1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU từ nay đến năm 2010

62 482 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 739,5 KB

Nội dung

Với xu thế toàn cầu hoá hiên nay, chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì thương mại quốc tế đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại. Với một nước mà ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP như Việt Nam thì xuất khẩu nông sản là một hướng đi đúng đắn. Nhận biết được điểm mạnh này, ngành nông nghiệp nước ta đã nỗ lực hết sức để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu của thế giới về mặt hàng nông sản. Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói chung và nông sản nói chung để phục vụ cho mục tiêu lớn đó. EU là một thị trương lớn và đầy tiềm năng cho mặt hàng nông sản của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ nông sản của EU rất lớn. Nắm bắt được điều này những thuận lợi này Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Vì vậy, để hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EU có hiệu quả và khuyến khích các chủ thể kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này cần có một phương hướng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Phương hướng xuất khẩu nông sản sẽ quyết định hướng cho việc dự đoán cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho chu thể xuất khẩu. Với những lý do trên và kết hợp với nhưng gì đã được học em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU từ nay đến năm 2010 ”

LỜI NÓI ĐẦU Với xu thế toàn cầu hoá hiên nay, chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì thương mại quốc tế đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại. Với một nước mà ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP như Việt Nam thì xuất khẩu nông sảnmột hướng đi đúng đắn. Nhận biết được điểm mạnh này, ngành nông nghiệp nước ta đã nỗ lực hết sức để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu của thế giới về mặt hàng nông sản. Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói chung và nông sản nói chung để phục vụ cho mục tiêu lớn đó. EUmột thị trương lớn và đầy tiềm năng cho mặt hàng nông sản của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ nông sản của EU rất lớn. Nắm bắt được điều này những thuận lợi này Việt Nam đã đẩy mạnh đầu xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Vì vậy, để hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EU có hiệu quả và khuyến khích các chủ thể kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này cần có một phương hướng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Phương hướng xuất khẩu nông sản sẽ quyết định hướng cho việc dự đoán cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho chu thể xuất khẩu. Với những lý do trên và kết hợp với nhưng gì đã được học em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU từ nay đến năm 2010 ” 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ I. Khái niệm và vai trò của xuất nhập khẩu. 1. Khái niệm Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực phong phú và đa dạng của nền kinh tế quốc dân, thể hiện phần tham gia của nền kinh tế cảu mỗi quốc gia vào sự phân công lao động quốc tế, sự trao đổi mậu dịch quốc tế. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại được hình thành trên cơ sở sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một bộ phận của các mối quan hệ kinh tế quốc tế với chủ thể là một quốc gia nhất dịnh trong mối quan hệ với các quốc gia còn lại khác và các tổ chức kinh tế quốc tế. Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá 7 đã chỉ rõ : ” mở rông kinh tế đối ngoại phải nhằm chiến lược phát triển kinh tế, từng bước đổi mới cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh ”. Kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Không có một quốc gia nào trên thế giới có thể có thể tồn tại riêng biệt mà không hề ảnh hưởng đến quốc gia khác đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Bởi vậy hình thành nên các quan hệ buôn bán tiền tệ hàng hoá giữa các nước vì vậy quan hệ giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế mang tính khách quan. Mỗi một quốc gia có một vị trí địa lý khác nhau, có những yếu tố khó khăn và thuận lợi riêng và mỗi khu vực có sự phát triển về kinh tế là khác nhau.Vì vậy dẫn đến trao đổi hàng hoá đề thoả mãn nhu cầu của nhau tùy thuộc vào điểm mạnh của từng quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam việc mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài có lợi trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới, tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng. Việc mở rộng quan hệ quốc tế giúp cho tập trung phát triển thế mạnh của đất nước. 2 Vì vậy, việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với mọi quốc gia đặc biệt là nước ta nơi nền kinh tế còn chậm phát triển. Đảng và nhà nước ta đã đề ra biện pháp nhằm “ mở cửa kinh tế “đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Kinh tế đối ngoại là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia và hoạt động xuất nhập khẩu là xương sống vì nó là yếu tố chủ động nhất trong các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, XNK chịu tác động trức tiếp và sâu sắc nhất của các qui luật của thị trường quốc tế, nó có thể vượt qua trợ ngại phi kinh tế khác ( cấm vận, chính sách phong toả…) Hoạt động XNK có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động đầu thể hiện ở chỗ : XNK là tiền đề và nơi thể hiện kết quả đạt được của hoạt động đầu tư. Hoạt động XNK có tác động rộng lớn, sâu sắc đến khoa học công nghệ, thể hiện thông qua sự chuyên môn hoá và hợp tác của các công ty ở những nước khác nhau và ngược lại nhờ hoạt động XNK mà quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá được phát triển một cách thuận lợi. XNK thường xuyên mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế quốc dân nếu việc tổ chức XNK phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan dựa trên cơ sở lợi thế tương đối và tuyệt đối của các yếu tố cấu thành sản phẩm có liên quan đến XNK. Đối với nước ta, XNK nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung sẽ góp phần to lớn trong việc tạo vốn và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, tạo điều kiện tốt để ta đổi mới cơ cấu sản xuất trong nước thúc dẩy nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. 2.Mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận cấu thành của ngoại thương, chúng liên quan một mật thiết đến nhau và thúc đẩy nhau, chúng vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau. 3 Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động cần thiết của bất kỳ một nền kinh tế nào xây dựng theo mô hình kinh tế mở vì nó tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế quốc dân một cách hài hoà. Kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu để xây dựng, phát triển tạo ra thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu. Lấy hoạt động xuất khẩu bù lỗ cho hoạt động nhập khẩu và ngược lại lấy hoạt động nhập khẩu bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu. 3.Sự cần thiết phải mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của hoạt động XNK * Vào những năm của thập niên 60 có rất nhiều quốc gia đã sử dụng chính sách “đóng cửa “để áp dụng vào nước mình. Chính sách “đóng cửa có những đặc trưng sau : - Tuy tốc độ phát triển có chậm nhưng vững chắc và ổn định. - Sự hoạt động của nền kinh tế ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới - Mọi tiềm lực của đất nước không cần phải cần được khai thác và huy động một cách cao độ. - Sự độc lập tương đối về kinh tế cho phép các nước thi hành chính sách “đóng cửa kinh tế “ thực hiện quyền tự quyết định về chính trị. * Nguyên nhân thất bại của chiến lược”đóng cửa “ : - Không khai thách được ”lợi thế so sánh “ vì không mở cửa trao đổi hàng hoá với nước khác. - Các nước đang phát triển và chậm phát triển vốn là các nước nghèo nên trình độ sản xuất, phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, nên khi chính sách “đóng cửa “ hạn chế khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật mới áp dụng. - Để có thể nhập khẩu những liệu sản xuất phải có một nguồn vốn lớn để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu, mà các nước chậm và đang phát triển không có khối lượng về tiền lớn như vậy nên phải dựa vào nguồn vốn từ nước ngoài. 4 - Một phần lớn các nước thị trường nội địa quá chật hẹp và nhỏ bé không dủ khả năng cho sự phát triển một nền công nghiệp hiện đại với qui mô lớn nên khả năng thu hút lao động kém dẫn đến nạn thất nghiệp tăng. - Việc nhập vật từ ngoài vào là chủ yếu để thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước khiến sản xuất đắt đỏ, kém hiệu quả và tạo ra hiều quả làm ngược lại so với mục đích tiết kiệm ngoại tệ. Vì những nguyên nhân trên đây mà chính sách “đóng cửa “được thay bằng chính sách “ mở cửa “ kinh tế. Nhờ đẩy nhanh xuất khẩu mà tăng thu nhập ngoại tệ . Tăng khả năng nhập khẩu máy móc trang thiết bị và công nghệ tiên tiến. . Cải thiện tình hình mất cân đối về thu chi của ngân sách nhà nước. . Tăng khả năng thu hút lao động. . Chất lượng hàng hoá tăng. . Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, có lợi thế của một đất nước. * Những hạn chế của chính sách “ mở cửa “. - Lệ thuộc vào nước khác về kinh tế. - Tập trung chiến lược “ hướng về xuất khẩu” làm cho nền kinh tế phát triển lệch mất cân đối. - Ưu tiên ngoại thương cùng sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm xảy ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Đối với các nước phát triển thì mở rộng quan hệ kinh tế ra ngoài giúp cho việc bành trướng sức mạnh kinh tế của mình như tìm hiểu thị trường để tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hoá và đầu đem lại hiệu quả cao cũng như có lợi nhuận cao, giảm được chi phí về nhân công, tài nguyên rẻ của các nước đang phát triển. Nhìn chung tốc độ XNK của thế giới gia tăng nhanh tốc độ tăng của GDP. Những nước có tốc độ thương mại cao là do tăng cường chính sách hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn dầu nước ngoài. 5 Một số nước gặp khó khăn trong buôn bán quốc tế là do một mặt ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu, mặt khác bản thân các nước này gặp khủng hoảng về kinh tế, chính trị, nội chiến, tôn giáo. II. Đặc điểm của xuất khẩu hàng nông sản. 1. Một số lý luận về xuất khẩu nông sản. Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước. Lợi thế phát triển hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ít khí khăn, bất lợi - mà điều bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩumột bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong dó hàng hoá và dịch vụ bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ tăng tích luỹ ngân sách nhà nước, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc buôn bán trong nước vì hoạt động này diễn ra trên một thị trường rộng lớn và nhà xuất khẩu phải có những hiểu biết nhất định về thị trường và những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của doanh nghiêp như văn hoá, thói quen, cách nghĩ, lối sống .Có nhiều hình thức hợp tác trong kĩnh vực kinh tế quốc tế nhưng có thể chia thành các hoạt động sau: - Thương mại quốc tế. 6 - Đầu quốc tế. - Nhập khẩu sức lao động. - Hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ. - Các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quốc tế. Trong đó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng là hoạt động thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ được diễn ra giữa các quốc gia. Như vậy, khi mua hàng hoá hay dịch vụ của một bên nước ngoài được hiểu là hoạt động nhập khẩu và khi bán hàng hoá hay dịch vụ cho bên nước ngoài được hiểu là hoạt động xuất khẩu. Ở một số nước thị trường trong nước là hữu hạn thậm chí với một số nước còn quá nhỏ bé nên thị trường thế giới rộng lớn là mục tiêu để các nước này vươn ra để xuất khẩu hàng hoá của nước mình. Vì thế ngày nay khuyến khích xuất khẩu là chính sách mà các quốc gia đều ưu tiên và nhiều khi nhập khẩu là để phục vụ xuất khẩu. Không ngoài xu thế chung của thế giới Việt Nam cũng có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu. Trong điều 2 Nghị Định số 57/1998/NĐ – CP quy định : “ Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là hoạt đông mua, bán hàng hoá của các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nứơc ngoài theo các hợp đồng buôn bán bao gồm cả tạm nhập tái xuất, hàng hoá chuyển khẩu. Thương nhân là các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thực hiện hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại “ 1.1. Cơ sở tồn tại của hoạt động xuất khẩu. Mỗi một quốc gia muốn xuất khẩu một măt hàng nào đó phải phụ thuộc vào tiềm năng của mỗi nước. Điều đó phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đôi và lợi thế tương đối của mỗi quốc gia. 7 1.1.1. Lợi thế tuyệt đối Là lợi thế có thể được dựa trên việc so sánh chi phí sản xuất bỏ ra để sản xuất ra một loại hàng hoá. Theo A.Smith nếu mỗi quốc gia tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng mình có thế mạnh này sang nước khác sau đó nhập khẩu mặt hàng mình không có ưu thế thì sản lượng của cả hai mặt hàng sẽ tăng lên và cả hai nước cùng có lợi qua hoạt động trên. 1.1.2 Lợi thế tương đối ( lợi thế so sánh ) Là lợi thế thông qua việc mua bán giữa các quốc gia dựa trên cơ sở chi phí so sánh để sản xuất hàng hoá. Theo D.Ricardo thì khi một quốc gia thực hiện chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh và đem trao đổi cho một quốc gia khác thì tất cả các quốc gia đều có lợi. 2. Các hình thức xuất khẩu nông sản chủ yếu. Kinh doanh xuất khẩu diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Do vậy, hoạt động này được diễn ra trong một doanh nghiệp ngay cả trong một doanh nghiệp đã đa dạng hoá hình thức kinh doanh của mình. Các hình thức kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt như : xuất khẩu hàng hoá hữu hình là xuất khẩu những mặt hàng có thể di chuyển ở khối lượng lớn bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau. Bên cạnh đấy còn xuất khẩu hàng hoá vô hình là hình thức xuất khẩu dịch vụ vận tải, thông tin, tài chính . Nhìn từ nhiều khía cạnh ta thấy hoạt động xuất nhập khẩu được chia thành các hình thức khác nhau như sau : 2.1.Xuất khẩu trực tiếp. Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Việt Nam có hai hình thức xuất khẩu trực tiếp : 8 - Xuất khẩu chính ngạch : Là hợp đồng xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế. - Xuất khẩu tiểu ngạch : Là hình thức xuất khẩu theo giấy phép của UBND các tỉnh biên giới. 2.2.Xuất khẩu gia công uỷ thác. Đây là hình thức trong đó một đơn vị đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp để gia công sau đó thu hàng thành phẩm về để xuất khẩu cho bên nước ngoài. Đơn vị nhận uỷ thác được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp khác. 2.3.Gia công quốc tế. Đây là hình thức kinh doanh trong đó bên nhận gia công nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên gia công để chế biến ra thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia cồng để nhận được phí gia công. Hình thức này áp dụng chủ yếu cho các nước đang phát triển có nhiều tài nguyên, lao động dồi dào với giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, kém về công nghệ. Qua gia công cả hai bên cùng có lợi. Bên đặt gia công lợi dụng được giá rẻ về nhân công, nguyên phụ liệu của nước gia công, không đòi hỏi nhiều vốn. Nước nhận gia công tạo được việc làm cho lao động trong nước, nhập được máy móc thiết bị, công nghệ mới. 2.4. Tái xuất khẩu Là hình thức nhập khẩu tạm thời hàng hoá vào nước mình sau đó lại xuất khẩu sang nước thứ ba. Hình thức này thường xuyên xảy ra ở những nước trung gian xuất khẩu, có vị trí địa lý thuận lợi, thị trường và uy tín kinh doanh xuất khẩu. 2.5. Xuất khẩu uỷ thác. Đây là hình thức mà trong đó một đơn vị đóng vai trò là người trung gian cho đơn vị sản xuất kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành 9 các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất để qua đó hưởng tỷ lệ phần trăm. 2.6. Xuất khẩu tại chỗ. Trong hình thức này hàng hoá chưa xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia. Đó là việc cung cấp hàng hoá cho các đoàn ngoại giao, đoàn khách du lịch nước ngoài hay hàng hoá bán ra khỏi khu chế xuất của nước đó. Từ hình thức này hình thành nên thị trường xuất khẩu tại chỗ. Với ưu điểm của hình thức này là giảm bớt các chi phí cho bao bì vận chuyển, cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển và thời gian thanh toán nhanh. 2.7. Buôn bán đối lưu. Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chăt chẽ với nhập khẩu, người bán thường đồng thời là người mua và lượng hàng hoá mang ra trao đổi thường có giá trị tương đương với giá hàng xuất khẩu chứ không có mục đích thu ngoại tệ. 2.8. Xuất khẩu theo nghị định thư. Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá thường để gán nợ được ký theo nghị định thư giữa hai Chính phủ. Thực tế, hình thức xuất khẩu này thường rất ít, thường trong một số nước XHCN trước đây và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nước. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng thì hình thành nên xu hướng của xuất khẩu như sau : - Tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu nhanh hơn các hoạt động sản xuất khác. - Tốc độ tăng của xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ nhanh hơn xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa do nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. - Chu kỳ sống của các sản phẩm xuất khẩu ngày càng ngắn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải nhậy bén với môi trường xuất khẩu cũng như sự nhậy bén về khoa học công nghệ áp dụng trong việc chế biến sản phẩm xuất khẩu. 10 [...]... chủ yếu bằng các ngoại tệ mạnh và phải có các thủ tục hải quan của các nước Một điểm chú ý là thị trường xuất khẩu không chỉ giới hạn trong thị trường nước ngoài mà còn có một bộ phận khác đó là thị trường xuất khẩu tại chỗ Thị trường sản xuất gạo gồm thị trường của từng mặt hàng nông sản xuất khẩu nhất định như thị trường sạo, cà phê, cao su Giá cả của từng loại nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào tình... khẩu hàng hoá nông sản Nông sản được hiểu là toàn bộ sản phẩm của quá trình sản xuất tại các ngành nông, lâm, thuỷ sản Cụ thể, nông sản chủ yếu và phổ biến như 12 các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm từ rừng trồng, sản phẩm từ hoật động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Nông sản xuất khẩu một loại hàng hoá xuất khẩu Nông sản xuất khẩu khác so với hàng nông sản trong nước vì nó... trong phát triển thương mại với EU Điều đó ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập thương mại của Việt Nam cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 2 Tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường EU Từ một nước nhập khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng, chỉ sau một thập kỷ Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu hàng nông sản và có 23 một vài mặt hàng xuất khẩu hàng đầu so với thế giới... mặt hàng nông sản xuất khẩu nông sản tăng trong năm 2004, 2005 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 34 2.Những tồn tại và nguyên nhân Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN và PTNT), từ năm 2000 trở lại đây, nước ta là một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản thực phẩm trên thị trường Quốc tế như: gạo (từ 3 -3,5 triệu tấn /năm) , cà... USD năm 2003); Như vậy, tiềm năng về hàng nông sản xuất khẩu của VN sang những thị trường EU còn rất lớn nhưng những thách thức để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản của ta vào thị trường EU cũng không phải ít như: hệ thống sản xuất nông sản sạch chưa phát triển, chưa tạo ra lượng hàng hoá xuất khẩu lớn và ổn định, trình độ bảo quản và chế biến nông sản chưa... chọn năm 2010 năm xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp hoặc xoá bỏ dần trong vòng năm năm Nhưng cả hai đề xuất này đều được đặt trong ngoặc, điều đó có nghĩa là rất có thể không một đề xuất nào được thông qua vào cuối hội nghị Có thẻ thấy quá trình xuất khẩu hàng hoá nông sản sang thị trường EU gặp không ít khó khăn và nhiều thách thức cho Việt Nam 27 II Đánh giá về hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường. .. động xuất khẩu trở lên sôi nổi nhưng không làm rối loạn các hoạt động xuất khẩu của thị trường Nghiên cứu sự vận động của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển trong thời gian tới, từ đó lựa chọn các giải pháp hợp lý để hướng dẫn và điều tiết các hoạt động xuất khẩu nông sản thông qua thị trường đưa kế hoạch vào cuộc sống Như vậy, sự vận động của hoạt động xuất khẩu nông sản trong cơ chế thị trường. .. của nước nhập khẩu và người tiêu dùng tai nước nhập khẩu về thông số dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cũng như các thông số kỹ thuật, môi trường đồng thời phải đạt được tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại tại các nước nhập khẩu Thị trường nông sản xuất khẩu là nơi diễn ra các giao dịch hàng nông sản đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về nông sản Trên thị trường xuất khẩu nông sản người mua và... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU I Tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường EU 1 Vài nét về thị trường EU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế toàn cầu, phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt, đẩy mạnh xúc tiến thương mại là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc sống còn của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới Với mục đích giới... Trên thị trường nông sản xuất khẩu thì yếu tố cung khó thay đổi do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và đặc tính sinh học rõ rệt của các loại nông sản 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản 3.1.1.Môi trường quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá thì tình hình biến động về mặt kinh tế,chính trị, xã hội của nước này ảnh hưởng nhất định đến các nước xung quanh Hoạt động xuất khẩu nông sản . đã đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường. trường EU. Vì vậy, để hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EU có hiệu quả và khuyến khích các chủ thể kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường

Ngày đăng: 25/07/2013, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Luận án TS “ Phương hướng xuất khẩu hàng hoá của thủ đô Hà Nội và các biện tăng cường hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng xuất khẩu hàng hoá của thủ đô Hà Nội và các biện tăng cường hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
2. Giáo trình kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (NXB Lao động xã hội 2006 ) Khác
3. Giáo trình kinh tế quốc tế -Trường Đại học Kinh tế quốc dân PGS.TS Đỗ Đức Bình ; TS Nguyên Thương Lãng ( NXB Lao động xã hội 2004 ) Khác
4. Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tê (NXB thống kê) Khác
6. Luận văn tốt nghiệp của Trương Thị Bình Minh - Lớp KTQT 41 Khác
7. Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Phương Thuý - Lớp KTPT 42 Khác
8. Bản tin thị trường nông sản ngày 31/10/2005 9. Báo Nhân dân ngày 9/3/2004, trang 4 Khác
10. Phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam từ 2001 đến 2005 Khác
11. Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam đến năm 2010 Khác
12. Trang Web Bộ Thương mại 13. Trang Web Bộ Ngoại giao 14. Trang Web Bộ Nông nghiệp Khác
15. Trang Web Bộ Kế hoạch và Đầu tư 16. Trang Web www.mard.gov.vn 17. Thông tư số 04/2003/TT-BTC Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SANG THI TRƯỜNG EU CÁC NĂM 2001- 2005 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU từ nay đến năm 2010
2001 2005 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w