Tài liệu để nghiên cứu về ngành giao nhận vận tải đường biển và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành. Nó được viết bởi một người chuyên nghiên cứu khoa học.Nó phù hợp cho:+ Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp cần trình bày khoa học, lập luận logic.+ Đặc biệt phù hợp với các sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu, ngoại thương.
Trang 1KHOA THƯƠNG MẠI
HUỲNH QUANG TỪNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN SONG
SONG (SS LOGISTICS)
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS PHẠM GIA LỘC
TP HCM, 2015
Trang 2KHOA THƯƠNG MẠI
HUỲNH QUANG TỪNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN SONG
SONG (SS LOGISTICS)
TP HCM, 2015
Trang 3được trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất trong lĩnh vực thương mạiquốc tế nói chung và giao nhận vận tải nói riêng Em cũng hiểu rằng, kiến thức vàthực tế vẫn còn nhiều sự chênh lệnh mà để biết được cần phải có thời gian tiếp xúc
và làm việc thực tế, và đó là những gì quan trọng nhất mà nhà trường cũng như bảnthân em mong muốn có được qua kỳ thực tập này
Trong khoảng thời gian tham gia thực tập em đã được dịp tiếp cận và làmviệc thực tế trong hoạt động giao nhận vận tải, từ đó bổ sung thêm nhiều kiến thức
và kinh nghiệm bổ ích trong ngành Bên cạnh đó, em còn được quen biết, học hỏinhiều kinh nghiệm từ phía bạn bè, anh chị tại đơn vị thực tập Để có được nhữngđiều đó, em xin chân thành cảm ơn đến:
Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện cho em kỳ thực tậpnày
Đồng thời, em xin trân trọng cám ơn toàn thể Quý công ty TNHH Giao nhậnSong Song đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực tập tạicông ty
Kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể các anh chị trong công ty lời chức sứckhỏe và thành công!
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.HCM, Ngày… tháng… năm 2015
ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trang 5………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.HCM, Ngày… tháng… năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6Bảng 2 1: Tình hình nhân sự các phòng ban của công ty Song song 44Bảng 2 2: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2014: 47Bảng 2 3: Tốc độ tăng doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty qua các năm 48Bảng 2 4: Cơ cấu doanh thu giao nhận hàng xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn2010-2014 67Bảng 2 5: Doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo loại hìnhgiao nhận từ năm 2010 - 2014 71Bảng 2 6: Doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo loại hànggiao nhận 73Bảng 2 7: Năng suất làm việc của nhân viên giao nhận và giá trị trung bình của mộtđơn hàng từ năm 2010 đến năm 2014 75Bảng 2 8: Cơ cấu doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo nhómkhách hàng năm 2014 77
Trang 7Hình 2 2: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty 2010-2014 47Hình 2 3: Sơ đồ thể hiện quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩucủa Công ty 50Hình 2 4: Màn hình tờ khai hải quan điện tử của công ty Song Song 57
Trang 8CAGR: Compound Annual Growth Rate (Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép).
CFS: Container Freight Station (kho hàng lẻ)
C/O: Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)
D/O: Delivery Order (lệnh giao hàng)
FCL: Full Container Load (hàng nguyên container)
FIATA: International Federation of Freight Forwarder Association (Hiệp hội vận tảigiao nhận quốc tế)
LCL: Less Container Load (hàng lẻ)
L/C: Letter of Credit (thư tín dụng chứng từ)
IMO: International Maritime Organization (Tổ chức hàng hải quốc tế)
VIFAS: Vietnam Freight Forwarders Association (HIệp hội giao nhận kho vận ViệtNam)
WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
MỤC LỤC NỘI DUN
Trang 91.1 Khái quát về giao nhận hàng hóa và người giao nhận 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.1 Giao nhận 4
1.1.1.2 Người giao nhận 5
1.1.2 Phân loại 5
1.1.3 Vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và phạm vi của người giao nhận 8
1.1.3.1 Vai trò của người giao nhận trong hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.1.3.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và phạm vi trách nhiệm của người giao nhận 10
1.2 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 13
1.2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển 13
1.2.2.2 Tác động của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế 13
1.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển 13
1.2.3 Cơ sở pháp lý 14
1.2.3.1 Các luật lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên 14
1.2.3.2 Các văn bản của Nhà nước 19
1.3 Các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 21
Trang 101.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giao nhận 25
1.4.1 Nhân tố bên ngoài 25
1.4.1.1 Yếu tố thời tiết 25
1.4.1.2 Thuế xuất nhập khẩu 27
1.4.1.3 Tỷ giá hối đoái 27
1.4.1.4 Nhà cung cấp dịch vụ 28
1.4.1.5 Khách hàng 28
1.4.1.6 Đối thủ cạnh tranh 29
1.4.1.7 Tính chất lô hàng 29
1.4.2 Nhân tố bên trong 30
1.4.2.1 Bộ máy tổ chức – quản lý 30
1.4.2.2 Nhân sự 30
1.4.2.3 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp 32
1.4.2.4 Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ 33
1.5 Bài học kinh nghiệm của một số công ty trong lĩnh vực giao nhận 34
1.5.1 Schenker: 34
1.5.2 DHL 35
1.5.3 GEMARDEPT 36
1.5.4 TCS 37
1.5.5 Sotrans 38
1.5.6 Vietfracht 39
Trang 11TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN SONG SONG 40
2.1 Giới thiệu về Công ty 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty 42
2.1.2.1 Chức năng 42
2.1.2.2 Nhiệm vụ 43
2.1.3 Bộ máy tổ chức và nhân sự 43
2.1.4 Kết quả kinh doanh qua các năm 47
2.2 Quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH dịch vụ giao nhận Song Song 50
2.2.1 Sơ đồ thể hiện quy trình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của Công ty 50
2.2.2 Quy trình thực tế về thực hiện dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của công ty 50
2.2.2.1 Ký kết hợp đồng 50
2.2.2.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu 54
2.2.2.3 Lập bộ chứng từ hoàn chỉnh 55
2.2.2.4 Khai báo hải quan điện tử 56
2.2.2.5 Lấy lệnh giao hàng (D/O) và kiểm tra D/O 57
2.2.2.6 Nhận hàng và làm thủ tục nhận hàng tại cảng 59
2.2.2.7 Giao hàng cho khách hàng 65
2.2.2.8 Quyết toán và bàn giao chứng từ 65
Trang 122.3.1 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của
công ty 67
2.3.3 Phân tích doanh thu theo loại hình giao nhận 71
2.3.4 Phân tích doanh thu theo loại hàng giao nhận 73
2.3.5 Phân tích doanh thu theo nhóm khách hàng 77
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 79
2.4.1 Các nhân tố bên ngoài 79
2.4.1.1 Môi trường chính trị, văn hóa, pháp luật 79
2.4.1.2 Nhà cung ứng 80
2.4.1.3 Đối thủ cạnh tranh 80
2.4.2 Các nhân tố bên trong 81
2.4.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 81
2.4.2.2 Nhân sự 82
2.4.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 82
2.5 Xây dựng ma trận SWOT 83
2.5.1 Điểm mạnh 83
2.5.2 Điểm yếu 85
2.5.3 Cơ hội 86
2.5.4 Thách thức 87
2.5.5 Ma trận SWOT 88
Trang 13TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN SONG SONG 91
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 91
3.1.1 Dự báo về ngành giao nhận trong thời gian tới 91
3.1.2 Quan điểm, định hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới 92
3.1.3 Ma trận kết hợp các giải pháp 93
3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 95
3.2.1 S1S3S4S6O1O3: Giải pháp về thành lập phòng Marketing và nâng cao về dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng 95
3.2.2 S5O4: Giải pháp về giá 101
3.2.3 S2T4: Giải pháp về phân khúc khách hàng 102
3.2.4 W2O1O3O4: Giải pháp về mở rộng dịch vụ giao nhận 104
3.2.5 W3W4O1O3O4: Giải pháp về hoàn thiện cơ sở vật chất 105
3.2.6 W3O1O4O5: Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin 107
3.2.7 W4W5O1O4 : Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 110
3.2.8 W6O3O4: Giải pháp về mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh 112
3.2.9 W1W2T5: Giải pháp về hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành 114
3.2.10 W3W4T7: Giải pháp về hoàn thiện quy trình, quản trị rủi ro 116
3.3 Một số kiến nghị 118
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia diễn ra mộtcách mạnh mẽ và nhanh chóng đã tạo cơ hội giao thương giữa các nước, thúc đẩyhoạt động xuất nhập khẩu phát triển Cùng với sự phát triển của hoạt động ngoạithương, ngành giao nhận và vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đã và đang pháttriển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa, làm cầu nốigiữa sản xuất và tiêu thụ, giúp thông thương hàng hóa giữa các nước trên thế giới
Đối với nước ta hiện nay, cùng với những cơ hội thì quá trình hội nhập, toàncầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế cũng tạo ra những thách thức nhất định Đặcbiệt, từ năm 2014 các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn vào hầu hếtcác dịch vụ trong lĩnh vực logistics và vòng đàm phán TPP đang trong giai đoạnnước rút sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức không nhỏ đối với ngành logisticstrong đó có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận
Công ty TNHH dịch vụ giao nhận Song Song là một công ty hoạt động tronglĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với hoạt động kinh doanh chủ lực làgiao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh mạnh
mẽ, vì vậy công ty luôn định hướng củng cố, phát triển hoạt động kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng,cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trên nền kinh tế thị trường và góp phần phục vụcho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước
Với mong muốn tự hoàn thiện kiến thức thực tế và đóng góp một phần nhỏ
bé cho sự phát triển của công ty, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận Song Song” làm đề tài nghiên cứu.
2.
Trang 152 Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp các lý luận liên quan đến hoạt động kinh doanh giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu mà trọng tâm là hoạt động giao nhận hàng nhập khẩubằng đường biển
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường biển tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận Song Song
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giaonhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các hoạt động giao nhận hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nhậpkhẩu tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận Song Song
vụ giao nhận Song Song từ năm 2010 đến 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: tìm hiểu lý thuyết trên các tài liệu về vận tải, giaonhận và quan sát thực tế về quy trình và thủ tục hải quan tại công ty, cáccảng
Phương pháp thống kê: thống kê số liệu của công ty qua các năm để phântích thực trạng kinh doanh tại công ty
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến từ giảng viên hướng dẫn và các anhchị trong công ty, ngành để làm rõ các vấn đề và đề ra một số giải phápphù hợp
Phương pháp so sánh: so sánh số liệu thu thập qua các năm, lý thuyết vàthực tế, các quy trình với nhau nhằm đánh giá sự phát triển của các chỉ tiêunghiên cứu
Trang 165 Kết cấu của đề tài
Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu như trên, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận Song Song
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH dịch vụ giao nhậnSong Song
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái quát về giao nhận hàng hóa và người giao nhận
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Giao nhận
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) vềdịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nàoliên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phốihàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cảcác vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liênquan đến hàng hóa
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì giao nhận hàng hóa là hành
vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ ngườigửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụkhác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, củangười vận tải hoặc của người giao nhận khác
Trung tâm luật sư doanh nghiệp LFB (Lawyers for business) cho rằng: giaonhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằmthực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhậnhàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếphoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác
Như vậy theo tác giả thì dịch vụ giao nhận hàng hóa là một quá trình bắt đầu
từ lúc nhận hàng của một bên và kết thúc khi giao cho một bên khác, thực hiện cáchoạt động liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói, làm cácthủ tục giấy tờ hay phân phối hàng hóa…thông qua một nhà cung cấp dịch vụ làngười giao nhận
Trang 181.1.1.2 Người giao nhận
Theo FIATA, người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyênchở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác Người giaonhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhậnnhư bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận côngviệc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thựchiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyênnghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hànghóa
Theo Luật Thương mại Việt Nam (1997) thì người giao nhận là người gửi, tổchức vận chuyển, lưu kho bãi, làm các thủ tục giấy tờ và dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặcngười làm dịch vụ giao nhận khác Nhìn vào khái niệm trên, cũng như tại một sốnước trong khu vực, người giao nhận trong thời kỳ này có “tư cách trung gian” vàtrên thực tế cùng với cách nhận thức của cơ quan quản lý, của chủ hàng và bản thânngười làm dịch vụ, vai trò người giao nhận trong thời kỳ này chưa được coi trọng
Luật Thương mại 2005 ra đời, tại Điều 233 đến 240, lần đầu tiên dịch vụlogistics xuất hiện trong luật, đây là bước ngoặc có ý nghĩa đối với ngành giao nhận
đã phát triển lên tầm cao mới, được bao hàm trong dịch vụ logistics, nhưng cũng cóthể hiểu khác hơn là sự ra đời của một ngành dịch vụ mới mẻ bao gồm nhiều lĩnhvực (không chỉ giao nhận, kho vận…)
1.1.2 Phân loại
Phân loại theo phạm vi hoạt động
Giao nhận quốc tế: Là hoạt động giao nhận nhằm phục vụ tổ chức chuyênchở hàng hóa quốc tế, hàng hóa lưu thông giữa các quốc gia Giúp cho việc cânbằng cung cầu giữa các quốc gia được đảm bảo và làm cho nền kinh tế của mỗiquốc gia ngày càng một phát triển hơn
Trang 19 Giao nhận nội địa: Là hoạt động giao nhận nhằm phục vụ tổ chức chuyênchở hàng hóa nội địa trong phạm vi một quốc gia Giao nhận hàng nội địa giúp cungứng và phân phối các sản phẩm giữa các vùng miền khác nhau được đảm bảo, cânđối nền kinh tế trong cả nước.
Phân loại theo nghiệp vụ kinh doanh
Giao nhận thuần túy: là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đihoặc nhận hàng đến
Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt độngnhư xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển
Phân loại theo phương thức vận tải
Giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Ưu điểm: năng lực vận chuyển lớn, thích hợp vận chuyển cho tất cả các loạihàng hóa, chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường thấp…
Nhược điểm: chịu chi phối bởi phong tục tập quán chính trị, phụ thuộc vàođiều kiện tự nhiên, tốc độ vận tải chậm
Giao nhận hàng hóa bằng đường sông
Ưu điểm: năng lực vận chuyển lớn, thích hợp cho tất cả các loại hàng hóa,chi phí xây dựng các tuyến đường thấp, giá thành vận tải thấp, cự ly vận chuyểntrung bình lớn…
Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tốc độ vận chuyển thấp, thủtục phức tạp, thời gian nhận hàng hóa chậm do sức chở quá nhiều…
Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
Ưu điểm: không phụ thuộc vào địa hình, tốc độ vận tải cao, thời gian vậnchuyển nhanh, cung cấp dịch vụ chất lượng cao…
Nhược điểm: giá thành vận tải cao, hạn chế vận tải các mặt hàng cồng kềnh,giá trị thấp, đầu tư xây dựng cơ sở vất chất kỹ thuật tốn kém, tính linh hoạt kém…
Giao nhận hàng hóa bằng đường bộ
Trang 20 Ưu điểm: tính linh hoạt cao, không bị lệ thuộc vào đường xá, bến bãi, thủ tụcđơn giản, thời gian giao nhận hàng hóa nhanh chóng, tốc độ vận chuyển khá cao, độtin cậy cao…
Nhược điểm: cước vận tải cao, vận chuyển trên quãng đường ngắn, phụthuộc vào điều kiện tự nhiên…
Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt
Ưu điểm: năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển tương đối cao, giáthành thấp, tính linh hoạt ổn định
Nhược điểm: đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, chiếntranh…
Giao nhận hàng hóa bằng đường ống
Ưu điểm: tính đều đặn và ổn định, độ tin cậy và an toàn cao
Nhược điểm: tốc độ chậm, không linh hoạt, kén chọn hàng vận chuyển…
Giao nhận hàng hóa bằng vận tải đa phương thức
Đặc điểm: tạo ra đầu mối vận tải duy nhất door to door, tăng nhanh thời giangiao hàng, giảm chi phí vận tải, đơn giản hóa thủ tục chứng từ, giảm bớt tráchnhiệm và rủi ro
Phân loại theo tính chất giao nhận
Giao nhận riêng biệt: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyênkinh doanh giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng Đa số loại hình này chỉ ápdụng đối với các công ty có khách hàng thân thiết lâu năm, có mối quan hệ hợp táctốt và lâu dài Cả hai bên hoạt động căn cứ theo nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên
Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức công tykinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng Theo đó, trong loạihình này tính chuyên môn của dịch vụ giao nhận được thể hiện cao hơn
1.1.3
Trang 211.1.3 Vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và phạm vi của người giao nhận
1.1.3.1 Vai trò của người giao nhận trong hoạt động xuất nhập khẩu
Đối với nền kinh tế:
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là ngành nghề thương mại gắn liền vàliên quan mật thiết tới hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại Đây là một loạihình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lại mang lại một nguồnlợi tương đối chắc chắn và ổn định nếu biết khéo léo tổ chức và điều hành trên cơ sởtận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có
Khi so sánh nền kinh tế của các nước phát triển với các nước đang phát triển
sẽ nhận thấy rõ ràng vai trò của hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa trong việc tạo
ra trình độ kinh tế phát triển cao Đặc trưng của các nước đang phát triển là quátrình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa diễn ra gần nhau, phần lớn lực lượng lao động ởkhu vực sản xuất nông nghiệp (70% ở Việt Nam), và tỷ lệ dân số sống ở thành thịthấp Với sự hiện diện của hệ thống vận chuyển tiên tiến, đa dạng và luôn sẵn sàngphục vụ, toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển đổitheo cầu trúc của nền kinh tế công nghiệp phát triển Hay nói cách khác, một hệthống vận chuyển chi phí thấp và năng động sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia trên thị trường toàn cầu, tăng tính hiệu quả của sản xuất và giảm giá
cả hàng hóa Hoạt động giao nhận ngày càng đóng vai trò quan trọng, nhất là trongthời đại kinh tế toàn cầu ngày nay Vai trò của hoạt động giao nhận được thể hiện ởcác điểm sau:
Tạo nên một phần đáng kể trong tổng thu nhập xã hội và thu nhập quốcdân
Tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm màkhông cần có sự tham gia hiện diện của người gửi hàng cũng như ngườinhận hàng
Trang 22 Hoạt động giao nhận giúp người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòngcủa các phương tiện vận tải; tận dụng một cách tối đa và có hiệu quả dungtích, trọng tải của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải cũng nhưcác phương tiện hỗ trợ khác.
Là nhân tố quan trọng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước,các khu vực
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Vai trò của hoạt động giao nhận đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩuđược thể hiện ở các điểm sau:
Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tậptrung vào hoạt động kinh doanh của họ từ đó họ có thể nâng cao hiệu quảkinh doanh hơn nhờ tập trung vào điểm mạnh của mình
Góp phần làm giảm giá thành của hàng hóa xuất nhập khẩu Điển hình làtrong hoạt động giao nhận hàng lẻ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng
lẻ sẽ tiết kiệm được chi phí do không phải thuê nguyên một container
Giúp quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh diễn ra nhanhchóng hơn nhờ sự chuyên nghiệp trong khâu làm thủ tục hải quan vàthường xuyên cập nhật kiến thức mới của các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ giao nhận Bởi vì, nếu các doanh nghiệp không xuất nhập khẩuthường xuyên, các nhân viên thiếu kinh nghiệm thì có thể áp mã HS khônghợp lý, dẫn tới phải đóng thuế xuất, nhập khẩu cao hoặc phải đi điều chỉnhthuế hoặc không quen với các thủ tục có thể dẫn đến hồ sơ bị sai sót phảichỉnh sửa lại…làm tốn kém thời gian và chi phí cho lô hàng
Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chiphí không cần thiết khác như: chi phí xây dựng kho tàng, bến bãi nhờ vàoviệc sử dụng kho tàng, bến bãi của người giao nhận, cho phí đào tạo nhâncông
Trang 231.1.3.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và phạm vi trách nhiệm của người giao nhận
Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận:
Luật Thương mại năm 2005 ra đời, lần đầu tiên dịch vụ logistics xuất hiệntrong luật, dịch vụ giao nhận được bao hàm trong dịch vụ logistics Điều 235, LuậtThương mại 2005 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanhdịch vụ logistics như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi íchcủa khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thểthực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báongay cho khách hàng;
Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được mộtphần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báongay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụvới khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thờihạn hợp lý
Khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải
Phạm vi trách nhiệm của người giao nhận:
Dù ở vị trí đại lý hay người chuyên chở thì người giao nhận cũng phải chăm
lo chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng vềnhững vấn đề có liên quan đến việc giao nhận hàng hóa
Trang 24 Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đẩy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
Giao hàng không đúng chỉ dẫn
Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
Thiếu sót khi làm thủ tục hải quan
Chở hàng đến sai nơi quy định
Giao hàng cho người không phải là người nhận
Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
Những thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba mà người giao nhậngây nên Tuy nhiên người giao nhận cũng không chịu trách nhiệm về hành
vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc ngoại giao nhậnkhác nếu như người đó chứng minh được là đã lựa chọn việc cần thiết
Khi là người chuyên chở
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêucầu, và phải chịu trách nhiệm về hành vi và sai trái của người chuyên chở, củangười giao nhận khác mà người giao nhận thuê để thực hiện hợp đồng giao nhậnhàng hóa
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong cáctrường hợp tự vận chuyển hàng hóa trong các phương tiện vận tải của chính mình
mà còn trong trường hợp bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay là mộtcách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở Khi người giaonhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho hay phânphối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giaonhận thực hiện các dịch vụ bằng phương tiện của mình
Trang 25Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hưhỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
Do lỗi của khách hàng hoặc do người được khách hàng ủy quyền
Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người đượckhách hàng ủy quyền;
Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp;
Do khách hàng ủy quyền hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiệnviệc xếp/ dỡ hàng hóa;
Do khuyết tất của hàng hóa
Do chiến tranh, đình công
Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác1
Tác giả cho rằng: mặc dù trong Luật Thương mại (2005) có định nghĩa vềgiao nhận cũng như đề cập đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nhưng nhìn chungkhông rõ ràng, chi tiết
1.2 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 1.2.1 Khái niệm
Xuất phát từ khái niệm về giao nhận, tác giả cho rằng: giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển là hoạt động giao nhận hàng hóa giữa hai hoặcnhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau, có sử dụng các phương tiện vận tảibiển (thông thường là tàu buôn) làm phương tiện chuyên chở, hàng hóa có thể làhàng lẻ hoặc hàng nguyên container và được bốc dỡ từ cảng sang tàu và ngược lại.Phí vận chuyển có thể được trả bởi một trong hai bên xuất hoặc nhập khẩu
1 Phạm Mạnh Hiền, 2012 Nghiệp vụ Giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương Hà Nội:
Trang 261.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóatrong buôn bán quốc tế
Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giaothông tự nhiên
Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải đường biển rất lớn không bịhạn chế bởi các điều kiện như phương tiện của các phương thức vận tảikhác
Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết
Tốc độ của tàu biển còn thấp, thời gian hành trình bị kéo dài
Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp cho nên phù hợpvới những loại hàng có khối lượng lớn, cự ly xa và không yêu cầu thời giangiao hàng nhanh
1.2.2.2 Tác động của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơcấu thị trường trong buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế
1.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển
Theo Triệu Hồng Cẩm (2009), đối với vận tải biển hay bất kỳ phương thứcvận tải nào khác, cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm của những ngành sản xuất vận tải này Để quá trình sản xuất kinh doanh tiếnhành thuận tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu
tố thiết yếu nhất là tuyến đường vận tải, điểm vận tải (cảng) và công cụ vận tải:
Trang 27 Các tuyến đường biển: là các tuyến đường nối hay hay nhiều cảng với nhautrên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa.
Cảng biển: là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hànghóa trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển
Phương tiện vận chuyển: phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàubiển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự
Các phương tiện phục vụ xếp dỡ, vận tải hàng hóa: xe nâng, xe cẩu, xe tải,
sà lan, máy cân…
1.2.3 Cơ sở pháp lý
Hoạt động giao nhận hàng hóa phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạmpháp luật quốc tế và của Việt Nam Một số luật, công ước, tập quán quốc tế vàquyết định, thông tư của Việt Nam thường được sử dụng trong hoạt động giao nhận
1.2.3.1 Các luật lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a Các công ước quốc tế:
Các công ước của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) mà Việt Nam
là thành viên 2 :
TT Tên Công
ước
ThờiđiểmcóhiệulựcđốivớiViệtNam
Tóm tắt nội dung
2 Cục Hàng hải Việt Nam, 2015 Các điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam là thành viên Có
Trang 28Công ước về
Tổ chứcHàng hảiQuốc tế,
1948 (Sửađổi năm
1991, 1993)
1984
-Thúc đẩy sự hợp tác trong vậntải biển thương mại quốc tế, gópphần cho sự an toàn hàng hải,ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiểmbiển và giải quyết các vấn đềhành chính và pháp lý liên quan.-Thúc đẩy phát triển dịch vụ vậntải biển thương mại quốc tếkhông có phân biệt đối xử
Công ước vềtạo thuận lợitrong giaothông hànghải quốc tế,1965
24/3/
2006
Tạo thuận lợi giao thông vận tảihàng hóa bằng việc đơn giản hóagiảm thiểu các thủ tục, quy trình
và yêu cầu về giấy tờ liên quantới viện đến, lưu lại và rời cảngcủa tàu hoạt động trên các tuyến
quốc tế
Công ướcquốc tế về đodung tích tàubiển, 1969
18/03/1991
Công ước Tonnage 1969 ápdụng cho tất cả các tàu hoạtđộng tuyến quốc tế, trừ tàuchuyến và tàu có chiều dài dưới24m Công ước chia dung tíchtàu thành tổng dung tích và dungtích có ích và các trị số này đượctính toán độc lập nhau.Quy tắc quốc
tế về phòngngừa vachạm trên
18/12/1990
Quy định về trang bị và tráchnhiệm của các tàu để đảm bảovận tải biển an toàn
Trang 29biển, 1972Công ướcquốc tế vềngăn ngừa ônhiễm từ tàu,
1973 (sửađổi 1978,Phụ lục I vàII)
29/8/
1991
Đưa ra những quy định nhằmngăn ngừa ô nhiễm gây ra dovận chuyển hàng hóa là dầu mỏ,hàng nguy hiểm, độc hại, cũngnhư do nước, rác và khí thải ra
từ tàu
Công ướcquốc tế về antoàn sinhmạng ngườitrên biển,1974
18/3/
1991
Đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu
về kết cấu, trang bị và khai tháctàu để bảo về an toàn sinh mạngcho tất cả mọi người trên tàubiển, bao gồm cả hành khách
Công ước về
Tổ chức vệtinh hàng hảiquốc tế, 1976
hàng hải
Công ướcquốc tế vềtiêu chuẩnhuấn luyện,thi, cấpchứng chỉchuyên môn
18/03/1991
Huấn luyện, thi, cấp chứng chỉchuyên môn và bố trí chức danhđối với thuyền viên
Trang 30và bố tríchức danhđối vớithuyền viên,
1978, đượcsửa đổi 1995
Công ướcquốc tế vềtìm kiếm vàcứu nạn hànghải, 1979
15/04/2007
Nhằm phát triển và tiến hànhhoạt động tìm kiếm, cứu nạnthông qua việc thiết lập một kếhoạch chung để tổ chức kịp thờihoạt động tìm kiếm, cứu nạnnhững người lâm nạn trên biển;thúc đẩy hợp tác giữa các tổchức và lực lượng tham gia hoạtđộng tìm kiếm, cứu nạn trên
biển
10
Công ước vềngăn ngừacác hành vibất hợp phápchống lại antoàn hànghải, 1988
10/10/2002
Kiểm soát việc buôn bán một sốchất trong đó có các tiểu chất,các hóa chất và các dung môiđược dùng để sản xuất bất hợppháp các chất ma túy
11 Công ước
quốc tế vềtrách nhiệmdân sự đốivới thiệt hại
18/9/
2010
Quy định về bồi thường thiệt hại
ô nhiễm biển do dầu gây ra
Trang 31do ô nhiễm
từ dầu nhiênliệu, 2001
Công ước Liên hợp quốc:
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, 1982 Thời điểm có hiệu lực đốivới Việt Nam là ngày 23/06/1994
b Các hiệp định, hiệp ước quốc tế
TT HIỆP ĐỊNH QUỐC
TẾ
Ngà
y cóhiệulựcvớiVN
Tóm tắt nội dung
Hiệp định SARSAT Quốc tế,
COSPAS-1988
26/06/2002
Các quy định về hệ thốngthông tin vệ tinh cung cấpthông tin phục vụ cho cáchoạt động tìm kiếm cứunạn, thu nhận tín hiệu cấpcứu - khẩn cấp từ các thiết
bị báo động Cospas - Sarsathoạt động trên tần số121.5/243/406 MHz vàcung cấp dữ liệu về vị tríbáo động cấp cứu tới cácTrung tâm Phối hợp tìmkiếm - cứu nạn.Hiệp định ASEAN về 20/0 Đưa ra các biện pháp nhằm
Trang 32Tạo thuận lợi Tìmkiếm tàu gặp nạn vàCứu người bị nạntrong Tai nạn Tàubiển, 1975
2/1997
tạo thuận lợi tiềm kiếm tàugặp nạn và cứu người bịnạn trên biển
Hiệp định khungASEAN về Vận tải đaphương thức
17/11/2005
Doanh nghiệp của các quốcgia là thành viên Hiệp địnhkhung ASEAN về vận tải
đa phương thức hoặc làdoanh nghiệp của quốc gia
đã ký điều ước quốc tế vớiViệt Nam về vận tải đaphương thức chỉ được kinhdoanh loại hình vận tải nàykhi được cấp phép hoặcđược đăng ký kinh doanhvận tải đa phương thứcquốc tế tại cơ quan có thẩmquyền của nước đó và cóbảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp vận tải đa phươngthức hoặc có bảo lãnhtương đương, có Giấy phépkinh doanh vận tải đaphương thức quốc tế của
Việt Nam
Hiệp định hợp tác khu 04/0 Các nước phải có những cơ
Trang 33vực về chống cướpbiển và cướp có vũtrang chống lại tàuthuyền tại Châu Á
9/2006
quan chuyên trách cũngnhư có sự phối hợp giữacác nước với nhau trongphòng chống cướp biển vàcướp có vũ trang
c Các tập quán thương mại quốc tế:
Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành đểgiải thích các điều kiện thương mại quốc tế Mục đích của Incoterms là cung cấpmột bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhấttrong ngoại thương Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi rotrong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua Hiện nay, trong hoạtđộng ngoại thương thường sử dụng Incoterms 2000 và Incoterms 2010
1.2.3.2 Các văn bản của Nhà nước
Luật Thương mại ngày 14/06/2005 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 có 9chương gồm 323 điều Luật quy định 06 nguyên tắc cơ bản trong hoạt độngthương mại:
Bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thươngmạ
Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại
Bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bảnhoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể…
Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải
có nhãn hàng hóa Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụpcủa chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trựctiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên cácchất liệu khác được gắn lên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng
Trang 34 Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trướcthời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sótcủa các chứng từ này trong thời hạn còn lại…Trường hợp không cóthỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp xácđịnh giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch
vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thờiđiểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điềukiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ…
Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật vềthuế có hiệu lực (từ ngày 01/01/2015)
Luật Hải quan Việt Nam được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 ngày23/06/2001 đã thông qua Ngày 29/06/2001, Chủ tịch Quốc hội đã kýthông qua Luật hải quan Ngày 12/07/2001, Chủ tịch nước ký lệnh công bốLuật hải quan Luật hải quan có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 nhằm hướngdẫn thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóaxuất nhập khẩu thương mại, hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, đốivới phương tiện vận tải; tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện phápthi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soáthải quan
Nghị định số 36/2015/NĐ-CP ngày 17/4/2015 của Chính phủ quy định tiêuchí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 về thủ tục hải quan; kiểmtra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Công văn số 3295/TCHQ-GSQL ngày 13/4/2015 của Tổng cục Hải quanhướng dẫn TTHQ khi khai trên tờ khai giấy
Trang 35 Công văn số 3341/TCHQ-TXNK ngày 14/4/2015 của Tổng cục Hải quanv/v phân loại hàng hóa.
Công văn số 3287/TCHQ-KTSTQ ngày 13/4/2015 của Tổng cục Hải quanv/v xử lý đối với tiền thuế ấn định
Quyết định số 1057/QĐ-TCHQ ngày 13/4/2015 của Tổng cục Hải quan vềviệc thành lập kho ngoại quan
Quyết định số 1056/QĐ-TCHQ ngày 13/4/2015 của Tổng cục Hải quan vềviệc công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
Quyết định số 318/QĐ-TTg ban hành ngày 4 tháng 3 năm 2014, đã phêchuẩn Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 với địnhhướng đến năm 2030 Chiến lược này có những điểm chính sau:
Khối lượng luân chuyển hàng hóa đặt mục tiêu đạt 1.300 tỷ tấn.km(2,2 tỷ tấn) vào năm 2020 với tốc độ CAGR đạt 9,1% trong giai đoạn
từ năm 2013 đến năm 2020; 2,500 tỷ tấn.km (4,3 tỷ tấn hànghóa) vào năm 2030 với tốc độ CAGR đạt 6,7% từ 2021 đến 2030
Ngành đường bộ sẽ chiếm lĩnh thị phần vận tải (57,8%), theo sau làđường biển (22,2%), IWT (15,5%), đường sắt (4,5%) và hàng không(0,08%)
1.3 Các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1 Giao nhận hàng nguyên container (FCL)
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịutrách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container Khi người gửi hàng có khốilượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người tathuê một hoặc nhiều container để gửi hàng
Theo cách gửi FCL/ FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phíkhác được phân chia như sau:
a Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)
Trang 36Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình
để đóng hàng
Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trongcontainer
Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở
Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu
Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container(CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp
Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặcbãi container của người chuyên chở Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa củamình ra bãi container và đóng hàng vào container
b Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier)
Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:
Phát hành vận đơn cho người gửi hàng
Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhậncontainer tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàngcho người nhận tại bãi container cảng đích
Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cảviệc chất xếp container lên tàu
Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích
Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container
Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên
c Trách nhiệm của người nhận hàng
Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:
Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng
Trang 37 Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãicontainer.
Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàntrả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container)
Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chởcontainer đi về bãi chứa container
1.3.2 Giao nhận hàng lẻ (LCL)
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng(người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡhàng vào - ra container Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên mộtcontainer, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator)
sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các
lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làmthủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ containerlên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ
a Trách nhiệm của người gửi hàng.
Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giaocho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS - Container FreightStation) của người gom hàng và chịu chi phí này
Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hànghóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan
Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ
b Trách nhiệm người chuyên chở.
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực - tức là các hãngtàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu
Người chuyên chở thực:
Trang 38Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gomhàng Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ như đã nói ở trên,
ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vậnchuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giaohàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi
Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ:
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giaonhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng Như vậy trên danhnghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent) Họchịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửicho đến khi giao hàng xong tại cảng đích Vận đơn người gom hàng (House Bill ofLading) Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vìvậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng
lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu vàngười chuyên chở
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho ngườigom hàng (Vận đơn chủ - Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡcontainer, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của ngườigom hàng ở cảng đích
c Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ
Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng
Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của ngườigom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích
Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
Trang 391.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giao nhận
1.4.1 Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1 Yếu tố thời tiết
Thời tiết là trạng thái của tầng khí quyển và sự biến đổi của nó trong mộtthời gian ngắn và trong một khu vực nhất định như gió, mưa, nóng lạnh, âm u vàhửng nắng…Còn khí hậu là dùng để chỉ đặc trưng thời tiết trong nhiều năm của mộtkhu vực nào đó trên Trái Đất, tức là trạng thái thông thường của thời tiết trongnhiều năm Những yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khí áp và rấtnhiều các thống kê khác là căn cứ cơ bản biểu thị thời tiết3
Hoạt động giao nhận là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ liên quanđến hàng hóa di chuyển từ người gửi đến người nhận, hoạt động giao nhận đườngbiển phải đi qua nhiều quốc gia khác nhau, các vùng khí hậu khác nhau nên nó chịuảnh hưởng rất rõ rệt của các biến động thời tiết:
Tích cực
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì làm cho việc sản xuất sản phẩm trở nên
dễ dàng hơn, thời tiết tốt sẽ góp phần làm tăng sản lượng và năng suất của các sảnphẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp Vì vậy, làm tăng sản phẩm cho hoạtđộng giao nhận lên
Thời tiết tốt cũng làm cho hoạt động vận tải, đóng gói, bảo quản dễ dànghơn, vận hành trơn tru và nhanh chóng hơn, làm giảm các chi phí xuống (như khi cóbão, tàu phải chạy vòng để tránh bão hoặc chạy vào cảng lánh nạn làm tốn chi phí
về xăng dầu, trong điều kiện thời tiết có mưa lớn yêu cầu phải đóng gói hàng kỹlưỡng hơn làm tốn thêm chi phí)
3 Thời tiết và khí hậu là gì Có tại: 633317742890106250/Bi-mat-ve-khi-tuong/Thoi-tiet-va-khi-hau-la-gi.htm Truy cập ngày 26/04/2015.
Trang 40http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/88-20- Hạn chế:
Thời tiết ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 4 :
Nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, đường giao thông nội bộ, cảng biển và cảnghàng không có thể bị ngập
Xói lở nền móng, phá vỡ kết cấu cầu đường, nhất là ở vùng núi, các côngtrình giao thông đường bộ, đường sắt cũng như đường ống
Thúc đẩy sự thoái hóa và hư hại của các công trình giao thông vận tải cácloại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các công trình và phương tiện giao thông vận tải
Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến hoạt động giao thông vận tải:
Tăng nguy cơ rủi ro đối với giao thông vận tải
Ảnh hưởng đến nhiều hoạt động giao thông bao gồm thiết bị, động cơ vàphương tiện Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trìnhchuyên chở hàng hóa bằng đường biển Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng
và thời gian giao nhận hàng hóa Ngoài ra, quá trình chuyên chở bằng đường biểncũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho hànhtrình của tàu hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho cácbên có liên quan
Không chỉ thiên tai mà khi có sự thay đổi nhiệt độ giữa hai khu vực khác địa
lý cũng có thể ảnh hưởng, chẳng hạn như làm cho hàng hóa bị lên mốc, men, bốchơi, để bảo quản cần đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp như dùng nhữngcontainer đặc thù…Việc trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho tàu để bảo quản chohàng hóa được tốt hơn cũng làm tăng chi phí vận chuyển lên
Do những tác động trên mà yếu tố tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng củahàng hóa và là một trong những nguyên nhân gây tranh chấp
1.4.1.2 Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậudịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
4 Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự, 2010 Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam Hà Nội: Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Trang 203-204.