Dự đoán tình hình năm 2013:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động việt nam giai đoạn 2008 2012 và giải pháp thúc đẩy (Trang 28 - 33)

Bức tranh tổng quan: do khó khăn chung về kinh tế toàn cầu và các vấn đề nội tại của lao động Viêt Nam nên trong năm 2013 việc xuất khẩu lao động sẽ gặp nhiều khó khăn.

+Thị trường tốt “đóng băng” vì nạn bỏ trốn của lao động Việt Nam

+Khu vực XKLĐ giản đơn như Malay,Đài Loan gặp phải sự cạnh tranh mạnh của các thị trường lao động khác: Trung Quốc, Philippin…Nguyên nhân: +Mức thu nhấp quá thấp khiến LĐVN không mặn mà

+Các thị trường có mức thu nhập cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ thì đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên môn cao điều mà đa phần LĐVN chưa đáp ứng được.

Nguyên nhân khách quan:

Kinh tế thế giới đang trong đà suy giảm, nhu cầu sử dụng LĐ tại nhiều nước

buộc phải cắt giảm.

Xung đột vũ trang,tình hình an ninh không đảm bảo tại 1 số thị trường VN như Libya, Quatar, Bahrain.

Mục tiêu 2013:

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, việc khôi phục, chấn

chỉnh lại các thị trường sẽ được tập trung giải quyết. Năm nay, phấn đấu đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Các mục tiêu cụ thể đặt ra cho năm 2013:

Do dự báo trong năm 2013 tình hình xuất khẩu lao động sẽ còn gặp nhiều khó khăn nên Bộ LĐ-TB&XH cho biết sẽ phấn đấu xuất khẩu lao động 85 ngàn người trong năm nay. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa, để hoàn thành kế hoạch, Bộ sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường ngoài nước, kịp thời đón nhận các hợp đồng tiếp nhận lao động, nhất là thị trường có thu nhập cao, an toàn, phù hợp với điều kiện lao động Việt Nam, như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản…; tiếp tục các hoạt động để mở thị trường mới. Xuất khẩu lao động năm nay cũng sẽ đẩy mạnh các hình thức hợp tác đưa lao động có trình độ, tay nghề đi làm việc.

2/Các giải pháp thúc đẩy:

a/Hướng điều hành cho năm 2013:

-Bộ sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường ngoài nước, kịp thời đón nhận các hợp đồng tiếp nhận lao động, nhất là thị trường có thu nhập cao, an toàn, phù hợp với điều kiện lao động Việt Nam, như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản…; tiếp tục các hoạt động để mở thị trường mới như Ăngôla, Bêlarút...

-Riêng về vấn đề lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho hay sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nhanh số người làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc để phía bạn sớm ký lại Bản ghi nhớ đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình EPS.

-Năm 2013, Bộ cũng sẽ sửa đổi, hoàn thiện các quy định về cấp, đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm công khai minh bạch và tăng cường hiệu quả trong hoạt động cấp, đổi giấy phép; nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động xuất khẩu lao động.

-Cũng trong năm nay, công tác kiểm tra, thanh tra cũng sẽ được đẩy mạnh và xử lý nghiêm minh đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm các quy định của nhà nước. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kịp thời phát hiện và xử lý những tiêu cực, lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu lao động. -Đặc biệt, để đạt được mục tiêu về xuất khẩu lao động, Bộ LĐ-TB&XH xác định tăng cường công tác đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: đảm bảo 100% người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết về ngoại ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động.

-Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền, thông tin đầy đủ đến người lao động, gia đình, chính quyền xã, phường... về chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan trong xuất khẩu lao động.

b/Các giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Phải xây dựng cho được một đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, là đội quân tiên phong trong khâu khai thác thị trường mới, cạnh tranh với các nước xuất khẩu lao động khác, tham gia đấu thầu quốc tế làm nền tảng và dọn đường cho đội ngũ doanh nghiệp phía sau thâm nhập thị trường. Muốn vậy phải tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp này. Trước mắt, chúng ta cần đầu tư vốn, phương tiện hoạt động, xây dựng bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động có khả năng tiếp cận và tìm kiếm thị trường. Các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ về vốn và về cán bộ để đầu tư xây dựng các tổ chức kinh tế tham gia vào xuất khẩu lao động trở thành các tổ chức kinh tế mạnh, có đủ kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lao động quốc tế, xây dựng một số tổ chức kinh tế thành công ty đấu thầu quốc tế.

Ban hành các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong các lĩnh vực tài chính, như cho vay với lãi suất thấp, xây dựng chi phí môi giới hoa hồng linh hoạt để tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc tìm được hợp đồng xuất khẩu lao động. Giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nghiên cứu thành lập Hiệp hội xuất khẩu lao động và chuyên gia để các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và bảo vệ quyền lợi cho nhau trước sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Xử lý triệt để và nghiêm minh đối với các trường hợp hoạt động phi pháp, tuyển chọn lao động thông qua cò mồi, trung gian gây thiệt hại cho người lao động và xã hội.

c/Các giải pháp đối với công tác đào tạo xuất khẩu lao động

Ở nước ta hiện nay, nguồn lao động thì nhiều nhưng đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe,…còn hạn chế. Do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo lao động xuất khẩu để đáp ứng cho thị trường.

Và công tác đào tạo nguồn lao động được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến vấn đề này. Nếu thực hiện không tốt công tác này, người lao động sẽ không đủ khả năng, trình độ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và từ đó có thể dẫn đến việc không hoàn thành tốt trách nhiệm đề ra, gây thiệt hại, vi phạm hợp đồng… ảnh hưởng xấu đến uy tín, lợi ích của doanh nghiệp và xa hơn nữa là chiến lược xuất khẩu lao động của Nhà nước.

c/Giải pháp kiến nghị :

Trong điều kiện kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, nhu cầu lao động giảm thì chúng ta không nên quá kì vọng vào số lượng lao động xuất khẩu mà nên quan tâm nhiều hơn đên chất lượng của lực lượng lao động này. Lí do là:

- Trình độ người lao động xuất khẩu Việt Nam, cả về năng lực và kỉ luật, chưa đáp ứng được theo nhu cầu của các thị trường như Mĩ, Nhật

- Sự cạnh tranh từ các thị trường khác như Trung Quốc có thể khiến chúng ta bị thu hẹp thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu của các thị trường ngày càng cao.

Chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thắng thế trong cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Muốn mở rộng việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn cho lao động Việt Nam ở nước ngoài, không có cách nào hữu hiệu bằng nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mặc dù thực tế cho đến nay, thị trường lao động ngoài nước vẫn cần và chấp nhận một bộ phận lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề hoặc trình độ nghề thấp, nhưng ở hầu hết các thị trường đều gia tăng ngày càng mạnh mẽ nhu cầu lao động có nghề, đặc biệt lao động có kiến thức, kỹ năng nghề ở trình độ cao. Khu vực Đông - Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan: cần nhiều lao động có nghề. Những lao động có nghề thực thụ dễ được tuyển chọn hơn trong chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc hoặc tu nghiệp sinh của Nhật Bản làm việc trong công xưởng của Đài Loan. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có chương trình tuyển chọn lao động kỹ thuật cao, chuyên gia cho một số nghề với chế độ cấp visa dài hạn ưu tiên đặc biệt. Khu vực Đông - Nam Á: Malaysia là thị trường lớn, mặc dù nhiều doanh nghiệp chấp nhận tuyển

lao động chưa có nghề từ Việt Nam, nhưng nhiều nhà máy cần lao động có kỹ năng nghề cao.

Công tác giáo dục người lao động trong tương lai cần phải coi trọng hàng

đầu. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là đào tạo lao động trong ngành có hàm lượng kỹ thuật. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này vì thực tế hiện nay Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực này song thực hành còn yếu nên chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, do sự tiến bộ nhanh về khoa học-công nghệ nên cần thường xuyên cập nhật để điều chỉnh phương pháp đào tạo cho phù hợp với thực tế. Việc đó sẽ góp phần tăng cầu lao động Việt Nam trong lĩnh vực này và giá cả cũng tương xứng với chi phí đã bỏ ra.

Việc quan tâm nhiều hơn đến nâng cao chất lượng lao độn không chỉ góp phần giải quyết vấn đề tại các thị trường nước ngoài mà ngay tại thị trường Việt Nam cũng có tác dụng tích cực. Người lao động sau khi hết thời hạn lao động tại nước ngoài khi về nước làm việc sẽ góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước, kèm theo đó là kinh nghiệm đã có, tác phong làm việc khoa học.

Cần phải chấn chỉnh lại hoạt động xuất khẩu lao động, kiểm soát và hạn chế tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động, tạo niềm tin cho người lao động và đối tác. Việc này còn góp phần nâng cao thương hiệu cho lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Muốn vậy cần phải có sự phối hợp từ cả 3 bên: người lao động - doanh nghiệp - Nhà nước.

Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan không những đối với đất nước Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự tăng tốc của các cường quốc mạnh và những phát minh khoa học công nghệ tiên tiến tối ưu thì ngoài việc học hỏi tiếp thu các thành tựu của nước bạn, chúng ta cần đem chính những nhân công Việt Nam sang tận các nước đó để tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nước sở tại. Bởi nếu được trực tiếp quan sát, làm việc thì chúng ta sẽ nhanh chóng lĩnh hội tốt hơn. Đồng thời xuất cảnh làm cho người lao động Việt Nam có cơ hội mở rộng tầm nhìn toàn cảnh nền kinh tế thế giới, để rồi cải thiện cuộc sống người lao động, gây dựng viễn cảnh tương lai tươi sáng hơn cho chính mình và tương lai phồn thịnh của đất nước.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động việt nam giai đoạn 2008 2012 và giải pháp thúc đẩy (Trang 28 - 33)