II. Tác động của ngành giao thông vận tải đến tiềm năng pháttriển của ngành logistics.
3. Tác động của giao thông vận tải hàng không
Cũng giống như ngành Hàng Hải VN, ngành Hàng Không là ngành có yêu cầu đầu tư phát triển ở mức vô cúng lớn về vốn, hệ thống sân bay, kho cảng và con người. Thế nhưng nó không thể thiếu được trong công cuộc phát triển hội nhập sâu rộng của bất kì quốc gia nào. Thực tế đã chứng minh những nước có ngành hàng không phát triển nhất thế giới đều là nhóm những nước công nghiệp phát triển mà mà mức độ phát triển nền kinh tế công nghiệp nói chung cũng như ngành hàng không đã đi trước những nhóm còn lại hàng chục năm.
Giao thông đường hàng không là hình thức giao thông được coi là hình thức vận tải đem lại giá trị kinh tế cao, song cũng được coi là hình thức tốn kém về chi phí nhất cho các doanh nghiệp, và những đòi hỏi của hoạt động logistics cũng trở lên khắt khe hơn đối với hình thức này (từ việc giao nhận hàng, kiểm kê, đóng gói đến đảm bảo chất lượng, khối lượng, độ an toàn… )
Hệ thống giao thông đường hàng không Việt Nam hiện nay được thiết kế và xây dựng tương đối hiện đại, đáp ứng được nhu cầu chuyên chở khách và hàng hóa. Hiện nay ở Việt Nam có trên dưới 10 sân bay đảm bảo về chất lượng vận chuyển theo tiêu chuẩn quốc tế như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhât, Đà Nẵng, Cát Bi…, với hàng chục hãng hàng không hoạt động như VietNam airline, Pacific airline, Jetsta airline…Việc thiết kế các đường bay, lộ trình bay tương đối ổn định Ví dụ: Vietnam airline đã thiết kế dược các lội trình bay sang Trung Quốc, các nước châu Á, Châu Âu và Mỹ, vì vậy đã đảm bảo được cho hoạt động logistics, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, nâng cao mức chất lượng dịch vụ cho các khách hàng, như tiết kiệm được thời gian, chi phí, đảm bảo an Toan về chất lượng, số lượng …
Với sự phát triển ngày càng mạnh của ngành hàng không, là một động lực thúc đẩy cho ngành logistics phát triển thông qua việc chuyên chở hàng hóa được cung ứng cho dịch vụ khách hàng…, xong bên cạnh đó thì còng tồn tại những bất cập như còn một số sân bay vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho việc cất và hạ cánh
máy bay Ví dụ năm 2011 tại sân bay Nội Bài do việc điều hành điều hành hạ cánh các chuyến bay mắc sai lầm đã làm cho một máy bay chở khách suýt va chạm với xe chở nhiên liệu và làm máy bay bị chệch khỏi đường băng, sự cố không những ảnh hưởng đến độ an toàn hành khách, hàng hóa mà nó còn ảnh hưởng đến các chuyến bay khác, một số chuyến bay phải cất cánh sang sân bay Đà Nẵng, Cát Bị… và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của logistics.
Hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa hiện nay không đồng nhất, một số đường có hiệu quả và tần suất khai thác cao như các đường bay trục Bắc - Nam, đường bay đi đến Huế, Nha Trang (Cam Ranh), Phú Quốc...; trong khi đó hầu hết các đường bay còn lại, nhất là các đường bay đến những vùng kinh tế kém phát triển phải bù lỗ và cân đối từ các đường bay khác.
Nhìn chung, thị trường hàng không có bước phát triển mạnh nhưng so ở mức xuất phát điểm thấp nên so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan và trên thế giới thì chúng ta còn thua kém nhiều. Bên cạnh đó, nó cũng do cơ chế quản lí nền kinh tế nước ta có những đặc thù riêng, chưa hoàn toàn theo 1 nền kinh tế thị trường phát triển theo phương tây đúng nghĩa. Tuy nhiên với những lợi thế như chính trị ổn định, dân số đông, cộng với ngành công nghiệp du lịch đang hết sức phát triển thì triển vọng phát triển trị trường của ngành là rất cao.
Tổng quát lại, đánh giá về thực trạng của ngành hàng không và tác động của nó đến ngành logistics, bên cạnh những mặt được, những con số khá ấn tượng thì chúng ta còn rất nhiều hạn chế. Đó là Mặc dù không ngừng được cải thiện nhưng quy mô, năng lực hoạt động toàn ngành còn nhỏ bé, đặc biệt trong hai lĩnh vực then chốt là đội máy bay và hệ thống cảng hàng không so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của ngành và của đất nước.Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn hạn chế, khả năng tài chính của từng doanh nghiệp và của toàn ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cơ cấu chi phí của nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý.