Xuất khẩu nông sản sang EU và tiêu chuẩn kỹ thuật
Trang 1MỤC LỤC
Chương I: Thị trường nông sản EU và tình hình xuất khẩu nông sản 2
của Việt Nam sang EU 2
1.1.Tổng quan về thị trường nông sản EU 2
1.2 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Eu 9
Chương II: Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với nông sản nhập khẩu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam 15
2.1.Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với nông sản nhập khẩu 15
2.2.Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật EU 27
2.3.Nguyên nhân của thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật EU của đối với nông sản Việt Nam 36
Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật 39
3.1.Các giải pháp từ phía nhà nước 39
3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 49
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
-o0o -BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI:
XK NÔNG SẢN SANG EU: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Hương
Lớp : Kinh tế quốc tế 52A
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
Hà Nội - 11/2013
Trang 3Đề tài: XK nông sản sang EU: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
Chương I: Thị trường nông sản EU và tình hình xuất khẩu nông sản
của Việt Nam sang EU
1.1.Tổng quan về thị trường nông sản EU
Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 28 nước thành viên mà ở đóhàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khichúng ta ở trong một thị trường quốc gia Với dân số khoảng hơn 500 triệu người, dễ hiểu
vì sao đây là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn đối với các đối tác Chính vì vậy màmặt hàng nông sản, tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của EU, nhưngvẫn mang đến sức tiêu thụ rất lớn.Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính, áp dụng rấtnhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào đây.Đốivới mỗi măt hàng thì thị trường này có những tiêu chuẩn riêng và có sự khác biệt trongnhững năm khác nhau Các mặt hàng nông sản thường được nhập khẩu tưc tiếp vào Pháp,
Hà Lan, Bỉ sau đó được bảo quản đông lạnh và được vận chuyển đi các nước EU khácthông qua các công ty phân phối của EU
1.1.1.Quy mô
Giá trị nông sản nhập khẩu chiếm tỉ trọng khá ổn định trong tổng giá trị nhập khẩucủa EU ( dao động trong khoảng 5-6% trong những năm 2006-2011) Năm 2009 tuy giátrị nhập khẩu nông sản có giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu nhưng do kim ngạch nhập khẩu toàn bộ cũng suy giảm đáng kể nên 2009 là năm mànông sản nhập khẩu chiếm tỉ trọng trong giá trị nhập khẩu cao nhất so với những nămkhác (6,4%)
Biểu đồ 1.1 Giá trị nhập khẩu nông sản của EU qua các năm (đơn vị : tỷ EUR)
Trang 42006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0
Trang 5Có thể thấy, EU vẫn luôn duy trì là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thếgiới trong những năm vừa qua, tiếp sau đó là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Tỉ trọng các loại nông sản nhập khẩu của EU năm 2007
Các loại hoa quả
Cà phê, chè và hương liệu Dầu, mỡ thực vật, động vật Các loại khác
Ca cao và chế phẩm Ngũ cốc
Đến năm 2009
Trang 6T tr ng các lo i nông s n nh p kh u c a EU năm 2009 ỉ trọng các loại nông sản nhập khẩu của EU năm 2009 ọng các loại nông sản nhập khẩu của EU năm 2009 ại nông sản nhập khẩu của EU năm 2009 ản nhập khẩu của EU năm 2009 ập khẩu của EU năm 2009 ẩu của EU năm 2009 ủa EU năm 2009
Các loại hoa quả
Cà phê, chè và hương liệu Dầu mỡ thực vật, động vật Các loại khác
Ca cao và chế phẩm Ngũ cốc
Trang 7Tỉ trọng các loại nông sản nhập khẩu vào EU 2012
Các loại hoa quả
Cà phê, chè và hương liệu Dầu, mỡ thực vật và động vật Các loại khác
Ca cao và chế phẩm Ngũ cốc
Nguồn: Europa.eu
1.1.2.2.Theo đối tác
Những đối tác cung cấp hàng nông sản chính cho EU phải kể đến đó là Brazil, Mỹ,Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, … Ngoài ra còn có New Zealand, Canada, Indonesia, Chile,Argentina…
Bảng cơ cấu hàng nông sản nhập khẩu vào EU theo đối tác đầu tư 2007 - 2012
Trang 8Nguồn: Europa.eu
Dưới đây là bảng một số đối tác trong những mặt hàng nông sản NK chínhcủa Eu năm 2012
Trang 9- Hiện nay EU đang có chính sách nông nghiệp chung châu Âu (CAP) nhằm giữgiá nông sản châu Âu ở mức thấp và từ đó tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thếgiới Ngân sách dành cho CAP hiện còn khoảng 50 tỷ euro Các công cụ của CAP ápdụng bao gồm các khoản trợ cấp xuất khẩu, các khoản thanh toán trực tiếp và thuế nhậpkhẩu cao.
Khoản ngân sách 50 tỷ euro của CAP được sử dụng để bảo trợ ngành sản xuấttrong nước vô điều kiện Đối với một số nông dân châu Âu, thậm chí 50% thu nhập của
họ đến từ khoản trợ cấp của CAP
Chính sách nông nghiệp này giữ giá nông sản EU ở mức thấp, khiến nông dân cácnước đang phát triển không thể cạnh tranh Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăngtrưởng và phân phối thu nhập giữa các quốc gia đang phát triển
Ngoài ra, trong hoàn cảnh giá lương thực thế giới biến động mạnh, công cụ củaCAP có thể làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực lên các nước đang phát triển NếuCAP thành công trong việc ổn định hóa thị trường châu Âu, điều này đồng nghĩa với việcrủi ro biến động giá sẽ chuyển sang thị trường thế giới
- EU cũng có hàng loạt các quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật cho nông sản muốn xuấtkhẩu vào thị trường này Đó là những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm( LuậtREACH ), chống bán phá giá, hoặc một số loại rào cản kỹ thuật khác : Quy định về giámsát HACCP, yêu cầu về đóng gói bao bì, các quy định trong sản xuất bao bì, tái chế chất
Trang 10thải bao bì, quy định về xuất xứ, … Các tiêu chuẩn này có thể được điều chỉnh khác nhauvới mỗi nước nếu EU thấy cần thiết.
- Đối với hầu hết các mặt hàng nông sản được nhập khẩu từ bên ngoài, không xâydựng biểu thuế cố định mà thường áp dụng các mức thuế quan linh hoạt.Trong trao đổivới các nước không phải là thành viên, chế độ giấy phép được áp dụng, cả những ngườixuất khẩu đều phải xin giấy phép tiến hành các giao dịch
Hiện nay EU đang áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP nằm hỗ trợxuất khẩu từ các nước đang phát triển và các nước kém phát triển.Thuế nhập khẩu 0%cho hàng nông lâm sản.Đối với mặt hàng công nghiệp đồ gỗ có chứng chỉ thân thiện vớimôi trường thì sẽ được giảm từ 20% đến 35%.Ngoài ra EU còn áp dụng cách tính thuếnhập khẩu dựa trên biểu thuế tham chiếu:giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn hoặc thấp hơnmức giá tham chiếu thì sẽ đươc xem xét để quyết định mức thuế khác nhau
Đối với nhập khẩu thì EU cũng có các thỏa thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyệnđược ký kết với các nước không phải là thành viên, trong đó các nước này sẽ cam kếtxuất khẩu ở một mức độ giới hạn nhất định.Đồng thời, EU có thể áp dụng những biệnpháp bất kì nào trong những trường hợp rối loạn nghiêm trọng
1.2 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Eu
EU là một trong những khu vực thị trường tiêu thụ nhóm sản phẩm cà phê, ca cao,chè, đồ gia vị (chủ yếu là hạt tiêu) hàng đầu thế giới Ngay cả trong giai đoạn suy thoáikinh tế nặng nề, nhập khẩu các mặt hàng này của khu vực EU vẫn có xu hướng tăng trongkhi hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều giảm như thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản,trứng, ngũ cốc, rau quả, đường
Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu là rau quả, càphê, chè, hạt tiêu, đường, cao su Đến nay, Việt Nam hầu như chưa xuất được thực phẩmchế biến, mới chỉ xuất được sang thị trường Đông Âu Thịt gia súc, gia cầm vẫn chưaxuất được sang khu vực thị trường có các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khenày
Trang 112007 2008 2009 2010 2011 2012 0
Giá tr nông s n Vi t Nam xu t kh u sang EU qua các năm (tri u EUR) ị nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU qua các năm (triệu EUR) ản nhập khẩu của EU năm 2009 ệt Nam xuất khẩu sang EU qua các năm (triệu EUR) ất khẩu sang EU qua các năm (triệu EUR) ẩu của EU năm 2009 ệt Nam xuất khẩu sang EU qua các năm (triệu EUR)
Trong giai đoạn 2007-2012, tốc độ tăng trưởng giá trị nông sản xuất khẩu của ViệtNam sang EU đạt 13,4%/năm Năm 2008, nông sản chiếm 13,37% giá trị xuất khẩucủa Việt Nam sang EU, đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 10,29% Năm
2009, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản của
EU giảm, nên giá trị hàng nông sản xuất khẩu của không chỉ riêng Việt Nam mà cảBrazil, Mỹ, Argentina, Trung Quốc, … đều có sự sụt giảm Nhưng ngay sau đó, tất cảđều có sự phục hồi khá nhanh.Đến năm 2012, giá trị hàng nông sản nhập khẩu vào EUcủa Việt Nam tăng 26% so với năm 2011 - là một trong những nước có tốc độ tăngcao nhất năm 2012
Dưới đây là một số mặt hàng nông sản tiêu biểu được xuất khẩu từ Việt Nam sang EU
1.2.1.Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới Năm 2009 tăng trưởng kinh
tế khu vực này suy giảm và sức mua của người dân ở nhiều quốc gia khu vực Châu Âugiảm đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ, gây ra nhiều khó khăn cho thị trường xuất khẩu rauquả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Trong giai đoạn 2009 -2011,bất chấp khủng hoảng nợ công Châu Âu, xuất khẩurau quả của Việt Nam sang EU vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng cao, kimngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2010 tăng trưởngđạt 54,5 triệu USD với mức tăng trưởng 28% so với năm 2009, nhiều chủng loại rau quả
Trang 12đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này như thanh long, xoài, hồng xiêm, dừa…Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 60,1 triệu USD, tăng trưởng 10%
so với năm 2010
Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU 2009- 2011
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số chủng loại rau quả chủ lực xuất khẩu sang khu vực EU là: dứa, thanh long,cơm dừa, chôm chôm Trong nhóm rau quả xuất khẩu sang khu vực EU thì trái cây luônđạt kim ngạch cao nhất Sản phẩm dứa vẫn là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, tiếp đến
là mặt hàng thanh long Xuất khẩu trái chôm chôm cũng tăng nhanh kể từ nửa cuối năm
2010 Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Hà Lan, Anh, Pháp và Đức
Ngoại trừ thanh long, xuất khẩu còn các sản phẩm rau quả khác từ Việt Nam chỉchiếm tỉ lệ nhỏ trên thị trường quốc tế Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam quá nhỏ bé sovới tổng lượng nhập khẩu của các nước EU Nếu xét riêng về mặt hàng rau quả tươi, năm
2009 rau quả tươi của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,02% lượng nhập khẩu của EU
Trang 131.2.2.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
Năm 2008
Trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 1 triệu tấn cà phê, thu về khoảng 2,2 tỷ USD
So với năm 2007, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2008 giảm 18,6% về lượng,nhưng lại tăng 7,2% về giá trị
Đối tác chính trong năm 2008 phải kể đến Đức ( ~ 274 triệu USD), Mỹ (~211 triệuUSD), Bỉ (~168 triệu USD), Italy (~171 triệu USD), Tây Ban Nha (~148 triệu USD),
Có thể thấy những đối tác trong EU chiếm một thị phần rất lớn trong lượng cà phê xuấtkhẩu của Việt Nam trong năm 2008 này
Năm 2011
Năm 2011 giá trị xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục thời điểm đó: 2,7 tỷ USD
Vị trí các thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều so với nămtrước, đứng đầu vẫn là Hoa Kỳ (chiếm 11,7%), tiếp theo là Đức (chiếm 12 10,1%) Một
số thị trường có sự tăng trưởng khá là Bỉ (tăng 92,8% về lượng và gấp gần 3 lần về giátrị), và Hà Lan (tăng 46,4% về lượng và gấp 2 lần về giá trị)
Năm 2012
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 3,7
tỷ USD Giá cà phê xuất khẩu đạt bình quân 2120 USD/tấn
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đốilớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đứcchiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2012 là thị trường Đức với427,178 triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Tây Ban Nha với
Trang 14218,16 triệu USD, chiếm 11,36%, tiếp theo là thị trường Italia với 216,282 triệu USD,chiếm 11%.
Những thị trường lớn xuất khẩu cà phê năm 2012( đvt: tấn, nghìn USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu cà phê lớn củaViệt Nam cho dù những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua vàđặc biệt là những vấn đề nội bộ EU như vấn đề nợ công
1.2.3.Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU
Việt Nam đang là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% thịphần mặt hàng này trên thế giới, sau đó là Brazil và Indonexia
Bảng :Số liệu xuất khẩu tiêu sang các thị trường thuộc EU (đv : tấn)
Trang 16Chương II: Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với nông sản nhập khẩu
và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
2.1.Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với nông sản nhập khẩu
EU là thị trường tiêu dùng khắt khe và có nhiều rào cản, kỹ thuật Trên 80% tiêuchuẩn hàng hóa của EU là theo tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy các doanh nghiệp muốn hướngvào thị trường EU thì phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO9000, HACCP,ISO14000, SA8000
2.1.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.1.1 Hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của EU
Ngày 28 tháng Giêng năm 2002, Quốc hội và Hội đồng châu Âu đã ban hành Quyđịnh số 178/2002 về các nguyên tắc và yêu cầu chung của Luật thực phẩm, thành lập Cơquan an toàn thực phẩm châu Âu và các qui trình liên quan đến vấn đề an toàn thựcphẩm Trong đó, có việc thiết lập hệ thống cảnh báo nhanh các nguy cơ/ rủi ro trực tiếp
và gián tiếp đối với sức khoẻ con người có nguyên nhân từ thực phẩm và/hoặc thức ănchăn nuôi Theo quyết định này, các nước Thành viên EU, Uỷ ban châu Âu và Cơ quan
an toàn thực phẩm châu Âu phải thành lập một địa chỉ liên lạc tương ứng là các thànhviên của hệ thống do Uỷ ban châu Âu quản trị Hệ thống này hiện nay đã có tới 31 thànhviên Trong đó, có 3 thành viên ở cấp EU (Uỷ ban châu Âu, Tổng vụ bảo vệ sức khoẻ vàngười tiêu dùng, và Cơ quan an toàn thực phẩm châu ÂU), 1 thành viên thuộc Khu vựcthương mại tự do châu Âu (EFTA) và 27 thành viên thuộc các nước EU Ở cấp quốc gia,các thành viên của Hệ thống cảnh báo nhanh trực thuộc Bộ Y tế / Bộ Nông nghiệp vàNgư nghiệp / Uỷ ban an toàn thực phẩm / Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm/ Uỷ ban an toànthực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng / Chánh thanh tra vệ sinh Danh sách và địa chỉ củacác thành viên được nêu trong Phụ lục kèm theo
Khi một thành viên của Hệ thống có thông tin bất kỳ về sự tồn tại của một nguy cơnghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đối với sức khoẻ con người có nguyên nhân từ thựcphẩm hay thức ăn chăn nuôi, thông tin này sẽ ngay lập tức được thông báo với Uỷ banchâu Âu qua hệ thống cảnh báo nhanh Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập tức chuyển thông tinnày tới các thành viên của Hệ thống
Cơ quan an toàn thực phẩm có thể bổ sung cho bản thông báo các thông tin khoahọc và kỹ thuật bất kỳ nhằm tạo thuận lợi cho các nước Thành viên có hành động quản lýrủi ro nhanh chóng và thích đáng
Trang 17Các nước Thành viên sẽ thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban châu Âu qua hệ thốngcảnh báo nhanh (1) biện pháp bất kỳ mà họ áp dụng nhằm hạn chế đưa ra thị trường hoặcbắt buộc rút khỏi thị trường hoặc thu hồi thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi để bảo vệ sứckhoẻ con người khi xuất hiện nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người đòi hỏiphải có hành động nhanh chóng; (2) khuyến nghị hoặc thoả thuận bất kỳ với các tổ chứcchuyên nghiệp nhằm, trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc, ngăn chặn, hạn chế hay áp đặtcác điều kiện cụ thể cho việc bán hoặc sử dụng cuối cùng đối với thực phẩm hoặc thức ănchăn nuôi khi xuất hiện nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người đòi hỏi phải cóhành động nhanh chóng; (3) các trường hợp cơ quan thẩm quyền tại điểm kiểm soát biêngiới trong EU từ chối thông quan đối với các lô hàng, công ten nơ hay chuyến hàng thựcphẩm/ thức ăn chăn nuôi có liên quan đến nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻcon người.
Thông báo nguy cơ nói trên sẽ được gửi kèm theo một bản giải thích chi tiết các lý
do dẫn tới hành động của cơ quan thẩm quyền của nước Thành viên Nếu các biện phápđược điều chỉnh hay huỷ bỏ thì thông tin căn cứ sẽ được bổ sung cập nhật
Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập tức chuyển tới các thành viên của Hệ thống thông báo
và thông tin bổ sung kèm theo mà mình nhận được qua hệ thống cảnh báo nhanh
Khi có một lô hàng, thùng hàng hay chuyến hàng bị từ chối thông quan bởi cơquan thẩm quyền tại một điểm kiểm soát biên giới trong EU, Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lậptức thông báo cho tất cả các điểm kiểm soát biên giới trong EU cũng như cho nước xuất
xứ của sản phẩm bị từ chối
Khi lô thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi là đối tượng của một thông báo trong Hệthống cảnh báo nhanh bị gửi trả về nước xuất khẩu, Uỷ ban châu Âu sẽ cung cấp chonước xuất khẩu các thông tin thích đáng
Các nước Thành viên sẽ ngay lập thức thông báo cho Uỷ ban châu Âu về hànhđộng được thực hiện hay biện pháp được tiến hành sau khi nhận được thông báo và thôngtin kèm theo qua Hệ thống cảnh báo nhanh Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập tức chuyểnthông tin này tới các thành viên của Hệ thống
Tất cả các thành viên của Hệ thống đều bố trí nhân viên túc trực 24h 7 ngày/tuần
và đảm bảo có các phản ứng thích đáng khi nhận được các thông tin cảnh báo
Việc tham gia Hệ thống cảnh báo nhanh có thể được mở rộng cho các nước đangxin gia nhập EU, các nước thứ ba hoặc các tổ chức quốc tế, trên cơ sở thoả thuận giữa EU
Trang 18và các nước/ các tổ chức quốc tế này theo các thủ tục được qui định trong thoả thuận Cácthoả thuận này sẽ dựa trên nguyên tắc có đi có lại và bao gồm cả các biện pháp có tínhbảo mật tương đương với các biện pháp áp dụng trong EU.
Các qui tắc bảo mật đối với hệ thống cảnh báo nhanh
Các thông tin sẵn có đối với các thành viên của Hệ thống, liên quan đến một nguy
cơ cho sức khoẻ con người do thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi nói chung cũng có thểtiếp cận được theo các nguyên tắc luật định về thông tin Công chúng có quyền tiếp cậnthông tin về nhận diện sản phẩm, bản chất của nguy cơ và các biện pháp được tiến hành.Tuy nhiên, các thành viên của Hệ thống sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảmrằng nhân viên của mình sẽ không tiết lộ thông tin mật được qui định theo từng trườnghợp cụ thể, trừ những thông tin phải công bố để bảo vệ sức khoẻ con người, nếu hoàncảnh yêu cầu như vậy
Yêu cầu bảo mật thông tin sẽ không ngăn cản việc phổ biến cho các cơ quan cóthẩm quyền những thông tin liên quan đến tính hiệu lực của việc giám sát thị trường vàcác hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Cơ quanthẩm quyền nhận được thông tin mật phải đảm bảo giữ bí mật thông tin theo qui định
Hàng tuần, Uỷ ban châu Âu công bố một báo cáo tóm tắt về các cảnh báo, cácthông tin liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và các trường hợp bị từ chối thôngquan Uỷ ban châu Âu cũng công bố báo cáo thường niên về hoạt động của Hệ thốngcảnh báo nhanh này Báo cáo này cung cấp các dữ liệu hữu ích về số lượng cảnh báotrong năm, xuất xứ cảnh báo, sản phẩm và quốc gia liên quan, và nguy cơ đã được xácđịnh Báo cáo này cũng đề cập chi tiết các biện pháp đã thực hiện trong việc đối phó vớicác vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, các thông tin thương mại nhưthương hiệu hay tên công ty liên quan có thể không bị công bố nếu không thật cần thiết
Nhìn chung, công chúng phải hiểu rằng Uỷ ban châu Âu sẽ không cung cấp thêmcác thông tin đã công bố công khai trên mạng RASFF nhưng trong một số trường hợpngoại lệ đòi hỏi phải có minh bạch thông tin hơn vì mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêudùng thì Uỷ ban châu Âu có thể xem xét trao đổi thông tin thêm
2.1.1.2.Luật hóa chất
Từ ngày 1/6/2007, Luật Hoá chất của EU (gọi tắt là REACH – Registration,Evaluation, Authorisation and Restrictions of Chemicals) đã chính thức có hiệu lực Vớimục tiêu bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và môi trường; khuyến khích việc tìm ra
Trang 19các hoá chất mới an toàn và thân thiện hơn, giúp ngành công nghiệp hoá chất EU tăngtính cạnh tranh, REACH đã quy định việc đăng ký, thẩm tra, cấp phép và các hạn chế đốivới hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu hành và sử dụng hoá chất trên thị trường EU cókhối lượng từ 1 tấn trở lên
Cũng từ ngày 1/6/2007, Cơ quan Hoá chất châu Âu (gọi tắt là ECHA), có trụ sở tạiHelsinki, Phần Lan bắt đầu hoạt động nhằm giám sát việc thực hiện REACH, cung cấpthông tin, tài liệu cơ bản cũng như thực thi các biện pháp cần thiết để REACH phát huytác dụng
Từ ngày 1/6/2008, ECHA đã bắt đầu tiếp nhận các hồ sơ tiền đăng ký liên quanđến hoá chất từ các tổ chức, công ty trên toàn EU Theo đó, các nhà xuất khẩu ngoài khốiphải qua đại diện của mình tại EU để đăng ký các hóa chất trong sản phẩm xuất khẩusang EU
Từ 1/12/2008 các hóa chất không được tiền đăng ký hoặc tiền đăng ký thất bại sẽkhông được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất sang thị trường EU Các sản phẩm cóchứa hóa chất chưa được đăng ký trước 1/12/2008 sẽ phải trải qua một quá trình đăng kýchi tiết và kéo dài trước khi được phép nhập khẩu vào EU
Việc thực hiện đăng ký hóa chất thời gian qua đã gây khó khăn và lúng túng chonhiều doanh nghiệp ngoài khối, đặc biệt là trong việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụthể Một số nước ASEAN (Indonesia, Thái Lan ) đã phải mời các chuyên gia của ECsang trình bày các vấn đề liên quan đến đăng ký hóa chất Một số vấn đề gây nhiều thắcmắc nhất, là: (i) việc phải đăng ký qua đại diện tại EU, thậm chí một số nước cho rằngđây là rào cản thương mại trái với WTO; (ii) việc nhập khẩu vào EU chỉ do đại diện đãđăng ký hóa chất thực hiện hay có thể do các doanh nghiệp khác của EU thực hiện; (iii)cách xác định hóa chất trong một sản phẩm
Trong 11 năm tới, hơn 30.000 loại hoá chất đang được lưu hành tại EU sẽ phảiđược đăng ký tại ECHA.Để được đăng ký, các công ty phải chứng minh được hoá chất
mà mình đăng ký sử dụng không gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và môi trường.ECHA có thẩm quyền ban hành lệnh cấm sử dụng bất kỳ hoá chất nào bị cho là nguyhiểm và quy định những biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra thảm họa từ hoáchất
Trang 20Tuy mục đích cao nhất của REACH là nhằm cải thiện sức khoẻ con người và môisinh, vì sự phát triển bền vững, nhưng phạm vi áp dụng của REACH lại mở rộng và điềuchỉnh gần như tất cả các loại hoá chất cũng như mọi sản phẩm, hàng hoá có chứa hoá chấtnên sẽ có tác động nhiều mặt tới thương mại do trao đổi thương mại trong các lĩnh vựcliên quan đến hoá chất thực sự đã mang tính toàn cầu, có trị giá hàng năm hơn 2,56 nghìn
tỉ USD
Do việc thực hiện REACH có thể sẽ tạo nên một loại rào cản kỹ thuật mới đối vớicác loại hàng hoá nhập khẩu vào EU nên nhiều nước (kể cả các nước công nghiệp pháttriển, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) đã phản đối REACH.Tuy nhiên, nhiều khả năngcác nước công nghiệp phát triển cũng sẽ ban hành luật hoá chất của mình với các yêu cầutương tự như REACH của EU
2.1.1.3 Giấy chứng nhận EUREGAP với nông sản xuất khẩu sang EU
Gần đây, việc cần có Giấy chứng nhận EUREPGAP cho các sản phẩm nôngnghiệp nhập khẩu vào EU đang trở thành thực tế được áp dụng rộng rãi, đặc biệt nếu lôhàng được cung ứng cho hệ thống siêu thị
EUREPGAP là tổ chức tư nhân, độc lập được thành lập từ năm 1997 theo sángkiến của Nhóm công tác các nhà bán lẻ châu Âu Euro-Retailer Produce Working Group(EUREP) Thành viên của EUREPGAP gồm là các nhà sản xuất và bán lẻ nôngsản.EUREPGAP đề ra các tiêu chuẩn tự nguyện, được thị trường EU thừa nhận để đượccấp giấy chứng nhận toàn cầu về Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practice -GAP) GAP bao gồm những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sảnxuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh nhưchất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat…), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo antoàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng GAP khuyến khích phát triển một nền nông nghiệphữu cơ hơn là hoá học
Mặc dù Giấy chứng nhận EUREPGAP không phải là thủ tục pháp lý bắt buộc đốivới mọi sản phẩm nông nghiệp nhập vào EU, nhưng dường như chứng nhận này đangmặc định trở thành một yêu cầu cơ bản, không thể thiếu nếu các nhà sản xuất nông
Trang 21nghiệp muốn thâm nhập vào hệ thống siêu thị bán buôn và các chuỗi cửa hàng bán lẻ tạithị trường EU.
2.1.2.Quy định về bảo vệ môi trường
2.1.2.1 Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái, còn gọi là nhãn môi trường, là loại nhãn mác cung cấp thông tincho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sảnphẩm, dịch vụ cùng loại
Khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh nhưtôm, cá tra, cá basa vào thị trường một số nước EU phải đảm bảo về chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm và các quy định về đảm bảo môi trường Đối với các doanh nghiệp,chi phí phải bỏ ra để đáp ứng các loại tiêu chuẩn môi trường áp dụng trong thương mại cóthể lên tới 20% tổng chi phí.Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thịtrường các nước này cần chú ý một số quy định và yêu cầu của nhà nhập khẩu
2.1.2.2 Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thứ nhất là quy định đối với hàng hóa xuất khẩu thì không được chứa một vài chấtnhất định theo yêu cầu của mỗi nước dẫn đến việc cấm nhập khẩu đối với một số sảnphẩm với lý do bảo vệ môi trường và sức khỏe con người Đối với doanh nghiệp thuộcngành chế biến thực phẩm của Việt Nam khi xuất hàng vào EU phải chú ý đến những quyđịnh của Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và các quy định tại "Sách Trắng" của
EU về an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là rào cản kỹ thuật rất cao của EU
EU có một hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm đối với người dân Mộttrong các thành viên của EU khi phát hiện thấy bất kỳ một sản phẩm nào không đảm bảocác thông số về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm cho người đều đưa lên mạngcảnh báo nhanh cho toàn cộng đồng và đình chỉ việc nhập khẩu, lưu thông sản phẩm đótrên thị trường
Một minh chứng cho hệ thống này đối với thực phẩm là mặt hàng tôm đông lạnhcủa Việt Nam khi xuất vào EU bị phát hiện là nhiễm Chloramphenicol và sau đó thêm cảNitrophuram.Ngay lập tức, EU đã ban hành lệnh kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh đốivới mọi loại tôm nhập khẩu vào EU có nguồn gốc từ Việt Nam
Trang 22Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trong thị trường EU cần lưu ý ngay đếnchính sách hóa chất mới của EU đã được áp dụng cho giai đoạn từ 2005 - 2012 trong mọilĩnh vực có sử dụng hóa chất, từ công nghiệp giày, dép, dệt may đến chế biến thực phẩmphải nghiên cứu kỹ các quy định mới của EU về hóa chất Vì việc thực hiện những quyđịnh chính sách mới về hóa chất của EU sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hàng xuất khẩucủa Việt Nam vào EU trong những năm tới.
2.1.2.3.Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm
Thứ hai là yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái chế chứa đựng trong sản phẩm hànghóa xuất khẩu.Với mục đích chủ yếu nhằm tạo ra cho thị trường các sản phẩm có chấtlượng tốt, tạo điều kiện giảm giá thành, tiết kiệm chi phí bình quân trên một đơn vị sảnphẩm
Chẳng hạn với các sản phẩm gỗ hoặc giấy.Mặc dù các luồng thương mại trongbuôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới khá nhỏ, nhưng các biện pháp hạn chế thương mạiđối với các sản phẩm gỗ đã được đề xuất nhằm giải quyết khía cạnh môi trường của phárừng Các biện pháp hạn chế dự kiến được áp dụng đối với các hàng hóa sử dụng nhiềutài nguyên do các nước có nguy cơ đánh mất tính đa dạng sinh học xuất khẩu và các nướchiện nay đang nhận lợi ích từ tính đa dạng sinh học toàn cầu nhập khẩu
Công ước về buôn bán quốc tế đối với các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng(CITES ) là một ví dụ về thỏa thuận quốc tế dưới hình thức cấm đoán việc buôn bán một
số sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả một số loại gỗ Các nước nhập khẩu gỗ còn đưa
ra một số đề xuất nhằm chặn đứng hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới Chínhquyền địa phương ở Đức, Hà Lan, Áo đã thi hành lệnh cấm sử dụng các loại gỗ nhiệt đới
Để hạn chế việc sử dụng bột gỗ nhằm bảo vệ môi trường, các nước EU quy địnhhàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm giấy trắng; các panen làm bằng gỗ nhập khẩu.Điều đó dẫn tới một số nước phải tăng cường sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy trắngxuất khẩu sang EU Về mặt thương mại, đây được xem là hạn chế thương mại của nhữngnước có truyền thống chuyên môn hóa sản xuất giấy từ bột gỗ
Còn tại Thụy Điển, Hội bảo vệ tài nguyên của Thụy Điển đã đánh giá tác động củasản phẩm tẩy rửa, giặt là được cấp nhãn sinh thái bán trên thị trường là xác định số lượnghóa chất gia dụng dùng cho máy giặt và rửa đĩa chén cũng như các loại xà phòng giảm từ
Trang 23100.000 tấn xuống 85.000 tấn và 60% số thành phần hóa chất sử dụng trong tẩy rửa, xàphòng ngay lập tức được thay đổi Hàm lượng phốt phát trong chất tẩy rửa của các sảnphẩm này dẫn tới làm giảm các hợp chất có hại trong vùng nước bề mặt của Thụy Điểncũng như môi trường sống của cộng đồng dân cư.Điều đó là một biện pháp tốt để kíchthích sự lựa chọn của người tiêu dùng.
2.1.2.4 Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hóa
Các yêu cầu thứ 3 về bao gói hàng hóa thường được nhiều nước châu Âu áp dụngvới tiêu chí bảo vệ môi trường, yêu cầu các nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng cácloại chất dẻo, nhựa, sợi hóa học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo
dễ tái chế hơn Thứ tư là yêu cầu dán nhãn sinh thái đối với hàng hóa, yêu cầu này có tácđộng đối với hoạt động thương mại trên những góc độ khác nhau.Điều đó đem đến nhữngtác động bất lợi đối với các loại sản phẩm nhập khẩu bị phân biệt đối xử, hay có thể coiđây là rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Chẳng hạn, đối với ngành giấy, đồ thủ công, mỹ nghệ ảnh hưởng tới yêu cầu vềnhãn sinh thái có thể lớn hơn so với các lĩnh vực khác vì nó liên quan đến tài nguyênrừng Hàm lượng khí thải từ máy giặt, điều hòa có thể làm ảnh hưởng tới tầng ozon vìphải tuân thủ các quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy kiệt tầngozon, quy định cấm này căn cứ vào quá trình sản xuất Đây là yếu tố có tính chất rất quantrọng trong khuôn khổ các ưu tiên và các chính sách mua sắm nguyên nhiên vật liệu củacác nhà nhập khẩu tại các quốc gia phát triển.Các logo dán nhãn sinh thái sẽ được gắncho loại sản phẩm nào thỏa mãn các tiêu chí đặt ra cho nhóm sản phẩm đó Thực phẩm và
đồ uống, dược phẩm không nằm trong phạm vi cấp nhãn của EU
Có 9 nhóm sản phẩm được gắn nhãn của EU là: máy giặt; chất phụ gia bón chođất; giấy toilet; bột giặt cho đồ dệt; sơn vẽ - véc ni nội thất; len và áo phông; giấy photo;
tủ lạnh - tủ đá Gần đây có 16 nhóm sản phẩm đang được chuẩn bị cho việc xây dựng tiêuchí là: chất cách ly; chất tẩy rửa bát đĩa; (dùng cho máy và dùng tay); chất làm sạch tronggia đình; pin và ắc quy; gạch - đồ gốm; keo xịt tóc; dầu gội đầu; máy tính cá nhân; ôtô;giày; sản phẩm dệt (trừ áo thun); dịch vụ du lịch EC đã phát hành các hướng dẫn sửdụng cho các thành viên, bao gồm: các thủ tục thiết lập các tiêu chí, các nguyên tắc chiến
Trang 24lược và các nguyên tắc liên quan đến chính sách, sử dụng phân tích vòng đời vào nhãnsinh thái.
2.1.2.5 Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm
Yêu cầu thứ 4 này có tác động đến môi trường của nước sản xuất nhưng không tácđộng gì tới môi trường của nước nhập khẩu.Tuy nhiên, một số nước phát triển có xuhướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu.Yêu cầu này đã ảnh hưởng đến việc tiếpcận thị trường của các doanh nghiệp của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Vì việc triển khai thực hiện yêu cầu này là hết sức khó khăn do thiếu sự quản lý đồng bộ
và theo dõi đầy đủ các tác động của môi trường trong quá trình sản xuất và chế biến.Những quy định này đang và sẽ có tác động không nhỏ đến thương mại và phát triểnhàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Ví dụ như trong ngành thủy sản, nông sản Việt Nam (tôm, cá basa, gạo, chè, càphê, hạt điều ) đều không được dùng các hóa chất tẩy rửa có độc tố hay thuốc trừ sâu,trong quá trình nuôi trồng, chế biến
2.1.2.6 Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO 14000 và EMAS
ISO 14000
Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững
Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung vềquản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường,tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO
14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS)đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế
Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS)
Trang 25- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE)
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL)
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects inProduct Standards)
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và cáctiêu chuẩn về sản phẩm
Các tiêu chuẩn về tổ chức:tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường
của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc ápdụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũngnhư tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình
Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp cận
thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môitrường Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môitrường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏsản phẩm ra môi trường
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cáchthức quản lý về môi trường Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu,mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêucầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định cácnguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa racác biện pháp khắc phục và phòng ngừa
EMAS ( Ecological Management and Audit Scheme)
EMAS là Kế hoạch quản lý và Kiểm toán môi trường ( hay còn gọi là Chươngtrình đánh giá và Quản lý sinh thái) của Liên minh châu Âu Đây được coi là công cụquản lý trong việc đánh giá và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các công ty cũngnhư các tổ chức khác trong quá tình hoạt động của mình
Chức năng của EMAS
Chỉ ra độ tin cậy của thông tin về môi trường trong hoạt động của tổ chức
Trang 26Hàm ý cam kết của tổ chức trong việc cải thiện bức tranh môi trường cũng như đốivới việc quản lý tốt của tổ chức về các khía cạnh liên quan đến môi trường
Đề cao nhận thức kế hoạch một cách công khai giữa các nhóm lợi ích và giữa các
tổ chức nhẳm cải thiện môi trường xung quanh
EMAS có 2 lôgô chính thức:
Phiên bản 1 (PB1): “ Quản lý môi trường đã được thừa nhận”
Phiên bản 2 (PB2): “ Thông tin có hiệu lực”
Sự lựa chọn cho việc sử dụng những lôgô này như sau:
Thông tin có hiệu lực (PB2)
Những tuyên bố về môi trường có hiệu lực (PB2)
Phần in đầu giấy viết thư của tổ chức đã được đăng ký (PB1)
Về thông tin quảng cáo của sự tham gia của tổ chức vào EMAS (PB1)
Về quảng cáo đối với các sản phẩm, các hoạt động và dịch vụ (PB2)
Cả 2 phiên bản logo sẽ luôn luôn điều chỉnh theo số đăng ký của tổ chức EMAS.Các tổ chức thành viên của EMAS có thể sử dụng logo EMAS để quảng cáo cho cácchương trình, dự án của tổ chức, doanh nghiệp Lôgô không được sử dụng trên các sảnphẩm hoặc các kiện hàng đóng gói hay những so sánh liên quan đến các sản phẩm, cáchoạt động dịch vụ khác và không thể được sử dụng cho chính nó
Điều kiện được cấp chứng nhận EMAS đối với doanh nghiệp chưa đăng kí thựchiện tiêu chuẩn ISO 14001 :
Để tham gia và có chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp cần tuân thủ cácbước sau:
- Xem xét lại các tác động tới môi trường bao gồm tất cả các khía cạnh liên quanđến môi trường như: hoạt động của tổ chức, quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ,phương pháp đánh giá chúng các quy định mang tính pháp lý của tổ chức và quy trìnhquản lý môi trường đang tồn tại
Trên cơ sở các kết quả này, thiết lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quảnhằm đạt đến việc chính sách về môi trường của tổ chức được quyết định bởi nhóm quản
lý cấp cao Hệ thống quản lý cần phải tạo ra các trách nhiệm, mục tiêu, phương tiện, quytrình vận hành, nhu cầu đào tạo, các hệ thống kiểm soát và giao tiếp
Trang 27- Tiến hành kiểm toán về môi trường, đánh giá riêng đối với hệ thống quản lý phùhợp với chương trình và chính sách của tổ chức cũng như tương thích với các yêu cầu,quy định về môi trường liên quan.
- Đưa ra tuyên bố về hoạt động môi trường của tổ chức, trong đó xác nhận nhữngkết quả được, đối chiếu với các mục tiêu về môi trường và những biện pháp bảo đảm tiếptheo để ngày càng hoàn thiện hoạt động về môi trường của tổ chức
- Đánh giá tác động với môi trường, quy trình kiểm toán, và tuyên bố kết quả phảiđược người thẩm tra của EMAS công nhận một cách chính thức.Tuyên bố có hiệu lực khichúng được gửi tới cơ quan có thẩm quyền của EMAS để đăng ký.Và như vậy, tổ chức,doanh nghiệp có thể sử dụng logo của EMAS một cách công khai
Điều kiện được cấp EMAS đối với doanh nghiệp chưa đăng kí thực hiện tiêuchuẩn ISO 14001 :
- Các doanh nghiệp cùng một lúc phải thực hiện các cam kết theo ISO 14001 vàEMAS Những điều chỉnh đối với EMAS gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
tổ chức đã đăng ký EN ISO 14001 khi đăng kí tham gia EMAS Theo đó, những tổ chứcnày sẽ có những sự thay đổi không đáng kể để kết hợp những yếu tố căn bản cảu EN ISO
14001 với những đặc trưng của EMAS Những bước bổ sung cho việc tham gia EMAS:
- Xem xét lại môi trường ban đầu: Quy định của EMAS yêu cầu thực hiện xem xétlại môi trường ban đầu để xác định những nét đặc trưng môi trường của tổ chức Tuynhiên, khi một tổ chức đã được cấp chứng chỉ EN ISO 14001 (của EMS), nó không cầnthiết phải xem xét lại về môi trường một cách chính thức trong khi tiếp cận EMAS chừngnào mà các đặc trưng về môi trường được chỉ ra trong phụ lục VI của Luật vẫn được côngnhận một cách đầy đủ trong giấy chứng nhận của EMS
- Tuyên bố về môi trường: Tổ chức tuyên bố các kết quả môi trường dựa trên kếtquả của việc kiểm toán đối với hoạt động của EMS Tổ chức nên kiểm tra các kết quả này
có đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được nêu ra trong phụ lục III của Luật, và nên kiểm tratất cả các dữ liệu được tính toán bởi hệ thống quản lý môi trường ở mức độ cần thiết, đểđảm bảo rằng nó thể hiện một cách công bằng và đầy đủ đúng với tuyên bố về môitrường
Trang 28- Xác nhận tuyên bố về môi trường và kết quả hoạt động môi trường:Để đạt đến sựtham gia vào EMAS, tuyên bố về môi trường phải có giá trị hiệu lực một cách độc lập.Quá trình này sẽ kiểm tra tuyên bố có đáp ứng những yêu cầu của phụ lục III của Luật và
2.2.Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật EU
Liên minh châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạchthương mại hai chiều Việt Nam-EU đạt hơn 29 tỷ đô la Mỹ và giá trị xuất khẩu từ ViệtNam sang EU lên đến 20 tỉ đô la trong năm 2012 Đây là thị trường rộng lớn và có nhiềutiềm năng, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản Tuy nhiên, thị trường này cũng cónhững yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm Vì vậy, một khó khăn đặt ra đối vớihàng nông sản của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường EU đó là phải vượt qua được
hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe mà khu vực này đặt ra
Trong quá trình xuất khẩu nông sản sang EU, đối với một số mặt hàng nông sảnxuất khẩu tiêu biểu Việt Nam đã gặp không ít những vấn đề vướng mắc liên quan đến hệthống tiêu chuẩn kĩ thuật của thị trường EU
2.2.1.Đối với mặt hàng rau quả
Vi phạm GAP
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, trong năm 2010, EU có 29 thông báo về rau củ quả Việt Nam bị nhiễm các loạibệnh hại, vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật và đến năm 2011 con số nàytăng lên đến 366 thông báo và nhiều nhất là tại các thị trường Pháp, Anh, Đức… Đầu