Phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên nhiều phương diện như kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu. Từ đó đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô trong trườngĐại học Tài chính – Marketing nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Thương mạinói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quýbáu trong suốt thời gian qua
Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ths Tạ HoàngThùy Trang, cô đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quátrình làm thực hành nghề nghiệp lần 1 Trong thời gian làm việc với cô, tôi khôngngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc,thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả Đây là những điều cần thiết cho tôitrong quá trình học tập và công tác sau này
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, kiến thứccủa tôi còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ Do vậy không thể tránh khỏi những điều thiếu sót
là điều chắc chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu củaquý Thầy cô để kiến thức tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy cô trong khoa Thương mại và các Thầy côtrường Đại học Tài chính – Marketing thật dồi dào sức khỏe và thành công trong côngviệc, cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Minh Quý
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Quá trình toàn cầu hóa trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và thể hiện rất
rõ nhất là trong các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho các nước kém và đang phát triển có cơ hội đổi mới đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước Hội nhập kinh tế thế giới là một xu hướng tất yếu để các nước này thực hiện điều đó Một quốc gia mà bị cô lập hay như trong thời kì chiến tranh lạnh thì quốc gia đó khó có thể phát triển, người dân nước đó khó có được cuộc sống
Trang 3hạnh phúc Tuy nhiên hội nhập kinh tế có những lợi ích và những khó khăn củanó.
Từ khi hội nhập kinh tế thế giới đến nay, nền kinh tế Việt Nam phát triểnkhông ngừng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh mẽ, giá trịxuất khẩu đã trở thành một nguồn thu không thể thiếu của Việt Nam, trong đómặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất trongkim ngạch xuất khẩu của ta
Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng tạo không ít khó khăn cho ngành xuất khẩu
cà phê Việt Nam như cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi sự phát triểnmạnh mẽ hơn và thích ứng linh hoạt hơn với thị trường cà phê thế giới Nhữngtháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của cà phê ViệtNam đang có xu hướng giảm, và đi xuống Với vị trí là nhà xuất khẩu cà thê lớnthứ 2 trên thế giới (theo Tổ chức cà phê thế giới-ICO, tháng 7/2013), thấy đượctầm quan trọng của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế, tôi xin chọn đề tài:
“Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam: thực trạng và giải pháp”
II Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên nhiều phương diện nhưkim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu Từ đó đánh giá
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng: cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam, tuy nhiên cà phê Arabicamới được nông dân Việt Nam phát triển nên tỷ trọng xuất khẩu cà phê Arabicatrong ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam không nhiều, chủ yếu là xuất khẩu càphê Robusta
-Phạm vi nghiên cứu: ngành xuất khẩu cà phê từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm2013
IV Phương pháp nghiên cứu:
Theo phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, xử lý các dữ liệu thứ cấp thuđược từ những nguồn có uy tín và các thông tin trên tạp chí, sách báo và cáctrang tông tin đại chúng
V Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam, đề án sẽchỉ rõ những mặt thành tựu đã đạt được và hạn chế để đề ra giải pháp thúc đẩyxuất khẩu mặt hàng này
VI Thời gian nghiên cứu:
Trang 4Từ ngày 04/11/2013 đến 15/12/2013 (6 tuần)
MỤC LỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Sản lượng cà phê Việt Nam theo loại cà phê (đơn vị: nghìn bao 60kg) giai đoạn 2001-2013 Trang 16 Biểu đồ 2.2: Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012 Trang 19 Bảng 2.3: Bảng số liệu trị giá xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010- 2013 Trang 20
Trang 5Bảng 2.4: Bảng trị giá trung bình xuất khẩu 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Trang 21 Bảng 2.5: Bảng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Trang 21 Bảng 2.6: Bảng chi tiết sản lượng(tấn) và trị giá xuất khẩu(nghìn USD) cà phê vào một
số thị trường chủ yếu 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Trang 22 Bảng 2.7: Cơ cấu trị giá xuất khẩu cà phê vào một số thị trường của Việt Nam 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Trang 22 Bảng 2.8: Tốc độ trăng trưởng trị giá xuất khẩu vào một số thị trường của Việt Nam 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Trang 23
MỤC LỤC Chương I: Cơ sở lý luận
1 Khái niệm 1
2 Vai trò của xuất khẩu 1
Trang 62.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước 1
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển 2
2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân 3
2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta 3
3 Đặc điểm của xuất khẩu: 4
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 5
4.1 Nguồn lực trong nước 5
4.2 Nhân tố công nghệ 5
4.3 Cơ sở hạ tầng 5
4.4 Điều kiện tự nhiên 6
4.5 Môi trường cạnh tranh 6
4.6 Các vấn đề kinh tế toàn cầu 7
5 Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 7
5.1 Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 7
5.2 Các biện pháp cải biến nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu 9
5.3 Phát triển tín dụng xuất khẩu 9
5.4 Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu 10
Chương II: Phân tích vấn đề nghiên cứu 1 Tồng quan về cây cà phê tại Việt Nam 13
1.1 Nguồn gốc xuất hiện 13
1.2 Chủng loại: 14
1.3 Điều kiện sản xuất 15
2 Vai trò của ngành xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam 17
2.1 Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước 17
2.2 Thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành bổ trợ phát triển 17
2.3 Giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân 18
Trang 72.4 Tạo cơ sở để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trên thương trường quốc tế.19
3 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 20
3.1 Kết quả đạt được 20
3.2 Những bất cập hạn chế 24
3.3 Nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng 26
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị 1 Định hướng và mục tiêu đề xuất giải pháp 29
2 Mô hình SWOT 30
3 Một số giải pháp 31
3.1 Đầu tư chế biến sâu 31
3.2 Phát triển hệ thống thương mại 31
3.3 Tổ chức thâm canh, tái canh trên diện rộng có kế hoạch rõ ràng 31
3.4 Tập trung phân công lại chức năng, vai trò của doanh nghiệp và người nông dân 32 3.5 Tạm trữ cà phê phục vụ xuất khẩu 32
3.6 Xây dựng thương hiệu cà phê Việt 33
4 Một số kiến nghị với Nhà nước 33
4.1 Mở rộng tín dụng cho ngành xuất khẩu cà phê 33
4.2 Xây dựng hoàn thiện thể chế và môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 34
4.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu 34
Trang 8Chương I: Cơ sở lý luận
1 Khái niệm
Theo GS TS Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu, 2011, trang
27 và theo Ths Nguyễn Việt Tuấn,Ths Lý Văn Diệu, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanhxuất nhập khẩu, 2012, trang 11, và cũng theo khoản 1, điều 28, chương 2, Luật Thương
mại Việt Nam 2005 cũng đã đưa ra khái niệm xuất khẩu như sau: “Xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặcbiệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định củapháp luật”
Tóm lại xuất khẩu là hành vi mang hàng hóa là các sản phẩm hay dịch vụ của nướcnày ra bán ở thị trường nước khác thông thường vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia
và các khu vực đặc biệt như khu phi thuế quan, khu chế xuất, khu xuất khẩu tại chỗ…của quốc gia đó
2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động hết sức cơ bản của hoạt động kinh tếđối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu đểtăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự pháttriển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại Nhà nước đã
và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu,khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm vàtăng thu ngoại tệ cho đất nước Theo GS TS Bùi Xuân Lưu, PGS TS Nguyễn HữuKhải, Giáo trình kinh tế ngoại thương, 2007, trang 379, xuất khẩu có 4 vai trò chínhnhư sau:
2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu đểkhắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp hóa đấtnước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc,thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành
Trang 9từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa; đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện trợ; thu từ hoạtđộng du lịch dịch vụ; xuất khẩu sức lao động…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…tuy quan trọng, nhưngrồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau này Nguồn vốn quan trọngnhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy
mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay
nợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vaythấy được khả năng xuất khẩu-nguồn vốn chủ yếu để trả nợ-trở thành hiện thực
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ
Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơcấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh
tế thế giới là tất yếu đối với nước ta
Có hai cách nhình nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do vượt quá nhu cầu nộiđịa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như ở nước ta, sảnxuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra sản xuất thìxuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp Sản xuất và sự thay đổi cơ cấukinh tế sẽ rất chậm chạp
Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổchức sản xuất Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới
để tổ chức sản xuất Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Chẳnghạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngànhsản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu… Sựphát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật,
Trang 10chè…có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổchức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện các côngviệc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường
2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết
là sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệulao động vào làm việc và có thu nhập không thấp
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụtrực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhândân
Quan trọng hơn cả là xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất (phần 2.2 đã trìnhbày) làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôiphục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sửdụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện
2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụthuộc lẫn nhau Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đốingoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu
Trang 11và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vậntải quốc tế… Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể trên lại tạotiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triểnkinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước
3 Đặc điểm của xuất khẩu:
Theo GS TS Đỗ Đức Bình, PGS TS Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình kinh tếquốc tế, 2012, Sách điện tử Alezaa vị trí 22312,thương mại quốc tế nói chung hayxuất khẩu nói riêng có một số đặc điểm chính như sau:
- Xuất khẩu những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so với tốc độ tăngtrưởng của sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổngsản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa giatăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới
- Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu “vô hình” nhanh hơn tốc độ phát triển của xuấtkhẩu “hữu hình” thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuấtkhẩu của mỗi quốc gia
- Cơ cấu mặt hàng trong xuất khẩu có những thay đổi sâu sắc với các xu hướng chínhsau:
+ Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống
+ Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng củadầu mỏ và khí đốt
+ Giảm tỷ trọng hàng thô, tăng nhanh sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất là máymóc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế
+ Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều lao động giản đơn,tăng nhanh những mặt hàng kết tinh lao động thành thạo, lao động phức tạp
- Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng vốn lớn, công nghệ cao tăng nhanh
- Sự phát triển của xuất khẩu ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranhvới nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà còn vềđiều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bánhàng… và các tiêu chuẩn khác gắn liền với trách nhiệm xã hội và quyền lợi ngườitiêu dùng
http://read.alezaa.com/
Trang 12Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường càng cao, càng mở rộng phạm vi thịtrường sang các lĩnh vực tài chính - tiền tệ và công cụ tài chính - tiền tệ này ngàycàng đóng góp vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
- Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổi mớicông nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục đòi hỏi phải năng động nhạybén khi gia nhập thị trường thế giới Các sản phẩm co hàm lượng khoa học và côngnghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngàycàng mất giá, kém sức cạnh tranh
- Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy sự tự do hóa thươngmại, song mặt khác, giưa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng ràomới, yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Theo Đại học Kinh tế quốc dân, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam , có những
nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu như sau:
4.1 Nguồn lực trong nước
Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước
có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động Về mặt ngắnhạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến độngcủa xuất khẩu Ví dụ như nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiệnthuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹnghệ, may mặc giầy dép
4.2 Nhân tố công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, vàmang lại nhiều lợi ích , trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao Nhờ sự pháttriển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán vớicác bạn hàng qua điện thoại , fax giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian Giúp các nhàkinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời Yếu tố công nghệ cũng tác độngđến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu Khoa học công nghệ còntác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng
4.3 Cơ sở hạ tầng
http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-anh-huong-den-hoat-dong-xuat-khau.html
Trang 13Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Cơ sở hạ tầnggồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông tin,hệ thống ngân hàng cóảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu.
4.4 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thiên tai… cũng tác động đếnhoạt động xuất khẩu, đặc biệt với những hoạt động xuất khẩu sử dụng tài nguyên thiênnhiên làm nguyên liệu chính như hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp: Xuất khẩu đồgốm chịu ảnh hưởng của thời tiết, mưa ảnh hưởng đến nung gốm và vận chuyển gốm,xuất khẩu lúa gạo bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai gây mất mùa…
Ảnh hưởng của nhân tố này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp làcây trồng và vật nuôi Cây trồng và vật nuôi muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải hội
tụ đủ các yếu tố khí hậu, nước, đất, dinh dưỡng, môi trường sinh thái
4.5 Môi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công tyquốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhấtđịnh Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập,duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng vì các đối thủ cạnhtranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua Nếu các đối thủ này yếu xuất khẩu
có cơ hội để tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại,khi các đối thủcạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là không đáng kể, mọi cuộc cạnhtranh về giá cả đều dẫn tới tổn thương
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt.Hoạt động xuất khẩu của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hếtsức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả,chất lương, uy tín, Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam.Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu không chỉ có sức mạnh về kinh tếchính trị, khoa học công nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoànlớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường Các tập đoàn kinh tế này có thếmạnh rất lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệpnước ta Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bópnghẹt bởi các tập đoàn này Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn biếtxây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng
Trang 14mặt hàng xuất khẩu Đó là thành công lớn cho cạnh tranh về mặt hàng cà phê của ViệtNam.
4.6 Các vấn đề kinh tế toàn cầu
Theo GS TS Hoàng Thị Chỉnh, PGS TS Nguyễn Phú Tụ, Giáo trình Kinh tế quốc
tế, 2010, trang 24, các vấn đề kinh tế toàn cầu trước hết phải nói đến tình hình thươngmại quốc tế, tuy mục tiêu đặt ra của thế giới là phải phấn đấu cho một nền mậu dịch tự
do, nhưng các nước, nhất là các nước phát triển vẫn luôn đưa ra những rào cản kĩ thuậtngày càng tinh vi để đánh vào hàng hóa các nước đang phát triển Trong quá trình giảiquyết tranh chấp, các nước nghèo thường bị phán xử bất công vì họ không đủ chi phí
để thuê luật sư theo đuổi các vụ kiện kéo dài rất tốn kém Trong khi đó giao thươnggiữa các nước phát triển cũng luôn xảy ra những cuộc chiến mậu dịch theo qui mô lớnkhó trung hòa Tự do hóa thương mại là một nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trườngnhưng hiện vẫn còn bị chà đạp Nền kinh tế thế giới càng suy thoái , các chính sách bảo
hộ sẽ gia tăng
Toàn cầu hóa gắn liền với tự ho hóa tài chính và tiền tệ Nếu trước đây các nước lấy
ưu thế về mặt công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa làm cơ sở của cạnh tranh thì ngàynay ưu thế đó lại thuộc về tài chính tiền tệ và tri thức công nghệ Đằng sau nhữngkhoản viện trợ, những cam kết, những thương lượng là những sức ép quá lớn chi phốichính sách thương mại cũng như chính sách xuất khẩu của các nước đang phát triển
5 Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu
Theo GS TS Bùi Xuân Lưu, PGS TS Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình Kinh tế ngoại
thương, 2007, trang 419, để thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại, đẩy mạnh
xuất khẩu trở thành phương hướng chủ yếu trong chính sách ngoại thương, chúng tacần chú ý tới những chính sách và các biện pháp hỗ trợ như sau:
5.1 Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia thường có 3 nhóm hàng: nhóm mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng và nhóm mặt hàng xuất khẩu thứyếu
Trang 15Trong đó, hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước vớihiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn địnhchiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.
Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được Nhà nước ta đề ra từcuối những những năm 1960 Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, khi chúng ta tiếp xúc mạnh
mẽ với thị trường thế giới, chúng ta mới cảm nhận vấn đề một cách nghiêm túc và thấy
rõ được tầm quan trọng của nó Các mặt hàng chủ lực được hình thành qua quá trìnhthâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua các cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thịtrường thế giới Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới ấy kéo theo việc tổ chứcsản xuất trong nước trên quy mô lớn chất lượng đòi hỏi phải phù hợp với đòi hỏi củangười tiêu dùng Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển
Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn được tất cả các nước coi trọng và tậptrung đầu tư phát triển Ví dụ các nước phát triển như Mỹ có những nhóm hàng nhưmáy bay, ôtô, điện tử, tin học, các sản phẩm công nghệ sinh học…; Đức như ôtô, thiết
bị điện, dụng cụ chính xác…; Nhật có ôtô, điện tử…Các nước đang phát triển như ViệtNam ta có gạo, thủy sản, cà phê, sản phẩm công nghiệp nhẹ…; Malaysia có dầu cọ, gỗ,dầu khí, dịch vụ du lịch…
Do vậy việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa rất lớn:
- Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thịtrường nội địa
- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước cảithiện cán cân thanh toán quốc tế
- Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu
- Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật đốivới nước ngoài
Để hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nhà nước cần có nhữngbiện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có được những mặt hàng,nhóm hàng xuất khẩu chủ lực Các biện pháp và chính sách ưu tiên đó là thu hút vốnđầu tư trong, ngoài nước và các chính sách tài chính…cho việc xây dựng các mặt hàngxuất khẩu chủ lực
5.2 Các biện pháp cải biến nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu
Trang 16Trong một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn là phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàngxuất khẩu, chúng ta không thể chờ vào việc thu gom những của cải tự nhiên, cũngkhông thể chỉ dựa vào việc thu mua những sản phẩm thừa nhưng rất bấp bênh của nềnsản xuất nhỏ, phân tán, hoặc bằng lòng với năng lực sản xuất của các cơ sở côngnghiệp hiện có, phải quán triệt một nguyên lý cơ bản trong thương mại là sản xuất vàtrao đổi những sản phẩm mà thị trường cần, chứ không phải bán những gì ta có Vìvậy, chúng ta phải xây dựng thêm nhiều các cơ sở sản xuất mới để tạo ra nguồn hàngxuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế Do đó đầu tư làbiện pháp có ý nghĩa quyết định để gia tăng xuất khẩu.
Để khuyến khích bỏ vốn đầu tư ra làm hàng xuất khẩu, Nhà nước cần có các chínhsách ưu tiên cho lĩnh vực này như: Cho phép vay vốn với lãi xuất ưu đãi thấp, giảmhoặc miễn thuế lợi tức một số năm Sản phẩm làm ra những năm đầu chưa có lãi hoặclãi thấp (so với kinh doanh trong nước), Nhà nước có thể áp dụng chính sách hỗ trợ cóđiều kiện
Dành ưu tiên đầu tư cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế hoặc khôngđầu tư cho các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực trong nước đáp ứng đủ nhu cầu.Trong đầu tư cầntập trung vào các ngành hàng chủ lực và dự án nâng cao cấp độ chếbiến, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Đối với nông sản, chú trọng đầu tư nhằm cải biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đổimới giống cây trồng, đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả và sứccạnh tranh, phù hợp với nhu cầu trên thị trường
Quan tâm đặc biệt đến đầu tư trực tiếp cho hoạt động xuất khẩu như bến cảng, khotàng, các trung tâm thương mại ở nước ngoài, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, chútrọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là cấp quản lý, quản trị doanh nghiệp
Tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho xuấtkhẩu Phát triển hợp lý các khu chế xuất khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoàigia tăng xuất khẩu Mở rộng thị trường để lôi kéo các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
ở nước ta, xuất sang thị trường có dung lượng lớn
Trang 175.3 Phát triển tín dụng xuất khẩu
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang pháttriển khi thực hiện các thương vụ đều phải vay vốn các ngân hàng thương mại Nhưngmuốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế chấp hoặc cần có sự bảo lãnh nào đó Trongtrường hợp Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh chodoanh nghiệp vay, nếu có rủi ro gì đối với khoản tín dụng đó thì Nhà nước sẽ chịu
Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịuhoặc trả chậm, với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài Việc bán hàngnhư vậy thường có những rủi ro (do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫn đến sựmất vốn Trong trường hợp đó để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩuhàng bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh hoặc đền bù nếu bị mất vốn Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng suất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu cònnâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổnđảm bảo lợi tức Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương củanhiều nước để mở rộng xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường
5.4 Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu
tư hay sản xuất phù hợp với nguyên tắc đó thì giá cả tương đối mà họ trả cho lao động,vốn và đất đai không được quá chênh lệch với giá được hình thành bởi những lựclượng cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở cung và cầu của các nguồn tài nguyên đó.Tuy nhiên, các chính phủ quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu không nên phụ thuộc vàogiá cả thị trường để thực hiện nhiệm vụ mang tính chiến lược đó Biện pháp thành công
là Chính phủ phải can thiệp như khi thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu nhưngChính phủ can thiệp không phải bằng cách hạn chế xuất khẩu mà bằng cách giúp các
Trang 18nhà xuất khẩu non trẻ tìm kiếm thị trường và thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước dễdàng hướng ra thị trường thế giới Đó là:
- Tạo ra môi trường pháp lý trong nước bằng việc thể chế hóa tất cả các chínhsách, biện pháp hỗ trợ xuất khẩu
- Đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương…trên
cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho người xuất khẩu tạo thuận lợi cho xuất khẩu
- Gia nhập và ký kết các Hiệp ước quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán.
5.4.2 Thực hiện xúc tiến xuất khẩu
Có nhiều cách quan niệm về xúc tiến xuất khẩu song nhìn chung đây là một bộphận của xúc tiến thương mại Theo quan điểm của Sernghau và Rosson năm 1990 thìxúc tiến xuất khẩu được hiểu là những công cụ của chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếphay gián tiếp đến các hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, một ngành côngnghiệp hay ở cấp độ quốc gia Chung quy đó là các hoạt động được thiết kế để tăngxuất khẩu của một quốc gia hay một công ty Các hoạt động này bao gồm:
(1) Việc tham gia vào các hội chợ thương mại, cử các phái đoàn thương mại ranước ngoài, tiến hành quảng cáo…
(2) Thiết lập chiến lược phát triển nhấn mạnh đến mở rộng xuất khẩu thông qua cácchính sách hỗ trợ xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất nước Đặcbiệt khi các chính sách trong nước khác tạo ra những lệch lạc bất lợi cho xuấtkhẩu
Xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh vànâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, đảm bảo thựchiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của đất nước
Xúc tiến xuất khẩu thường được thể hiện và kết hợp chặt chẽ ở quy mô quốc gia và
ở các doanh nghiệp Ở cấp quốc gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu thường bao gồm
- Xây dựng chiến lược, định hướng xuất khẩu
- Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu
- Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu
- Đào tạo cán bộ, các chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu
- Lập các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thịtrường, hàng hóa, thương nhân và chính sách của Chính phủ sở tại
Trang 19KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tế vấn đề mở rộng và pháttriển thương mại quốc tế giữa quốc gia ngày càng trở nên tất yếu và cấp bách đối vớicác quốc gia Để đảm bảo cho hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt độngxuất khẩu nói riêng đạt hiệu quả, chúng ta cần nắm được những vấn đề chung của xuấtkhẩu hay thương mại quốc tế Đồng thời phải đánh giá được tiềm năng của mình đểxây dựng một cơ chế chính sách…thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt thương mại quốc tếcủa quốc gia trong quan hệ buôn bán với các quốc gia khác trên thế giới
Chương này đã tập trung làm rõ khái niệm,vai trò, đặc điểm,các nhân tố ảnh hưởng
và các biện pháp chính sách hỗ trợ đến xuất khẩu để chúng ta có thể hiểu rõ hơn vềhoạt động xuất khẩu Bên cạnh đó có thể đi sâu vào phần chương 2 để tìm hiểu thựctrạng vấn đề của đề án
Trang 20Chương II: Phân tích vấn đề nghiên cứu
1 Tồng quan về cây cà phê tại Việt Nam
1.1 Nguồn gốc xuất hiện
Theo Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam , người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam
khoảng năm 1850 Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc nhưTuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình Cà phê Chè cũng được trồng ở khu vực miềnTrung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Mặc dù cà phê Chè xuất hiện đầu tiên
ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều vườn cà phê Mít (Coffea exelsa) được trồng trongthời gian này Phải rất lâu sau đó, người Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phêtrên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay
Ban đầu, người ta trồng cà phê Chè trên vùng đất Tây nguyên Trong quá trình sinhtrưởng và phát triển, các cây cà phê Chè bị rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần Cuốicùng, người ta quyết định thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối và cà phê Mít
Ở Quảng Trị, người Pháp cũng trồng những cây cà phê đầu tiên nhưng sau này làloại cà phê Mít
Trong khoảng thập niên 90, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên nhanhchóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân;
- Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996 – 1998;
- Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lênsinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên Việc thâm canh cà phê trên quy
mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên Hầu hết các vườn cà phê mớitrồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta) Tỉnh Đăklăk trở thành tỉnh có diệntích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đăklăk chiếm gần một nửa tổngsản lượng cà phê toàn quốc
Trang 21Những năm gần đây, Chính phủ đã ra quyết định ổn định diện tích trồng cà phê ởmức 500 ngàn hecta nhằm tránh hiện trạng phá rừng để trồng cà phê khi giá lên cao.Hiện nay, Việt Nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sauBra-xin, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Vối và lượng xuất khẩu chiếm khoảng 14% thịphần toàn cầu.
Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế Loài thứ nhất có tên thông thường trongtiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% cácsản phẩm cà phê trên thế giới Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffeacanephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê Ngoài ra còn cóCoffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng khôngđáng kể Theo Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam , sau đây sẽ là phần thông tin chi
tiết về 2 loại cà phê chính của thế giới
1.2.1 Cà phê Arabica
Cà phê Arabica (cà phê chè) là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây càphê Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới Cà phê arabica cònđược gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từColombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác Qua đó có thể thấy Brasil
và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họcũng được đánh giá cao nhất Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico,Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora haycoffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn Một bao
cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối Việt Nam là nướcxuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối Năm 2005 dự kiến
Trang 22diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước(khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
1.2.2 Cà phê Robusta
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) tên khoa học: Coffeacanephora hoặc Coffea robusta là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê Khoảng39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này
Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam Các nước xuất khẩuquan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ
Cà phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiếtbằng cà phê chè (Cà phê Arabica), do vậy mà được đánh giá thấp hơn
Giá một bao cà phê robusta thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica Hiệnnay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phêchè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa)
1.3 Điều kiện sản xuất
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao Người ta thường trồng nó ở độ cao từ1000-1500 m Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval Cây cà phê trưởng thành cóthể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m Quả hình bầu dục, mỗiquả chứa hai hạt cà phê
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch.Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa Thực tế nóvẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùngchuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk, Bảo Lộc-Lâm Đồng…đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnhhại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam
Trang 23Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thểlên tới 10 m Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica Hàm lượngcaffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.
Giống như cà phê chè (cà phê Arabica), cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thuhoạch Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệtđới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặttrời hơn so với cây cà phê chè
Vì vậy, ở Việt Nam với khí hậu mang đậm tính chất miền nhiệt đới cộng với địahình đồi núi chủ yếu dưới 1000m so với mặt nước biển nên có điều kiện tự nhiên rất
thích hợp cho sản xuất cà phê vối (robusta) Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012 Việt
Nam xuất khẩu trên 1,73 triệu tấn cà phê các loại và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu
cà phê (theo Tổ chức cà phê thế giới-ICO, tháng 7/2013) Trong đó nước ta hiện nayđứng đầu thế giới về sản xuất – xuất khẩu cà phê vối (robusta)
Biểu đồ 2.1: Sản lượng cà phê Việt Nam theo loại cà phê (đơn vị: nghìn bao 60kg) giai
đoạn 2001-2013
http://www.hophuongcoffee.com/vn/chi-tiet-tin-tuc.aspx?id=522
Trang 24Nguồn: theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, Tạp chí Cục xúc tiến thương mại)Niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch) Thời gianthu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng củaViệt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước chocây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàngnăm
2 Vai trò của ngành xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam
2.1 Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu đểkhắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để có thể thực hiện đượcquá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nhà nước ta gặp rất nhiều khó khăn
vì chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là một nước đang phát triển
http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/3289-th-trng-ca-phe-vit-nam-nm-2012-va-mt-s-d-bao-phn-1.html