Thực trạng các vụ án áp dụng các tình tiết tăng năng trách nhiệm

Một phần của tài liệu Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Trang 50)

nhiệm hình sự tại một số địa phương ở Việt Nam

Trong quá trình thực hiện hoạt động xét xử của Toà án, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vẫn được Toà án sử dụng để áp dụng đối với người chưa thành niên. Dưới đây là một số thống kê về tình trạng người chưa thành niên phạm tội, các vụ án hình sự có áp dụng tình tiết tăng nặng và các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện có áp dụng tình tiết tăng tại một số địa phương cụ thể:

Toà án nghiên cứu Số vụ án

thụ lý Số bị cáo Số bị cáo là người chưa thành niên TAND TP. Hà Nội TAND TP. Hải Phòng 4458 6872 1585 TAND Tỉnh Vĩnh Phúc 677 1296 243 TAND Tỉnh Quảng Ninh 1152 1646 289 TAND Tỉnh Nam Định 2216 3962 656 TAND Tỉnh Bà Rịa – VT 734 1376 342

Bảng 2.1. Bảng thống kê các tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội năm 2010 tại một số Toà án địa phương trên cơ sở báo cáo tổng kết của các địa phương

Trên cơ sở nghiên cứu xác suất 100 vụ án bất kỳ được xét xử tại một số Toà án, cho kết quả về các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quá trình xét xử và các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do người chưa thành niên thực hiện như sau:

50

Toà án nghiên cứu Số hồ sơ vụ án nghiên cứu

Số vụ án có áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS TAND TP. Hà Nội 100 22

TAND TP. Hải Phòng 100 19 TAND Tỉnh Quảng Ninh 100 24 TAND Tỉnh Nam Định 100 22 TAND Tỉnh Bà Rịa – VT 100 18

Bảng 2.2. Bảng thống kê tỷ lệ các vụ án có áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở nghiên cứu sắc xuất 100 vụ án, tại một số địa phương

Toà án nghiên cứu Số hồ sơ vụ án nghiên cứu

Số vụ án có áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS TAND TP. Hà Nội 100 05

TAND TP. Hải Phòng 100 04 TAND Tỉnh Quảng Ninh 100 04 TAND Tỉnh Nam Định 100 02 TAND Tỉnh Bà Rịa – VT 100 03

Bảng 2.3. Bảng thống kê tỷ lệ các vụ án do người chưa thành niên phạm tội có áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở nghiên cứu sắc xuất 100 vụ án do người chưa thành niên thực hiện tại một số địa phương

Trên cơ sở một số phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh và phân tích số liệu, có thể thấy tỷ lệ các vụ án do người chưa thành niên thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao (trên cả nước là khoảng 20%) . Còn đối với các vụ

51

án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở thống kê các mẫu nghiên cứu tại một số Toà án chiếm khoảng 20% các vụ án. Các vụ án do người chưa thành niên thực hiện có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chiếm tỷ lệ không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% - 5% số vụ án do người chưa thành niên thực hiện đưa ra xét xử. Tỷ lệ giữa các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do người đã thành niên thực hiện cao hơn rất nhiều so với các vụ án có áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do người đã thành niên thực hiện. Tuy nhiên, có thể thấy Toà án ở các địa phương nói chung vẫn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong một số vụ án cụ thể, có thể thấy các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng với người chưa thành niên chủ yếu là các tình tiết phạm tội nhiều lần và tái phạm (quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS), các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác ít thấy được áp dụng với người chưa thành niên.

Trong quá trình áp dụng các tình tiết tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung và áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên nói riêng, Toà án các địa phương trong quá trình xét xử luôn cân nhắc để áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn vụ việc, đặc biệt là việc áp dụng các tình tiết này đối với người chưa thành niên. Chính vì vậy các vụ án do người chưa thành niên thực hiện có áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chiếm tỷ lệ không cao trong khi gần như tất các bản án đối với người chưa thành niên phạm đều áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

52

2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng các tình tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số vụ án cụ thể

Trên cơ sở nghiên cứu các vụ án hình sự do người chưa thành niên phạm tội thực hiện, dưới đây là một số ví dụ về các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

Vụ án 1:

Vào khoảng 21h45’ ngày 20/4/2009 Lê Văn Hải, Vũ Thế Tuấn, Phạm Quang Lượng rủ nhau đi cướp tài sản của những đôi trai gái ngồi chơi ở đường vành đai khu công nghiệp Bắc Thăng Long, trong đó Tuấn là người khởi xướng, sau đó, mỗi bị can cầm theo một con dao nhọn đi bộ vào khu vực vành đai khu công nghiệp. Khi đi đến đoạn đường 5 kéo dài đang thi công thì nhìn thấy anh Vũ Thành Đạt (SN 1986) và chị Nguyễn Thị Dung (SN 1987) dựng xe máy ngồi tâm sự. Tuấn và Hải liền đi đến dùng dao khống chế, uy hiếp anh Đạt. Lượng dùng dao khống chế chị Dung dẫn chị Dung và anh Đạt đi bộ vào phía bờ mương cách đường 5 kéo dài khoảng 70m. Đến nơi Tuấn tự cởi áo sơ mi của mình xé ra làm dây, trói anh Đạt và chị Dung mỗi người vào một gốc cây, trói xong Tuấn và Lượng lục soát lấy của chị Dung 01 nhẫn vàng và 01 dây chuyền bạc và lục soát lấy của anh Đạt 01 nhẫn vàng. Sau đó tất cả quay lại chỗ để xe lấy luôn chiếc xe máy và 01 đôi giày thể thao của anh Đạt rồi cả 3 tẩu thoát.

Đối tượng phạm tội trong vụ án trên bao gồm:

1. Vũ Thế Tuấn – Sinh năm 1987. Đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản (Ngày 31/7/2009, Toà án áp dụng khoản 1 Điều 138 xử phạt Vũ Thế Tuấn 6 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, chưa thi hành án), chưa được xoá án tích.

2. Lê Văn Hải – Sinh ngày 25/12/1992. Đã có 1 tiền sự về tội trộm cắp tài sản và một tiền án về tội trộm cắp tài sản (Ngày 31/7/2009, Toà án áp dụng

53

khoản 1 Điều 138 xử phạt Vũ Thế Tuấn 6 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, chưa thi hành), chưa được xoá án tích.

3. Phạm Quang Lượng – Sinh ngày 7/9/1991. Chưa có tiền án tiền sự. Căn cứ vào kết quả định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản của hội đồng định giá tài sản kết luận chiếc xe máy của anh Đạt có giá trị là 15.000.000 đồng; 01 đôi giày thể thao trị giá 100.000 đồng; Còn 2 chiếc nhẫn vàng tây và một dây chuyền bạc không thu hồi được nên không có cơ sở để xác định. Theo lời khai của anh Đạt và chị Dung xác định chiếc nhẫn vàng tây của anh Đạt trị giá 500.000 đồng, chiếc nhẫn vàng của chị Dung trị giá 300.000 đồng và chiếc dây chuyền bạc trị giá 250.000 đồng. Tổng thiệt hại là 16.150.000 đồng.

Ngoài vụ án trên, mở rộng điều tra Cơ quan điều tra còn xác định được khoảng 23h30’ ngày 22/4/2009 Lê Văn Hải và Vũ Thế Tuấn rủ nhau đi trộm cắp tài sản, cả 3 đi đến khu vực đang xây dựng của nhà anh Nhượng. Tuấn đứng ở bên ngoài cảnh giới, Hải đột nhập vào trong lán công nhân xây dựng thấy mọi người đang ngủ. Hải liền lấy trộm chiếc quần dài của anh Quý để trong lán rồi đem ra ngoài cùng Tuấn lục soát lấy toàn bộ tài sản của anh Quý để trong túi bao gồm 01 ví da, 02 điện thoại di động, 2.000.000 đồng và 40 USD. Trong ví có 01 bảo hiểm xe máy, 01 đăng ký mô tô và 01 giấy phép lái xe mang tên anh Quý. Hải và Tuấn sao đó đem 40 USD, và 02 chiếc điện thoại đi bán. Căn cứ vào kết quả định giá của Hội đồng định giá kết luận 02 chiếc điện thoại có giá trị 3.390.000 đồng; 40 USD có giá trị 711.000 đồng. Tổng tài sản thiệt hại là 6.101.000 đồng. Giấy tờ của anh Quý được Tuấn và Hải tự nguyện nộp lại cho cơ quan Điều tra.

Vào ngày 30/10/2009 vụ án được Toà án nhân dân Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội đưa ra xét xử. Kết quả của vụ án:

54

Tuyên bố: Các bị cáo Vũ Thế Tuấn, Lê Văn Hải, Phạm Quang Lượng (Lương) phạm tội “cướp tài sản” và các bị cáo Vũ Thế Tuấn, Lê Văn Hải phạm tội “trộm cắp tài sản”.

1.- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Xử phạt Vũ Thế Tuấn 6 năm tù.

- Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Xử phạt: Vũ Thế Tuấn 8 tháng tù.

- Áp dụng điều 50 Bộ luật Hình sự. Buộc bị cáo chấp hành chung cả 2 tội là sáu năm 8 tháng tù.

- Áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Buộc bị cáo Vũ Thế Tuấn chấp hành 06 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản” của bản án số 154/2009 ngày 31/7/2009 đã được tuyên và 6 năm 8 tháng của bản án này. Hình phạt chung là 7 năm 2 tháng. Thời hạn tù tính từ ngày 30/4/2009.

2.- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự. Xử phạt Lê Văn Hải 4 năm 6 tháng tù giam.

- Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 69; Điều 74. Xử phạt: Vũ Thế Tuấn 6 tháng tù.

- Áp dụng điều 50 Bộ luật Hình sự. Buộc bị cáo chấp hành chung cả 2 tội là 5 năm tháng tù.

- Áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Buộc bị cáo Vũ Thế Tuấn chấp hành 06 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản” của bản án số 154/2009 ngày 31/7/2009 đã được tuyên và 6 năm 8 tháng của bản án này. Hình phạt chung

55

là 5 năm 6 tháng. Thời hạn tù tính từ ngày 30/4/2009.

3.- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự. Xử phạt Phạm Quang Lượng (Lương) 4 năm 6 tháng tù giam. Thời hạn tù tính từ ngày 30/4/2009.

Phần dân sự: Ngoài quyết định hình phạt Toà án còn giải quyết về phần dân sự trong vụ án này.

Có thể thấy rằng trong vụ án trên có 2 bị cáo là người chưa thành niên, đó là Phạm Quang Lượng và Lê Văn Hải. Tính đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tối với cả 2 tội bị cáo Phạm Quang Lượng 17 tuổi 7 tháng 24 ngày (chưa đủ 18 tuổi), còn bị cáo Lê Văn Hải 16 tuổi 10 tháng 28 ngày (chưa đủ 18 tuổi) là những đối tượng phạm tội chưa thành niên. Trong vụ án trên Toà án đã áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự để áp dụng với bị cáo Lê Văn Hải là đối tượng phạm tội chưa thành niên. Cần lưu ý, tình tiết tăng nặng được áp dụng đối với bị cáo Lê Văn Hải trong trường hợp trên không phải là phạm tội nhiều lần, vì hành vi phạm tội trộm cắp của bị cáo Lê Văn Hải đã được đưa ra xử lý ở hai lần riêng biệt khác nhau. Còn hai hành vi trộm cắp tài sản và cướp tài sản của bị cáo Lê Văn Hải được đưa ra xét xử cùng lúc nhưng không phải cùng một loại hành vi cho nên không được coi là phạm tội nhiều lần. Trong vụ án trên việc Lê Văn Hải đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản, nhưng chưa được xoá án tích lại tiếp tục phạm tội với lỗi cố ý đã đủ cơ sở để xác định là tái phạm. Việc áp dụng tình tiết tái phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật hình sự hiện hành.

56

Vụ án 2:

Do có thời gian Minh được xem lắp cáp điện thoại, nên Minh biết trong dây cáp có nhiều sợi dây đồng. Minh nảy sinh ý định cắt phá đoạn dây cáp đốt lấy lõi đồng bên trong đem bán lấy tiền tiêu xài.

Lần I: Khoảng 23h00 ngày 22/4/2007, Minh mang theo 01 kìm bấm mạng của gia đình vẫn dùng để cắt cây đi ra cánh đồng, trèo lên cột điện cắt đứt một đầu của dây cáp, sau đó lại trèo tiếp lên cột điện thứ hai liền kề với cột Minh vừa cắt đoạn dây cáp và tiếp tục dùng kìm cắt đứt đầu dây còn lại. Đoạn dây cáp điện thoại dài 70 m, loại cáp cỡ 20 x 2 x 0,5. Minh xuống đất, cuốn đoạn dây cáp lại, đặt đoạn dây cáp lên vai đem về giấu ở mương nước. Đêm hôm sau, Minh đem đoạn dây cáp đến gạ bán cho anh Cường nhưng anh Cường không mua, Minh đã vứt đoạn dây cáp xuống mương nước (cơ quan điều tra đã truy tìm nhưng không thu giữ được).

Lần II: Khoảng 21h00 ngày 30/4/2007, Minh đem theo kìm bấm và rủ Lê Ngọc Sơn cùng đi cắt dây điện thoại. Cả 2 đi xe đạp ra khu vực cánh đồng; Đến nơi cả hai giấu xe đạp ở ria đường và đi bộ đến cột điện, Sơn đứng dưới cảnh giới, còn Minh trèo lên cột điện cắt dây cáp có chiều dài và kích thước như lần I Minh đã cắt. Sau đó Minh và Sơn đem đoạn dây cáp về nhà bà ngoại Minh (không có ai ở nhà) cất giấu. Sáng hôm sau, Minh đến nhà bà ngoại lấy đoạn dây cáp đem ra góc vườn dùng lửa đốt cháy vỏ nhựa dây cấp, lấy lõi thép đồng gọi Sơn đến cùng đem đi bán. Số dây cáp lần II Minh và Sơn cắt bán được cho một người phụ nữ không biết tên tuổi, địa chỉ được 650.000 đồng và đã tiêu xài hết.

Theo thông báo của công ty điện thoại Hà Nội I thì trong 2 đêm 22/4 và 30/4/2007. kẻ gian đã cắt phá hai đoạn dây cáp điện, mỗi đoạn khoảng 70m làm mất thông tin liên lạc của 30 thuê bao. Công ty điện thoại Hà Nội I đã

57

phải sửa chữa khắc phục hai đoạn dây cáp nói trên hết 5.135.500 đồng.

Vụ án này được đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 24/10/2007 đối với các bị cáo:

1. Lê Văn Minh – Sinh ngày 22/8/1991, chưa có tiền án, tiền sự. 2. Lê Ngọc Sơn – Sinh ngày 3/9/1991, chưa có tiền án, tiền sự. Kết quả vụ án

Tuyên bố: Bị cáo Lê Văn Minh và bị cáo Lê Ngọc Sơn đã phạm tội “Phá hoại công trình phương tiện quan trọng về an ninh Quốc gia”.

* Áp dụng khoản 1Điều 231. Điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điểm g, n khoản 1 Điều 48; Điều 60; Điều 68; Điều 69; Khoản 2 Điều 74 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Lê Văn Minh 24 tháng tù (2 năm) nhưng cho hưởng án treo.

Thời gian thử thách là 48 tháng kể từ ngày tuyên án.

* Áp dụng khoản 1Điều 231. Điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 60;

Một phần của tài liệu Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)