Đánh giá, phân tích thành tựu, tồn tại, cơ hội và rủi ro trong xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan.Nhận biết các tiềm năng lợi thế để đẩy manh xuất khẩu.Kiến nghị cá nhân, đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu.Nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương I: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩuChương II: Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Đài LoanChương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề án môn học thực hành nghề nghiệp lần 1, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Tài chính Marketing
-Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Tạ Hoàng Thuỳ Trang đã dànhnhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành đề án này.Nhân đây, tôi xin chân thành cám ơn những giảng viên đã giảng dạy lớp 11DTM1 đãtruyền đạt cho tôi những kiến thức để vận dụng trong đề án này
Đồng thời, tôi cũng muốn cám ơn các bạn cùng nhóm thực hành nghề nghiệp lần này,các bạn đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề án
Mặc dù tôi đã cố gắng thực hiện đề án bằng tất cả nhiệt huyết và năng lực của mình,tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đónggóp quý báu của quý thầy cô và các bạn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16/12/2013
Sinh viênTrần Văn Tiến
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GVHD
Trang 3
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức thuế quan MFN và thuế tiêu thụ đối với mặt hàng chè khi 16Bảng 2.2: Các yêu cầu cảm quan đối với mặt hàng chè xanh khi nhập khẩu vào 18Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu chè 2008 - 2013 20Bảng 2.4: Số liệu xuất khẩu chè sang một số thị trường trong những năm gần đây (Đơn
vị tính: Lượng: tấn, Trị giá: 1000 USD) 23Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu chè của Đài Loan 6 tháng đầu năm 2012 và 29
Trang 4MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan 2008 - 2013 24Hình 2.2: Giá chè xuất khẩu sang Đài Loan 2008 - 2013 28
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1
1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu: 1
1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu: 1
1.1.1 Xuất khẩu: 1
1.1.2 Thúc đẩy xuất khẩu: 2
1.1.3 Mục tiêu của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu: 2
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu: 3
1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới: 3
1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia: 4
1.2.3 Đối với doanh nghiệp: 6
1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu: 6
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp: 7
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác): 7
1.3.3 Xuất khẩu theo nghị định thư: 7
1.3.4 Xuất khẩu tại chỗ: 7
1.3.5 Tái xuất khẩu: 8
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu: 8
1.4.1 Các nhân tố quốc tế: 8
1.4.2 Các nhân tố quốc gia: 9
1.4.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: 11
2 Tổng kết chương I: 12
Trang 6CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM VÀO 14
THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 14
1 Khái quát chung về Đài Loan và thị trường chè Đài Loan: 14
1.1 Khái quát chung về Đài Loan và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Đài Loan: 14
1.2 Thị trường chè Đài Loan: 15
1.2.1 Chính sách ngoại thương của Đài Loan đối với mặt hàng chè: 15
1.2.2 Những tiêu chuẩn kĩ thuật đối với mặt hàng chè khi nhập vào Đài Loan: 16
2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam: 19
2.1 Vai trò của xuất khẩu chè: 19
2.2 Kim ngạch xuất khẩu chè: 19
2.3 Phương thức xuất khẩu: 20
2.4 Chất lượng và cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam: 21
2.5 Giá cả: 22
2.6 Thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam: 22
3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường Đài Loan 23
3.1 Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường Đài Loan trong những năm gần đây: 23
3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu: 23
3.1.2 Phương thức xuất khẩu: 25
3.1.3 Chất lượng và cơ cấu xuất khẩu: 27
3.1.4 Giá cả: 27
Trang 73.2 Dự báo tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường Đài Loan: 28
3.3 Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng chè của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đài Loan: 29
4 Đánh giá chung thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường Đài Loan: 30
4.1 Thành tựu: 30
4.2 Tồn tại: 31
5 Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường Đài Loan: 31
5.1 Cơ hội: 31
5.2 Thách thức: 32
6 Tổng kết chương II: 33
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 34
1 Cơ sở đề xuất giải pháp: 34
2 Giải pháp về phía ngành: 34
2.1 Giải pháp về sản xuất: 34
2.1.1 Qui hoạch vùng nguyên liệu: 34
2.1.2 Tăng cường công tác quản lý: 36
2.1.3 Thực hiện liên doanh liên kết để xuất khẩu sản phẩm: 37
2.1.4 Thực hiện liên kết chặt chẽ bốn nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè: 38
2.1.5 Thu hút vốn đầu tư: 39
2.2 Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường: 40
Trang 82.2.1 Tạo ra mặt hàng được ưa chuộng: 40
2.2.2 Xây dựng thương hiệu đi đôi với bảo vệ thương hiệu: 41
2.2.3 Xây dựng kênh phân phối rộng khắp: 41
2.2.4 Đặt văn phòng đại diện: 42
2.2.5 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường: 43
2.3 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh: 43
2.3.1 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm: 44
2.3.2 Tăng cường quảng cáo, tiếp thị: 44
2.3.3 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: 45
3 Giải pháp về phía nhà nước: 46
3.1 Gia tăng, xúc tiến hợp tác thương mại quốc tế: 46
3.2 Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý: 47
3.3 Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu chè: 48
4 Tổng kết chương III: 48
TỔNG KẾT 49
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Ngày nay các nước trên thế giới đang chuyển dần xu hướng từ uống cà phê sanguống chè, do họ biết được những lợi ích cho sức khoẻ mà chè mang lại Là nước đứngthứ năm về diện tích canh tác cũng như sản lượng thu trồng, có thể thấy chè đang làcây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam và Việt Nam có đủ khả năng để đáp ứng nhucầu của mọi người về tiêu thụ chè
Ở Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu chè là một ngành thế mạnh, đóng góp quantrọng vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá của đất nước Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của diễnđàn kinh tế thế giới WTO Từ đó đến nay, ngành nông sản nói chung và ngành chè nóiriêng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể Sản xuất và xuất khẩu chè khôngngừng tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng Tuy nhiên, xuất khẩuchè Việt Nam vẫn còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa bền vững
"Chất lượng chè Việt Nam chưa được đánh giá cao, sản phẩm xuất khẩu chè ít cógiá trị gia tăng và không có thương hiệu tại các thị trường tiêu thụ lớn là những điểmbất lợi cho xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường thế giới" (Tạp chí Phát triển và Hộinhập, số 7, năm 2012)
Nhận thấy được những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu chè và mong muốn tìm
ra cách khắc phục và xây dựng hướng đi mới cho mặt hàng chè xuất khẩu, vì thế mà tôichọn đề tài "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của Việt Namsang thị trường Đài Loan"
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở lý thuyết về xuất nhập khẩu để tìm hiểu thực trạng
về tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Mục tiêu cụ thể:
Trang 10 Đánh giá, phân tích thành tựu, tồn tại, cơ hội và rủi ro trong xuất khẩuchè sang thị trường Đài Loan.
Nhận biết các tiềm năng lợi thế để đẩy manh xuất khẩu
Kiến nghị cá nhân, đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu số liệu thực trạng từ năm 2008 đến nay Đề tài tập trung phântích, đánh giá những vấn đề nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè sang thị trườngĐài Loan, không phân tích cả ngành chè và cũng không tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề chuyên ngành
4 Kết quả nghiên cứu:
Xác định được thành tựu và tồn tại, đánh giá được tình hình thực trạng vàxây dựng các giải pháp trong tương lai
Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu chè sang Đài Loan
Áp dụng tính khả thi của đề tài vào thực tế
5 Nội dung:
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu
Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sangthị trường Đài Loan
Trang 11CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu:
1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu:
1.1.1 Xuất khẩu:
Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP (ban hành 31/7/1998) hướng dẫn về thi hành luậtthương mại đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thươngnhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá , bao gồm cả hoạt động tạmnhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá”
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật (theo điều 28, mục 1, chương 2, Luật Thương mạiViệt Nam năm 2005)
Như vậy, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc giavới phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trườngnhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuấthiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng,song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, trong mọiđiều kiện từ vi mô cho đến vĩ mô, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sảnxuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao, cho đến những sản phẩm dịch vụ y tế,vân tải, giáo dục Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốcgia
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thờigian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn là vài ngày và cũng có thể diễn ra trong
Trang 12kéo dài nhiều năm Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ mộtquốc gia, hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.1.2 Thúc đẩy xuất khẩu:
Là các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ cho cácquốc gia khác trên thế giới và thu ngoại tệ hoặc trao đổi ngang giá (Đinh Thị Dung,2010)
Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường hay nước đang pháttriển như Việt Nam thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết Bởi một lý dohết sức đơn giản là thúc đẩy xuất khẩu đi đôi với tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ,tăng tiềm lực kinh tế, quân sự
Bởi vì thế hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nóiriêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt và lâu dài
1.1.3 Mục tiêu của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều bước tiến quan trọng trong việc phát triển nềnkinh tế của một quốc gia Hoạt đông thúc đẩy xuất khẩu vì thế rất quan trọng Và mụctiêu của xuất khẩu là:
Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn vàquan trọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho một quốc gia đang pháttriển như nước ta Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào việc làm cân bằng cán cânngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức dự trữ hối đoái, tăng cường khả năngnhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới
Thúc đẩy xuất khẩu cho chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của mình,
sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao động, đem lại lợinhuận cao Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khi đưa chúng vào phân công laođộng xã hội cho phép giảm bớt lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm
Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế pháttriển mạnh tronh lĩnh vục chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu Điều này dẫn đến việc
Trang 13thu hút được lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và giảm nhẹ cho xãhội Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầuđòi hỏi của thị trường quốc tế, chất lượng mẫu mã chủng loại hình thức của hàng hoá,
do vậy mà tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra một đội ngũlành nghề cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân
Xuất khẩu hàng hoá là phải xuất đi từ các sản phẩm phù hợp với yêu cầucủa thị trường quốc tế Chính vì vậy, buộc các doanh nghiệp tham gia vào làm hàngxuất khẩu phải có tính chủ động trong kinh doanh, liên kết tìm bạn hàng, tạo đượcnguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để đầu tư trang thiết bị hiện đại để xuất khẩu đượchàng hoá
Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợptác phân công và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế của mình hoà nhập vào nềnkinh tế thế giới
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho nhiều quốc gia có thể phát huy tối đa những lợi thếcủa mình về vốn, công nghệ, tài nguyên, nguồn lao động Đồng thời, xuất khẩu cũngtạo điều kiện cho nhiều quốc gia đang phát triển và những quốc gia kém phát triển cóđiều kiện tiếp thu được những công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến củacác quốc gia đi trước
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh
tế và thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước Vai trò của xuất khẩu được thể hiện chủyếu trên 3 yếu tố chủ đạo, đó là: đối với nền kinh tế thế giới, đối với nền kinh tế quốcgia và đối với doanh nghiệp
1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới:
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầutiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới
Trang 14Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực nàynhưng lại yếu ở lĩnh vực khác Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất lợi, tạo ra sựcân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hànhtrao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sảnphẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế Tuy nhiên hoạt đông xuất khẩu nhất thiết phảiđược diễn ra giữa những nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác Một quốcgia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinhtế thông qua hoạt động xuất khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa.
Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra điểm cólợi để khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sảnxuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt hàng không có lợithế tương đối Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm cho mỗi quốc gia khaithác được lợi thế tương đối cuả mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lựcnhư vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất hàng hoá Và vìvậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng
1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia:
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗiquốc gia cũng như toàn thế giới Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúcđẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước
Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn
là với mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãnnhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ
Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuấtkhẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu Đặc biệt ở các nước kém pháttriển , một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về
Trang 15vốn Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trìnhphát triển Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủđầu tư hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó Vì đây lànguồn bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được.
Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước
Để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặthàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới Họ sẽ phải dựavào những ngành hàng , những mặt hàng có lợi thế của đất nước cả về tương đối vàtuyệt đối Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu cácdoanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năngxuất lao động lên cao
Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất địnhhướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
+ Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăngcường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia
Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm,cải thiện đời sống nhân dân
Trang 16Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải thêmlao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ởnước ta Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêudùng của nhân dân.Tác động của xuất ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của cuộcsống như tạo ra công việc ổn định, tăng thu nhập
Như vậy có thể nói xuất khẩu tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết nhữngvấn đề thiết yếu của nền kinh tế Điều này nói lên tính khách quan của tăng cường xuấtkhẩu trong quá trình phát triển kinh tế
1.2.3 Đối với doanh nghiệp:
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham giavào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Những yếu tố đóđòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu phù hợp với thị trường
Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoànthiện công tác quản lý kinh doanh Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sảnxuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm,tạo thu nhập ổn định , tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đápứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệbuôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên
Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu
là rất quan trọng Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao
1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu:
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồnhàng xuất khẩu Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩunhằm phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều
Trang 17hình thức xuất khẩu khác nhau Tuy nhiên, để lựa chọn một hình thức xuất khẩu phùhợp thì doanh nghiệp cần phải dựa trên các yếu tố như mặt hàng xuất khẩu, thị trườngtiêu thụ, tài chính doanh nghiệp,… Một số hình thức xuất khẩu chủ yếu và hiệu quảthường được các doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm:
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổihàng hoá với các đối tác nước ngoài
Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhaucùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp
mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại cũng có thể tạo thành mộthợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác):
Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng
ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác Xuấtkhẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bênnhập khẩu Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch muabán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán mà phải thông qua bên thứ 3 - ngườinhận uỷ thác
1.3.3 Xuất khẩu theo nghị định thư:
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho
để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài trên
cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ
1.3.4 Xuất khẩu tại chỗ:
Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổbiến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại Đặc điểm của loại hàng xuất này là hàng hoákhông cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực
Trang 18tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu Mặt khác, doanhnghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vậnchuyển, mua bảo hiểm hàng hoá Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn.
1.3.5 Tái xuất khẩu:
Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã nhậpkhẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sảnxuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đótái xuất
Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vớimục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra Các bên tham gia gồmcó: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu
Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
- Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: Trong đó hàng hoá đi từ nước xuất
khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu.Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ nước tái xuất trảtiền cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu
- Chuyển khẩu : Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất
khẩu) để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tụcnhập khẩu vào nước tái xuất Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu vàthu tiền về từ nước nhập khẩu
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh tế quốc tế, vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia
Vì vậy, hoạt động xuất khẩu bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố từ môi trường kinh tế,
kể cả môi trường vĩ mô và vi mô Xét trên 3 khía cạnh lớn là: các nhân tố quốc tế, cácnhân tố quốc gia và các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.1 Các nhân tố quốc tế:
Trang 19Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia Có ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp Có thể kể đến cácnhân tố:
- Môi trường kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu vàkhả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu củadoanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu
là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình hìnhlãi xuất
- Môi trường luật pháp
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốcgia Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm cácquốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
- Môi trường văn hoá xã hội
Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnhhưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàngcủa khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp
- Môi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, cáccông ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩunhất định Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâmnhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình
1.4.2 Các nhân tố quốc gia:
Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát củadoanh nghiệp Các nhân tố đó bao gồm:
- Nguồn lực trong nước
Trang 20Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước
có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động Về mặt ngắnhạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến độngcủa xuất khẩu Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi
để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, maymặc giầy dép
- Nhân tố công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, vàmang lại nhiều lợi ích , trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao Nhờ sự pháttriển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán vớicác bạn hàng qua điện thoại , fax giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian Giúp các nhàkinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời Yếu tố công nghệ cũng tác độngđến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu Khoa học công nghệ còntác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng
- Cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Cơ sở hạ tầnggồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông tin,hệ thống ngân hàng cóảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu
- Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước
Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ởhiện tại mà cón ảnh hưởng trong tương lai Vì vậy doanh nghiệp phải tuân theo vàhưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghệp phải có kế hoạch trong tương lai chophù hợp
- Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiệnchiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu Do vậy doanhnghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang
Trang 21nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp.Để biết được tỷ giá hốiđoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước ,theo dõi biến động của nó từng ngày Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối đoái đượcđiều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát.
- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước
Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặtkhác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện
ở số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc các mặt hàng khác
có thể thay thế được Hiện nay, nhà nước Việt Nam có chủ trương khuyến khích mọidoanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh
1.4.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:
Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác độnglàm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình Bao gồm các nhân tốsau:
- Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viênđến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá Việc thiết lập cơ cấu tổ chứccủa bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tốquyết định tính hiệu quả trong kinh doanh Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lýcách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh nói chung
và hoạt động xuất khẩu nói riêng
- Yếu tố lao động
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động Hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sángtạo và trực tiếp điều hành các hoạt động Trình độ và năng lực trong hoạt động xuất
Trang 22khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh nghiệp
là vốn Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn đểthực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra Năng lực tài chính cóthể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khácnhau, tốc độ và thời gian khác nhau tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đốivới doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, những thay đổi này
để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt độngxuất khẩu
2 Tổng kết chương I:
Những cơ sơ lý thuyết về xuất khẩu là nền móng cho hoạt động xuất khẩu thànhcông trong thực tế Khi nắm bắt được thay đổi của môi trường kinh doanh kịp thòi thìdoanh nghiệp có thể dễ dàng đặt ra cho mình những hướng đi thích hợp trong tương lai
để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả tốt nhất Không chỉ doanh nghiệp, các ngành xuấtkhẩu của một quốc gia và cả quốc gia đó cũng cần phải có những hướng đi phù hợp vớithời thế thị trường, đáp ứng được khả năng nhập khẩu của thụ trường thế giới Nhưvậy, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia sẽ đem lại một nguồn thu kim ngạch đáng
kể vào ngân sách quốc gia
Chè cũng là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam Hoạt độngxuất khẩu chè đang ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu, thoả mãn được nhu cầungười tiêu dùng trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Đài Loan nói riêng Ởchương 2, bài viết sẽ phân tích thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trườngĐài Loan dựa trên những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các số liệu thống kê của các
Trang 23cơ quan có uy tín Trên thực trạng đó sẽ đánh giá những thành tựu và tồn tại, cơ hội vàthách thức trong tương lai khi xuất khẩu chè sang Đài Loan.
Trang 24CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM VÀO
THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
1 Khái quát chung về Đài Loan và thị trường chè Đài Loan:
1.1 Khái quát chung về Đài Loan và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Đài Loan:
Đài Loan là một hòn đảo với tổng diện tích gần 36.000 km2 với khoảng 24 triệungười Nhìn lại chiều dài lịch sử, Đài Loan và Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều từ nềnvăn hoá Trung Hoa Vì vậy, hai nước có những nét tương đồng về văn hoá, xã hội Vănhoá Đài Loan là một sự pha trộn của nhiều dòng khác nhau, kết hợp chặt chẽ với cácyếu tố của văn hóa cổ truyền Trung Hoa, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân tộc của đa số
cư dân hiện nay, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và các sắc màu đến từPhương Tây
Tưởng chừng sự phát triển kinh tế cũng tỉ lệ thuận với sự nhỏ bé của đất nướcnày, nhưng không, có một sự khác biệt rất lớn Nền kinh tế đất nước Đài Loan pháttriển với một tốc độ “thần kỳ” Trong nửa cuối thế kỷ 20, Đài Loan đã tiến hành côngnghiệp hoá một cách nhanh chóng, và điều này được mệnh danh là “thần kỳ Đài Loan”.Đài Loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con rồng châu
Á
Năm 1962, Đài Loan có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người là 170 đô là Mỹ.Năm 2008, thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 đô là Mỹ, chỉ số Phát triểnCon người (HDI) cũng tương đương với các nước phát triển HDI của Đài Loan năm
2007 là 0,943 (xếp thứ 27, rất cao), và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cáchtính mới của Liên Hiệp Quốc
Nền kinh tế Đài Loan là một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần sự canthiệp của chính phủ vào đầu tư và thương mại Để giữ được xu hướng này, một số lớndoanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tưnhân hóa Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa Đài Loan có
Trang 25thặng dư thương mại và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào loại lớn so với nhữngnước phát triển.
Lập lại mối quan hệ ngoại giao vào năm 1980, quan hệ Việt Nam – Đài Loan bắtđầu phát triển và không ngừng nâng cao cho đến nay Kim ngạch xuất khẩu của cả haiquốc gia năm sau luôn cao hơn năm trước cho đến nay, tăng trưởng xuất nhập khẩu haichiều tăng bình quân 10-15%/năm Các nhà đầu tư Đài Loan chiếm vị trí số một trongcác nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong nhiều năm Đầu tư của Đài Loan trảikhắp 50 tỉnh thành Việt Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, BìnhDương, thành phố Hồ Chí Minh,… Các tỉnh phía Bắc, kể cả các thành phố lớn như HàNội, Hải Phòng vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư Đài Loan Tính luỹ kế từ năm
1988 đến tháng 9/2013, Đài Loan đã đầu tư 2.262 dự án tại Việt Nam với tổng vốn là27,5 tỉ USD Chín tháng đầu năm 2013, có 41 dự án với tổng vốn 28,6 triệu USD.Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự sụt giảm về sự đầu tư của Đài Loantại Việt Nam Theo ông Tăng Hiển Chiếu, Trưởng phòng Kinh tế - Văn hoá Kinh tếĐài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh, thì nguyên nhân của sự sụt giảm đó là: “Thời gianqua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Đài Loan gặp khókhăn Ngoài ra, môi trường đầu tư Việt Nam thay đổi đã ảnh hưởng đến đầu tư khôngnhững của doanh nghiệp Đài Loan mà còn của các nước khác Pháp luật, các chínhsách, quy định về thuế, bảo vệ môi trường còn chưa rõ ràng là những thách thức lớnđối với các nhà đầu tư Song song đó, hạ tầng kỹ thuật còn thấp, chi phí logistic caocũng là điểm nhà đầu tư ngán ngại Nhà đầu tư cũng than phiền chi phí ngoài giá chứng
từ sổ sách (phí bôi trơn) quá lớn Chúng tôi rất mong Chính phủ Việt Nam tích cựcxây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ổn định chính sách vĩ mô và đặc biệt
là có chính sách thuế minh bạch hơn để ổn định đầu tư” (theo Báo Người Lao Động,ngày 25/10/2013)
1.2 Thị trường chè Đài Loan:
1.2.1 Chính sách ngoại thương của Đài Loan đối với mặt hàng chè:
Trang 26 Đài Loan áp dụng chính sách tối huệ quốc MFN vào việc quy định mứcthuế quan đối với mặt hàng chè Mức thuế quan tối huệ quốc và thuế tiêu thụ cho từngquốc gia khác nhau là khác nhau.
Bảng 2.1: Mức thuế quan MFN và thuế tiêu thụ đối với mặt hàng chè khi
nhập khẩu vào Đài Loan của một số quốc gia
(Nguồn: http://www.dutycalculator.com/dc/266569/home-garden/kitchen-dining/glasses-for-drinking/import-duty-rate-for-importing-tea-taiwan-from-taiwan-roc to-
Chè là một trong 9.679 mặt hàng nhập khẩu vào Đài Loan mà không cần
Bộ Ngoại thương Đài Loan cấp giấy phép
Là thành viên thứ 144 của WTO, Đài Loan về cơ bản đã hài hòa được cácquy định liên quan đến xuất nhập khẩu với các quy định chung của WTO Chè muốnnhập khẩu vào Đài Loan phải đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp định về y tế, an toàn
vệ sinh thực phẩm và môi trường
Các tiêu chuẩn quốc tế được Đài Loan quy định đối với mặt hàng chè lànhững tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trên thế giới như tiêu chuẩn HACCP, tiêu
Trang 27chuẩn đóng gói bao bì SEV, tiêu chuẩn kĩ thuật RFA (Rainforest Alliance), UTZCertified, tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global Gap,…
Bên xuất khẩu sẽ phải là người kiểm đinh và cung cấp những chứng nhậntiêu chuẩn cho bên nhập khẩu trước khi nhập khẩu vào Đài Loan Nếu không, cơ quankiểm định phía nhà nhập khẩu Đài Loan sẽ tiến hành kiểm định hàng hóa và chi phí sẽđược tính theo giờ Các cơ quan kiểm định được Đài Loan cấp phép là các cơ quankiểm định độc lập, các trường Đại Học hoặc các cơ quan kiểm định của chính phủ
Ngoài các yêu cầu chung, Đài Loan còn có những yêu cầu kĩ thuật riêngqui định cho từng loại chè khác nhau
Trang 28Thơmmạnh tựnhiên,thoángcốm
Đậm dịu,
rõ ngọthậu
Vàngxanh,mềm, đều
tương đối đều,màu xanh đen
Vàng xanh,sánh
Thơmmạnh tựnhiên
Đậm dịu,
có ngọthậu
Vàngxanh,mềm
hơn OP, tươngđối xoắn, màuxanh đen,thoáng cẫng
nhỏ, tương đốiđều, màu vàngxanh
Vàng đậm Thơm
nhẹ,thoángmùi chègià
Chát hơixít
Vàngxám
Bảng 2.2: Các yêu cầu cảm quan đối với mặt hàng chè xanh khi nhập khẩu vào
Đài Loan
(Nguồn: Website Hiệp hội Chè Việt Nam Vitas, http://www.vitas.org.vn)
Trang 292 Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam:
2.1 Vai trò của xuất khẩu chè:
Hoạt động xuất khẩu chè có những vai trò nhất định trong công cuộc phát triểnnền kinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đối ngoại cũngnhư nâng cao đời sống cho người dân.Những lợi ích có thể xem xét:
Xuất khẩu chè góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoánông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống chongười dân
Cây chè gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nông dânvùng núi trung du Ở các vùng trung du miền núi cây chè được trồng và nhiều vùng câychè là cây chủ đạo đóng góp chính vào thu nhập của người dân.theo số liệu thống kêhiện nay nước ta có khoảng 175 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải rác ở các tỉnh trong đó ởnước ta phân ra bảy vùng trồng chè, với số lượng chè chế biến gần 1800 tấn chè búptươi / ngày và giá mua ổn định sẽ tạo điều kiện cho người trồng chè có thu nhập ổnđịnh.Hàng năm xuất khẩu chè giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động
Sản xuất chè góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất , giúp cân bằngsinh thái Cây chè giúp tận dụng được lượng đất trống đồi trọc ở các vùng núi và trung
du, giúp chống xói mòn giảm thiên tai, điều hoà khí hậu và cân băng môi trường sinhthái Rõ ràng không thể phủ nhận những vai trò mà cây chè mang lại cho nền kinh tếnước ta
2.2 Kim ngạch xuất khẩu chè:
Sản phẩm chè Việt Nam hiện có mặt trên 118 thị trường quốc tế, và được bảo vệbản quyền thương hiệu tại 70 quốc gia Tuy kim ngạch xuất khẩu chè là khá nhỏ so vớitổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, nhưng cũng một phần nào đóng góp cho sự pháttriển và công cuộc công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước
Trang 30Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu chè 2008 - 2013
(Nguồn: Website Hiệp hội Chè Việt Nam Vitas, http://www.vitas.org.vn)
Có thể thấy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam không ngừngtăng đều qua các năm Tuy nhiên, ngành chè đang giảm dần về tốc độ xuất khẩu Sovới cùng kì 10 tháng đầu năm 2012, thì sản lượng xuất khẩu chè giảm 5,7% Các thịtrường lớn cũng giảm dần về sản lượng nhập khẩu như thị trường Pakistan là thị trườngnhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam giảm đến 16,3%, các thị trường Đức, SaudiArabia, Ba Lan, Ấn Độ cũng giảm mạnh Sở dĩ có sự sụt giảm này là do còn nhiều tồnđọng trong việc sản xuất và xuất khẩu chè
Theo TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triểnnông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT): “Thực tế rằng, ngành chè Việt Nam đang cóvấn đề từ giống, tuổi vườn chè, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật sửdụng, chế biến, thu hoạch Chính vì những bất cập này đã kéo theo cả chuỗi giá trị sảnxuất, xuất khẩu chè Việt Nam xuống thấp” (Báo Dân trí, ngày 5/11/2013)
2.3 Phương thức xuất khẩu:
Trước những năm 1990, chè Việt Nam được xuất khẩu sang Liên Xô cũ và cácnước Đông Âu theo hình thức trả nợ hoặc hàng đổi hàng Tuy nhiên, đến năm 1991,Liên xô sụp đổ, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng tạm bị gián đoạn Từ 1990 –
1993, xuất khẩu chè của Việt Nam không đáng kể do việc thâm nhập vào những thịtrường mới của các doanh nghiệp chè Việt Nam gặp nhiều khó khăn Và thương hiệuchè Việt Nam còn khá xa lạ đối với người tiêu dùng chè trên thế giới Vì vậy, phương