sự hợp tác, quảng bá liên kết các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. - Chúng ta cần đưa nhanh hàng hóa vào các tâm điểm của thị trường nơi có sức hấp dẫn. Do đó, chúng ta phải chủ động tiếp cận ở tầm vĩ mô và vi mô của thị trường. - Ko ngừng học hỏi, tiếp thu, rút kinh nghiệm từng bước chắc chắn cho phát triển bền vững. 3.2, Xây dựng cơ cấu kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu - Các ngành trọng điểm định hướng vào xuất khẩu đc ưu tiên phát triển mạnh. - Khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ cho xuất khẩu. 3.3, Xây dựng các khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao - Bước đi quan trọng khuyến khích xuất khẩu cho Việt Nam. 3.4, Hoàn thiện công tác quản lí, trách nhiệm đối với hoạt động xuất khẩu - Không ngừng đổi mới công nghệ, tăng kĩ năng quản lí, tay nghề, cạnh tranh. - Sử dụng có hiệu quả các công cụ hành chính, công cụ kinh tế cho việc phát triển xuất khẩu. - Vai trò của nhà nước rất quan trọng nên phải chú trọng, là tiền đề tạo động lực phát triển. Do đó, đang ngày càng đc cải tiến và hoàn thiện. 3.5, Cải tiến chính sách thuế - Miễn giảm thuế hợp lí đối với ngành xuất khẩu. - Là một biện pháp tài chính hết sức cần thiết. 3.6, Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển thị trường xuất khẩu - Bằng nỗ lực ngoại giao và chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng thị trường và kích thích buôn bán. - Tổ chức các hoạt động như: hội chợ, hội thảo, triển lãm… 3.7, Chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt - Nhằm giữ vững giá trị đồng tiền Việt Nam đồng thời kiềm chế lạm phát, khuyến khích xuất khẩu. 3.8, Thu hút đầu tư nước ngoài - Tạo dựng một thị trường hấp dẫn, bình đẳng, công bằng. - Thực hiện chính sách “mở cửa”. 3.9, Nâng cao tính cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam - Đẩy mạnh xuất khẩu có chiến lược chắc chắn dựa trên cơ cấu kinh tế. - Tăng cường đầu tư công nghệ mới. - Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất. 3.10. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường. - Tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, sân bay, bến cảng và quy hoạch đô thị. Đảm bảo độ mở hợp lý của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia các FTA có chọn lọc, theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc tham gia ký kết các FTA mới cần phù hợp định hướng điều chỉnh thị trường trong thời kỳ chiến lược. 3.11. Cấu trúc lại nền kinh tế để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều kiện hội nhập - Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết nhưng tham gia ngày càng sâu rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục củng cố các ngành chủ chốt để đảm bảo độ an toàn cần thiết cho nền kinh tế, trước hết là đảm bảo an ninh lương thực, an toàn năng lượng và an toàn tài chính quốc gia. - Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những ngành sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế cao - Cơ cấu lại ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển mạnh các ngành áp dụng công nghệ cao, các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao và có khả năng tham gia mạng lưới sản xuất và các chuỗi giá trị toàn cầu. - Cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ tài chính, tiền tệ, gắn với cấu trúc lại hệ thống NH, hệ thống tài chính - tiền tệ. - Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng, lợi thế phát triển định hướng xuất khẩu như: Hàng hải, Hàng không, Viễn thông, Du lịch, Y tế, Xuất khẩu lao động 3.12. Tiếp tục xây dựng, củng cố các trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia. - Tập trung các nỗ lực của cả nước tăng nhanh năng suất lao động để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao mức sống của người dân. Để tăng nhanh năng suất lao động, cần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược sau: + Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, gắn khoa học công nghệ với đào tạo và với sản xuất kinh doanh, tạo lập tiềm lực khoa học công nghệ đủ mạnh để sáng tạo và làm chủ các công nghệ cần thiết cho phát triển nền kinh tế. + Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ. + Khuyến khích xu hướng xã hội và tôn vinh những nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vượt lên trước trong các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào yếu tố sáng tạo và hiện đại. - Phát huy tối đa vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nâng cao hiệu năng của Chính phủ trong giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: + Có các biện pháp quyết liệt để giảm thiểu các tổn thương cho nền kinh tế khi có chấn động đột ngột từ bên ngoài. + Việc xây dựng chính sách và việc ban hành các quyết định quản lý điều hành cần quy tụ được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học. . khẩu ,xuất khẩu tăng trưởng đi liền với sự ổn định và lâu dài, bền vững 1. 3Các dạng xuất khẩu : - xuất khẩu thông thường - tái xuất khẩu - xuất khẩu tại chỗ 1.4Tình hình và đặc điểm xuất khẩu Việt. vào xuất khẩu - Cơ cấu xuất khẩu có xu hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuất khẩu chủ lực - Xuất khẩu hàng hóa từng bước gắn kết với xuất. Hiếu 6.Lương Quốc Bảo Các Phần Chính: 1. Khái niệm xuất khẩu, xuất khẩu bền vững 2. tình hình và đặc điểm của xuất khẩu Việt Nam trong những năm gần đây 3. giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững ở Việt