1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẨY MẠNH GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

52 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 173,89 KB

Nội dung

Nhằm làm rõ những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây và thông qua những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại để có thể đưa ra những nhân xét, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Tạ Hoàng Thuỳ Trang trongquá trình làm thực hành nghề nghiệp cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em nhữngkiến thức lí thuyết, cũng như các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu, trình bày vấn đề…Qua đó,giúp em có thể nghiên cứu sâu và biết nhiều hơn về kiến thức chuyên ngành của mình

Với thời gian làm bài thực hành không nhiều và do sự hiểu biết còn hạn chế nên bàilàm của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô đểbài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Lương Hoàng Cẩm Tiên

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và tiến trình hội nhập vớikinh tế khu vực và thế giới, với phương châm Đa dạng hoá quan hệ, đa phương hoá thịtrường thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự pháttriển Để hoàn thành được nhiệm vụ đó cũng như giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trìnhtoàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường và đa dạng hoácác mặt hàng nhập khẩu và tiếp tục pháp huy các mặt hàng xuất khẩu

Mỹ là một thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới vàkinh tế khu vực Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trong, một thị trường lớn có khảnăng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trườngnày chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam phát triển đẩy nhanh tiến trìnhhội nhập, mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao dần tính cạnh tranh của hàng hoá ViệtNam

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mànước này có nhu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn như giày dép, thuỷ sản, nông sản,…Trong đó hạt điều là một trong những mạt hàng quan trọng nhất được bán rộng rãi và chiếmthị phần cao trên thị trường Mỹ Bên cạnh hạt gạo đứng nhất nhì trên thế giới thì hạt điềuđứng thứ 3 sau Ấn Độ và Brazil cũng đem lại không ít ngoại tệ cho đất nước

Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu hạt điềunói riêng vào thị trường Mỹ là một việc làm cần thiết đối với nước ta hiện nay Tuy nhiên đểlàm được việc này thì Việt Nam cần phải tập trung nghiên cứu, giải quyết các vướng mắc,cản trở xuất khẩu sang Mỹ và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trang 3

Nhằm làm rõ những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt điềucủa Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây và thông qua những thành tựuđạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại để có thể đưa ra những nhân xét, đề xuất một

số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời giantới

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng: sản phẩm hạt điều xuất khẩu sang Mỹ, những thuận lợi và khókhăn mà nước ta phải gặp để qua đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm đẩymạnh kim ngạch xuất khẩu

b. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: nghiên cứu số liệu qua 3 năm từ 2011 đến 2013

- Không gian: chỉ nghiên cứu tính hình xuất khẩu hạt điều của Việt Namsang Mỹ và đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu

Phân tích - tổng hợp những thông tin từ các số liệu, tài liệu được báo chí kinh tế,các nhận định của cơ quan chức năng và các kết quả nghiên cứu đã công bố về tình hìnhxuất khẩu hạt điều của Việt Nam

5. Kết cấu đề tài

Bố cục đề tài được chia làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu và vài nét về cây điều Việt Nam

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hạt điều vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 11/2013

2011-Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ

VÀI NÉT VỀ CÂY ĐIỀU Ở VIỆT NAM

Trang 4

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch

vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bánhàng hóa cho nước ngoài

(Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa làviệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Tóm lại, xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia nàysang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiêntrong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới

Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lạiyếu ở lĩnh vực khác Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất lợi, tạo ra sự cân bằng trongquá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hành trao đổi với nhau,mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sản phẩm mà việc sản xuất nó

là có lợi thế Tuy nhiên hoạt đông xuất khẩu nhất thiết phải được diễn ra giữa những nước

có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vựctài nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinh tế thông qua hoạt động xuất khẩu cũng

có điều kiện phát triển kinh tế nội địa

Trang 5

Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra điểm có lợi đểkhai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất khẩu cácmặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế tương đối Sựchuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tươngđối cuả mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực như vốn, lao động, tài nguyênthiên nhiên trong quá trình sản xuất hàng hoá Và vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổngsản phẩm cũng sẽ được gia tăng

1.1.2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia

Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ

rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực,tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như ViệtNam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn vàcông nghệ

1.1.2.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước

Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển Tuy nhiênquá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiêntiến

Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huyđộng chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ

+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước

Trang 6

+ Thu từ hoạt động xuất khẩu

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việchuy động chúng không phải rễ dàng Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịuthiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này

Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất Xuất khẩutạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhậpkhẩu ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là

do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hộiđầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấyđược khả năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực

1.1.2.2.2 Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thayđổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệpchuyển sang công nghiệp và dịch vụ

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấukinh tế

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa Trongtrường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng,nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vinhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này tác độngtích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu Nó thể hiện:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển Điều này có thể thông qua

ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi,nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển

Trang 7

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo lợithế nhờ quy mô.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thịtrường tiêu dùng của một quốc gia Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả cácmặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậmchí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từngquốc gia Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người

ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba,tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5 Như vậy, hàng hoá sản xuất ra

ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyênmôn hoá tới xuất khẩu

Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuấtkhẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia Đặc biệt với các nước đang phát triểnđồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai tròquan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vàotăng trưởng và phát triển kinh tế

1.1.2.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đờisống nhân dân

Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuấthàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứngyêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân

1.1.2.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tếđối ngoại

Trang 8

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộclẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh

tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảohiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trởlại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển

Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tớinhững sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:

+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra

+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuấtkhẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau

1.1.2.3 Đối với doanh nghiệp

- Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnhtranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệpphải hình thành một cơ cấu phù hợp với thị trường

- Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tácquản lý kinh doanh Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả

về chiều rộng mà cả về chiều sâu

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thu nhập ổnđịnh , tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận

- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinhdoanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên

Trang 9

Tóm lại đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng,

là hướng phát triển có tính chiến lược vđể đưa nước ta trở thành nước công nghiệp mới Vìvậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao

( GS.TS Võ Thanh Thu “Quan hệ kinh tế quốc tế”, Nhà XB Lao Động Xã hội)

1.1.3 Các loại hình xuất khẩu

1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xínghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với cácđối tác nước ngoài

Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bànbạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thưchào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinhdoanh thương mại quốc tế được ký kết

+ Ưu điểm của giao dịch trực tiếp

Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầmđáng tiếc

Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận

Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của kháchhàng, khắc phục thiếu sót

Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt độngxuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường nhiềubiến động

+ Hạn chế khó khăn của hoạt động xuất khẩu trực tiếp

Trang 10

Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị

ép giá trong mua bán

Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểubiết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước ngoài, phải cónhiều thời gian tích luỹ

Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong giaodịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường…

1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)

Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vaitrò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác gồm

3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu Bên uỷ tháckhông được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phươngthức thanh toán mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác

Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinhdoanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác cho doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thácđược nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác

+ Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình

Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mìnhchưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó

Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuấtkhẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp doanh nghiệp tiếtkiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu

Trang 11

+ Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp

Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng)

Phải chia sẻ lợi nhuận

Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản xuất 1.1.3.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác

Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập nguyên liệu hoặcbán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu cho nướcngoài Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất

1.1.3.4 Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ vớinhập khẩu, người bán đồng thời là người mua Khối lượng hàng hoá được trao đổi có giá trịtương đương Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mànhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương Tuy tiền tệ không đượcthanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này

Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến động của

tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối

Đồng thời có lời khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu củamình Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạn mụcthường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế

1.1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộngrãi do ưu điểm của nó đem lại Đặc điểm của loại hàng xuất này là hàng hoá không cần phảivượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà

Trang 12

chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủtục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá.

Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn

Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh

về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó khaithác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếpqua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao

1.1.3.6 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu,bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến thànhphẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công

Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốcgia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú áp dụngrộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người laođộng, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nângcao năng lực sản xuất Đối với bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giánhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công

Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiềulao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da…

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu

1.1.4.1 Các nhân tố vĩ mô

1.1.4.1.1 Môi trường kinh tế

Bao gồm 3 nhân tố cơ bản:

Trang 13

+ Trạng thái tăng trưởng của kinh tế

+ Thu nhập bình quân trên đầu người

+ Lạm phát và thất nghiệp

Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạmphát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại

Thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể dự đoán được hiệu quả kinh doanh cao hay thấp, chobiết khả năng tích luỹ như thế nào? Và thông qua khả năng tích luỹ đầu tư ta có thể biếtđược môi trường kinh doanh có hấp dẫn hay không? Doanh nghiệp nên duy trì thị trườngnào? Thu hẹp hay loại bỏ thị trường nào?

1.1.4.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Nhân tố chính trị và pháp luật bao gồm các nhân tố như: thể chế chính trị, an ninh, hệthống pháp luật, hành lang pháp lý Những nhân tố này quyết định thị trường tiêu thụ chocác doanh nghiệp xutấ khẩu Một hành lang pháp lý ổn định, một hệ thống pháp luật đồng

bộ sẽ tạo ra một sân chơi bìh đẳng cho doanh nghiệp, đóng góp lớn vào nổ lực duy trì và mởrộng thị trường tiêu thụ Và ngược lại chúng ta sẽ không kích thích mà tạo ra nhiều mối đedoạ hơn là cơ hội làm cho các công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ gặp khó khănhơn, rủi ro cao hơn

Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển củacác doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

1.1.4.1.3 Môi trường văn hoá xã hội

Trang 14

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm

lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Nếu không cótình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chiphí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao độngcủa doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưngtình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng anninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Môi trường văn hoá xã hội biến đổi chậm, sự đan xen, pha trộn các nền văn hoá – xã hộicủa các dân tộc, các quốc gia với nhau diễn ra mạnh mẽ Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm,tinh tế đối với các nhà kinh doanh ngày nay và tác động mạnh tới cơ cấu nhu cầu thị trường

Nó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới khách hàng, tới công tác nghiên cứu và mởrộng thị trường xuất khẩu

1.1.4.1.4 Môi trường tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết khíhậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tớimặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm dotính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệptrong vùng

Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội vềmôi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sảnphẩm Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh

1.1.4.1.5 Môi trường khoa học công nghệ

Trang 15

Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lạinhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao Nhờ sự phát triển của hệthống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp vớikhách hàng qua telex, fax, điện tín giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuấtnhập khẩu Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trường một cáchchính xác, kịp thời

Bên cạnh đó, nhờ có xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc vớicác thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanhnghiệp sản xuất Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá,các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng Đó cũng chính là các yếu tố tác động tới hoạtđộng xuất nhập khẩu

1.1.4.2 Các nhân tố vi mô

1.1.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trựctiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêuthụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp

1.1.4.2.2 Nhà cung cấp

Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các doanhnghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũngnhư giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó,phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ Nếu các yếu tố đầu vàocủa doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảmbảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về cácyếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu

tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thìviệc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng

Trang 16

và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

1.1.4.2.3 Sản phẩm thay thế

Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng,giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thaythế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1.1.4.3 Các nhân tố nội vi

1.1.4.3.1 Cơ sở vật chất, kĩ thuật, công nghệ

Là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinhdoanh, đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản,

có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh

Nếu công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiệnthuận lợi cho công việc kinh doanh bấy nhiêu như: việc giữ gìn bảo quản hàng hoá được tốthơn, tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển , nâng cao chất lượng phục vụ

1.1.4.3.2 Tiềm lực tài chính

Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Năng lựctài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn lànhân tố tối quan trọng, thành phần không thể thiếu trong kinh doanh, nó là cơ sở cho việc

mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Vài nét về cây điều và vai trò của cây điều ở Việt Nam

1.2.1 Giới thiệu chung về cây điều và ngành điều ở Việt Nam

1.2.1.1 Giới thiệu chung về cây điều

Trang 17

Tên khoa học: Anacardium ocidentale

Cây điều thuộc họ xoài, thuộc lớp cây hai lá mầm, có nguồn gốc từ Brazil, cây điều có têntiếng anh là: cashew, cashew nut, cashew apple, cashewkernel

Hiện nay sản lượng hạt điều trên thế giới đạt >1 triệu tấn/năm Nhân hạt điều chủ yếu dùng để sản xuất snach (60%), số còn lại phần lớn dùng để sản xuất bánh kẹo Dầu vỏ hạt điều CNSL (cashew nut shell liquid), vỏ hạt điều dùng làm bố thắng, lớp phủ cho bộ phận lyhợp, xử lý hóa học để tạo ra các loại sơn, vecni, các loại nhựa, chất dẻo

Ở Việt Nam, cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi đến

1975 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi Cây điều chính thức là cây trồng trong danh mục được trồng lại trong các khu rừng bị phá hoại bởi bơm đạn Cuối thập niên

90 diện tích ở Việt Nam là 250.000 ha Đông Nam bộ năm 1997 là 149.000 ha, trong đó Đồng Nai là 35.000 ha, Bình Dương-Bình Phước là 82.000 ha, Tây Ninh là 10.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu là 20.000 ha

Hiện nay thị trường hạt điều của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, và Hà Lan.11.2.1.2 Giới thiệu về ngành điều việt nam

Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều.

Thấy được giá trị kinh tế của cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đãbước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tạiHội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng PhạmHùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều Tuynhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thườngxuyên bị ép giá ở nước ngoài

Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc Ngày 29/11/1990 Bộtrưởng Bộ NN và CN Thực phẩm (nay là Bộ NN và PT Nông thôn) đã có Quyết định số 346

1 http://gap.org.vn/Th%C6%B0vi%C3%AAnd%E1%BB%B1%C3%A1n/GlobalGAPv%E1%BB%81%C4%90i%E1%BB

%81u/tabid/722/Default.aspx?PageContentID=210

Trang 18

/NN-TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếngAnh: Vietnam Cashew Association (VINACAS).

Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều ViệtNam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này Ngày nay, Trung Quốc luôn là thịtrường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳchưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩunhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994

Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài chục ngàn havới sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt Nam đã có sản lượng

100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt

164 triệu USD Công nghiệp chế biến điều phát triển mạnh mẽ, sản lượng điều thô trongnước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gianhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi

Để động viên một ngành công nghiệp non trẻ đang phát triển với tốc độ “nóng”, Nhànước cần có định hướng phát triển Hiệp hội điều Việt Nam - Bộ NN và PT Nông thôn đãtrình Thủ tướng Chính phủ đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10 năm từ 2000– 2010 Ngày 07/5/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 120 /1999/QĐ–TTg v/v: phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010

Điều kỳ diệu là không phải đợi đến 10 năm mà chỉ 5 năm sau, tức là năm 2005 hầu nhưtoàn bộ chỉ tiêu phát triển của Quyết định 120 của chính phủ đã được ngành điều hoàn thành

và hoàn thành vượt mức kế hoạch

Để ghi nhận thành quả đó thì ngày 14 tháng 1 năm 2003, Chủ tịch nước đã tặng ngànhđiều Huân chương Lao động Hạng 3 thời kỳ đổi mới

Trang 19

Ngày 24/08/2007, Bộ NN và PT Nông thôn, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã

ra Quyết định 39 /2007/QĐ-BNN về Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 vàđịnh hướng phát triển đến năm 2020; theo đó Bộ đặt ra các mục tiêu chủ yếu sau:

- Phấn đấu đến năm 2010 đạt:

+ Diện tích 450.000 ha

+ Diện tích cho thu hoạch: 360.000 ha

+ Năng suất bình quân 1,4 tấn/ha

+ Sản lượng điều thô 500.000 tấn

+ Sản lượng nhân điều xuất khẩu: 140.000 tấn

+ Kim ngạch xuất khẩu: 670 triệu USD

- Định hướng đến năm 2020

+ Diện tích trồng điều ổn định khoảng 400.000 ha

+ Kim ngạch xuầt khẩu: 820 triệu USD

Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trìthực hiện các mục tiêu đã đề ra Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộnông dân trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồngđiều Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thân thiệnvới môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm đượcđảm bảo

Năm 2006, một tin vui lớn đã đến với những người trồng - chế biến - xuất khẩu điều ViệtNam - Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới

Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25% - caohơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với thành tích cụ thể:

Trang 20

- Sản lượng điều thô trong nước: 350 000 tấn

- Nhập khẩu: 200 000 tấn

- Sản lượng chế biến: 550.000 tấn

- Sản lượng nhân xuất khẩu (khoảng) 152.000 tấn

- Kim ngạch xuất khẩu (khoảng) 650 triệu USD

Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%

Có được thành tựu ngành hôm nay, ngành điều không thể không ghi nhận công sức đóng góp của những người nông dân trồng điều đã một nắng hai sương trồng, chăm sóc, tạo tán, tỉa cành cho cây điều phát triển

Ngành điều cũng không thể không ghi nhận công sức, đóng góp của các nhà khoa học,những kỹ sư nông học đang ngày đêm tạo ra từng dòng giống mới cho năng suất chất lượnghạt ngày càng cao

Thành công đó cũng có công sức đóng góp không nhỏ của những người công nhân chếbiến điều; mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn bám máy, lao độngsáng tạo giúp cho ngành điều ngày càng phát triển

Đó còn là công sức lao động trí tuệ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hoạt động tronglĩnh vực xuất khẩu hạt điều Họ đã góp công không nhỏ đưa những hạt điều nhỏ bé xinhxinh của Việt Nam xuất khẩu đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.2

1.2.2 Vai trò của việc sản xuất và xuất khẩu điều đối với nền kinh tế quốc dân

1.2.2.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ

Ngoại tệ sử dụng làm phương tiện thanh toán trong khi đó xuất khẩu góp phần làm tăng dựtrữ ngoại tệ một quốc gia Đặc biệt các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năngchuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà

2 http://gap.org.vn/Th%C6%B0vi%C3%AAnd%E1%BB%B1%C3%A1n/GlobalGAPv%E1%BB%81%C4%90i%E1%BB

%81u/tabid/722/Default.aspx?PageContentID=210

Trang 21

về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinhtế.

1.2.2.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH

1.2.2.3 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành khác có cùng cơ hội phát triển

+ Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêudung của một quốc gia

+ Góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sàn suất của từng quốc gia Nócho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu

1.2.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế

đối ngoại

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộclẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tếsau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tíndụng quốc tế,

1.2.3 Thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới

Những nước chế biến điều lớn nhất thế giới:

Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam tiếp tục là những nướcchế biến điều lớn nhất thế giới Những nước châu Phi chế biến rất ít và hơn 90% lượng điều

Trang 22

thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ Ngày nay các quốc gia châu Phi đang cónhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực chế biến của mình Trong số các nước kể trên, Ấn Độ

là nước đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng 950 ngàn tấn điều mỗi năm mặc dùquốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng một nửa nhu cầu nguyên liệu Với nănglực chế biến lớn, Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi và trước kia từ ViệtNam Việt Nam chế biến được 400 ngàn tấn điều thô mỗi năm trong khi đó Braxin chỉ chếbiến được khoảng 250 ngàn tấn

+ Cung - cầu:

Trong khi các nước Ấn Độ, Braxin, Việt Nam cùng nhau sản xuất khoảng 70% tổng sảnlượng điều thế giới, thì chỉ riêng Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng số lượng nhân điềuthế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là các nước châu Á, chủyếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%

+ Mua bán điều

Trong chuỗi giá trị điều gồm có nhiều nhân tố tham gia gồm nhà sản xuất và kinh doanhđiều thô, nhà chế biến điều, nhà trung gian bán nhân điều và nhà bán lẻ hoặc người muacung cấp hàng cho người tiêu dùng

+ Về xuất khẩu:

Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều tiếp theo là Ấn Độ và Braxin Ấn Độxuất khẩu được khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân điều mỗi năm Hoa Kỳ, Hà Lan, Các tiểuvương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là những khách hàng chính của ẤnĐộ

+ Về nhập khẩu:

Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên Minh châu Âu (EU),Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nhật Bản và Ả Rập Xê út.+ Việc mua bán điều ở Ấn Độ:

Trang 23

Việc mua bán điều ở Ấn Độ phần lớn tập trung ở những vùng như: Kollam, Mangalore,Jeypore (Orissa), Vetapalam (Andhra Pradesh), Mumbai, Phalasa, Quilon.

Ở Ấn Độ, việc mua bán điều bắt đầu từ hai Sở Giao dịch Hàng Hóa Quốc Gia là MCX vàNCDEX tương ứng năm 2003 và 2005 Tuy nhiên, cho đến bây giờ những giao dịch thực sựkhông còn được tiến hành ở hai trung tâm này

Ấn Độ và Việt Nam, mùa thu hoạch điều kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 Ở Braxin, mùa

vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau

Giá điều thô ở Ấn Độ từ 35 45 Rs/ kg Điều thô từ các nước Châu Phi giá khoảng 0,35 0,5 USD/ kg Giá nhân điều nhìn chung dao động khoảng 1,3 - 3 USD/ Lb Giá điều thôchịu ảnh hưởng bởi tình hình mùa vụ ở những khu vực cung cấp lớn của thế giới bao gồmcác nước châu Phi và các yếu tố khác như tỷ giá ngoại tệ, thuế xuất khẩu cho điều nguyênliệu… Giá nhân chịu ảnh hưởng lớn bởi giá điều nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng 3

-TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương 1 đã cung cấp những kiến thức tổng quan về xuất khẩu, chúng ta biết được khái niệm, các hình thức và vai trò của xuất khẩu Đặc biệt là xuất khẩu thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân Cho phép người dân tiếp cận được những công nghệ kĩ thuật tiên tiến nhất thế giới, tạo đà cho Việt Nam đứng vững trên thị trường, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển Như vậy xuất khẩu là công cụ quan trọng để phát triển kinh tế trong nước lẫn thế giới

Ngoài ra, chương 1 cũng cho ta biết về tổng quan về ngành điều ở Việt Nam cũng như thếgiới Để biết rõ hơn về thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam như thế nào và nước nào

là nước nhập khẩu điều chủ lực của ta? Chúng ta hãy đi vào chương 2 để phân tích cụ thể vàđánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ 2011-2013

CHƯƠNG II

3 http://gap.org.vn/Th%C6%B0vi%C3%AAnd%E1%BB%B1%C3%A1n/GlobalGAPv%E1%BB%81%C4%90i%E1%BB

%81u/tabid/722/Default.aspx?PageContentID=210

Trang 24

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VÀO THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ2.1 Tình hình xuất hẩu hạt điều ở Việt Nam

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

Điều là cây công nghiệp quan trọng ở nước ta Diện tích điều năm 2011 khoảng 362,6nghìn ha, diện tích thu hoạch là 304,3 ha với tổng sản lượng 289,9 nghìn tấn hạt tươi (Niêngiám thống kê 2012)

Tình hình xuất khẩu hạt điều và các loại hạt khác của Việt Nam trong những năm qua khá

ấn tượng, đặc biệt là hạt điều đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính trong số các loại hạt,tiếp theo là những loại hạt trồng dưới đất như lạc Việt Nam đã xuất khẩu trên 100.000 tấnhạt điều trong năm 2004 Với doanh thu đạt 400 triệu USD, hạt điều trở thành một trongnhững mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam

Trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng năng lực chế biến hạt điều nên đã khiếnViệt Nam từ một nước xuất khẩu hạt điều thô trở thành nước xuất khẩu hạt điều chế biến.Với thị phần khoảng 25%, Việt Nam đã thiết lập vị trí xuất khẩu hàng đầu trên thế giới: trởthành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới mặt hàng hạt điều lột vỏ sau Ấn Độ, và trướcBraxin Chính phủ đã đầu tư mạnh cho hoạt động chế biến tới mức nhu cầu của ngành đốivới hạt điều nguyên liệu lớn hơn mức cung nội địa

Kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2011 của Việt Nam ước đạt trên 1,5 tỷ USD, cao ởmức kỷ lục từ trước đến nay (Vinacas, 2012) trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu

và nguồn điều thô nhập nội từ các nước Châu Phi, Lào, Campuchia Năng suất điều bìnhquân của nước ta từ 1,07 tấn/ha (2007) nay giảm còn 0,91 tấn/ha

2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam từ 2011-10T/2013

Trong 3 năm gần đây (2011-2013) Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn nhấtthế giới Hạt điều Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang 25

Năm 2011 hoạt động xuất khẩu hạt điều các loại của Việt Nam đạt 178,450 nghìn tấn, đãthu về 1,473 tỷ USD Tháng 10/2011 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các thị trườngtăng 8,9% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với tháng trước đó, đạt 17,879 nghìn tấn,tương đương 155,39 triệu USD Tổng cộng 10 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 144,421nghìn tấn hạt điều, thu về 1,2 tỷ USD, chiếm 1,53% kim ngạch xuất khẩu cả nước, giảm9,3% về lượng nhưng tăng 33,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010 Theo Hiệp hộiĐiều Việt Nam (Vinacas), kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2011 so với năm 2000 đã tănggấp 8,8 lần, bình quân 1 năm tăng gần 21,9%

Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 223,000 nghìn tấn với trị giá 1,48 tỷ USD Theo sốliệu của Tổng cục Hải quan, tháng 11 cả nước xuất khẩu 19.508 tấn hạt điều, đạt 123,13triệu USD (giảm 11,4% về lượng và giảm 12,1% về kim ngạch so với tháng trước đó); tínhtổng cộng cả 11 tháng đầu năm, cả nước xuất 203,132 nghìn tấn hạt điều, thu về 1,36 tỷUSD (tăng 26,3% về lượng và tăng 1,61% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2011)

Trong đó Theo số liệu thống kê, khối lượng XK hạt điều tháng 11 ước đạt 23 nghìn tấnvới giá trị 144 triệu USD, đưa tổng lượng XK 11 tháng đầu năm 2013 đạt mức 238,897nghìn tấn với giá trị 1,506 tỷ USD; tăng 17% về lượng và tăng 10,1% về giá trị so với cùng

Trang 26

kim ngạch đã vượt chỉ tiêu với 1,506 tỷ USD Trong bối cảnh XK nhiều mặt hàng nông sảnchính ảm đạm, sụt giảm cả về lượng và giá trị thì đây là sự thành công ngoài mong đợi.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều so với những mặt hàng chủ lực khác

11T/2013 Đơn vị (tỉ USD)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tổng cục thống kê

Số liệu thống kê mới nhất tổng cục thống kê cho biết, giá trị xuất khẩu của toàn ngành từđầu năm tới nay đạt 25,25 tỷ USD; tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái

Mặt hàng cà phê tiếp tục là mặt hàng có mức giảm nhiều nhất Xuất khẩu (XK) cà phê 11tháng của năm 2013 ước đạt 1,18 triệu tấn và 2,471 tỷ USD, giảm 24,4% về khối lượng vàgiảm 24,8% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái

Khối lượng XK gạo 11 tháng đầu năm cũng mới chỉ đạt 6,29 triệu tấn với giá trị 2,606 tỷUSD, giảm 16,1% về khối lượng và giảm 18,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái

Khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm cũng chỉ đạt 955.000 tấn, với giá trị 2,209 tỷUSD, tăng 5,4% về khối lượng nhưng lại giảm tới 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm2012

Bên cạnh đó, XK chè và sắn là những ngành hàng cũng có xu hướng sụt giảm về sảnlượng và giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2012

Tuy nhiên, tiếp tục đà tăng trưởng của các tháng vừa qua, ngành hàng hạt điều, hạt tiêuthì lại có sự gia tăng đáng kể về giá trị Khối lượng XK hạt điều tháng 11 ước đạt 23 nghìntấn với giá trị 144 triệu USD, đưa tổng lượng XK 11 tháng đầu năm 2013 đạt mức 238nghìn tấn với giá trị 1,506 tỷ USD; tăng 17% về lượng và tăng 10,1% về giá trị so với cùng

kỳ năm 2012

Biểu đồ 2.2 Tổng kim ngạch XK hạt điều từ 1/2013 đến 11/2013

Ngày đăng: 31/07/2018, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w