Các quy định của pháp luật hiện hành về việc áp dụng các tình tiết tăng

Một phần của tài liệu Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Trang 43)

tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Trong quá trình phát triển của lịch sử pháp luật Việt Nam, vấn đề áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cũng như vấn đề áp dụng pháp luật với người phạm tội chưa thành niên đã được đặt ra từ trong cổ luật tới nay. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với việc quyết định hình phạt.

Trong các bộ cổ luật của Việt Nam như Bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) và Bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) đều có những quy định về vấn đề này. Trong Bộ Quốc triều hình luật dưới thời Lê, bộ luật này đã quy định tương đối cụ thể các loại tội danh và hình phạt tương ứng. Bên cạnh đó Bộ luật này cũng đã đề cập đến vấn đề lỗi, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân người phạm tội. Điều 19 chương Đạo tặc Bộ Quốc triều hình luật có quy định: “Kẻ trộm mới phạm tội lần đầu thì phải lưu đi châu xa, kẻ trộm đã có tiếng và kẻ trộm tái phạm thì phải chịu tội chém”. Như vậy trong điều luật này đã đề cập đến vấn đề tái phạm với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Các tình tiết này còn được đề cập đến trong nhiều các quy định khác trong Bộ luật. Còn về chính sách hình sự áp dụng đối với đối tượng chưa thành niên phạm tội cũng được quy định trong Bộ luật này. Cụ thể Điều 16 chương Danh Lệ trong Bộ luật Hồng Đức có quy định:

43

“Những người từ 70 tuổi trở lên, người từ 15 tuổi trở xuống cũng như những người bị phế tật, phạm tội lưu trở xuống cho phạt bằng tiền, phạm tội thập ác thì phải theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người ác tật, phạm tội phản nghịch giết người đáng tội chết cũng phải tâu lên vua để xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc ngoài ra thì không bắt tội. Còn từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống thì dẫu có tội chết cũng không hành hình”. [30]

Như vậy trong Bộ Quốc triều hình luật đã đề cập đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trong đó quy định độ tuổi phải chịu hình phạt là từ 7 tuổi trở lên và 90 tuổi trở xuống, ngoài ra còn có chính sách giảm nhẹ tội cho những đối tượng dưới 10 tuổi và dưới 15 tuổi cũng như những người trên 70 tuổi và trên 80 tuổi. Trong Bộ Quốc triều hình luật mặc dù có sự phân chia về độ tuổi tuy nhiên không có khái niệm về người chưa thành niên, tuy nhiên đã có sự phân biệt về chính sách hình sự đối với những đối tượng trẻ nhỏ (ít tuổi) và người già (nhiều tuổi). Qua đó, có thể thấy pháp luật hình sự Việt Nam dưới thời Lê đã có những quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như vấn đề áp dụng trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên phạm tội. [30]

Trong Bộ Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn, kế thừa một số quy định của Bộ Quốc triều hình luật trước đó cũng có những quy định về vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như các biện pháp tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tương tự như điều 16 chương Danh lệ Bộ Quốc triều hình luật, Điều 21 Bộ Hoàng Việt luật lệ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoàn toàn kế thừa, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự dưới thời Nguyễn cũng là 7 tuổi trở lên và có những quy định giảm nhẹ cho những đối tượng dưới 15 tuổi. Ngoài ra về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Bộ Hoàng Việt

44

luật lệ quy định một số tình tiết như giết quan phủ, quan chi châu, quan cai quản, chỉ huy (Điều 252); giết ông, bà, cha mẹ (Điều 253), giết người man rợ (Điều 257), giết người vì động cơ vụ lợi (Điều 251) v.v.. [45] là những tình tiết tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.

Nói chung, các Bộ luật cổ đã đề cập đến vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, vấn đề áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, và đã phân biệt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội, mặc dù trong các bộ luật cổ những khái niệm này chưa được quy định rõ ràng thành những quy phạm. Có thể thấy trong cổ luật đã đề cập đến vấn đề áp dụng trách nhiệm hình sự đối với những người phạm tội chưa đạt đến một độ tuổi nhất định (tương đương với đối tượng chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hiện đại), tuy nhiên các quy định này chưa được pháp điển hoá cụ thể thành các điều luật hay các chương, mục như luật hiện đại. So sánh với Bộ luật hình sự hiện hành, các tình tiết tăng nặng trong cổ luật được xây dựng chủ yếu là các tình tiết định khung và định tội, không có điều luật cụ thể quy định các loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Còn về khái niệm người chưa thành niên cũng như chính sách áp dụng các tình tiết tăng nặng đối với người chưa thành niên phạm tội thì trong cổ luật không có quy định về vấn đề này.

Khoa học luật hình sự hiện nay, quá trình phát triển pháp luật hình sự ở Việt Nam thông qua lần pháp điển hoá Bộ luật hình sự đã dần hoàn thiện những vấn đề lý luận này. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, pháp luật có những quy định tương đối cụ thể về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như chính sách áp dụng trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể tại Điều 39 Bộ luật hình sự năm 1985 từ điểm a đến điểm i đã liệt kê các tình tiết làm tăng nặng tính chất nguy hiểm của hành vi; còn trong chương VII từ Điều 57 đến Điều 67 có những quy định cụ thể về

45

chính sách áp dụng trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên phạm tội. Trên cơ sở đó, kế thừa những tư tưởng và nguyên tắc được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng có những quy định rất rõ ràng các vấn đề trên. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, còn chương X từ Điều 68 đến Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra trong một số hướng dẫn tư pháp cũng có đề cập đến các vấn đề này. Nghị quyết số 01/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong điểm 1, và điểm 5 có những giải thích cụ thể hướng dẫn áp dụng các tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Nói chung, luật hình sự Việt Nam hiện nay sau nhiều lần pháp điển hoá đã quy định tương đối cụ thể chính sách áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự đã phân biệt rõ những tình tiết nào mang ý nghĩa định tội, định khung và tăng nặng trách nhiệm hình sự đơn thuần. Tuy nhiên vấn đề áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên vẫn chưa được đề cập đến nhiều trong các văn bản luật hiện hành. Chưa có một Điều luật nào quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này đối với người chưa thành niên như thế nào? Và cũng không có một hướng dẫn cụ thể của các cơ quan lập pháp, tư pháp về áp dụng các tình tiết tăng nặng này đối với người phạm tội chưa thành niên. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ có một quy định duy nhất liên quan đến vấn đề này: Tại khoản 6 Điều 69 Bộ luật Hình sự 1999 về nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội “Án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Như vậy thông qua quy định tại điều này chúng ta có thể hiểu là không áp dụng tình tiết tăng

46

nặng tái phạm và tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ 14 đến dưới 16 tuổi. Như vậy cũng có thể hiểu, pháp luật hiện hành thừa nhận việc áp dụng các tình tiết tăng nặng này bình đẳng giữa người đã thành niên và người chưa thành niên với hầu hết tất cả các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 trừ trường hợp vừa nói trên. Qua đó có thể hiểu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên cũng được áp dụng theo nguyên tắc:

Thứ nhất, chỉ áp dụng các tình tiết tăng nặng hình sự với người chưa thành niên phạm tội khi các tình tiết đó phải được ghi nhận trong Bộ luật hình sự và khi Bộ luật hình sự đã có hiệu lực. Khác với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Toà án trong quá trình xét xử có thể lấy thêm các tình tiết ở bên ngoài vào làm tình tiết giảm nhẹ, thì ngược lại không cho phép lấy các tình tiết khác nếu như chưa được ghi nhận làm tình tiết tăng nặng trong Bộ luật hình sự. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định

“Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt mới nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới, hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích hoặc các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng đối với hành vi phạm tội trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành” [25]

Có thể thấy qua quá trình pháp điển hoá Bộ luật hình sự ngày càng bổ sung thêm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm 6 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự so với Bộ luật Hình sự năm 1985 là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội có tính chất côn đồ; xâm phạm tài sản của

47

nhà nước; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; lợi dụng tình trạng khẩn cấp, dịch bệnh để phạm tội. Ngoài ra những tình tiết nào đã bị loại bỏ thì không được thừa nhận là tình tiết tăng nặng trách nhiệm nữa và không được dùng những tình tiết đó để áp dụng với người phạm tội trong mọi trường hợp.

Thứ hai, các tình tiết được quy định cụ thể trong phần tội phạm là tình tiết định tội hoặc tình tiết định khung thì không được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Khoản 2 Điều 48 “Những tình tiết đã là yếu tố đã được coi là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Như vậy trong quá trình giải quyết các vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội, Toà án cần phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào là tình tiết định tội, tình tiết nào là tình tiết định khung hay tình tiết nào làm tăng nặng trách nhiệm hình sự chung, cũng như thấy được mối quan hệ cơ hữu của chúng với nhau trong một vụ án hình sự. Tình tiết định tội là những tình tiết mà mà nếu không có nó thì hành vi không cấu thành tội phạm hoặc nếu có nó thì sẽ cấu thành một tội phạm khác nghiêm trọng hơn hoặc ít nghiêm trọng hơn. Tình tiết định khung là tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì Toà án phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều đó quy định có tình tiết đó đối với người phạm tội. Mặt khác, để giải quyết đúng đắn một vụ án hình sự, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền phải xác định rõ tội danh, khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng (giảm nhẹ), và phân biệt được rõ ràng các tình tiết này. Ba loại tình tiết này có vai trò bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình định tội cũng như lượng hình đối với người phạm tội.

Thứ ba, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi cho nên trong quá trình xét xử Toà án không được xử cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt. Theo cấu trúc xây dựng luật

48

thì bất kỳ điều luật cụ thể nào trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự, nhà làm luật đều quy định các khung hình phạt khác nhau và trong khung hình phạt nào cũng có mức phạt tối thiểu và tối đa tuỳ theo tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội tương ứng. Cho nên, khi Toà án đã xác định bị cáo nằm ở khung hình phạt nào thì người phạm tội dù có nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì vẫn chỉ được xử trong khung hình phạt đó. Có thể nhận thấy rõ, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của hành vi, chứ không làm thay đổi tính chất của hành vi do người phạm tội thực hiện. Điều này thể hiện sự khác biệt so với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cho phép có thể giảm xuống khung liền kề thấp hơn khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 47 BLHS).

Thứ tư, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với người nào thực hiện hành vi có tính chất tăng nặng đó. Điều này đặt ra đối với những vụ án có đồng phạm, Toà án chỉ được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người này chứ không được áp dụng đối với những người đồng phạm khác.

Cần phải lưu ý, có một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ có ý nghĩa áp dụng với một số hành vi nhất định, đối với một số người phạm tội nhất định chứ không thể áp dụng với tất cả các tội phạm hoặc tất cả người phạm tội. Cho nên khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cần lưu ý xác định các yếu tố liên quan đến nhân thân hoặc yếu tố lỗi của người phạm tội xem việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó có cần thiết và đủ điều kiện hay không.

49

Một phần của tài liệu Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)