1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

101 1,5K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 885,5 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ11.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng.11.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.11.1.2. Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư.21.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI.41.1.3.1. Toàn cầu hoá41.1.3.2. Khu vực hoá41.1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam.51.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư.61.2.1. Khái niệm xúc tiến đầu tư.61.2.2. Vai trò của xúc tiến đầu tư.81.2.3. Nội dung công tác xúc tiến đầu tư.91.2.3.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư101.2.3.2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác121.2.3.3. Xây dựng hình ảnh đất nước121.2.3.4. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư131.2.3.5. Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư131.2.3.6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả131.2.4. Các kĩ thuật xúc tiến đầu tư.141.2.5. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư.161.3.Mối quan hệ giữa công tác xúc tiến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài.171.3.1.Đối với nhà đầu tư nước ngoài:171.3.2. Đối với nước nhận đầu tư:18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM202.1. Vài nét về hoạt động FDI tại Việt Nam.202.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam422.2.1. Cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư422.2.1.1. Bé Kế hoạch và Đầu tư432.2.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố442.2.1.3. Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp462.2.2. Khái quát chương trỡnh xỳc tiến đầu tư của Quốc gia giai đoạn 2008-2015.462.2.3. Công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam.482.2.3.1. Những hình thức xúc tiền đầu tư mà Việt Nam đã thực hiện.482.2.3.2.Đỏnh giá sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam.562.2.4. Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam.592.2.5. Ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam.612.3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam62CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG THU HểT NGUỒN VỐN FDI663.1. Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2009 – 2015.663.2. Một số giải pháp683.2.1. Thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia683.2.1.1. Sự cần thiết có một cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư cấp quốc gia683.2.1.2.Mét số đề xuất trong quy trình thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia693.2.2. Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư723.2.3. Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư763.2.4. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm773.2.4.1 Sù cần thiết phải có chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm783.2.4.2 Xác định ngành mòi nhọn và các nguồn tiềm năng.783.2.5. Cải thiện môi trường đầu tư813.2.6. Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư.823.2.6.1. Chiến lược và kỹ thuật tạo dựng hình ảnh.833.2.6.2. Chiến lược và kỹ thuật vận động những nhà đầu tư tiềm năng.893.2.6.3. Nâng cấp các dịch vụ đầu tư91TÀI LIỆU THAM KHẢO94

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1

1.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng 1

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1

1.1.2 Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư 2

1.1.3 Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI 4

1.1.3.1 Toàn cầu hoá 4

1.1.3.2 Khu vực hoá 4

1.1.3.3 Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam 5

1.2 Hoạt động xúc tiến đầu tư 6

1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư 6

1.2.2 Vai trò của xúc tiến đầu tư 8

1.2.3 Nội dung công tác xúc tiến đầu tư 9

1.2.3.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 10

1.2.3.2 Xây dựng các mối quan hệ đối tác 12

1.2.3.3 Xây dựng hình ảnh đất nước 12

1.2.3.4 Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư 13

1.2.3.5 Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư 13

1.2.3.6 Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả 13

1.2.4 Các kĩ thuật xúc tiến đầu tư 14

1.2.5 Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư 16

1.3.Mối quan hệ giữa công tác xúc tiến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài 17

1.3.1.Đối với nhà đầu tư nước ngoài: 17

1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư: 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 20

2.1 Vài nét về hoạt động FDI tại Việt Nam 20

2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam 42

2.2.1 Cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư 42

2.2.1.1 Bé Kế hoạch và Đầu tư 43

2.2.1.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố 44

2.2.1.3 Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp 46

Trang 2

2.2.2 Khái quát chương trỡnh xỳc tiến đầu tư của Quốc gia giai đoạn

2008-2015 46

2.2.3 Công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam 48

2.2.3.1 Những hình thức xúc tiền đầu tư mà Việt Nam đã thực hiện 48

2.2.3.2.Đỏnh giá sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam 56

2.2.4 Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam 59

2.2.5 Ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam 61

2.3 Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG THU HểT NGUỒN VỐN FDI 66 3.1 Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2009 – 2015 66

3.2 Một số giải pháp 68

3.2.1 Thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia 68

3.2.1.1 Sự cần thiết có một cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư cấp quốc gia 68

3.2.1.2.Mét số đề xuất trong quy trình thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia 69

3.2.2 Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư 72

3.2.3 Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư 76

3.2.4 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm 77

3.2.4.1 Sù cần thiết phải có chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm 78

3.2.4.2 Xác định ngành mòi nhọn và các nguồn tiềm năng 78

3.2.5 Cải thiện môi trường đầu tư 81

3.2.6 Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư 82

3.2.6.1 Chiến lược và kỹ thuật tạo dựng hình ảnh 83

3.2.6.2 Chiến lược và kỹ thuật vận động những nhà đầu tư tiềm năng 89

3.2.6.3 Nâng cấp các dịch vụ đầu tư 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT

ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng.

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong vòng 20 năm trở lại đây hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ForeignDirect Investment - FDI) ngày càng có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triểnkinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới Ngày nay các quốc gia đều nhận thứcđược những lợi Ých to lớn mà FDI đem lại cho nước chủ nhà Bên cạnh việc cungcấp một nguồn tài chính lâu dài, FDI còn tạo điều kiện cho việc chuyển giao nguồntài sản phi vật chất như công nghệ, tay nghề và bí quyết quản lý, do đó góp phầnđẩy nhanh tăng trưởng và phát triển FDI cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếpcận thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệptrong nước

Theo cách định nghĩa và phân loại trong Tài liệu hướng dẫn về Cán cânThanh toán của của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư nước ngoài của tư nhân đượcchia làm 3 loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và phương thức đầu tư khác

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hình thức đầu tư quốc tế trong

đó, một thực thể của một nền kinh tế có mối liên hệ lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác.[1] Côm từ "mối liên hệ lâu dài" ở đây đượchiểu là mối quan hệ tồn tại trong một thời gian dài giữa nhà đầu tư trực tiếp vàdoanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với côngviệc điều hành doanh nghiệp

Cách định nghĩa của OECD lại đưa ra một mức chuẩn về tỉ lệ góp vốn: mét doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp liên doanh hoặc không liên doanh trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu tối thiểu là 10% cổ phần phổ thông hoặc 15% quyền biểu quyết.[2] Điểm mấu chốt trong hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Tuynhiên, không phải mọi quốc gia đều sử dụng ngưỡng 10% để xây dựng định nghĩa

Trang 4

đầu tư trực tiếp nước ngoài Bởi vậy các số liệu thống kê lượng vốn FDI của các tổchức khác nhau có thể không giống nhau.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 3 phần

 Vốn cổ phần, bao gồm cả vốn điều lệ của chi nhánh và các khoản gópvốn khác

Lợi nhuận tái đầu tư dưới dạng cổ phần hoặc chuyển nợ liên công ty

Các khoản vốn tương ứng với các khoản chuyển nợ liên công ty

Có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư mới - Greenfield Investment (thành lập mới doanh nghiệp liên

doanh hoặc 100% vốn nước ngoài)

Mua lại và sáp nhập -Merger & Acquisition (mua lại và sáp nhập một

doanh nghiệp hiện có hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ phần hoặc

đã được cổ phần hoá)

Ở nhiều quốc gia, mua lại và sáp nhập là một hình thức quan trọng của đầu tưtrực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam do nhữngquy định hạn chế cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội địa Cùng với nhữngchính sách cải cách đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu được thực thi, mua lại vàsáp nhập có thể trở thành hình thức quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt Nam những năm tới

1.1.2 Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư.

FDI có thể mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư rất nhiều lợi Ých, có những lợiÝch trực tiếp và xác định, song cũng có những lợi Ých gián tiếp khó nhận biết hơn.Dưới đây là những lợi Ých cơ bản mà FDI mang lại cho nền kinh tế các nước đangphát triển

Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển, giỳp cỏc nước này thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nếu như trong thời kỳ 1991-1995,

vốn FDI chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam thì thời kỳ1996-2000, tỉ lệ này là 24%.[14] Nguồn vốn này đã góp phần đưa Việt Nam ra khỏikhủng hoảng kinh tế xã hội, giúp khi thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nhữngnguồn lực trong nước tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Hiện nay, vốn

Trang 5

FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Tạo công ăn việc làm - Lợi Ých dễ thấy nhất của FDI chính là tạo nhiều

việc làm ổn định cho người lao động nước sở tại, tăng thu nhập và cải thiện mứcsống cho người dân Tổng sỗ lao động hiện đang làm việc tại các cơ sở có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài trên khắp thế giới ước tính đến năm 2001 là khoảng 54triệu người Khu vực FDI còng thu hót hơn một nửa số lao động trong lĩnh vực sảnxuất của Singapo Tại Hồng Kụng, Malaixia và Srilanka tỉ lệ lao động trong khuvực này cũng đang tăng lên nhanh chóng so với tổng lao động xã hội

Tăng thu ngân sách - FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các

khoản thuế Ngay cả khi các doanh nghiệp liên doanh được miễn hoàn toàn thuế thunhập của doanh nghiệp liên doanh, nhà nước vẫn có thể tăng thu ngân sách từ thuếthu nhập cá nhân nhà đầu tư và các loại thuế gián tiếp khác Đóng góp vào ngânsách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời kỳ 1996-2000 làkhoảng 1,45 tỉ USD, chiếm 6-7% tổng ngân sách.[12] Tại Trung Quốc, tổng số thuếthu được từ khu vực FDI trong năm 2001 đã tăng 30% so với năm 2000, chiếm 19%tổng số thuế thu được vào ngân sách trong năm.[18]

ảnh hưởng tích cực đến đầu tư trong nước- Dòng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài sẽ kích thích đầu tư nội địa và các công ty này có thể trở thành cỏc kờnhphân phối hoặc trở thành công ty cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài Bêncạnh đó, sức Ðp cạnh tranh từ các công ty nước ngoài cũng kích thích các công tynội địa tăng cường đầu tư

Chuyển giao công nghệ - FDI có thể giúp nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận

được với công nghệ mới trên thế giới qua thông qua việc đầu tư hoàn toàn dâychuyền sản xuất mới tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc góp vốn bằngcông nghệ trong doanh nghiệp liên doanh

Nâng cao tay nghề cho người lao động - Người lao động ở nước sở tại làm

việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có điều kiện tiếp thu các kĩnăng mới về kỹ thuật và quản lý, nhờ đó tăng năng suất cũng như hiệu suất laođộng Năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI trong khu vực sản xuất tạiAilen, Hà Lan và một số nước đang phát triển ở Châu á như Trung Quốc, Đài Loan,

Trang 6

Singapo đều cao gấp hai lần hoặc hơn so với năng suất lao động trong các công tynội địa.[10]

Đẩy mạnh xuất khẩu - Rất nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có

định hướng xuất khẩu Nhờ quy mô và khả năng tiếp cận với mạng lưới phân phối

và mạng lưới marketing quốc tế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng xâmnhập thị trường xuất khẩu hơn so với các công ty nội địa Nếu có cách quản lý thíchhợp, nhiều quốc gia có thể tận dụng hoạt động FDI để tăng mức xuất khẩu của nước

họ và thu ngoại tệ Trong năm 2000, tổng doanh thu xuất khẩu của khu vực FDIchiếm tới 50.8% toàn bé doanh thu xuất khẩu của Trung Quốc[18], 23% tổng doanhthu xuất khẩu của Việt Nam.[12]

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước - Trong quá trình

tương tác với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nội địa có thể nângcao chất lượng cũng như uy tín của mình, do đó tăng cường được sức cạnh tranhtrên thị trường quốc tế

Tăng cường cạnh tranh nền kinh tế - FDI góp phần kích thích tăng trưởng

chung của một nền kinh tế nhờ đẩy mạnh cạnh tranh trong những ngành mà có chỉmột số Ýt các công ty nội địa đang chiếm vị trí độc tôn

1.1.3 Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI.

1.1.3.1 Toàn cầu hoá

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, các công

ty đều có khả năng chọn lùa địa điểm sản xuất thích hợp nhất nhằm giảm giá thànhsản xuất

Tiến trình toàn cầu hoỏ đó đem lại cho các quốc gia có nguồn lao động rẻ nhưViệt Nam khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của mình và thu hót nhiều hơnnguồn vốn FDI Điều quan trọng là các quốc gia này phải đảm bảo giảm thiểu cácrào cản trong quá trình xâm nhập và hoạt động của nhà đầu tư, các chi phí hoạtđộng khác phải ở mức hợp lý, và những hạn chế mang tính quan liêu trong công tácquản lý hoạt động kinh doanh phải dần được dỡ bỏ Nếu các quốc gia không tậndụng tốt những cơ hội này, họ sẽ đánh mất tính cạnh tranh và tụt lại phía sau lànsóng phát triển toàn cầu

Trang 7

1.1.3.2 Khu vực hoá

Quá trình toàn cầu hoỏ đó đưa đến sự hình thành các liên kết khu vực như

EU, ASEAN, APEC,… Các liên kết này nhằm tạo ra các khu vực kinh tế rộng lớnhơn trong đó lợi thế tương đối cũng như lợi thế kinh tế quy mô được phát huy tốiđa

1.1.3.3 Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam.

Có 3 sự kiện lớn đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Namcòng nh chiến lược thu hót và xúc tiến đầu tư của Việt Nam

Việt Nam cam kết gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và thực hiện lộ trỡnh cắt giảm thuế quan.

Theo cam kết tự do hoá thương mại, Việt Nam đã cắt giảm thuế nhập khẩuđối với phần lớn hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN xuống mức tối đa là 20% vào năm

2003 và tiếp tục giảm xuống 0 -5% vào đầu năm 2006 Thuế nhập khẩu trung bìnhđối với hàng hoỏ cú xuất xứ ASEAN giảm 50% kể từ đầu năm 2004 Thuế nhậpkhẩu đối với các mặt hàng sợi, da, gỗ, thủy tinh, gốm sứ và thực phẩm từ ASEANgiảm hơn 60% từ đầu năm 2004 Các nước ASEAN khác cũng cam kết giành chohàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam điều kiện ưu đãi tương tự.[3]

Chương trình hợp tác thương mại của ASEAN đem lại cho Việt Nam cơ hộixâm nhập thị trường khu vực Tuy nhiên, Việt Nam còng phải đối mặt với nhữngthách thức từ việc thực hiện khu vực tự do mậu dịch ASEAN, các công ty Việt Nam

sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ, chất lượng cao Nhà nướccũng sẽ không thể áp dụng các biện pháp quản lý hạn ngạch để bảo vệ các công tynội địa

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 2001 và hiện đang trongquá trình thực hiện Hiệp định này kêu gọi cắt giảm 30 - 50% thuế nhập khẩu đốivới một số mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp, dỡ bỏ hạn ngạch đối với hầu hếtcác mặt hàng trong vòng 3 - 7 năm và bao gồm các điều khoản cam kết tạo điềukiện cho các công ty Mỹ xâm nhập vào khu vực dịch vụ Quyền tự do buôn bán củacác công ty Mỹ cũng sẽ được thực thi trong vòng 3 - 6 năm

Trang 8

Theo tinh thần của hiệp định, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các công ty

Mỹ trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, viễn thông Vấn đề bảo vệ quyền sởhữu trí tuệ cũng được chú trọng Việt Nam sẽ phải xoá bỏ các biện pháp đầu tưtrong thương mại ( Trade-related Investment Measures) Hai nước cam kết sẽ thựchiện các nghĩa vụ của mình trong vấn đề bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ trong thươngmại

( Trade-related Intellectual Property Rights).[4]

Các quy định về đầu tư cũng sẽ được ban hành rõ ràng và kịp thời sau khi đó

cú sự bàn bạc tham khảo ý kiến, do đó làm tăng tính rõ ràng của hệ thống các quyđịnh pháp lý về hoạt động đầu tư

Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

Việt Nam đưa ra các điều khoản cam kết cụ thể vào tháng 1 năm 2002 Phiên họpthứ 5 của nhóm làm việc về vấn đề gia nhập của Việt Nam vào tháng 4/2002 đãxem xét các đàm phán thỏa thuận song phương của Việt Nam và kế hoạch hànhđộng đối với một số hiệp định của WTO Phiên họp thứ 6 vào tháng 12/2002 đóđỏnh đấu sự khởi đầu của quá trình đàm phán trở thành thành viên của WTO

Thực hiện tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện cácđiều khoản sau:[5]

Không phân biệt đối xử: Tất cả các thành viên WTO đều phải áp dụngnguyên tắc tối huệ quốc trong chính sách thương mại của mình, không phân biệt đối

xử giữa hàng hoá dịch vụ nội địa với nước ngoài và không phân biệt đối xử giữa cácquốc gia

Từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại qua cỏc vũng đàm phán

Tăng tính có thể dự đoán của các chính sách thương mại bằng cách tuân thủcác cam kết về mở cửa thị trường và hạ thấp các rào cản thương mại

Hạn chế sử dụng các biện pháp phi thuế quan

*

Xu hướng đầu tư quốc tế, khu vực cũng như ảnh hưởng của những sự kiện trênđây đều là những nhân tố quan trọng tác động đến dòng chảy FDI vào Việt Nam nói

Trang 9

riêng và của thế giới núi chung.Ngiờn cứư chiến lược thu hót và xúc tiến đầu tư giaiđoạn tới cũng nhất thiết phải tính đÕn những ảnh hưởng từ các yếu tố này.

1.2 Hoạt động xúc tiến đầu tư.

1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư.

Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với quốc gia nào Trong bối cảnh cácquốc gia đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị hấp dẫn bởinơi nào có điều kiện phù hợp nhất Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các quốc gia để thuhót nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có xuhướng suy giảm trong những năm sắp tới

Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, cácquốc gia giờ đõy lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hót họ Trọng tâm của giải phápnày là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư còng nh việc đề ra cácchiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu tư Vai trò ngày càng quan trọngcủa vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giê hết,không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển

Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơnthuần là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành vậnđộng chung chung Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến

đầu tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một loạt các biện pháp nhằm thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm (Product strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến (Promotional strategy).

Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm, theo khái niệm xúc tiến đầu tư, được hiểu

là chính quốc gia tiến hành xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược sản phẩm là việcquốc gia đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp Để làm được điều này, họ cầnphải nắm được những lợi thế còng nh bất lợi nội tại của nước mình trong mối tươngquan đến các đối thủ cạnh tranh

Chiến lược giá cả: Giá cả ở đây chính là giá cả xây dựng và hoạt động của

nhà đầu tư ở nước tiếp nhận, bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, chi phí cố đinh,thuế ưu đãi, thuế bảo hộ…

Trang 10

Chiến lược xúc tiến: bao gồm các hoạt động nhằm phổ biến thông tin hoặc

tạo dựng hình ảnh của quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho những nhàđầu tư có triển vọng

Alvin G Wint, năm 1992, trong tác phẩm nghiên cứu của mình với tựa đề

“Public Marketing of Foreign Investment: Successful International Offices StandAlone”, định nghĩa XTĐT “là những nỗ lực của một chính phủ nhằm truyền đạtthông tin về môi trường đầu tư của đất nước mình tới các nhà đầu tư nước ngoài,thuyết phục và trợ giúp họ đầu tư hoặc tái đầu tư vào đất nước mỡnh”

Nhà kinh tế học người Mỹ Theodore H Moran, tác giả cuốn “Foreign DirectInvestment and Development: The new policy agenda for Developing Countries andEconomies in Transition (1998)”, đã xem xét XTĐT dưới góc độ là một vấn đề củaviệc phân phối thị trường và đưa ra kết luận có tính 2 chiều Ông cho rằng trong thịtrường cạnh tranh hoàn hảo, XTĐT không có ý nghĩa gì hơn là sự can thiệp của chínhphủ vào nền kinh tế, làm méo mó sự phân phối nguồn lực, hạn chế những ngành côngnghiệp không được khuyến khích Còn ở thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,XTĐT lại được giải thích như những nỗ lực của chính phủ trong việc thu hút FDI, tuynhiên cái giá phải trả cho sự can thiệp này là nền kinh tế có thể bị bóp méo

Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới trong vài năm gần đây đú cỳ cáinhìn rõ ràng hơn về nội dung cũng như tầm quan trọng của công tác XTĐT Trongnghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam” do công ty PriceWaterhouseCoopers thực hiện năm 2003 dưới sự tài trợ của

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), khái niệm về “xỳc tiến đầu tư” được đưa

ra như sau:

Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một biện pháp tiếp thị tổng hợp của cácchiến lược sản phẩm, xúc tiến và giá

Sản phẩm, trong khái niệm về xúc tiến đầu tư, chính là quốc gia tiếp nhận đầu

tư Để phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp, cần phải hiểu những thuận lợi vànhững bất lợi thực sự của quốc gia trước các đối thủ cạnh tranh

Trang 11

Xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông tin về hoặc các nỗ lực tạo nênmột hình ảnh về quốc gia và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềmnăng.

Giá cả là giá mà nhà đầu tư phải trả để định vị và hoạt động tại quốc gia đú.Giỏ này có thể bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu đãi, bảo hộthuế quan,…

1.2.2 Vai trò của xúc tiến đầu tư.

Xúc tiến đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi các chủ đầu tư cònđang trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lùa chọn địa điểm đầu tư Hoạt động xúctiến đầu tư đến cho chủ đầu tư những thông tin liên quan đến ý định đầu tư của họ,giúp họ có được một tầm nhìn bao quát về quốc gia đó để cân nhắc, lùa chọn Nhvậy hoạt động xúc tiến đầu tư giỳp cỏc chủ đầu tư rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạođiều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định

Sau bước tạo dựng hình ảnh khâu tiếp theo của xúc tiến đầu tư là tập trungvận động các nhà đầu tư tiềm năng, có thể nói ở đây hoạt động xúc tiến đầu tư đã

"chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữuhiệu của hệ thống khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư tiềm tàng ở nướcngoài"[19], cung cấp cho họ lượng thông tin kịp thời, chính xác, tạo điều kiện cho họnhanh chóng tính toán sổ sách, mức độ sinh lợi, rủi ro để đi đến quyết định đầu tư.Bên cạnh đú, cỏc dịch vụ đầu tư giỳp cỏc chủ đầu tư có được thông tin về thịtrường nội địa, được tư vấn về lực lượng nhân công cũng như về thủ tục đăng ký,cấp phép, được giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự ỏn… để chủ đầu

tư có thể nhanh chóng đi vào hoạt động một cách thuận lợi và hiệu quả

Với ý nghĩa đó, xúc tiến đầu tư đã trở thành nội dung chính của hoạt động thuhót vốn FDI Cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hót vốn FDI cũng chính làcạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư

1.2.3 Nội dung công tác xúc tiến đầu tư.

Có nhiều công cụ các quốc gia sử dụng để thu hút nhà đầu tư Một trong nhữngcông cụ quan trọng và phổ biến nhất là sử dụng một tổ chức chuyên môn – cơ quanxúc tiến đầu tư (IPA) Hầu hết các hoạt động xúc tiến đều được tập trung vào cácIPA Vậy các IPA này cần thực hiện những công việc gì để có thể thu hút vốn đầu tư

Trang 12

trực tiếp nước ngoài hiệu quả? Hay nói cách khác nội dung của xúc tiến đầu tư là gì?Công tác xúc tiến đầu tư bao gồm 6 nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

- Xây dựng các mối quan hệ đối tác

- Xây dựng hình ảnh đất nước

- Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư

- Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư

- Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả

Trang 13

Hình 1.1 Nội dung công tác xúc tiến đầu tư

6 nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy để xúc tiến đầu tư thành côngcần thực hiện tốt các nội dung trên

1.2.3.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

Một chiến lược XTĐT sẽ là một sơ đồ chỉ dẫn để đạt được những mục tiêu đề

ra Các hoạt động như quảng cáo, cung cấp thông tin thị trường, gửi thư trực tiếp, tổchức hội thảo và các đoàn vận động đầu tư, tổ chức và tham gia triển lãm thươngmại,… cần được sắp xếp hợp lý trong một kế hoạch tổng thể

Xây dựng chiến lược XTĐT theo 3 bước như sau:

 Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư

- Xác định các mục tiêu phát triển của đất nước: Vốn FDI mang lại nhiềulợi ích giúp nước chủ nhà đạt được những mục tiêu phát triển nhất định

Vì vậy mục tiêu XTĐT cần phản ánh mục tiêu phát triển của quốc gia đểtối đa hoá lợi ích những nỗ lực xúc tiến

- Khảo sát các xu hướng của đầu tư nước ngoài và các ảnh hưởng bênngoài: Khảo sát xu hướng FDI cho biết những yếu tố nào hấp dẫn nhà đầu

Nội dung công tác xúc tiến đầu tư

hệ đối tác

Xây dựng hình ảnh đất nước

Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư

Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư

Giám sát và đánh giá các hoạt động

và kết quả

Trang 14

tư và điều gì có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ Qua đó quốc giatiến hành khảo sát có thể xác định các ngành, lĩnh vực tiềm năng đểhướng tới.

- Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: cùng với việc phân tích SWOT giúp xácđịnh khả năng cạnh tranh của một đất nước dưới góc độ là một điểm đếnđầu tư

Kết thúc bước 1 sẽ cho thấy một bức tranh hiện tại về đất nước để xác địnhlĩnh vực, nghành nghề mà đất nước đó có khả năng thu hút như trình bày ở bước 2

 Bước 2: Hướng tới các ngành và các khu vực có nguồn vốn đầu tư

- Xây dựng một danh sách dài các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành cókhả năng hướng tới bao gồm các ngành đú cỳ, cỏc ngành tại các nướccạnh tranh, hoặc các nước có điều kiện tương tự

- Phân tích các ngành: phân tích cơ cấu ngành, xác định các doanh nghiệpchớnh,…

- Đánh giá sự phù hợp của ngành với đất nước

- Lập danh sách ngắn các ngành phù hợp nhất

- Hướng đến các khu vực địa lý có nguồn đầu tư: Các quốc gia được chọnphụ thuộc vào các ngành hướng tới và quy mô của các chuyến đi cũngnhư đại diện ở nước ngoài

Bằng việc xác định các loại ngành trọng tâm hướng tới, một chiến lượcmarketing sẽ được xây dựng phù hợp với những yêu cầu cụ thể của các công tytrong ngành

 Bước 3: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

- Điều chỉnh phương pháp xúc tiến đầu tư: Cỏc ngành,cỏc công ty có quốctịch khác nhau cần áp dụng những kỹ thuật xúc tiến khác nhau

- Đánh giá chức năng tổ chức và trách nhiệm của cơ quan tiến hành hoạtđộng XTĐT

- Đánh giá sử dụng ngân sách: Xác định chi phí cần thiết cho các hoạt độngxúc tiến mới và các chi phí này sẽ được trang trải như thế nào?

- Xây dựng tài liêu chiến lược: Tài liệu chiến lược sẽ trình bày rõ ràng các

Trang 15

mục tiêu xúc tiến và các hoạt động dự kiến trong thời gian tới.

Như vậy chiến lược xúc tiến đầu tư định hướng FDI vào các ngành, lĩnh vực

và khu vực địa lý cụ thể, qua đó tăng hiệu quả đồng vốn và giúp nền kinh tế pháttriển một cách bền vững

Thời gian để xây dựng chiến lược cho 3 năm không quá 3 tháng

1.2.3.2 Xõy dựng các mối quan hệ đối tác

Một IPA xây dựng các quan hệ đối tác nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho cácnhà đầu tư Các mối quan hệ đối tác này có thể được phân loại theo 3 cách: nhằmphát triển sản phẩm, marketing và cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Để xây dựng quan hệ đối tác thành công cơ quan XTĐT cần nghiên cứu độnglực của đối tác khi tham gia vào mối quan hệ, đóng góp dự kiến… và chuẩn bị cáccuộc thảo luận chi tiết

Các mối quan hệ đối tác nên được đánh giá và xem xét thường xuyên 6thỏng/lần để đảm bảo tính hiệu quả

1.2.3.3 Xây dựng hình ảnh đất nước

Một nhà đầu tư khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư thường dựavào những thông tin đú cỳ và lời khuyên cũng như ý kiến của các nhà đầu tư khác.Tuy nhiên do thông tin chưa đầy đủ, nhà đầu tư có thể đưa ra những lựa chọn khôngchính xác Việc xây dựng hình ảnh đất nước của các cơ quan XTĐT nhằm cung cấpđầy đủ và chính xác nhất thông tin về đất nước mình, rút ngắn khoảng cách giữanhận thức và thực tế, thay đổi hình ảnh của đất nước với tư cách là một địa điểmđầu tư

Việc xây dựng hình ảnh của một đất nước bắt đầu bằng việc đánh giá xemcác nhà đầu tư nhận thức như thế nào về đất nước này Có nhiều cách để đánh giánhư nghiên cứu thông tin trên sách báo, ấn phẩm, mạng internet, sử dụng phiếuphỏng vấn…

Dựa vào kết quả đánh giá nhận thức của nhà đầu tư thu được để xây dựngchủ đề marketing trọng tâm Chủ đề marketing không chỉ nhấn mạnh những lợi thếcủa đất nước này mà còn phản ánh những gì mà nhà đầu tư đang tìm kiếm

Để truyền tải thông điệp marketing này hiệu quả, cần lựa chọn công cụmarketing phù hợp Các công cụ truyền tin bao gồm: brochure giới thiệu, báo cáo

Trang 16

chuyên ngành, bản tin tức, thư ngỏ, CD-ROM, internet và video.

1.2.3.4 Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư

Sau khi tiến hành chiến lược xây dựng hình ảnh, cơ quan XTĐT bắt đầu thựchiện một chiến lược vận động đầu tư Tuy nhiên đây là một thách thức trong quátrình XTĐT khi quyết định sử dụng phối hợp hợp lý giữa hai chiến lược này

Một nước sẵn sàng chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động đầu

tư khi các hoạt động xây dựng hình ảnh đã cho những kết quả nhất định Khi đó,IPA có thể tiến hành thiết kế một cơ sở dữ liệu sát thực để phục vụ các nhà đầu tư.Đồng thời nghiên cứu lập danh sách các công ty sẽ là mục tiêu vận động Các công

cụ vận động đầu tư chủ yếu là quảng cáo, gọi điện và gửi thư trực tiếp, mạngInternet, đặt đại diện ở nước ngoài

Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng nhằm định hướng cho vậnđộng đầu tư

Sau đó nhóm XTĐT có thể bắt đầu liên hệ với các nhà đầu tư Mối liên hệ sẽ

mở đầu cho chiến dịch vận động đầu tư Chiến dịch vận động đầu tư có ba việcchính: xây dựng kế hoạch marketing, chuẩn bị thư marketing trực tiếp, và thuyếttrình tại công ty

Lập báo cáo về công ty, kế hoạch đầu tư và yêu cầu của họ

1.2.3.5 Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư

Hỗ trợ dịch vụ cho các nhà đầu tư bao gồm chuẩn bị và sắp xếp chương trình

đi thăm thuộc địa, tổng hợp kế hoạch phát triển, và theo dõi, hỗ trợ nhà đầu tư

1.2.3.6 Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả

Việc giám sát và đánh giá XTĐT không chỉ về mặt định lượng mà còn về mặthiệu quả của các hoạt động Hoạt động này có thể tiến hành theo trình tự sau:

- Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại địa phương

- Giám sát và đánh giá hoạt động của cơ quan XTĐT

- Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế

- Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư

Trang 17

1.2.4 Các kĩ thuật xúc tiến đầu tư.

Hoạt động XTĐT là một hoạt động đa dạng, nên cần vận dụng đồng thời rất

nhiều các kỹ thuật khác nhau để đạt được kết quả mong muốn

Tuy có nhiều kỹ thuật XTĐT khác nhau nhưng các hoạt động này đều đượctiến hành nhằm mục đích: xây dựng hình ảnh đất nước, tạo nguồn đầu tư, và cung cấpdịch vụ đầu tư Có thể phân chia các kỹ thuật XTĐT theo 3 nhóm mục đích như sau:

Hình 1.3 Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư

Nguồn: Trích dẫn từ Wells và Wint (1991)

Các kỹ thuật xây dựng

đầu tư

Các kỹ thuật dịch vụđầu tư

1 Quảng cáo trên các

phương tiện truyền

thông quốc tế

2 Tham gia các cuộc triển

lãm, hội thảo đầu tư

3 Quảng cáo trên các

phương tiện tuyên

truyền riêng của ngành

hoặc khu vực

4 Các đoàn khảo sát tới

nước có nguồn đầu tư và

từ các nước đầu tư tới

nước sở tại

5 Hội thảo thông tin

chung

về cơ hội đầu tư

6 Tham gia các chiếndịch

qua điện thoại hoặcthư tín

trực tiếp

7 Phái đoàn thamquan riêng về ngànhhoặc khu vực từ nướcđầu tư sang nước sởtại và ngược lại

8 Hội thảo thông tinvề

ngành hay một khuvực cụ

tư vấn đầu tư

11 Xem xét giảiquyết các đơn xinđầu tư và giấy phépđầu tư

12 Cung cấp cácdịch vụ

sau đầu tư

Trang 18

Mỗi kỹ thuật XTĐT có ưu điểm và nhược điểm khác nhau Vì vậy việc lựa

chọn sẽ sử dụng kỹ thuật nào và phối kết hợp với các kỹ thuật khác phụ thuộc vào

yêu cầu đầu tư ở từng nước cụ thể, các nguồn lực sẵn có, chính sách và pháp luật,

các điều kiện về thị trường trong và ngoài nước…

Theo nghiên cứu của UNCTAD năm 2000 thỡ cỏc kỹ thuật XTĐT quen

thuộc được sử dụng ở các IPA của các nước trên thế giới là như sau:

Hình 1.2 Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư được các IPA sử dụng

Tham gia hội thảo quốc tế

Tiếp đón phái đoàn đầu tư nước ngoài

Tham gia hội chợ thương mại quốc tế

Tổ chức đoàn công tác ra nước ngoài

Tổ chức hội nghị và buổi gặp mặt

nhà đầu tư

Quảng cáo trên phương tiện

truyền thông quốc tế

Trao đổi trực tiếp bằng thư tay

Xây dựng trang thông tin điện tử

Quảng cáo trên phương tiện

truyền thông trong nước

Trao đổi trực tiếp bằng điện thoại

Thuê chuyên gia quan hệ cộng

Nguồn: Nghiên cứu về các Trung tâm Xúc tiến đầu tư của UNCTAD, năm 2000

Qua số liệu trên, ta thấy các kỹ thuật chủ yếu mà IPA ở các nước sử dụng là

tham gia hội chợ, hội thảo, quảng cáo trên phương tiện truyền thụng… Cỏc phương

tiện này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho mục đích xây dựng hình ảnh đất nước

Như vậy có thể thấy các cơ quan XTĐT chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh, tiếp

đó là tạo nguồn đầu tư và dịch vụ đầu tư

Trang 19

1.2.5 Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đã chuyển từ giai đoạn đầu của xúc tiếnđầu tư - chủ yếu liên quan đến việc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nướcngoài - sang giai đoạn thứ 2 là tích cực thu hót nguồn vốn FDI chảy vào trong nước

Xu hướng này biểu hiện rõ rệt qua việc các quốc gia đều thành lập Uỷ ban xúc tiếnđầu tư (Investment Promotion Agency)

Theo Báo cáo đầu tư thế giới 2002 của UNCTAD , sè lượng các Cơ quan xỳctớờn đầu tư trên thế giới ngày càng tăng nhanh kể từ thập kỷ 1990 Hiện nay, trênthế giới đó cú 164 Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia và hơn 250 Cơ quan xúc tiến đầu

tư địa phương. [10]

Xóc tiến đầu tư không phải là hoạt động không có thể lấy thu bù chi Điềunày có nghĩa là mọi chi phí cho hoạt động này đều bắt nguồn từ ngân sách Nhànước, song đôi khi có thể đến từ khu vực tư nhân Cũng vì lẽ đó mà hầu hết các tổchức xỳc tớờn đầu tư đều là một cơ quan của Chính phủ

Khi thực hiện xúc tiến đầu tư tại một số địa phương quan trọng, một yêu cầuquan trọng là phải có hiểu biết chính xác về các điểm dự kiến đầu tư tại địa phương

đó và nắm vững có yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu

tư Bởi vậy, các quốc gia rộng lớn thường xây dựng một mạng lưới cơ quan xúc tiếnđịa phương để tiến hành các chương trình xóc tiến ở từng vùng, tỉnh và bang củaquốc gia đó

Còng theo Báo cáo đầu tư thế giới 2002 thì 2/3 trong số các Uỷ ban xúc tiếnđầu tư quốc gia được điều tra đều có một mạng lưới cơ quan xúc tiến đầu tư cấp địaphương Đây thường là những tổ chức hoạt động độc lập, không phải với tư cách làcác chi nhánh của các Uỷ ban xúc tiến quốc gia Các Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốcgia thường chỉ đóng vai trò điều phối và hướng các nhà đầu tư đến Cơ quan xúc tiếnđầu tư địa phương nhằm tránh những cạnh tranh không cần thiết Một số cơ quanxúc tiến địa phương được chu cấp chi phí hoạt động bởi Uỷ ban xúc tiến đầu tưquốc gia hoặc chính quyền địa phương.[10]

Chức năng cốt lõi của cơ quan xúc tiến đầu tư là tư vấn về chính sách đầu tưhoặc cung cấp dịch vụ tư vấn Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư cũng đảm nhiệm cảviệc cấp giấy phép và hoạch định chính sách đầu tư

Trang 20

Tầm quan trọng của mỗi bộ phận trong chương trình xúc tiến đầu tư thay đổituỳ theo mỗi quốc gia Đối với một số quốc gia rộng lớn với một thị trường quy mô

và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì vai trò của chính sách đầu tư được đặtlên hàng đầu Tuy nhiên, đối với các quốc gia có thị trường nhỏ hơn và nguồn tàinguyên không mấy phong phú thì điều tối quan trọng là phải tập trung xây dựngmột chiến lược xúc tiến năng động cùng với một cơ quan hoạt động hiệu quả nhằmthực thi tốt chiến lược đó

Thực tiễn đã cho thấy một chính sách đầu tư hợp lý đi cùng với một chiến lượcxúc tiến năng động và được tiến hành một cách chuyên nghiệp sẽ làm nên thành côngcủa hoạt động xóc tiến đầu tư Kinh nghiệm của các nước phát triển còng nh các nướcđang phát triển trong việc thu hót FDI đều cho thấy rằng Chính phủ các quốc gia cầnphải đảm nhiệm tốt hai nhiệm vụ sau:

 Cải cách chính sách đầu tư để hạn chế những khó khăn mà nhà đầu tưphải đối mặt khi xây dựng một dự án mới

 Thiết lập một cơ quan xúc tiến đầu tư với đầy đủ quyền hạn, tư cáchpháp lý độc lập và ngân quỹ cần thiết để hoạch định và tiến hành mộtchiến lược xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu, lợi thế còng nh tiềmnăng của quốc gia đó

1.3 Mối quan hệ giữa công tác xúc tiến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.3.1 Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Xúc tiến đầu tư đóng vai trò như cầu nối

Đầu tư là hoạt động có vốn lớn và vốn này đọng trong suốt quá trình đầu tư,thu hồi vốn lừu nờn chịu tác động của các yếu tố không ổn định: thiên nhiên, xã hội,chính trị, kinh tế Giá trị của hoạt động đầu tư rất lớn và thành quả là công trìnhhoạt động ngay tại nơi nó tạo dựng nên do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó

có ảnh hưởng lớn

Do những đặc điểm trờn nờn nhà đầu tư cần xem xét tính toán toàn diện tất cảkhía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môitrường xã hội, pháp lý có liên quan Do đó xúc tiến đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư trả lờinhững câu hỏi trên để đưa ra quyết định cuối cùng Xúc tiến đầu tư:

Trang 21

 Là kênh cung cấp thông tin vô cùng quan trọng cho nhà đầu tư về cơ hộiđầu tư vào nước chủ nhà, các chính sách ưu đãi, hàng rào thuế quan, trình độ nguồnnhân lực, những nguồn tài nguyên chưa khai thác và lợi ích mà nhà đầu tư có thểnhận được trong tương lai…

 Thông qua hình thức cũng như mức độ của các hoạt động xúc tiến, cácnhà đầu tưc so thể đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng, tiềm năng và những ưu đãicủa chính phủ nước chủ nhà dành cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư tiếtkiệm được thời gian và chi phí, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nơi đầu tư hợp lý

để dem lại hiệu quả cao nhất

 Trong xúc tiến đầu tư, các nước chủ nhà cần xây dựng những danh mụcđầu tư rõ ràng, giúp đỡ nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, đáp ứng những yêu cầucủa nhà đầu tư một cách tốt nhất Do đó, giúp nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận vàhoàn thành các thủ tục đầu tư với các dự án của nước chủ nhà

1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư:

Giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp với nhà đầu tư: Xúc

tiến đầu tư là biện pháp tốt để xây dựng hình ảnh một đất nước giàu tiềm năng vàluôn sẵn sàng những cơ hội đầu tư hấp dẫn hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận

Nâng cao tính cạnh tranh với các nước khác trong thu hút đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài khó lòng hiểu và đánh giá đầy đủ

về dự án của 1 nước nếu không thông qua hoạt động xúc tiến của nước đó Mỗinước đều có những lợi thế so sánh và đều muốn phát huy cũng như làm cho cộngđồng quốc tế hiểu được lợi thế so sánh này Do vậy, cạnh tranh thu hút đầu tư làcạnh tranh trong xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư giúp nước chủ nhà tìm hiểu về nhà đầu tư: Mỗi nhà đầu tư lại có một mô hình và động cơ kinh doanh khác nhau Hoạt

động xúc tiến đầu tư sẽ giỳp cỏc cơ quan xúc tiến thu thập thông tin từ nhà đầu tư,

từ đó tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của họ

Trang 22

Xúc tiến đầu tư giúp nước chủ nhà chủ động lựa chọn tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng Căn cứ vào nhu cầu và thực tế của quốc gia mà

lựa chọn ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần thu hút đầu tư, từ đó nước chủ nhà có thểđịnh hướng rõ ràng đối tượng mà mình muốn xúc tiến đầu tư Xúc tiến đầu tư đemlại cho nước chủ nhà nhiều lựa chọn hơn trong việc hợp tác với nhà đầu tư nướcngoài, trên cơ sở đó sẽ thuận lợi cho nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư với những thỏathuận hợp lý

Chớnh vì những lợi ích mà nguồn vốn FDI mang lại nên trong tình hình toàncầu hoá hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hútFDI Các quốc gia, bên cạnh việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong nước, thỡcũn tập trung đẩy mạnh các hoạt động XTĐT Thông qua các hoạt động XTĐT nhưxây dựng hình ảnh đất nước; các hoạt động hình thành đầu tư như hội thảo, đoànvận động, tiếp thị từ xa, sẽ đưa tới các nhà đầu tư tiềm năng thông tin về thếmạnh của quốc gia cũng như những cơ hội đầu tư thuận lợi mà có thể chính họ đangtìm kiếm; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạtđộng đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư, tăng hiệu quả đồng vốn, tăng

sự tin tưởng và khả năng tái đầu tư Do vậy các hoạt động XTĐT như là cầu nốigiữa 1 quốc gia với nguồn vốn FDI Quốc gia nào có nhu cầu thu hút FDI cho pháttriển kinh tế - xã hội thì quốc gia đó cần thiết tiến hành hoạt động XTĐT

Trang 23

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1 Vài nét về hoạt động FDI tại Việt Nam.

Vốn đăng ký

Với chính sách mở cửa đầu tư và những nỗ lực của Chính phủ trong việc thuhót đầu tư nước ngoài, Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉUSD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài Trong số đó, 2.220 dự án phân bố ở miềnBắc, 818 ở miền Trung và 5.452 dự án ở miền Nam Hiện nay có 82 nước và vùnglãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âuchiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI, các khu vực khác chiếm 7,5%.Năm nước và vùng lãnh thổ hàng đầu chiếm 58,3% các dự án được cấp phép vớitổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Năm nước

và vùng lãnh thổ đứng kế tiếp là quần đảo Virginia thuộc Anh, Pháp, Hà Lan,Malaysia và Mỹ Mười nước và vùng lãnh thổ đứng đầu này chiếm đến hơn ắ tổng

số dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng kí tại Việt Nam

Trong suốt thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, vốn FDI tại Việt Nam hầu nhkhông đáng kể Cho tới năm 1991, tổng số vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 213triệu USD Tuy nhiên, lượng vốn FDI đăng ký bắt đầu tăng lên nhanh chóng kể từnăm 1992 và đạt tới đỉnh cao năm 1996 với 8,6 tỉ USD.[11] Nguyên nhân của sự tăngtrưởng đầy Ên tượng này là kỳ vọng của các nhà đầu tư vào tiềm năng của một nềnkinh tế mới chuyển đổi kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Các nhà đầu tư cũng bị thu hót bởi các yếu tố tích cực nhưlực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp… Bên cạnh đú cũn cú cỏc lý

do khách quan như xu hướng đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi ở Châu á và đâycũng là thời điểm các quốc gia trong khu vực ( Malaysia, Singapore, Thái Lan,…)bắt đầu xuất khẩu tư bản Là một nước mới chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Đông Nam

á, Việt Nam đã tận dụng được các điều kiện thuận lợi khách quan này Trong giaiđoạn 1991 – 1996, nguồn vốn FDI đó đúng một vai trò quan trọng trong việc khắcphục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Trang 24

Bước sang giai đoạn 1997 – 1999 Việt Nam đã phải chứng kiến một sự tụtgiảm mạnh số vốn FDI đăng ký, giảm 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm

1999 Nguyên nhân của tình trạng này chính là cuộc hủng hoảng tài chính Châu(năm nhà đầu tư lớn nhất đầu tư vào Việt Nam ở thời điểm này đến từ các nướcChâu) Do những khó khăn trong việc kinh doanh ở quê hương, họ đã phải tạmngừng hoặc huỷ bỏ kế hoạch đầu tư ra nước ngoài Cuộc khủng hoảng cũng buộccác nhà đầu tư phải rút vốn ra khái khu vực Châu á Thêm vào đó, khủng hoảng tàichính đã kéo theo việc mất giá các đồng tiền của khu vực Đông Nam á Việt Nam vìthế trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các dự án đầu tư hướng vào xuất khẩu Khókhăn ngày càng lộ rừ khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy những triển vọng về nhucầu của thị trường không giống như dự đoán trước đó

Lượng vốn đăng ký lại tăng trở lại với mức tăng 25,8% vào năm 2000 và22,6% vào năm 2001 tuy nhiên vẫn không được bằng 1/3 lượng vốn FDI của năm

1996 Lượng vốn tăng này chính là nguồn vốn FDI đầu tư cho 2 dự án lớn là dự ánxây dựng đường ống dẫn Nam Côn Sơn ( năm 2000) với tổng số vốn là 2,43 TỉUSD và dự án điện BOT Phó Mĩ (năm 2001) với tổng số vốn là 0,8 USD.[12,13]

Sang năm 2002, lượng vốn FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỉUSD chỉ đạt mức 54,5% so với lượng vốn đăng ký của năm 2001.[14] Có rất nhiềunguyên nhân có sự tụt giảm này:

 Trước hết là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu Thêm vào đó sự sụp

đổ nền kinh tế bong bóng ở Mỹ và tình trạng suy thoái triền miên củaNhật Bản cũng ảnh hưởng đến các nước Châu á

 Sau khủng hoảng, các nước ASEAN đã đưa ra nhiều chế độ ưu đãi,đồng thời tích cực tăng cường các hoạt động xúc tiến nhằm thu hót đầu

tư nước ngoài Các hoạt động của họ cũng lôi kéo được các nhà đầu tưđang hoạt động ở Việt Nam

 Nhu cầu thị trường nội địa thấp, giá cả đầu tư cao, cùng với các thủtục pháp lý phức tạp là những nhân tố khác góp phần làm giảm dòng vốnFDI vào trong nước Ban đầu các nhà đầu tư nước ngoài đã kỳ vọng rấtnhiều vào thị trường nội địa rộng lớn với 80 triệu dân Tuy nhiên thunhập bình quân đầu người thấp, và mức tiêu dùng không cao, đã làm nản

Trang 25

lòng một số nhà đầu tư Thêm vào đó, các nhà đầu tư còn phải đối mặtvới rất nhiều khó khăn khác trong quá trình kinh doanh Tất cả nhữngđiều này đã làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam với họ.

Sự sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 2002 so với 2 năm trước đóthực sự phản ánh tình trạng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu Sự gia tăng vốn FDIđăng ký trong năm 2000 và 2001 không phải là một dấu hiệu khả quan, mà đó chỉ

là thời điểm cấp phép cho một vài dự án lớn vốn đã được đàm phán và chuẩn bị từvài năm trước đó

Một dấu hiệu tốt lành là lượng vốn bổ sung đang tăng dần qua các năm Điều nàychứng tỏ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động hiệu quả và đangdần mở rộng quy mô hoạt động

Việt Nam đã thu hút dược 20,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007, tăng 70% so với 2006 và tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm năm từ

2001 đến 2005 Năm 2008, tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăngthêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam đã đạt hơn

64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của năm 2007 Năm 2009 số vốn FDI đăng ký trên toàn quốc đạt trên 21 tỷ USD Vốn thực hiện ước tính đạt trên 10 tỷ USD Vốn các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam trong năm 2009 chỉ bằng 30 phần trăm

so với 2008 Nguyên nhân của sự sụt giảm dòng vốn FDI này là do cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008-2009 đã tác động mạnh mẽ lờn dũng vốn FDI toàn cầu Sau khi giảm 16,5%, xuống còn 1.770 tỷ USD trong năm 2008, FDI tiếp tục giảm 40% xuống còn 1.060 tỷ trong năm 2009 Sự giảm sút này phản ánh tình trạng suy giảm tín dụng sẵn có, sự suy thoái sâu sắc ở các nước phát triển và một số nước đang pháttriển và tình trạng thoái lui (của các nhà đầu tư) trước rủi ro

Sau khi giảm mạnh trong năm 2009, FDI toàn cầu phục hồi tương đối khátrong năm 2010 như là một kết quả của việc sản lượng toàn cầu tăng, lợi nhuận củacác công ty phục hồi, lãi suất thấp và lòng tin dần dần tăng lên Tuy nhiên, nhiềunhà đầu tư vẫn thận trọng và sự phục hồi của dòng vốn FDI rất chậm chạp Sự thiếutin tưởng và cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu rõ ràng đã có ảnh hưởng xấu đếncỏc dũng vốn FDI của các nước phát triển Năm 2010, Theo số liệu của Cục Đầu tư

Trang 26

nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được 658 dự án đầu tư nước ngoài mới, tổng vốnđăng ký đạt 10,79 tỉ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2009

Trong năm 2011, tổng hợp các yếu tố như sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, lãi suất thấp, các tập đoàn đa quốc gia tập trung hơn vào việc mở rộng đầu tư và các thịtrường đang nổi tiếp tục vững mạnh đã và đang thúc đẩy FDI phục hồi mạnh mẽ hơn Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 22 tháng 3 năm 2011

cả nước có 173 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 2,038 tỷ USD, bằng 64,8% so với cùng kỳ năm 2010

Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầutăng lên Những dự án này hiện nay chiếm 76% tổng số dự án được cấp giấy phép

và 55% vốn đăng ký, trong khi các doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm phần còn lại.Đồng thời, cú sỏu dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam theo hình thức BOT (cung cấp nước và nhà máy điện), với tổng vốn đăng ký là 1,37 tỉ USD.Khu vực đầu tư nước ngoài đú cỳ sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vịthế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vàoviệc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong những năm gầnđây, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm ẳ tổng vốn đầu tư của cả nước, 43,6% sảnlượng công nghiệp (2004), 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (2005) và 15,9% GDPcủa Việt Nam Tuy vậy, tỉ lệ giải ngân vốn của các dự án đầu tư nước ngoài vẫn cònchậm và chưa ổn định từ mức 7,1 tỉ USD trong giai đoạn 1991-1995 lên mức 13,5 tỉUSD giai đoạn 1996-2000 và 14,3 tỉ USD từ 2001 đến 2005 nhưng trong năm 2006

và 2007, vốn được giải ngân giảm còn 8,7 tỉ USD

Đóng góp của FDI vào GDP

Trang 27

Vốn hoạt động

Vốn hoạt động trước năm 1997 chỉ chiếm khoảng 30% tổng vốn đăng ký[11].Các nhà đầu tư bấy giê chỉ có ý định “đặt chỗ” tại Việt Nam, rồi sau đó thực hiện chiếnlược “xem xét và chờ đợi” trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động đầu tư thực sự nào

Trong giai đoạn 1997-1999, lượng vốn đăng ký giảm mạnh, tuy nhiên vốnhoạt động lại giảm ở mức thấp hơn rất nhiều Năm 1999 và năm 2000, lượng vốnhoạt động thực sự đã vượt qua cả lượng vốn đăng ký[12] Vốn hoạt động năm 2002đạt khoảng 2,345 triệu USD, cao hơn 70% so với lượng vốn đăng ký.[14] Cho đếncuối năm 2000, tỷ lệ vốn đăng ký chuyển sang hoạt động đã đạt mức 53% Đây làmột dấu hiệu tích cực cho thấy chất lượng của nguồn vốn FDI đăng ký

Tuy nhiên, vẫn có một mối liên hệ mật thiết giữa vốn đăng ký và vốn hoạtđộng Sự sụt giảm vốn đăng ký gây nên tâm lý lo ngại trong các nhà đầu tư nên tấtnhiên sẽ ảnh hưởng tới lượng vốn hoạt động những năm tới

Toàn cảnh vốn đầu tư và vốn hoạt động từ năm 1992 cho tới cuối năm 2002được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4- Tình hình vốn FDI đăng kí và thực hiện giai đoạn 1992-2002

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000

trieu USD

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Von dang ky Von hoat dong

Nguồn:Bỏo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ

1992-2002, ( Bé Kế hoạch và Đầu tư)

Những con số đáng chú ý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong nhữngnăm gần đây về vốn thực hiện có thể kể đến là vốn thực hiện đạt gần 48 tỷ USD.Trong 3 năm 2007 đến 2009, vốn FDI thực hiện cũng có sự tăng trưởng đáng kể.Năm 2007 vốn FDI thực hiện đạt trên 8 tỷ USD, tăng 96% so với năm 2006 Năm

2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007 Năm 2009, vốn giải ngân ước

Trang 28

đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2008 Như vậy, tính chung giai đoạn

2007 - 2009, vốn thực hiện của khu vực kinh tế có vốn nước ngoài đã đạt khoảng29,5 tỷ USD

Năm 2010, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, 11 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được thực hiện năm 2010, tăng 10%

so với năm 2009 và đạt kế hoạch Vốn này đã thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 Dự kiến, đến hết năm 2011, vốn đăng ký hi vọng tương đương 2010, khoảng 20 tỷ Vốn thực hiện sẽ trên 11 tỷ

Hình thức đầu tư:

Có 3 hình th c c b n c a ứ ơ ả ủ đầ ư ựu t tr c ti p nế ước ngo i: Doanh nghi pà ệliên doanh, doanh nghi p 100% v n nệ ốn nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh ước ngo i, v h p à à ợ đồng h p tác kinhợdoanh BOT (xây d ng – kinh doanh- chuy n giao) không ph i l m t hình th cự ể ả à ộ ứ

m i c a ớ ủ đầ ư ựu t tr c ti p nế ước ngo i M t doanh nghi p BOT có th mang hìnhà ộ ệ ể

th c c a doanh nghi p liên doanh ho c doanh nghi p 100% v n nứ ủ ệ ặ ệ ốn nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh ước ngo i tuyànhiên do mang đặc thù nên hình th c n y v n ứ à ẫn được thống kê riêng biệt được th ng kê riêng bi t.ốn nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh ệ

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH

THỨC 2009 Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009

TT Hình thức đầu tư Số dự án

Tổng vốn đầu

tư đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

1 100% vốn nước ngoài 8,521

110,802,022,376

34,996,441,787

2 Liên doanh 2,021 54,767,095,420 15,769,544,770

3 Hợp đồng hợp tác KD 222

4,962,400,300

4,480,687,381

4 Công ty cổ phần 186 4,736,596,301 1,362,025,481

5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000

98,008,000

82,958,000

Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009)

Trang 29

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH

THỨC 2010 Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2010

TT Hình thức đầu tư Số dự

án

Tổng vốn đầu

tư đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)

Tình hình phân phối vốn FDI theo hình thức đầu tư cho đến năm 2010 được

tổng hợp trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 5 – Phân phối FDI theo hình thức đầu tư cho tới 2010

Trang 30

Theo số dự án

0.1% 3.9%

66.0%

30.0%

BOT Hop dong HTKD Nuoc ngoai Lien doanh

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ

2001-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Doanh nghiệp liên doanh: trước năm 1998 đây là hình thức đâu tư FDI phổ

biến nhất Tuy nhiên do những bất đồng giữa 2 bên trong quá trình điều hành

và tình trạng thiếu vốn cho mở rộng hoạt động của bên Việt Nam, rất nhiềudoanh nghiệp liên doanh đã chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài.Song ở một số ngành như vận tải và du lịch, đây vẫn là một hình thức bắtbuộc Tính đến năm 2010, hình thức này đã chiếm 30% số dự án đã cấp phép

và 51% tổng số vốn đã đăng ký

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: từ sau Việt Nam tiến hành đổi mới

luật đầu tư năm 1996 và xoá bỏ những hạn chế trong việc thành lập doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức này đó phỏt triển nhanh chóng, đếnnăm 2010 đã chiếm 66% tổng số dự án và 36% tổng số vốn đăng ký

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hình thức này cho đến năm 2010 đã chiếm

3,9% tổng số dự án và 10% tổng số vốn đăng ký Hình thức này phổ biến ởcác ngành viễn thông, dầu mỏ, khí đốt – các ngành mà hai hình thức trênkhông được cho phép

Lĩnh vực đầu tư

Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất Ngành công nghiệpnặng đứng hàng đầu, chiếm khoảng 21% tổng số vốn đăng ký, tiếp theo là xõy dựngkinh doanh bất động sản và kinh doanh khách sạn Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngưnghiệp chỉ chiếm 6% tổng số vốn mặc dù nhà nước đó cú chế độ ưu đãi đặc biệt chocác dự án đầu tư vào những ngành này

Trang 31

Biểu đồ 6 – Phân phối FDI theo lĩnh vực đầu tư cho tới năm 2010

Những năm gần đừy,Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam , bêncạnh những yếu tố thị trường, giá BĐS tương đối cao so với các nước trong khuvực, cùng với việc cải thiện thủ tục hành chính (phân cấp cho địa phương thẩmquyền về giỏ thuờ đất, thủ tục đất đai ), đồng thời với việc Quốc hội đã ban hànhLuật Kinh doanh BĐS, luật về sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Đất đai khiến choviệc tiếp cận đất dễ dàng hơn, diện tích đất giao cũng cao hơn, thời gian dự án ổnđịnh hơn Ngoài ra thời gian ân hạn có dự án đến 15 năm đã khơi dòng đầu tư mạnh

mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này

Năm 2009, Trong ba lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn FDI, dịch vụ du lịch(khách sạn, nhà hàng) vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu

tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm Trong đó, có 32 dự án cấpmới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là3,8 tỷ USD Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới

và tăng thêm Đứng thứ ba là lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo với số vốnđăng ký đạt 2,97 tỷ USD, trong đó có 2,2 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USDvốn tăng thêm

FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh trong năm 2009 đã góp phầncải thiện hình ảnh hạ tầng ViệtNam Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, sự giatăng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều vấn đề đáng bàn vì đây là

Trang 32

lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro vì hiện tượng giá bất động sản ở Việt Nam giá tăngmạnh nên Việt Nam cần xây dựng một chiến lược và quy hoạch rõ ràng cho các nhàđầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực này Trong số 10 dự án FDI lớn nhất năm

2009 với tổng số vốn đăng ký khoảng 12,7 tỷ USD thỡ cú đến 6 dự án thuộc lĩnhvực bất động sản, 2 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch, 1 dự án công nghiệp chếbiến và 1 dự án khai khoáng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành năm 2009

Vốn điều lệ (USD)

1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 29,634,570,710

40,117,953,638

9,990,957,249

3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 2,433,438,420

2,911,662,190

6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 1,046,333,799

3,079,334,407

2,385,813,016

676,377,653

11 Bán buụn,bỏn lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 551,787,585

12

Tài chớnh,n.hàng,bảo

1,181,695,080

1,084,363,000

13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 237,855,506

14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 140,541,644

15 HĐ chuyên môn, KHCN 807

597,750,432

275,028,133

Trang 33

16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 105,066,210

17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 85,758,006

18 Cấp nước;xử lý chất thải 18

59,423,000

37,123,000

Tổng số 10,96 0 177,112,847,397 57,158,642,419

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009).

Năm 2010, Trong các ngành có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm

2010 thì kinh doanh BĐS là lĩnh vực dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD,bao gồm 6,7 tỷ USD vốn đăng ký mới và 0,1 tỷ USD vốn tăng thêm Đây là nămthứ 3 liên tiếp ngành kinh doanh BĐS duy trì được sức hút lớn dòng FDI

Trang 34

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 21/12/2010

TT Chuyên ngành Số dự án

Tổng vốn đầu

tư đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

11 Bán buụn,bỏn lẻ;sửa chữa 466 1,583,505,053 795,027,340

12 Tài chớnh,n.hàng,bảo hi?m 73 1,321,475,673 1,171,710,673

Cong nghiep nang Dau khi Cong nghiep nhe Thuc pham Nong lam ngu nghiep

KS - Du lich Hau van tai NHTC Xay dung Dich vu

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ

2001_2010, Bé Kế hoạch và Đầu tư

Trang 35

Khu vực dịch vụ bao gồm các ngành ngân hàng, viễn thông, quảng cáo, y tế,giáo dục chỉ chiếm một tỷ lệ thấp do những rào cản hạn chế gia nhập nhằm bảo hộcác công ty trong nước và chính phủ có thể kiểm soát được khu vực này Trongtương lai các rào cản này sẽ dần xoá bỏ theo tiến trình thực hiện hiệp định thươngmại Việt Mỹ và đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

Khu vực đầu tư

Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm rải rác trên cả 61tỉnh thành của Việt Nam, song hầu hết ngồn vốn FDI lại tập trung ở cỏc vựng kinh

tế trọng điểm tại miền Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Vũng Tàu và một số khu vực miền Bắc như Hà nội, Hải Dương, Hải Phòng vàQuảng Ninh Bên cạnh thành phố HCM và Hà nội là 2 thành phố dẫn đầu, ĐồngNai đứng ở vị trí thứ 2 Tiếp theo là Bình Dương với và Bà Rịa Vũng Tàu

Rịa-.Các tỉnh miền Nam thu hót khoảng 73% tổng số dự án được cấp phép và60% túng số vốn đăng ký trong khi ở miền Bắc các tỷ lệ này là 19,4% và 26,4%.Miền Trung là nơi tiếp nhận Ýt vốn FDI nhất.Bất lợi của miền Trung trong cạnhtranh thu hót FDI là sự thiếu thốn hạ tầng cơ sở, quy mô thị trường nhỏ và thiếu lựclượng lao động lành nghề Chế độ ưu đãi của Chính phủ cũng không thể bù đắpđược các chi phí tăng thêm mà các nhà đầu tư phải trả khi đầu tư vào đây

Biểu đồ 7 – Phấn phối FDI theo vùng

30%

7%

63%

Bac Trung Nam

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ

2001-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trang 36

Trong năm 2009, theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2009, đú

có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Các nhà đầu tư lớn nhất lầnlượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD; Cayman Islands đứng thứ 2 với tổngvốn đăng ký 2,02 tỷ USD; đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; HànQuốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hútnhiều vốn FDI lớn nhất trong năm 2009, với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phỳ Yờn với quy mô vốn đăng ký lầnlượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phân theo khu vực 2009

Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)

Trang 37

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009)

Năm 2010, Cũng theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010, cảnước có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI), trong đó Quảng Nam là tỉnh có số vốn đăng ký lớn nhất với 4.177,1triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới Có được vị trí này là do tỉnh đã

Trang 38

thu hút được dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An do nhà đầu tư Singapore đầu tư tạiQuảng Nam với số vốn đăng ký là 4 tỷ USD.

Đứng thứ 2 là Bà Rịa - Vũng Tàu với 2.400,6 triệu USD, chiếm 13,9% Từ nhiềunăm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là một trong những địa phương thanh công nhất

về thu hút vốn đầu tư Theo đó, năm 2008, Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 12 tỷ USD; năm

2009 do chịu tác động của kinh tế thế giới và khu vực, vốn FDI vào Việt Nam giảmđáng kể, nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thu hút hơn 6,8 tỷ USD và 23 nghìn tỷVNĐ Hiện nay đã có nhiều dự án đầu tư vào Vũng Tàu như: Dự án trung tâm Hộinghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon See - Vũng Tàu tại khu Chí Linh - Cửa Lấp(Thành phố Vũng Tàu), do Tập đoàn Skybridge Intercontinental DevelopmentCorporation (Mỹ) làm chủ đầu tư có tổng số vốn đăng ký hơn 900 triệu USD, là dự

án có số vốn đăng ký lớn nhất được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao giấy chứng nhậnđầu tư Đây cũng là địa phương cú cỏc điều kiện thuận lợi hiếm có để phát triểnngành kinh tế logistics, một ngành kinh tế có giá trị tăng cao và đang ngày càngkhẳng định vị thế của mình trong nhiều nền kinh tế phát triển

Dù chỉ cấp giấy phép đăng ký mới cho 2 dự án FDI, nhưng Quảng Ninh là địaphương xếp thứ 3 về thu hút vốn FDI với tổng vốn đăng ký trên 2.148 triệu USD,chiếm 12,5% Theo đó, 2 dự án là dự án của Công ty TNHH điện lực AES-TKVMông Dương (Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 dưới hình thức BOT) của nhàđầu tư Hà Lan có số vốn đăng ký 2,1 tỷ USD; còn lại là vốn đăng ký của dự án Nhàmáy sản xuất phân bón hữu cơ, vô cơ của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc Tiếp theo

là TP Hồ Chí Minh: 1.895,3 triệu USD, chiếm 11%; Nghệ An là 1.327,7 triệu USD,chiếm 7,7%

Trang 39

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phân theo khu vực 2010

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 21/12/2010

TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)

Trang 40

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)

Tác động của hoạt động FDI đến nền kinh tế Việt Nam.

1 Mặt tích cực:

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là khu vực có tốc độ pháttriển năng động nhất

a Về mặt kinh tế:

(i) ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng

nhu cầu tăng trưởng kinh tế:

Nguồn vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội,giai đoạn 2001-2005 ĐTNN chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm2006-2007 chiếm khoảng 25%, năm 2008 đạt gần 30%, năm 2009 chiếm 25,7%

Ngày đăng: 07/09/2013, 12:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Nội dung công tác xúc tiến đầu tư - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Hình 1.1. Nội dung công tác xúc tiến đầu tư (Trang 12)
Hình 1.3. Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Hình 1.3. Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư (Trang 16)
Hình 1.2. Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư được các IPA sử dụng - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Hình 1.2. Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư được các IPA sử dụng (Trang 17)
Hình thức đầu tư: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Hình th ức đầu tư: (Trang 27)
Bảng 3- Đỏnh giỏ chất lượng cỏc trang Web của cỏc Uỷ ban xỳc tiến đầu tư trong - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 3 Đỏnh giỏ chất lượng cỏc trang Web của cỏc Uỷ ban xỳc tiến đầu tư trong (Trang 56)
Bảng 3- Đánh giá chất lượng các trang Web của các Uỷ ban xúc tiến đầu tư trong - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 3 Đánh giá chất lượng các trang Web của các Uỷ ban xúc tiến đầu tư trong (Trang 56)
Bảng 4- Đỏnh giỏ năng lực và trỡnh độ của đội ngũ nhõn viờn đảm trỏch hoạt - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 4 Đỏnh giỏ năng lực và trỡnh độ của đội ngũ nhõn viờn đảm trỏch hoạt (Trang 63)
Bảng 4- Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngò nhân viên đảm trách hoạt - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 4 Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngò nhân viên đảm trách hoạt (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w