Chương 3: Giải pháp hoàn thiện giao thông vận tải để góp phần nâng cao hiệu quả logistics

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam và tác động đến tiềm năng phát triển ngành logistics (Trang 34)

II. Tác động của ngành giao thông vận tải đến tiềm năng pháttriển của ngành logistics.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện giao thông vận tải để góp phần nâng cao hiệu quả logistics

phần nâng cao hiệu quả logistics

1. Các giải pháp vĩ mô

1.1. Về cơ chế chính sách của nhà nước

Trong lĩnh vực giao nhận vận tải và hoạt động Logistics, nhà nước cần tạo một hành lang để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển. Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Về hành lang pháp lý, thực ra Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Tháng 9-2007 vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện

kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng theo những người am hiểu về lĩnh vực này thì Nghị định 140 còn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như Logistics.

Bên cạnh đó cần thiết lập các mục tiêu phấn đấu trong logistics để nâng cao chất

lượng dịch vụ và hạ chi phí logistics đồng thời nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ,ngành có liên quan.

1.2. Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho Logistics

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển. Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam.

- Phát triển cảng biển ở Việt Nam là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát triển logistics. Phát triển cảng biển bao gồm việc phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa (ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hoá trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hoá từ ICD đến cảng và ngược lại, áp dụng các công nghệ thông tin. Phát triển logistics cũng gắn với quá trình phát triển hàng hải, với sự phát triển của phương thức vận chuyển bằng container, đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Các cảng cần đầu tư, hiện đại hóa để đủ sức tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với xu hướng phát triển hàng hải của thế giới.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đường sắt, đường bộ, đường sông… cũng phải phát triển theo hướng này để đồng bộ hoá các khâu trong quá trình vận chuyển, giảm chi phí dịch vụ logistics, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.

- Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm… theo một kế hoach tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.

- Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực, chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê logistics.

- Hiện đại hóa hải quan để tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động logistics

Trong những năm gần đây, thủ tục hải quan của Việt Nam đã có những cải cách nhằm thu hút sự đầu tư thương mại từ nước ngoài và phát triển ngành giao thông, du lịch. Luật hải quan có hiệu lực từ tháng 1 năm 2002. Dây truyền cung ứng hiện đại nhấn mạnh việc vận chuyển thông suốt, liên hoàn từ nhà máy đến trung tâm phân phối ở nước ngoài. Vì vậy ngành hải quan cũng cần được hiện đại hóa cụ thể như sau:

Đơn giản hóa các thủ tục chứng từ cho việc thông quan hàng nhập khẩu; Thiết lập hệ thống thông tin và liên lạc để cung cấp việc tiếp cận thuận lợi cho người sử dụng khi trình nộp danh mục hàng hóa của tàu và chứng từ hàng hóa qua điện toán;

Phát triển hệ thống rủi ro cho kiểm tra hàng hóa bao gồm các quy trình lấy mẫu và thu thập thông tin;

Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu điện tử để trao đổi thông tin về tình trạng hàng hóa giữa các cảng chủ hàng và hải quan để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau kể cả việc giữ bí mật thương mại;

Phối kết hợp sự phát triển với hệ thống thông quan hải quan, lắp đặt hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử tại hải quan kết hợp với việc lắp đặt tương tự bởi các bên tư nhân.

2. Các giải pháp vi mô đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải nói riêng, để có thể cung cấp dịch vụ logistics theo đúng nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải. Đồng thời cần áp dụng một số giải pháp sau:

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Đầu tư, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO). Chuẩn bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động Logistics.

- Về mặt nhân lực: Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Cần có những chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động Logistics cho các nhân viên trong công ty. Để có thể phát triển lâu dài có thể cử một vài nhân viên đi học về Logistics ở nước ngoài. Thuê các chuyên gia không chỉ trong nước mà cả chuyên gia quốc tế để cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics.

- Về tổ chức hoạt động và bộ máy của doanh nghiệp: Cần thay đổi hoạt động của công ty theo yêu cầu hoạt động Logistics. Trước tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Các công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. Thay đổi trong từng hoạt động của các bộ phận để tạo sự thống nhất trong hoạt động Logistics. Mở rộng và củng cố hệ thống đại lý, xây dựng các đại lý độc quyền, tiến tới đặt văn

phòng đại diện và chi nhánh ở các nước. Với việc mở rộng và củng cố hệ thống đại lý, hay mở văn phòng đại diện ở các chi nhánh nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp dễ nắm bắt hơn về tình hình hàng hóa hay nhu cầu của các khách hàng nước ngoài, khiến cho doanh nghiệp chủ động hơn trong các tình huống sự cố xảy ra tại nước ngoài như tranh chấp, kiện tụng, cũng như dễ nắm bắt, hiểu được rõ hơn về các tập tục thương mại của các nước sở tại. Doanh nghiệp có thể xúc tiến mở văn phòng đại diện của mình thông qua việc liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước và trên thế

giới để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Ngoài sự hợp tác giữa các doanh nghiệp giao nhận, vận tải với nhau thì cũng cần có sự trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, hay giữa các cơ quan hữu quan với các doanh nghiệp này.

Về phía Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), là hiệp hội hiện tại có tới 97 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực Logistics làm hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, các đơn vị trong ngành cần xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với

các công ty đa quốc gia.

- Ứng dụng tin học trong quản trị Logistics: Công nghệ thông tin cần phải được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử…

Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS giúp nắm được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng và tính chính xác trong việc kiểm kê hàng hóa. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử làm tăng độ chính xác của thông tin, dòng thông tin được truyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn nhưng lại không tốn giấy tờ. Hệ thống giao thông thông minh sẽhợp nhất các yếu tố vận tải, cơ sở hạ tầng, người sử dụng và kết hợp các yếu tố này thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong một hệ thống.

Sử dụng hệ thống Internet: Phương thức này khá phù hợp trong giai đoạn hiện tại và với đa số khách hàng vừa và nhỏ của công ty giao nhận Việt Nam. Đây là một xu hướng mà các công ty Logistics trên thế giới đang hướng tới như là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động Logistics. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho những khách hàng lớn của công ty và trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu.

Tại Việt Nam hãng tàu ATM đã phối hợp với cảng Hải Phòng đưa vào ứng dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử, mở ra một bước phát triển mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vận tải của Việt Nam.

Kết luận

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu thực trạng của ngành giao thông vận tải và những tác động của nó đến ngành logistics, ta thấy bên cạnh những tác động tích cực góp phần làm cho logistics tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao được năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp thì giao thông vận tải Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành logistics.

Thông qua những chính sách tích cực từ phía nhà nước như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp, mở cửa để các doanh nghiệp ngoài nước tham gia vào hoạt động logistics... Những động thái tích cực này đang mở ra một bức tranh tươi sáng, tràn đầy hy vọng cho ngành logistics nước nhà trong thời gian tới. Đồng thời cho ta niềm tin về một tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển logistics, qua đó sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam và tác động đến tiềm năng phát triển ngành logistics (Trang 34)