Thực tế cho thấy, sức lao động không thể tách rời người lao động, vì thế có thể gọi di chuyển sức lao động là di chuyển lao động: - Xuất khẩu trực tiếp sức lao động: người lao động của m
Trang 1Chương 1: Tổng quan về di chuyển quốc tế về lao động
1.1 Khái niệm
Sự di chuyển quốc tế về lao động là hiện tượng trong đó người lao động ở quốc gia này di chuyển sang một quốc gia khác có kèm theo việc thay đổi chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn nhằm thực hiện các mục đích khác nhau ở nước ngoài
Thực tế cho thấy, sức lao động không thể tách rời người lao động, vì thế có thể gọi
di chuyển sức lao động là di chuyển lao động:
- Xuất khẩu trực tiếp sức lao động: người lao động của một quốc gia ra hẳn nước ngoài và bán sức lao động cho các ông chủ (tư nhân hoặc Nhà nước)
- Xuất khẩu tại chỗ sức lao động: người lao động bán sức lao động của mình cho các doanh nghiệp, tổ chức… ở trong nước có chủ là người nước ngoài hoặc có người nước ngoài tham gia
- Nhập khẩu sức lao động: trong phạm vi một nước, khi người lao động nước ngoài vào, thì người đó là người nhập cư và sức lao động của anh ta được gọi là sức lao động nhập khẩu
1.2 Các đặc điểm của di cư lao động quốc tế
- Đa số lao động di chuyển từ các nước đang phát triển không có nghề nghiệp
hoặc bán chuyên nghiệp
- Lao động di chuyển tăng nhanh thể hiện ở mức tăng lien kết thị trường lao động
- Đa số lực lượng lao động di cư là nữ
- Di cư lao động có tính chất bất hợp pháp gia tăng
1.3 Nguyên nhân và động lực thúc đẩy
Nguyên nhân: Những đợt di chuyển lao động quốc tế, đặc biệt từ sau khi kết thúc chiến
tranh thế giới lần thứ hai có động cơ chủ yếu là mong muốn kiếm được tiền công và thu nhập cao hơn ở nước ngoài
Động lực thúc đẩy:
- Mức tiền công và thu nhập thực tế cao hơn trong thời gian sinh sống và làm việc
ở nước ngoài
- Có cơ hội và điều kiện tốt hơn trong học tập văn hóa và học nghề, con cái họ có điều kiện thuận lợi để kiếm được việc làm tốt hơn trong nước
Trang 2Do đó, những lợi ích thu được luôn vượt quá chi phí cho việc di chuyển sức lao động Đây là một trong những động lực quyết định thúc đẩy di cư phát triển
1.4 Các tác động của di chuyển quốc tế và xu hướng di chuyển quốc tế về lao động
Tác động Đối với nước XKLĐ Đối với nước NKLĐ
Tích cực - Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội và an ninh – quốc phòng
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực đất nước
- Đưa tiến bộ - khoa học mới vào sản xuất kinh doanh
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại
- Giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động
- Tiết kiệm các chi phí đầu tư ban đầu cho người lao động
- Góp phần phát triển kinh tế và tăng tích lũy cho xã hội
Tiêu cực - Gây khan hiếm cục bộ về lao động
trong nội địa
- Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn
xã hội
- Gây trì trệ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
- Một sô ngành quá phụ thuộc vào lao động nhập cư
- Tạo ra cộng đồng lao động nhập
cư tại nước tiếp nhận lao động
Trang 3Chương 2: Chính sách xuất nhập khẩu lao động của Việt Nam
Trong thời kì mở cửa, Việt Nam đang từng bước xây dựng các các quan hệ kinh tế quốc
tế mà quan hệ lao động quốc tế - gia nhập thị trường lao động quốc tế toàn cầu cũng được chú trọng Trong đó, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ban hành chủ trương chính sách, luật pháp để định hướng hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu lao động; phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành trong việc tổ chức, chỉ đạo và quản lý, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu lao động; tìm kiếm, cung cấp thông tin, mở rộng thị trường và giải quyết các vấn
đề phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu lao động…
2.1 Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam
Từ khi thay đổi cơ chế năm 1991, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cụ thể:
- Ngày 9-11-1991, Chính phủ ban hành Nghị định 370-HĐBT về quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cho phép các tổ chức kinh tế được thành lập và cấp giấy hoạt động xuất khẩu lao động
- Năm 1995, Nghị định 370 được thay thế bằng các văn bản sau: Nghị định 07/CP Về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Nghị định 05/CP Về việc quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Năm 2006, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính thức được Quốc hội Việt Nam khóa XI thông qua (Số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2006), ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007
- Năm 2007, nhiều Nghị định liên quan làm rõ và hướng dẫn điều Luật trên ra đời, bao gồm: Nghị định 126/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật; Nghị định 144/2007/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Năm 2009: Quyết định 71/2009/QĐ-TTG: Phê duyệt hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020
- Năm 2013: Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH Về việc “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý lao động ngoài nước”
Có thể thấy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động ra nước ngoài được Chính phủ và các cơ quan có liên quan ban hành đã tạo ra một nền tảng cơ bản,
Trang 4hành lang pháp lý ban đầu giúp cho hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp có hiệu quả, đảm bảo cơ sở pháp lý cho lao động Việt Nam ra nước ngoài Qua mỗi thời kỳ, các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo động lực giúp cho người lao động cũng như doanh nghiệp xuất khẩu lao động ra nước ngoài yên tâm phát triển và làm việc hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, khi có sự việc đột ngột xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ mang tính kịp thời giúp đỡ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài Minh chứng gần đây nhất là Quyết định 940/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đưa lao động làm việc tại Libya về nước trước hạn do khủng hoảng chính trị năm 2011
Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ về mặt tài chính Đối với người lao động nghèo không
có khả năng xuất khẩu lao động ra nước ngoài, năm 2011 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành văn bản “Hướng dẫn cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” nhằm hỗ trợ cho vay vốn cho người nghèo có nguyện vọng xuất khẩu lao động
Ở Việt Nam, Luật và các văn bản hướng dẫn về vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được ban hành Tuy nhiên, hiện nay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phần lớn không được tổ chức Công đoàn (Công đoàn có vai trò giúp đỡ người lao động làm việc ở nước ngoài được luật hóa) bảo vệ do thiếu cơ chế và nguồn lực thực hiện Đây là vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới Việc hợp tác giữa Công đoàn Việt Nam và Công đoàn các nước cần được đẩy mạnh hơn nữa
Về tình trạng lưu trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động: phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú (1); bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng (2); sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng (3); lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định (4) Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm
2.2 Chính sách nhập khẩu lao động của Việt Nam
Trang 5Hoạt động nhập khẩu lao động vào Việt Nam diễn ra rất hạn chế, chủ yếu là mời các chuyên gia nước ngoài, các kỹ sư trong các dự án có liên quan đến yếu tố nước ngoài Những năm gần đây, số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng lên, chủ yếu là tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,…
Trên thực tế đang diễn ra một nghịch lý Đó là lao động trong nước vẫn đang dư thừa, nhưng vẫn có doanh nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài vào làm việc khi thiếu lao động Hiện Việt Nam không cho phép tuyển dụng lao động phổ thông nước ngoài, ngay cả khi gia nhập WTO cũng không cam kết mở cửa thị trường lao động Nghị định
34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2008 quy định rõ đối tượng là lao động nước ngoài được tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được
Một mặt trái nữa đang xảy ra hiện nay là việc một số lượng lớn người nước ngoài lao động tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm giảm cơ hội việc làm của lao động trong nước, làm giảm lượng ngoại tệ trong nước Chính phủ cần xây dựng một hệ thống pháp lý vững chắc về vấn đề nhập khẩu lao động nước ngoài vào Việt Nam, loại bỏ những tiêu cực đang còn tồn tại
Trang 6Chương 3: Thực trạng xuất nhập khẩu lao động của Việt Nam
3.1 Sự cần thiết của hoạt động XKLĐ:
Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, hoạt động xuất khẩu lao động có vị trí quan trọng Nhà nước ta đã xác định : "Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách và góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước sử dụng lao động Việt Nam”
3.1.1 Xuất phát từ vấn đề kinh tế:
Tính đến năm hết 2012, lao động nước ngoài của Việt Nam đem lại thu nhập khoảng 1-1,7 tỉ USD mỗi năm (riêng năm 2012 đạt khoảng 1,7-2 tỉ USD) Tuy còn khiêm tốn trên thị trường lao động thế giới nhưng về mặt kinh tế đã góp phần đáng kể làm tăng trưởng ngân sách quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết việc làm trong nước giữa hoàn cảnh nước ta còn đang chắt chiu từng đồng ngoại tệ mạnh Về lâu dài xuất khẩu lao động nước ta có khả năng đóng góp cao cho thu nhập quốc dân khi
số lượng và phạm vi xuất khẩu lao động được mở rộng, ngành nghề hình thức đa dạng, chính sách và thủ tục đưa lao động đi thông thoáng
3.1.2 Xuất phát từ vấn đề dân số
Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp lực đối với đời sống và việc làm Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, khoảng gần
8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chục vạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu vực Nhà nước Trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc làm trong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng năm cũng chỉ đạt 35% nhu cầu Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài
3.1.3 Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tác phong làm việc công nghiệp sản xuất
Trang 7lớn, thái độ đúng đắn trong công việc cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ
sẽ là nguồn nhân lực đáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Đồng thời, việc người Việt Nam ra nước ngoài lao động tốt sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Đó là điều quan trọng không thể thiếu được nếu muốn tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
3.1.4 Lợi thế của xuất khẩu lao động Việt Nam
- Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : "Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động"
- Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo số liệu mới nhất của GSO, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm
2011, mỗi năm bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động đó
- Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta vẫn thuộc loại trẻ
- Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế
- Thứ năm, Thị trường lao động quốc tế đang không ngừng tăng trưởng và đa dạng.
Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham gia và phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
3.2 Tình hình XKLĐ của Việt Nam:
Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
từ năm 1980 Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động của ta cũng đã qua nhiều lần thay đổi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế của ta trong từng thời kỳ Đánh giá chung, có thể nói công tác xuất khẩu lao động của ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong mục tiêu đặt ra và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước XKLĐ của VN có thể chia thành các giai đoạn:
3.2.1 Giai đoạn 1980-1990
Thời kỳ này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm : Liên Xô (cũ), Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khi đó nước ta là thành viên của Hội đồng tương trợ
Trang 8kinh tế (SEV) nên hoạt động xuất khẩu lao động mang tính chất hợp tác lao động, giúp
đỡ lẫn nhau thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp kí kết Tổng số lao động được đưa đi trong thời kì này gần 300.000 người, chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng lao động thấp về tay nghề và trình độ ngoại ngữ
3.2.2 Giai đoạn 1991-2001
Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta xuất khẩu lao động chủ yếu tới các quốc gia
thuộc khu vực Đông Âu cũ, Irac và một vài nước Châu Phi thì giai đoạn 1991- 2001 hoạt động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia tại nhiều châu lục khác nhau
Do những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, những thị trường tiếp nhận LĐXK của Việt Nam đã không còn khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam như trước Ngày 9-11-1991, Nghị định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời, theo đó, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, UAE, Đài Loan và Hàn Quốc Số lao động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm Tổng lao động xuất khẩu trong giai đoạn này gần 160.000 người Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạn này
Biểu đồ 3.2.1: Thị phần xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thế giới
Nguồn: Dữ kiện thế giới CIA
Nếu ta hình dung 193 quốc gia và vùng lãnh thổ là một thị phần lớn tương đương với 100% thì thị phần của Việt Nam chiếm lĩnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là 40 quốc gia/vùng lãnh thổ, tương đương với 21% Nhìn trên biểu đồ hình tròn có thể thấy thị phần của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Điều này đồng nghĩa với việc 79% thị phần còn lại hoặc là đã thuộc về quốc gia khác hoặc là còn để trống Như vậy cơ hội cho chúng ta còn rất nhiều Vấn đề là làm thế nào chúng ta giành lại hoặc chiếm lĩnh được
Trang 9thêm thị phần trong 79% còn lại Đây thực sự là một câu hỏi khó bởi vấn đề chính để giải quyết cho câu hỏi này lại nằm ở nguồn nhân lực của chúng ta
3.2.3 Giai đoạn 2001-nay
Xét về quy mô xuất khẩu lao động
Hiện nay, có khoảng 500.000 lao động nước ta đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, tỷ lệ lao động nữ chiếm 25-30% Chỉ tính từ năm 2001 đến nay, bình quân mỗi năm nước ta đã đưa được khoảng trên 60.000 lao động, riêng trong 5 năm trở lại đây con số đó là gần 80.000 lao động, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm Ngoài ra, hiện nay có 80 chuyên gia giáo dục làm việc tại các
cơ sở đào tạo của Angola, 200 chuyên gia y tế làm việc tại Algeria, Mozambique và Angola, 65 chuyên gia nông nghiệp làm việc tại một số quốc gia Châu Phi trong khuôn khổ hợp tác 3 bên giữa Việt Nam - FAO và các nước này Nhu cầu nhận chuyên gia ở khu vực còn lớn, chúng ta cần nghiên cứu để có chính sách đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động này
Bảng 3.2.1: Lượng LĐXK của Việt Nam giai đoạn 2008-2012
Số LĐXK của VN (người) 87 000 75 000 85 546 88 298 80 320 Giá trị tăng tuyệt đối(người) - 12 000 10 546 2 752 -7 978
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước
So với năm 2008, số lượng LĐXK của Việt Nam năm 2009 đã có sự sụt giảm đáng
kể 12000 người (giảm 13,79%) Nguyên nhân là do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ Đặc biệt, ở những thị trường tiếp nhận LĐXK từ Việt Nam lớn như Đài Loan tuyên bố giảm 24 000 công nhân và người giúp việc nước ngoài; đầu 2009, Malaysia cũng tuyên bố cấm nhập khẩu lao động nước ngoài do quá phụ thuộc vào lao động nhập cư của nước này Song, với sự nỗ lực của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển ngành XKLĐ, đến 2010, lượng LĐXK của Việt Nam đã có sự hồi phục và tiếp tục tăng tưởng trong năm 2011(đạt 88 298 người, tăng 3,22% so với năm 2010)
Trang 10Tuy nhiên đến năm 2012, lượng LĐXK của Việt Nam lại có sự suy giảm chỉ đạt được khoảng 90% so với mục tiêu đã đề ra trong năm Ngoài nguyên nhân khách quan (như tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn
đã rất gay gắt, càng trở nên gay gắt hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo) thì ý thức làm việc và tác phong nghề nghiệp của người lao động vẫn là trở ngại khiến họ chưa theo kịp với những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động ngoài nước Chính điều này
đã gây cản trở đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam
Xét về thị trường tiếp nhận và ngành nghề hoạt động chủ yếu của LĐXK VN
Hiện nay, các thị trường lao động ở châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Malaysia vẫn là các thị trường truyền thống của ta Các LĐXK của Việt Nam tại các thị trường này thường làm việc ở các nhà máy, trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ
và giúp việc gia đình Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này trên 200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới Trong đó, khoảng 18.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, chủ yếu trong các ngành nghề: Cơ khí, điện tử, may công nhiệp, sản xuất sản phẩm nhựa… Thị trường Hàn Quốc có khoảng 60.000 lao động VN đang làm việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng Thị trường Malaixia có gần 54.000 lao động Việt Nam đang làm việc, trong nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất linh kiện điện tử, may mặc, sản xuất đồ gỗ; xây dựng hoặc nông nghiệp Đài Loan (TQ) là thị trường có nhiều lao động VN đang làm việc nhất, với gần 93.000 người, chủ yếu làm công nhân trong các nhà máy; nhân viên chăm sóc trong các nhà dưỡng lão…
Biểu đồ 3.2.2: Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam năm 2012