Hệ thống các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Trang 30)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999, chỉ các tình tiết sau đây mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

“Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ

30

e) Cố tình thực hiện hành vi phạm tội đến cùng; g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, tình thần, công tác hoặc các mặt khác;

i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc các khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

o) Có hành vi xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.” [25]

- Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 48)

Phạm tội có tổ chức là “hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” (khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự). Điều đó có nghĩa là trong đồng phạm có tổ chức giữa những người đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ với nhau, có sự chuẩn bị, tính toán kỹ càng, chu đáo việc thực hiện tội phạm cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt... Với đặc điểm như vậy, hình thức đồng phạm này cho phép người phạm tội có khả năng phạm tội liên tục, nhiều lần gây ra những hậu quả tác hại nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy phạm tội có tổ chức được quy định là tình

31

tiết tăng nặng đáng kể.

- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 48)

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là khái niệm rộng hơn khái niệm lưu manh chuyên nghiệp. Trước đây Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn “coi lưu manh chuyên nghiệp là những tên chuyên lấy việc trộm cắp, lừa đảo, chứa chấp tiêu thụ của gian hoặc lấy những hành động phi pháp khác làm nguồn sống chính hoặc tuy có nghề nhưng đó không phải là nguồn sống chính, có khi chỉ là để nguỵ trang” [33, 247]. Đối với khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: ngoài bọn lưu manh chuyên nghiệp ra, người thực hiện một tội hay cùng một loại tội (thuộc một nhóm khách thể) nhưng tội phạm lặp đi, lặp lại nhiều lần hoặc phạm rất nhiều tội (không kể là tội gì) lấy đó làm nguồn thu nhập chính hoặc nghề sống chính [34, 3]. Như vậy có thể hiểu phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là việc phạm tội là nguồn sống chính cho mình [22, 283]. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội nhiều lần giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi phạm tội đều thực hiện hành vi phạm tội từ hai lần trở lên, nhưng khác nhau ở chỗ người phạm tội nhiều lần không lấy việc phạm tội làm phương tiện sống.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 48)

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là trường hợp người có chức vụ quyền hạn được bổ nhiệm hoặc do dân cử, làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện tội phạm. Với chức vụ, cương vị đó người phạm tội dễ dàng thực hiện tội phạm, dễ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Do đó, nhà làm luật đã quy định tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quan trọng. Mức độ tăng nặng

32

trách nhiệm hình sự đối với nhiều người phạm tội nhiều hay ít tuỳ thuộc ở chức vụ cao hay thấp, quyền hạn nhiều hay ít. Chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm càng lớn lại có ý thức lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để phạm tội thì càng dễ gây ra hậu quả tác hại lớn cho xã hội và vì vậy càng phải xử phạt nghiêm khắc hơn.

- Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 48)

Về tình tiết “có tính chất côn đồ” tuy chưa có nghị quyết của hội đồng thẩm phán hướng dẫn, nhưng đã được hướng dẫn tại công văn số 38/NCPL ngày 6/1/1976 của Toà án nhân dân tối cao. Khái niệm “côn đồ” được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và hay dùng vũ lực để uy hiếp người khác khuất phục mình vô cớ hoặc chỉ vì một nguyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém hoặc thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, danh dự, tính mạng của người khác một cách vô cớ hoặc vì những lý do rất nhỏ nhặt. Ví dụ sau khi va quệt xe đã có hành vi gây thương tích cho người kia trong khi chính mình là người có lỗi. Ở bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tình tiết này là tình tiết định khung với tội giết người và cố ý gây thương tích, nhưng cho đến bộ luật Hình sự năm 1999 thì ngoài việc vẫn được xác định là tình tiết định khung cho tội giết người và cố ý gây thương tích ngoài ra nó còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội khác. Có thể hiểu phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ ràng đã coi thường các nguyên tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên nhân nhỏ nhặt là sẵn sàng phạm tội [22. 289]. Tính chất côn đồ của hành vi thể hiện ở hai yếu tố: nhân thân người phạm tội và không gian, thời gian nơi xảy ra tội phạm.

33

- Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 48)

Động cơ phạm tội nói chung thường là những động cơ xấu, nhưng động cơ đê hèn là động cơ xấu xa nhất, ti tiện nhất, đáng khinh nhất trong tất cả các động cơ phạm tội có thể có trong một tội phạm cụ thể. Nó thể hiện tính ích kỷ cao, bội bạc, phản trắc hèn nhát và là sự tột cùng của đồi bại đạo đức như: giết người khác để cướp vợ (chồng) của nạn nhân, giết người tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm... Phạm tội vì động cơ đê hèn có thể hiểu là những trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, đáng khinh bỉ, không kể đến danh dự, nhân phẩm, tư cách một con người [11, 289]. Động cơ của bị cáo thường mang tính chất hèn nhát, bội bạc, phản trác và ích kỷ. Việc xác định động cơ đê hèn của người phạm tội phải gắn liền với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện. Tính chất đê hèn không phải ở hành vi mà ở động cơ thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội phạm.

- Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 48)

Cố tình phạm tội đến cùng là sự quyết tâm thực hiện ý định phạm tội của mình, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có thể có sự cản trở trong quá trình thực hiện tội phạm [22, 292]. Tình tiết này nói nên sự liều lĩnh, sự quyết tâm phạm tội cao của người phạm tội. Người phạm tội mong muốn đạt được mục đích phạm tội bằng mọi cách, mọi thủ đoạn. Khi gặp trở ngại khách quan, người phạm tội vẫn không từ bỏ ý định phạm tội, không ngừng hành vi phạm tội đang thực hiện, hoặc lần này không đạt được kết quả mong muốn thì lần khác lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc và quyết tâm phạm tối đến cùng của người phạm tội cũng như những cản trở mà kẻ phạm tội gặp phải. Nếu quyết tâm phạm tội càng cao, cản trở càng lớn mà can phạm vẫn cố tình thực hiện tội phạm thì mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự càng cao.

34

- Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điểm g khoản 1 Điều 48)

Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội phạm một tội cụ thể từ hai lần trở lên trong cùng một thời gian hay trong những thời gian khác nhau mà bị đưa ra xét xử cùng một lần. Như vậy phạm tội nhiều lần là một trường hợp nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội cùng loại. Mỗi lần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của can phạm đã đủ cấu thành tội phạm, nhưng chưa lần nào bị đưa ra xét xử và chưa có hành vi phạm tội nào hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

Tái phạm: Khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự quy định “tái phạm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. Theo định nghĩa trên, thì Bộ luật hình sự năm 1999 đã mở rộng đối tượng tái phạm hơn so với quy định trước đó tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 1985. Theo khoản 1 Điều 49 quy định các trường hợp tái phạm gồm hai trường hợp là đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý và đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Như vậy, tái phạm là trường hợp bị cáo đã bị phạt một hình phạt chính được quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự về tội do cố ý và tội do vô ý, chưa được xoá án lại phạm thêm một tội mới không kể cùng loại hay khác loại, cùng hay khác lỗi, chỉ trừ tội mới do vô ý là tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Chú ý rằng án cũ đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và án đã được xoá không được coi là căn cứ xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm nguy hiểm: Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm là đã bị kết án về tội rất

35

nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm một tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý. Như vậy trường hợp án cũ chưa được xóa về tội vô ý hoặc về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý sẽ không được tính để xác định tái phạm nguy hiểm. Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bởi đây là những trường hợp đã phạm tội hoặc đã có án tích nhưng lại vẫn tiếp tục phạm tội thể hiện tính nguy hiểm cao của nhân thân người phạm tội. Người phạm tội tỏ ra coi thường các quy tắc của cuộc sống xã hội, coi thường pháp luật không rút được bài học của quá khứ, không biết sửa chữa cho nên phải bị xử phạt nặng... Tái phạm chịu xử lý cao hơn so với phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm cũng bị xử lý nặng hơn tái phạm.

- Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự về được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, công tác hoặc các mặt khác (điểm h khoản 1 Điều 48)

Phạm tội với trẻ em là phạm tội với người từ 16 tuổi trở xuống. Đó là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý bị hạn chế hoặc chưa có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình. Những người không có đủ khả năng để chống lại những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

Phạm tội với phụ nữ có thai là trường hợp phạm tội đối với người phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén, sức khoẻ yếu, nặng nề trong mọi sinh hoạt, khả năng tự vệ kém;

Phạm tội đối với người già là phạm tội với những người từ 60 tuổi trở lên. Những người này đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời, hoạt động trí năng bị giảm sút, cơ thể bị suy yếu. Khả năng kháng cự, tự vệ yếu trước

36

những hành vi phạm tội xâm phạm tới quyền và lợi ích của họ;

Phạm tội với người đang ở trong tình trạng không thể tự vệ được là trường hợp phạm tội với những người không có khả năng bảo vệ được mình, không thể chống trả lại trước những hành vi phạm tội, vì họ đang ở trong tình trạng yếu đuối, bất lực hoặc do những nguyên nhân khác mà họ không có khả năng tự vệ được như bị tâm thần, mê man, đang say rượu nặng... Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên chỉ được áp dụng khi xác định người phạm tội có ý thức xâm phạm tới các đối tượng trên. Người phạm tội không biết nạn nhân dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già, không có khả năng tự vệ thì không được áp dụng các tình tiết tăng nặng này. Nhìn chung, những đối tượng trên là những đối tượng không có khả năng tự vệ hoặc không tự vệ được hay không có khả năng tự vệ được nhiều. Vì lý do đạo đức và nhân đạo cho nên họ cần được chú ý bảo vệ trước những hành vi phạm tội, chính vì vậy phạm tội đối với họ đều được coi là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

Phạm tội đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác là trường hợp phạm tội với nạn nhân là người tuy khách quan có khả năng tự vệ nhưng thực tế không chống cự mạnh mẽ và bị khống chế, bị buộc phải phục tùng do bị phụ thuộc thực sự vào người phạm tội về các mặt vật chất như được nuôi dưỡng, chăm sóc giúp đỡ về mặt sinh hoạt vật chất hoặc bị lệ thuộc vào người phạm tội về công tác như giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhân viên cơ quan nhà nước với người dân thường có việc thuộc phạm vi công tác của mình hoặc bị lệ thuộc vào người phạm tội về các mặt khác như gia đình, tín ngưỡng...

- Xâm phạm tài sản của nhà nước (Điểm i khoản 1 Điều 48)

37

ra thiệt hại đến tài sản nhà nước. Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng vì trong bộ luật Hình sự năm 1985 dành hẳn một chương quy định về các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định một chương riêng về vấn đề này mà chỉ quy định là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào giá trị và tính chất của tài sản xã hội chủ nghĩa bị xâm phạm.

- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (điểm k khoản 1 Điều 48)

Hậu quả của tội phạm là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất và tình thần. Hậu quả còn bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Hậu quả là một trong những dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của

Một phần của tài liệu Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)