Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics ở Việt Nam Chương 2: Đánh giá thực trạng của ngành giao thông vận tải Việt Nam vàtác động đến tiềm năng p
Trang 1Lời mở đầu
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng củahoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có bướcphát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển mạnh hơn khi Việt Nam chính thức trởthành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuấtkinh doanh, lưu thông, phân phối của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong kinh doanhxuất nhập khẩu Tuy nhiên logistics Việt Nam chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tốkhác nhau như: cơ sở hạ tầng, thể chế chính sách, người làm dịch vụ, người sử dụngdịch vụ (chủ hàng) và nguồn nhân lực logistics Đặc biệt trong logistics thì cơ sở hạtầng, trong đó có giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất và tác động mạnh mẽnhất Mặc dù trong những năm gần đây hệ thống giao thông vận tải Việt Nam cũng đã
có những bước phát triển và góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngànhlogistics, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng còn tồn tại nhiều yếu kém khiến cho logisticsViệt Nam chưa phát triển được một cách toàn diện theo đúng nghĩa
Để thấy rõ hơn sự tác động của ngành giao thông vận tải đến ngành logisticsViệt Nam như thế nào thì nhóm thảo luận chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Đánh giá thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam và tác động đếntiềm năng phát triển ngành logistics” Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics ở Việt Nam
Chương 2: Đánh giá thực trạng của ngành giao thông vận tải Việt Nam vàtác động đến tiềm năng phát triển của ngành logistics
Chương 3: Những giải pháđối với ngành giao thông vận tải Việt Nam để gópphần hoàn thiện và phát triển ngành logistics Việt Nam
Do thời gian tìm hiểu ngắn và còn nhiều hạn chế nên rất mong thầy cô vàcác bạn đọc và góp ý cho nhóm để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn
Trang 2Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics ở Việt Nam
I Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics ở Việt Nam
1 Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics
1.1 Khái niệm về logistics
Dịch vụ logistics đã xâm nhập vào nước ta khá lâu nhưng người Việt ta chưathật sự quen với thuật ngữ này, mặc dù đâu đó trong các trang mục quảng cáo vềdịch vụ giao nhận, tuyển dụng nhân viên… có đề cập đến dịch vụ logistic, nhânviên logistic…
Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ logistics được sử dụng trong quân đội với tưcách là một cách thức tổ chức cung ứng tương đối giống “ dịch vụ hậu cần” trongcác đơn vị quân đội ngày nay, và đã từng được hoàng đế Napoleon nhắc đến trongcâu nói nổi tiếng “ kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn vềlogistic” để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dịch vụ này Sau này, do sự pháttriển mạnh về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, phương pháp quản trị sản xuất,kinh doanh, giao thông vận tải, thông tin liên lạc…đã làm cho logistic có bộ mặtmới và có thể thay đổi về chất so với bản chất nguyên thuỷ ban đầu là cung ứng “dịch vụ hậu cần” của nó
Theo quy định tại Điều 233 của Luật thương mại ( LTM ) 2005: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã
ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” Như vậy nói một cách đơn giản, dịch vụ
logistics là việc thực hiện và kiểm soát hàng hoá cùng những thông tin có liên quan
từ nơi hình thành nên hàng hoá đến nơi tiêu thụ hàng hoá cuối cùng
Trang 31.2 Phân loại dịch vụ logistics
1.3 Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ
logistics khác nhau Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụlogistic được phân loại như sau:
1.4 Thứ nhất, Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
1.5 - Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; 1.6 - Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
1.7 - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
1.8 - Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cảchuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồnkho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê
và thuê mua container
1.9 Thứ hai, Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
1.16 Thứ ba, Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
1.17 - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
1.18 - Dịch vụ bưu chính;
Trang 41.19 - Dịch vụ thương mại bán buôn;
1.20 - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
1.21 - Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác.
2 Đặc trưng của dịch vụ logictics
3 Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ bao gồm 2 bên: Người làm
dịch vụ logistics và khách hàng
Người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh dịch vụlogistics Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành,phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân
Khách hàng là những người có hàng hoá cần gửi hoặc cần nhận và có nhucầu sử dụng dịch vụ logistics Như vậy khách hàng có thể là thương nhân, hoặckhông phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hoá hoặc không phải là chủ
sở hữu hàng hoá
Thứ hai, Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công
việc như:
- Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển; đóng gói bao bì, ghi
kí mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểmgiao hàng khác theo thoả thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển
- Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết ( thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển,làm thủ tục gửi giữ hàng hoá…) để gửi hàng hoá hoặc nhận hàng hoá được vậnchuyển đến
- Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hoá lên phương tiện vậnchuyển theo quy định; nhận hàng hoá được vận chuyển đến
- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi bảo quản hàng hoá hoặc thực hiệnviệc giao hàng hoá được vận chuyển đến đến cho người có quyền nhận hàng
Trang 5Thứ ba, Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ thương nhân
kinh doanh dịch vụ này được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lýkhác từ việc cung ứng
3 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế
3.1 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt làviệc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhàquản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau củachiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm chocác hoạt động của doanh nghiệp
Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp mộtcách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịchvụ…logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logisticsđúng đắn Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì cónhững quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữkhông phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…
Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketting Chínhlogistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vàothời điểm thích hợp Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và cógiá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quyđịnh
3.2 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lựccạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiệnnay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc
Trang 6liệt hơn Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnhtranh của quốc gia Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàncầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trênthế giới.Chẳng hạn như: Chi lê - một nước mặc dù ở cách xa hầu hết các thị trườnglớn, nhưng lại có vai trò rất lớn trong thị trường lương thực thế giới, cung cấp cátươi và hoa quả khó bảo quản cho người tiêu dùng ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.Đối với những nước không có khả năng kết nối này, chi phí logistics sẽ rất cao vàngày càng gia tăng, khả năng mất cơ hội cũng rất lớn, nhất là những nước nghèonằm sâu trong đất liền, mà phần lớn là ở Châu Phi.
Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh
tế logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quátrình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp
và thương mại mỗi quốc gia Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhậtlogistics đóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệnày có thể cao hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo choviệc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian vàchất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nângcao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP GDP năm
2006 ở nước ta chiếm khoảng 57,5 tỷ USD Như vậy, chi phí logistics chiếmkhoảng 8.6-11,1 tỷ USD Đây là một khoản tiền rất lớn Nếu chỉ tính riêng khâuquan trọng nhất trong logistics vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là mộtthị trường dịch vụ khổng lồ
4 Các nhân tố cấu thành logistics
4.1 Dịch vụ khách hàng
Nhân tố đầu tiên được xét đến trong các nhân tố cấu thành logistics đó làdịch vụ khách hàng Đây được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất
Trang 7lượng của hệ thống logistics Nó là điểm khởi đầu cho toàn bộ dây chuyền chuỗilogistics, do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch
vụ khách hàng Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm haydịch vụ được trao đổi
Dịch vụ khách hàng là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics, nó cóảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí logistics và đến lợi nhuận củadoanh nghiệp
4.2 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin trong logistics bao gồm thông tin trong nội bộ tổ chức(doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chứcnăng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (khotàng, bến bãi, vận tải ) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và cáccông đoạn ở trên.Tron g đó trọng tâm là xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt độngnày được coi là trung tâm thần kinh của hệ thống logistics
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay doanh nghiệp có thể dễdàng thu thập, quản lý được những thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời từ
đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm.Điều này giúp cho logistics trở thành một công cụ cạnh tranh lợi hại của doanhnghiệp
4.3 Quản lý dự trữ
Dự trữ là sự tích lũy sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trong quátrình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điềukiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng thông suốt
Việc quản lý dự trữ tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp cân đối giữa vốn đầu tư vớinhững cơ hội đầu tư khác
4.4 Quản trị vận chuyển
Trang 8Đây là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách
về không gian của các sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầucủa khách hàng Nếu sản phẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầutức là giá trị của nó đã được tăng thêm
Việc quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi vàđúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng Các yêu cầu về vận chuyển có thểđáp ứng theo 3 cách: bằng năng lực vận tải riêng của doanh nghiệp, hoặc kí hợpđồng với các nhà vận tải chuyên nghiệp, hoặc liên kết với nhiều nhà vận tải để họcung ứng mọi dịch vụ vận chuyển
4.5 Quản trị kho hàng
Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng( số lượng, vị trí và quy mô) tínhtoán và trang bị các thiết bị nhà kho, tổ chức các nghiệp vụ kho, quản lý hệ thốngthông tin, giấy tờ , chứng từ, tổ chức quản lý lao động tại kho giúp cho sản phẩmđược duy trì cách tối ưu ở những vị trí cần thiết, xác định trong hệ thống logistics,nhờ đó mà hoạt động được diễn ra một cách bình thường
4.6 Quản lý vật tư và mua hàng hóa
Đây là đầu vào của hệ thống logistics Mặc dù không trực tiếp tác động vàokhách hàng nhưng quản lý hàng hóa vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vớichất lượng toàn bộ hệ thống logistics Hoạt động này bao gồm: xác định nhu cầuvật tư, hàng hóa, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, tiến hành mua sắm, tổ chứcvận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng
II Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam
1 Điều kiện địa lí
Việt nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương diện tích phần đất liềnkhoảng 331.698 km² Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000km²
Trang 9Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh bắc bộ và biểnđông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc,Llào và Campuchia phía tây Việt Namhình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theochiều đông sang tây là 50 km Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theothông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế địa lý việt namrất thuận lợi cho hoat động logistics, là nơi trung chuyển hàng hóa, giáp với trungquốc, lào, campuchia tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, đường bờ biểndài nhiều cảng, tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics
2 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ logistics, trong khi đó cơ sở
hạ tầng ở Việt Nam còn rất yếu kém từ đó làm cho chi phí dịch vụ này tăng caodẫn tới tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, khó cạnh tranh là ảnh hưởngđến sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam
Hệ thống giao thông là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụlogistics, nhưng cơ sở hạ tầng ở việt nam đêu còn rất yếu kém dẫn tới dịch vụlogistics đều đắt đỏ vì hạ tầng yếu kém, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, cácchi phí “không thể hạch toán vào đâu” đang gia tăng và ngày càng trở nên phổbiến
Hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị Việt Nam rất yếu và thiếu trong đó đặc biệt là
hệ thống giao thông Mật độ mạng lưới đường thấp, ước tính tại các thành phố lớnnhư Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng chỉ đạt 4-5 km/km2 Tại các
đô thị loại 2, 3, con số này chỉ bằng một nửa Bên cạnh đó, mạng lưới đường nàylại phân bố không đều, thiếu sự liên thông Đường phố ngắn, lộ giới hẹp, chấtlượng xấu nhưng lại nhiều giao cắt Các nút giao thông phần lớn là đồng mức, nhỏhẹp lại không hợp lý nên khiến tình trạng quá tải tại các nút càng trầm trọng Diệntích đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp dẫn đến việc thiếu bãi đỗ xe, điểm trông
Trang 10giữ xe cũng như các bến xe liên tỉnh Ước tính, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưađến 10% đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 20-25% Gây ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động logistics
Hệ thống giao thông Việt nam được đưa vào khai thác từ hơn 100 năm nay.Trong cả thời gian này không được đầu tư đúng mức để bảo dưỡng, cải tạo, nângcấp Vì vậy sau một thời gian dù khai thác và trải qua hai cuộc chiến tranh, đến nay
hệ thống giao thông Việt nam không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, có
dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đường bộ, đường sắt, cảng biến và hàngkhông Đến nay, nước ta đã có một mạng lưới giao thông khá đa dạng về số lượng,mật độ và loại hình phong phú Xong chất lượng còn chưa cao
- Đường bộ: Mạng lưới đường bộ Việt Nam dài khoảng 210 000 km trong
đó quốc lộ và tỉnh lộ là 56 000 km, mật độ đường bộ trên 100 km2 là 16,16km cơ
sở còn hạ tầng đường bộ đã phát triển nhưng nó chưa đáp ứng được nhu cầu củathị trường, còn ùn tắc cục bộ, nhiều tuyến đường còn ổ gà, chất lượng đường cònyếu kém gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động locgistics về chi chí, thời gian, lộtrình làm cho việc lưu chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn
- Đường sắt: Mật độ đường sắt nước ta là 0,8 km/100km2 trong đó đường
sắt Bắc Nam dài 1726 km, tuyến Hà nội - Lào Cai 230 km, tuyến Hà nội-Hảiphòng 100km Hai tuyến trên vận tải quốc tế Hà nội - Trung Quốc là Hà Nội-ĐồngĐăng -Bắc Kinh và Hà nội-Lào Cai-Côn Minh Đường sắt Bắc Nam đang đượccủng cố, nâng cấp nhưng hệ thống này đang ở vào thế độc tuyến Chỉ cần một áchtắc nhỏ tại một địa điểm sẽ làm cho cả hệ thống phải tạm dừng hoạt động,
- Đường biển: Hệ thống cảng phân bố đều ở cả ba miền với bờ biển dài
3.200 km, quy mô và tổng công suất trên nên trục triệu tấn Mặc dù đã có nhữnghải cảng quốc tế như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận tàu các nước ra vàonhưng vẫn còn yếu kém, và lạc hậu gây ảnh hưởng quá trình luân chuyển hànghóa, làm ảnh hưởng đến dịch vụ logistics Với trên 80% hàng hóa được chuyển qua
Trang 11đường sông và đường biển, việt nam có đường bờ biển dài, nhiều sông nhỏ,lớn vàmột lợi thế nhưng bên cạnh đó hệ thống yếu kém, tình trạng tắt nghẽn cảng biểnchưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường vận chuyển nó làm ảnh hưởn rất lớn đếnhoạt động logistics.
độ phục vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trongnhững trở lực không nhỏ làm ảnh hường trực tiếp đến ngành Logistics Việt namtrong qua trình hội nhập thế giới
4 Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vậntải liên hợp (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất haiphương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phươngthức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng
Các phương thức vận tải phổ biến hiện nay gồm vận tải hàng không, vận tải
bộ, vận tải đường sắt, vận tải biển Cần lưu ý, vận tải đa phương thức do 1 ngườivận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng và 1 chứng từ vận tải cho toànchặng vận chuyển
- Hiện nay các doanh nghiệp VTĐPT VN phát triển nhanh về số lượngnhưng quy mô cung cấp dich vụ logistics nhỏ, kinh doanh kiểu manh mún Pháttriển ồ ạt về số lượng nhưng quy mô phần lớn các công ty giao nhận VN nhỏ, vốn
Trang 12ít, trang bị lạc hậu và nhân lực thì đa phần chỉ có khoảng 10-20 người/ công ty.Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biển,hàng không, khai thuế quan, dịch vụ xe tải, không nhiều công ty cố đủ năng lựcđảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đónggói, thuê tàu…
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đườnghàng hải và đường hang không nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu VTĐPT Phươngtiện vận tải đương bộ đã sử dụng nhiều năm, nhập khẩu từ nước ngoài đã được tântrang lại, kiểu loại thuộc nhiều nước sản xuất, các xe có đa phần là xe có trọng tảithấp
- Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trongnước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanhtheo kiểu chụp giật,cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để dànhđược các hợp đồng và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có cácdoanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn các doanh nghiệp nước ngoài là những ngườichủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi
5 Nguồn nhân lực phục vụ logistics
Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistic tạiViệt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng Các chương trình đào tạo, nângcao tay nghề trong ngành logistics hiện nay được thực hiện ở các cơ sở đào tạochính thức, đào tạo theo chương trình Hiệp hội và đào tạo nội bộ
Tập trung đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề để nâng cao hiệu quả dịch vụlogistics là hết sức cần thiết
6 Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong những năm qua, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại ViệtNam đã không ngừng phát triển, điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển
Trang 13ngành logistics Nhờ có công nghệ thông tin và thương mại điện tử mà logisticsViệt Nam trở nên linh hoạt hơn, giao thương được với nhiều quốc gia trên thế giớicách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian chi phí chocác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Tuy nhiên bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đểnâng cao hiệu quả logistics cũng còn nhiều hạn chế vì thế đòi hỏi các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ logistics phải linh hoạt hơn nữa, chú trọng đầu tư hơn nữa thì
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển ngành gtvt việt nam và tác động đến tiềm năng phát triển của ngành logistics
I Thực trạng ngành giao thông vận tải Việt Nam
2.1 Đường bộ
Được coi là “hệ thống tuần hoàn của quốc gia”, giao thông vận tải đường bộ
là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng quốc gia và có tính xã hội hóacao.Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ…có tổngchiều dài khoảng 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đềuđược trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại cáctỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất Nhìn chung sau khi đổimới, ngành đường bộ Viêt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu lớn, góp phầnquan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh của nước nhà.Xin kể đến một vài thành tựu rất đáng tự hào: ngành đã hoàn thành cơ bản việcnâng cấp toàn tuyến trục dọc “xương sống” của đất nước là Quốc lộ 1 từ Lạng Sơnđến Cần Thơ, trong đó nổi lên 02 công trình qui mô và hiện đại là Hầm đường bộđèo Hải Vân và cầu Mỹ Thuận Cùng với trục dọc này, một trục dọc thứ hai cũng
đã hình thành Đó là đường Hồ Chí Minh đã hoàn tất giai đoạn 1 (Đoạn từ Hoà Lạcđến Ngọc Hồi) Đường Hồ Chí Minh sẽ nối kết hơn 100 tuyến đường ngang trong
đó có các trục hành lang Đông-Tây, nối liền với QL 1A ở phía Đông, gắn với hệ
Trang 14thống cảng biển nước sâu dọc bờ biển miền Trung, hệ thống các sân bay trên caonguyên hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam và liênthông với các nước láng giềng Ngoài 02 trục dọc trên, Ngành GTVT đường bộ đãhoàn thành các tuyến quốc lộ chính yếu nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tếnhư QL5, QL18, QL10, QL22, QL51, QL14B Đồng thời, đã và đang nâng cấpcác tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía NamĐặc biệt, dù gặp phải
sự cố sập nhịp cầu dẫn trong quả trình xây dựng (26.9.2007), sau hơn 5 năm khởicông xây dựng và hoàn thiện, công trình cầu Cần Thơ đã chính thức khánh thành đivào hoạt động vào ngày 24 tháng 4 năm 2010., đánh dấu sự hoàn tất các cầu trênQuốc lộ 1 - huyết mạch giao thông của đất nước
Hàng năm lại có thêm một lượng lớn phương tiên giao thông gia nhập vàođội ngũ phương tiện giao thông cồng kềnh vốn đã yếu kém của ngành đường bộ
Đó là những yếu tố tự nhiên trực tiếp tác động đến giao thông đường bộ, cón xét vềgóc độ quản lí, con người thì phải nói nhiều nguyên nhân dẫn đến sự “ lộn xộn”trong giao thông đường bộ Việt Nam, mà đầu tiên phải kể đến là công tác quyhoạch đường bộ nói riêng, ngành GTVT nói chung còn rất yếu và gặp nhiều saisót
- Mật độ hệ thống đường bộ của ta còn thấp, sự đồng bộ giữa các vùng miềnchưa cao, tập trung chủ yếu gần biển và các thành phố lớn Song song với đó, hệthống giao thông đường bộ liên tục xuống cấp, thậm chí nghiêm trọng, phương tiệntham gia giao thông không ngừng tăng lên Dù những năm gần đây Nhà nước,chính phủ đã đầu tư rất nhiều cho việc mở rộng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giaothông đường bộ nhưng nhìn chung đường sá nước ta vẫn còn nhỏ, hẹp, chắp vá;thiếu các đường vành đai, các tuyến đường cao tốc Nhiều địa phương đường đô thịthường trở thành bãi thi công, thường ùn tắc giao thông Hệ thống bảo đảm an toàngiao thông như sơn, vạch con lươn, biển báo phân bổ vẫn còn thiếu hợp lý,không đồng bộ đã gây cản trở hoặc tai nạn giao thông
Trang 15- Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ:
Các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợptốt giữa các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và hàngkhông So với các nước trong khu vực, đường bộ của ta được trải nhựa lại đạt tỉ lệthấp nhất Thiếu tuyến đường giữa các vùng kinh tế và các đầu mối giao thông,mặt cắt lưu thông và chất lượng bề mặt đường không tốt, hay việc thiếu hoặc hưhỏng các thiết bị kỹ thuật đồng bộ của tuyến đường
2.2 Đường sắt
Mạng lưới Đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2.600 km nối liền cáckhu dân cư, trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằngsông Cửu Long
Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng: VớiVân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai và Với Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnhLạng Sơn.Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới Đườngsắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt củaLào khi được phát triển
Cầu và cống: Có tất cả 1.790 cầu đường sắt với chiều dài 45.368 mét và 31cầu chung đường sắt - đường bộ dài 11.753 mét, trong đó tổng chiều dài cầu trêntuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 36.056 mét, chiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài cầutrên đường sắt Có 180 cầu dầm thép tạm thời dài 18.084 mét, chiếm 31% tổngchiều dài cầu Đường sắt Tổng chiều dài các cầu bê tông là 13.274 mét trong đó9.179 mét trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh Có 5.128 cống với chiều dài80.850 mét trên Đường sắt
Hầm: Có 39 hầm với chiều dài 11.512 mét trong đó tuyến Hà Nội - TP HồChí Minh có 27 hầm với chiều dài 8.335 mét
Hệ thống thống tin tín hiệu: Hệ thống đóng đường sử dụng điện với thiết bịđóng đường cánh/đèn màu được lắp đặt trên hầu hết các tuyến đường sắt phía Bắc
Trang 16Hệ thống đóng đường nửa tự động được lắp đặt trên tuyến Hà Nội - TP Hồ ChíMinh.
Về hệ thống thông tin, đường sắt Việt Nam sử dụng hầu hết máy tải ba 1kênh, 3 kênh, 12 kênh được sản xuất tại Hungary giữa những năm 1972 và 1979
Hệ thống radio tần số cao được dùng cho hệ thống dự trữ khẩn cấp ở một số khuvực của mạng lưới đường sắt
Hiện nay, trong 5 loại hình vận tải là đường sắt, hàng không, đường bộ,đường biển và đường sông thì thị phần của đường sắt chỉ chiếm 5%, không tươngxứng với sự đầu tư, nguồn lực và sự kỳ vọng của xã hội
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đang ở vào thế độc tuyến, chưa tạo được cácliên kết dạng mạng, còn thiếu những tuyến đường sắt dẫn đến các khu kinh tế, khucông nghiệp, cảng biển Chất lượng đường sắt hiện nay quá kém, đường sắt khổhẹp không thể chạy tàu với tốc độ cao,tải trọng thấp, giao cắt với đường ngang dânsinh nhiều, tai nạn thường xuyên xảy ra dọc tuyến Đặc biệt, hệ thống giao thông
đô thị chưa được quan tâm quy hoạch, xây dựng đúng mức.Về mặt kỹ thuật, đườngsắt Việt Nam đã quá lỗi thời Còn về chất lượng dịch vụ thì cũng lỗi thời khôngkém
Trang 17dự kiến hoàn thành sẽ tiếp nhận tàu lên tới 10 vạn DWT; Cảng trung chuyển Quốc
tế Vân Phong: Dự án nạo vét luồng Quan Chánh Bố cho tàu trên 2 vạn DWT.Luồng Cái Mép Thị Vải cho tàu lên tới 10 vạn DWT Bên cạnh đó còn có một số
dự án đầu tư của khối tư nhân đang xây dựng như Căn cứ Logistics dịch vụ saucảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải
Hiện nay, Tình trạng ùn tắc giao thông tại cảng trung tâm thường xuyên xảy
ra trong vài năm trở lại đây Các công ty vận tải trong nước cũng chỉ đáp ứngđược khoảng 20% sản lượng hàng hóa lưu chuyển mỗi năm, và nhường phần cònlại cho các hãng nước ngoài Hơn nữa, trong khi vận chuyển hàng container đangtrở thành xu thế chung của thế giới thì hiện cảng và đội tàu của nước ta vẫn chủyếu phục vụ hàng dời Điều này làm giảm hiệu quả trong lưu chuyển hàng hóa,đồng thời giảm tính cạnh tranh của ngành so với các nước trong khu vực trong bốicảnh hoạt động xuất nhập khẩu đang gia tăng mạnh mẽ
Số lượng cảng biển nhiều (từ Bắc chí Nam có tới 160 cảng), nhưng các hoạtđộng lại rất ít, thiếu cảng nước sâu và cảng container Hệ thống cảng biển khôngkết nối được với mạng lưới giao thông quốc gia, đã làm suy yếu năng lực các cảng
Một số doanh nghiệp vận tải biển cho biết, trong vòng 4 tháng qua, giá cướcvận tải biển đã giảm 30% - 70%, thậm chí với loại tàu hàng khô có trọng tải 40.000DWT - 100.000 DWT giảm tới 90%
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics làvận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượnghàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài.Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóaxuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển
Bên cạch những nguyên nhân chủ quan trên dẫn đến thực trạng yếu kémtrong cơ sở hạ tầng của ngành thì cúng có những yếu tố chủ quan đến từ bộ máyquản lí, tư cơ chế quản lí của ngành
Trang 18Ở Việt Nam , lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics hàng hải còn rất mới.Phần lớn các dịch vụ hàng hải chỉ dừng lại phần việc của các công ty giao nhận,các cảng biển hầu như chưa hình thành dịch vụ này.
Hoạt động logistics hàng hải không đơn thuần chỉ là giao nhận vận chuyển
mà thực tế phải đảm nhận các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hang hoá nhưgia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận
2.4 Đường thủy nội địa
Hệ thống đường thuỷ nội địa rất phong phú gồm hơn 2.360 sông kênh, cótổng chiều dài 42.000Km, cùng các hồ, đầm, phá Bên cạnh đó, mạng lưới sôngngòi nước ta có mật độ lớn, chảy qua hầu hết các thành phố, thị xã đến tận các thôn
ấp, tạo thành trục giao thông đường thủy rất thuận tiện, cùng với 3.260 km bờ biển
đã tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từthành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vậnchuyển hàng hóa và hành khách Trong đó, tổng chiều dài các tuyến vận tải thủy cóthể khai thác là 17.000 km, phân chia thánh 189 tuyến nẳm rải rác khắp 3 miền đápứng nhu cầu vận chuyển của gần 9.000 phương tiện có trọng tải 100 tấn
Các thành phần kinh tế hoạt động trên lĩnh vực đường thủy nội địa đượcbình đẳng phát triển Bên cạnh lực lượng quốc doanh chủ đạo, còn có lực lượng rấtlớn các HTX, các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ Sản lượng vận tải trênđường thủy nội địa trong những năm gần đây đều tăng từ 8 - 10% năm
Toàn quốc hiện đã có gần 3,6 triệu tấn phương tiện, tổng đội tàu vận tải tăng5,5 lần, số ghế hành khách tăng 1,76 lần, phương tiện cũng đa dạng bao gồm nhiềuloại hình, chất lượng, khả năng an toàn, tính năng và phạm vi hoạt động củaphương tiện được tăng lên rõ rệt Đã có tàu hiện đại cánh ngầm phục vụ chở kháchtrên một số tuyến khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng; TP.HCM - Vũng Tàu;TP.HCM - Cần Thơ, Cần Thơ - Phnômpênh
Trang 19Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế cả nước nói chung và họatđộng giao thông thủy nội địa nói riêng, họat động giao thông thủy nội địa khôngngừng phát triển lớn mạnh biểu hiện qua sự tăng vọt về số lượng cảng bến thủy nộiđịa được mở ra với sự đa dạng của các lọai hình phương tiện tham gia giao thôngthủy, ngày càng nhiều các công trình xây dựng, khai thác hạ tầng giao thông đườngthuỷ nội địa được các tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm đầu tư tạo nên mộtdiện mạo mới đầy sức sống cho thành phố công nghiệp lớn nhất nước.
Đường thủy nội địa Việt Nam vẫn đang bộc lộ nhiều bất cập, đó là việc hàngnăm xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đặc biệt là vào mùa mưa lũ
Đa phần các phương tiện của đường thủy nội địa là kém chất lượng vàkhông được quản lý chặt chẽ
Trong khi vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy nội địa chưa pháttriển xứng tầm thì vận tải ô tô vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong vận tải quốc nội,điều này gây áp lực lớn đến việc đảm bảo an toàn và thông suốt cho mạng lướigiao thông đường bộ tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn, và đương nhiêncũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và chất lượng của vận tải logistics Làm cho chiphí của dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệuquả của dịch vụ logistics ở Việt Nam
2.5 Đường hàng không ở Việt Nam
Từ 1995 đến nay, vân tải hàng không Việt Nam đã có sự phát triển hết sứcnhanh chóng: phương tiện vận tải được đổi mới, năng lực vận tải được nâng cao,năng lực cạnh tranh quốc tế được củng cố và từng bước phát triển vững chắc.Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay, thị trường hàng không Việt Nam đãphát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của hàngkhông thế giới và khu vực, đạt tổng số 100 triệu khách (tăng bình quân11,7%/năm), 2.1 triệu tấn hàng hoá (tăng bình quân 14,2%/năm), với mạng đườngbay quốc tế rộng khắp của 2 doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam và
Trang 20hơn 30 hãng hàng không nước ngoài, nối Việt Nam với 32 thành phố thuộc Châu
Á, Châu Âu, Châu Mỹ, và châu Úc,
Với hệ thống sân bay phân bố đều khắp các vùng, tiềm năng du lịch đa dạng,mạng đường bay nội địa của hàng không Việt Nam đã được phát triển đều khắp,giải quyết được 2 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường
HK trong nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, đặc biệt làcác vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo Thứ hai, đảm bảo hỗ trợ sức cạnh tranhtrên thị trường quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam
Hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa hiện nay không đồng nhất,một số đường có hiệu quả và tần suất khai thác cao như các đường bay trục Bắc -Nam, đường bay đi đến Huế, Nha Trang (Cam Ranh), Phú Quốc ; trong khi đóhầu hết các đường bay còn lại, nhất là các đường bay đến những vùng kinh tế kémphát triển phải bù lỗ và cân đối từ các đường bay khác
Đặc biệt là các cảng hàng không quốc tế quá tải, khả năng tiếp nhận hànhkhách thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, các chuyến bay nội địa thường bị trễgiờ Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay)cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón đượccác máy bay chở hàng quốc tế Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài,
Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt động cho đại lý logistics thựchiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm
2.6 Đường ống
Vừa qua, các tuyến đường ống này chưa được củng cố và bảo vệ tốt, nên khivận hành có nhiều trục trặc và hao hụt quá mức Do chưa đánh giá đúng tình hình
và nguyên nhân, chưa có biện pháp xử lý tích cực và đúng đắn, nên đã tự ý bỏ một
số tuyến đường ống không sử dụng thay vào đó bằng hàng trăm chuyến xe ô-tô,thậm chí dùng cả loại xe cỡ lớn chuyên dùng tiếp dầu cho máy bay tại sân bay, đivận chuyển xăng dầu đường dài, gây ra những khó khăn mới về đảm bảo kỹ thuật