Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê.doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nướcViệt Nam Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị vớimục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH hướng về xuấtkhẩu Để thực hiện chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và giúp Việt Nam bắt kịp được vớitiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thịtrường xuất khẩu
Hiện nay EU đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn cókhả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam Các mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường nàycó nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, càphê… Trong đó mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quantrọng nhất được bán rộng rãi trên thị trường EU Khả năng xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam vượt xa hai loại đồ uống là chè và ca cao Vì vậy đẩy mạnhxuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nói riêng vào thịtrường EU là một việc làm cấp thiết đối với nước ta hiện nay Tuy nhiên đểlàm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết cácvướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp cănbản để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê vào thịtrường EU trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cà phê Việt Nam được sự
Trang 2giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là Ban Kinh doanh tổnghợp cùng với sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Ngô Xuân Bình tôi xin chọn đề
tài: "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của
Tổng công ty cà phê Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu: Trên góc độ lý thuyết luận văn phân tích vai tròcủa việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân Trên góc độ thực tiễn,luận văn những mặt làm được và chưa làm được của việc xuất khẩu cà phêcủa Tổng công ty cà phê Việt Nam và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuấtkhẩu mặt hàng này.
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài,luận văn đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thốngkê tổng hợp, phương pháp so sánh và dự báo.
Bố cục của luận văn, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu mặt hàng cà phe và vaitrò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê ViệtNam vào thị trường EU.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU củaTổng công ty cà phê Việt Nam.
Trang 3Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊVÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
I Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinhtế quốc dân.
1 Vài nét về mặt hàng cà phê và những lợi thế so sánh trong sản xuất vàxuất khẩu cà phê:
1.1 Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam
Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiopa đã ngẫu nhiênphát hiện hương vị tuyệt vời của một loại cây lạ làm cho con người thấy sảngkhoái và tỉnh táo lạ thường Từ đó trái cây này trở thành đồ uống của mọingười và lấy tên làng Cafa nơi phát hiện ra cây này làm tên đặt cho cây.
Từ thế kỷ VI cà phê trở thành đồ uống của mọi người dân Ethiopa vànhanh chóng lan ra Trung Cận Đông.
Đến đầu thế kỉ XVI cà phê bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và lan dầnsang Châu Á, châu Đại Dương Năm 1857 cây cà phê được các nhà truyềnđạo công giáo đưa vào trồng ở Việt Nam, trước hết được trồng ở một số nhàthờ ở Hà Nam, Quảng Bình Sau đó được trồng ở đồn điền vùng Trung DuBắc Bộ và Bắc Trung Bộ Từ đó diện tích cà phê ngày càng được mở rộng.
Từ năm 1994- nay cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê vối pháttriển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt Hiện nay cà phê là mặt hàngnông sản xuất khẩu đứng thứ 2 ở nước ta Có thể nói trong ngành nông nghiệp
Trang 4hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và có chỗ đứng vững chắc trở thànhngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
1.2 Chủng loại cà phê ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhaunhưng người ta chủ yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà phê vối(Robusta), cà phê chè (Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng xuất và chất lượngngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây.
* Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thíchhợp nhất là 24-26 0 C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm,vỏ cứng và thường chín từ tháng 2 Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kếtquả tại các mắt của cành Nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh lâu bạc.Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu Á trong đó ViệtNam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới
* Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường đượctrồng ở độ cao trên dưới 200m Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hìnhlưỡi mác Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màuđỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng Loai cà phê này chủ yếu trồng ởBrazin và Colombia với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng.
Ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên vàĐông Nam Bộ Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước với năngsuất khá cao (trên 1,6 tấn nhân /ha) chất lượng tốt, với diện tích 443.000 ha,chiếm 86% diện tích cả nước Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trungdu phía bắc, tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị
Trang 5và Thừa Thiên Huế Diện tích cà phê chè cả nước năm 2003 là 30.000 ha Càphê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kémhơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-1,2tấn/ha
1.3 Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1.3.1 Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê.
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theophương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc Điều kiện khí hậu, địa lývà đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê ViệtNam một hương vị rất riêng, độc đáo.
Về khí hậu :
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắmmưa nhiều Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là nhữngtháng cà phê sinh trưởng Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt Miềnkhí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phêRobusta Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợpvới cà phê Arabica
Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê đượcphân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và ĐôngNam Bộ, với diện tích hàng triệu ha
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếutố này đều có ở Việt Nam Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nướckhác không có được
- Lợi thế về nhân công:
Trang 6Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi laođộng Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt độngtrong nền kinh tế quốc dân Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình baogồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồngkhâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu Quá trìnhnày đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứngdụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế vềnhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuấtkhẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được vềgiá so với các nước trên thế giới.
Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều laođộng: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động Riêng ở nước ta hiệnnay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thờiđiểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu người Như vậy vớinguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng laođộng khá đông đảo cho ngành cà phê.
- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu nhưnăng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu Á là 0.77 tạ/ hathì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha Từ năm 2000- 2004, năng suất bìnhquân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha Năng suất cao này chính là do ViệtNam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệtngười Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê.
- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏitiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất
Trang 7khẩu Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phêxuất khẩu.
- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon Cà phê Việt Nam đượctrồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp Điều kiệnnày tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc giakhác không có được Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê làthứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của conngười trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn kháchhàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.
- Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mớikinh tế của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để pháttriển sản xuất cây cà phê Nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác địnhquy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010 Vì thếtừ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhànước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạngtự phát duy ý trí chạy theo phong trào Vì thế đã khuyến khích các hộ nôngdân yên tâm trồng cây cà phê Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ vềgiá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp.
1.3.2 Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê
- Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đãxây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam trong đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1 Vị trí đóđược xuất phát từ lợi thế đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân.Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách
Trang 8thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế do Đại Hội IXcủa Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào nềnkinh tế thế giới và khu vực.
- Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lênnhanh chóng Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện naynhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và cacao Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuấtkhẩu
- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuấtkhẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác.Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân Nếu tínhcả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800USD Trong khi đó chi phí sản xuất của Ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phêchè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuậnlợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Namtrên thị trường thế giới.
- Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sảnxuất cà phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan Việt Nam đãtăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triểnnguồn nhân lực Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi,trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng đượcgiao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới.
- Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Namngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê
Trang 9Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu vàđứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.
- Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồngcà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như TâyNguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung Đây là một lợithế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu càphê
2 Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Namlà mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo Chính vìthế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
2.1 Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngànhnông nghiệp nước ta Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biếtđến với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với mộtmặt hàng nữa đó chính là cà phê Điều này không chỉ giúp cho người dân đadạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoáđược các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạtđộng sản xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê Vì thế kéo theomột loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiêncứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cungcấp máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụtư vấn xuất khẩu…
Trang 10- Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp Nền nông nghiệpnước ta trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước Đâylà lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khálớn trong thời kỳ nông nhàn Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng laođộng khá lớn phục vụ cho nó Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mởrộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn Điều này tạo cho người dân cácvùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làmthường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phêlà thích hợp với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai tháctriệt để… Vì vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trốngđồi trọc.
2.2 Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
- Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phêgắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng Điều này kéotheo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sởđể nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máymóc, Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơicó cây cà phê phát triển Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệphoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.
- Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước.Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm10% kim ngạch xuất khẩu cả nước
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân:
Trang 113 Vai trò xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ nhưvũ bão trên phạm vi toan thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới thamgia.Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hếtsức để có thể hoà mình vào tiên trình này một cách nhanh nhất Hoạt độngxuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này.Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trongchính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta Pháttriển sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tếnước ta Ta đi xem xét vai trò của việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tếViệt Nam.
3.1 Vai trò tích cực của xuất khẩu cà phê.
3.1.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ côngnghiệp hoá đất nước
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đườngtất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để thựchiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn vốn rấtlớn để nhập khẩu máy móc trang thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và trìnhđộ quản lí của nước ngoài Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lâý từ: đầu tưnước ngoài, vay nợ thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu mặt hàng khác Tuynhiên các nguồn vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài đều phải trả bằng cáchnày hay cách khác Nguồn vốn quan trọng và bền vững đó là thu từ hoạt độngxuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trang 12Tuy nhiên xuất khẩu không là hoat động dễ dàng Để xuất khẩu thànhcông, mỗi quốc gia phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thếnhất, đem lại lợi ích cao nhất Vì thế mỗi quốc gia phải xây dựng cho mìnhchính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nắm bắt được điều này, Việt Namcũng đã xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực riêng.Những mặt hàng này sẽ tạo cho Việt Nam nguồn thu ngân sách chủ yếu Càphê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Hàng năm ngành cà phê đãđóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước Kim ngạch thuđược từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng10% kim ngạch xuất khẩu cả nước Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước ta cần một nguồn vốn khá lớn để đầu tư xây dựng cơ bản, nhậpkhẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phêsẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho nhucầu nhập khẩu phuc vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước.
3.1.2 Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếthúc đẩy sản xuất phát triển
Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê Hàng năm ViệtNam sản xuất ra một khối lượng lớn cà phê Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địacủa Việt Nam là rất thấp Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổchức sản xuất Ngày nay cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới thay đổimạnh mẽ đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp vớixu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Trang 13* Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ nhưng sản phẩm thừa do sản xuấtvượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậuvà chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng.Nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé vàtăng trưởng chậm chạp Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quantrọng để tổ chức sản xuất Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thế giới để tổchức sản xuất Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đối với ngành cà phê thì sản xuất cà phê của Việt Nam với sản lượnglớn, nhu cầu tiêu dùng nội địa rất hạn hẹp do Việt Nam có truyền thống trongviệc thưởng thức trà Vì vậy trên thị trường Việt Nam sẽ xẩy ra tình trạngcung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó phải đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiênViệt Nam lai không coi cà phê là sản phẩm ế thừa cần xuất khẩu mà xuấtphát từ thị trường thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều cà phê hơn Do đó thịtrường thế giới luôn là mục tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê Điềunày góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sảnxuất phát triển Thể hiện :
- Trước hết sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngànhkinh tế phát triển theo như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chếtạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá,trường, trạm thu mua cà phê , … Ngoài ra còn kéo theo hàng loạt các ngành
Trang 14dịch vụ phát triển theo như : dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệthực vật, ngân hàng, cho thêu máy móc trang thiết bị,… Điều này góp phầnlàm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu
- Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, gópphần cho sản xuất phát triển và ổn định Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìmkiếm thị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đãcó được một thị trường tiêu thụ rộng lớn Điều này không những tạo cho ViệtNam có được vị trí trong thương trường quốc tế mà còn tạo cho Việt Nam chủđộng trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới Thị trườngtiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứngđược nguồn hàng cho xuất khẩu
- Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vàocho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Cũng như bất cứ môtngành sản xuất hàng hoá nào xuất khẩu, sản xuất cà phê xuất khẩu cũng tạođiều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sốngngười lao động đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nângcao năng lực sản xuất trong nước Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọngtạo ra vốn và kĩ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào việt Nam Khi xuấtkhẩu cà phê thì sẽ tạo cho Việt Nam nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thếgiới để áp dụng vào nước mình Như công nghệ chế biến cà phê xuất khẩu,công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch cà phê, ngoài ra còn học hỏiđược kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác Như vậy sẽ nâng cao được nănglực sản xuất trong nước để phú hợp với trình độ của thế giới
Trang 15- Thông qua xuất khẩu, cà phê Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnhtranh trên thế giới, về giá cả chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng taphải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thịtrường Sản xuất cà phê đáp ứng nhu cầu thị trường, khi đó muốn đứng vữngthị trường buộc các doang nghiệp xuất khẩu cà phê phải làm sao để hạ giáthành, nâng cao chất lượng để đánh bật đối thủ cạnh tranh
- Xuất khẩu cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới vàhoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thịtrường Thị phần luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vìthế buộc các doanh nghiệp phải tích cực trong việc đổi mới công nghệ, quảngcáo và xâm nhập vào trường thế giới.
3.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việclàm và cải thiện đời sống nhân dân
Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việcvà có thu nhập cao và thường xuyên Với một đất nước có 80 triệu dân, lựclượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc pháttriển cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánhnặng về thất nghiệp cho đất nước Giúp người dân ổn định đời sống giảm cáctệ nạn xã hội Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện đểhọ tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật, hoà nhập được với sự phát triển củathế giới.
3.1.4 Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệkinh tế đối ngoại của nước ta.
Trang 16Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuấtkhẩu sẽ có điều kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với cácnước khác Hiện nay ta đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới,điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển.Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có được các quan hệ hợp tác đaphương và song phương đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
Bên cạnh đó, cây cà phê phát triển góp phần phục hồi môi trường sinhthái, phủ xanh đất trống đồi trọc sau thời gian bị suy thoái nghiêm trọng do bịtàn phá của thiên nhiên cùng sự huỷ hoại do chính bàn tay con người
3.2 Những vấn đề tiêu cực của xuất khẩu cà phê
Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện naylà tính bền vững chưa cao Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăngnhanh nhưng giá cả không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặcgiảm sút Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu trongđó tính tự phát trong sản xuất dẫn đến cung vượt cầu, công việc chế biến bảoquản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và nâng caochất lượng, thị trường xuất khẩu cà phê chưa ổn định.
3.2.1 Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch: tình trạng tự phát,manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả cung vượtcầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn chocác doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê Trong mấy năm trở lại đây nhànước đã quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơingười dân tự phát gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lýđược sản lượng cà phê dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông
Trang 17thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫnđến bị lỗ khá lớn.
3.2.2 Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phêRobusta trong khi đó lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại càphê đang được thị trường ưa chuộng giá cao Cà phê vối được trồng phổ biếnở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu dùng cà phê chè Điềunày đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu cà phê phù hợpsẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu trongcà phê chè Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
3.2.3 Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đấtđai, khí hậu Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới Xuhướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanhquan tâm đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều càphê thế giới Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghêphơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê Đặcbiệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của cà phê ViệtNam chính là ở hương vị mặt hàng này
3.2.4 Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập Hiệp hội càphê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếuthuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tưthương chi phối.
Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thịtrường thế giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm
Trang 18còn đơn điệu Đây là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê ViệtNam trong giai đoạn hội nhập với thị trường thế giới
II Vài nét khái quát về thị trường EU
1 Vài nét về quá trình phát triển Liên minh EU
Ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã xuất hiện từ rất sớm Năm 1923Bá tước người áo sáng lập ra "Phong trào liên Âu" nhằm đi tới thiết lập " Hợpchủng quốc Châu Âu" để làm đối trọng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Năm1929, Ngoại trưởng Pháp đưa ra đề án thành lập: Liên minh Châu Âu nhưngđều không thành Mốc lịch sử đánh đấu sự hình thành EU lúc đó là bản:"Tuyên bố Schuman" của bộ trưởng Ngoại giao Pháp vào ngày 9/5/1950 vớiđề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của Cộng hoà liên bang Đức vàPháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để cácnước Châu Âu khác cùng tham gia Do đó Hiệp ước thành lập cộng đồng thanthép Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951 Và đây là tổ chức tiền thâncủa EU ngày nay Ban đầu liên minh Châu Âu gồm 15 quốc gia độc lập vềchính trị Năm 2004 Liên minh Châu Âu đã trở thành khu vực kinh tế lớn thứ2 thế giới sau Mỹ với 25 thành viên sau khi đã kết nạp thêm 10 thành viênmới ngày 1/5/2004 Với thị trường trên 455 triệu người, tổng sản phẩm quốcnội (GDP) lên tới khoảng 10 nghìn tỷ Euro Hàng năm EU chiếm 20% thịphần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo số liệu thốngkê của IMF, khối kinh tế này thu hút trên 53% hàng nhập khẩu của thế giớitrong đó 72,5% là hàng nông sản xuất khẩu của các nước đang phát triển.
2 Đặc điểm của thị trường EU
Trang 19Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 25 nước thành viênmà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tựdo giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia Thị trường chunggắn với chính sách thương mại chung Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩuvà lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nội khối.
2.1 Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối:
2.1.1 Tập quán tiêu dùng
EU gồm 25 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng dođó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú vềhàng hoá Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêudùng giữa các thị trường quốc gia trong EU nhưng các quốc gia này đều nằmtrong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tếvà văn hoá Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên là khá đồngđều cho nên người dân thuộc khối Eu có đặc điểm chung về sở thích, thóiquen tiêu dùng Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảođầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao Người tiêudùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhẫnhiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn vớichất lượng sảm phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩmmang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sửdụng.
Từ đặc điểm trên, khi xuất khẩu cà phê vào thị này các doanh nghiệpViệt Nam cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU như
Trang 20thích cà phê dạng bột hay cà phê rang xay, cà phê tan thì tỉ lệ đường, sữa , càphê như thế nào thì hơp lý, Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu đặc điểm của thịtrường chung này như quy định với chủng loại cà phê, giá cà phê, độ an toàncủa cà phê,…Để từ đó có biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thịtrường này Đặc biệt kinh doanh với thị trường EU các doanh nghiệp ViệtNam cần chú ý nhiều đến thương hiệu cà phê Đây là thị trường có mức thunhập khá cao, cái mà thị trường này cần đó là thương hiệu gắn với chất lượngchứ không phải là giá cả Vì thế ta làm sao để có các thương hiệu nổi tiếngcạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như : Nestle, KraftFoods, Saralee, Tchibo, P&G Larazza,…
2.1.2 Kênh phân phối:
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trườngEU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhậpkhẩu của tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thịcủa tập đoàn mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác.
Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất vànhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻcủa tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoànkhác và các công ty bán lẻ độc lập
Cà phê Việt Nam tham gia thị truờng EU thường theo kênh phân phốikhông theo tập đoàn Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường la doanh nghiệpnhỏ và vừa chưa có đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệpnhập khẩu cà phê của EU.
Trang 212.2 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU:
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêudùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển Đểđảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩmngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thờibãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới Hiện nay EU có 3 tổ chức địnhchuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điệntử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bánđược ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chungcủa EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buônbán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an toànngang với tiêu chuẩn EU Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cụctham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sảnphẩm đánh cắp bản quyền, ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từngnhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.
Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU,phải đảm bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chungcủa EU Đặcbiệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Đối vớicà phê EU chỉ nhập cà phê vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thịtrường này rất ít do công nghệ chế biến của ta chưa đảm bảo, chất lượng thuakém rất nhiều cà phê của Brazin, Colombia,…Ngoài ra cà phê của ta xuấtkhẩu vào EU chủ yếu là cà phê nhân, cà phê thành phẩm, cà phê hào tan rất ít,vì ta chưa đáp ứng được các quy định của EU về tỉ lệ trong cà phê hoà tan.
2.3 Chính sách thương mại chung của EU
Trang 222.3.1 Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vậnhành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnhthổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động,dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thànhviên
- Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loạithuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạnngạch áp dụng trong thương mại nội khối Xoá bỏ tất cả các biện pháp tươngtự hạn chế về số lượng, xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên.
- Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh: tự do đi lại về mặtđịa lý, tự do di chuyển vì nghề nghiệp, nhất thể hoá về xã hội, tự do cư trú
- Lưu chuyển tự do dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hưởng cácdịch vụ, tự do chuyển tiền bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng
- Lưu chuyển vốn tự do: Thương mại hàng hoá dịch vụ sẽ không thể duytrì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơinó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất.
Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viênsự tự do như ở trong quốc gia mình Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợitrong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyềnthống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trườngmới Ngoài ra nếu có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điềukiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới dẽ dàng hơn.
2.3.2 Chính sách ngoại thương:
Trang 23Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phânbiệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện phápđược áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về sốlượng, hàng rào kỹ thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu Hiện nayViệt Nam chưa gia nhập WTO nên chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức này.Vì vậy EU vẫn cò những quy định riêng cho Việt Nam, như quy định hạnngạch, thuế nhập khẩu cao nên khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.Đặc biệt các hàng rào về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm, vệ sinh thựcphẩm Đó lá khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua.
2.4 Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây
Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thịtrường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới Hàngnăm EU nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới Kim ngạchnhập khẩu không ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 757,85tỷ USD năm 1997 và gần 900 tỷ USD năm 2004 Các mặt hàng nhập khẩuchủ yếu của EU là nông sản chiếm 11,79% trong đó có chè, cà phê,gạo, khoáng sản 17,33%, máy móc 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,9%,hoá chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác 27,11% trong tổng kim ngạchnhập khẩu Năm 2004 quan hệ kinh tế Việt Nam- EU tiếp tục phát triển cả vềbề rộng và chiều sâu Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt gần 11 tỷ USDtrong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 4,5 tỷ USD trong đó càphê chiếm 10% trong tổng kim ngạch Dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩuViệt Nam- EU năm 2005 đạt 14 tỷ USD tăng 27% so với năm 2004 Kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 6 tỷ USD.
Trang 24Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới nhưBrazin, Colombia, Indonesia, Việt Nam Hàng năm EU nhập khẩu khoảng24,846 triệu bao cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica.
Trang 25Bảng các nước xuất khẩu cà phê vào EU năm 2003
Cà phê vối (24,864triệu bao) Cà phê chè (52,643 triệu bao)
3 Các phương thức xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
Trang 26Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụngđể thâm nhập vào thị trường EU như : xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩutrực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp.
- Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanhnghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EUtrước kia Khi đó thị trường EU còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuấtkhẩu cà phê của Việt Nam Hiện nay phương thức xuất khẩu này không cònphổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệpViệt Nam đã có được quan hệ trực tiếp với từng nước, như vậy không mấtthêm chi phí cho nước trung gian.
- Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trườngEU của Việt Nam hiện nay Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếpvới các nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện củaViệt Nam tại EU Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay cácdoanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu củacác nước nhập khẩu.
- Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hànghoá Hình thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khithâm nhập vào thị trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụngnhững sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêudùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứkhông phải là giá cả Tuy nhiên phương thức này không phổ biến với ViệtNam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng.Nhưng trong mấy năm tới thì Việt Nam cần áp dụng phương thức này vì nếu
Trang 27được thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được các nước khác trênthế giới công nhân.
- Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thịtrường EU của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại vàtương lai vì tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp Các doanhnghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính cònquá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị trường EU được.
Trong thời gian tới một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ViệtNam vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp vừa có sự nghiên cứu để lựa chọn phươngthức thâm nhập bằng hình thức liên doanh phù hợp Do vậy công tác đầu tưcho phát triển thương hiệu cà phê là hướng đi rất đúng cho ngành cà phê ViệtNam
4 Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU4.1 Những thuận lợi
- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giớihiện nay Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khávững chắc Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đóviệc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng cà phê nói riêngsang khu vực này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăngtrưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợxảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á Việt Nam nằmtrong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU EU
Trang 28tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưuđãi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế, đây là cơ hội thuận lợi chocác doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này Đây là cơhội để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam tìm kiếm thị trường lớncho mình.
- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng càphê như chất lượng cà phê, mẫu mã cà phê, hương vị cà phê, độ an toàn củamặt hàng cà phê Vì thế tạo cho Việt Nam có một phương cách làm sao đểsản phẩm đáp ứng yêu cầu Do đó nâng cao trình độ tay nghề cho người sảnxuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu càphê.
- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, cóđồng tiền thanh toán chung Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gianào cũng tuân theo chính sách chung đó Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rấtnhiều so với việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng.
4.2 Những khó khăn
- EU gồm 25 thành viên, sẽ có 25 nền văn hoá khác nhau Mặc dù làmột thị trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phêkhác nhau đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau Làm sao dung hoà được thịtrường đó là một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu càphê
- EU là một thành viên trong tổ chức Thương mại thế giới có chế độnhập khẩu cà phê chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này Hiện nay Việt
Trang 29Nam chưa là thành viên của WTO do đó chưa được hưởng quy chế ưu đãi từtổ chức này Đó là khó khăn lớn cho Việt Nam
- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệngười tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn Cóthể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vàothị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào vềkỹ thuật Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vìnăng lực tài chính còn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều.Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất phân tán, chưa có mọtt định chuẩn chungtrong việc chăm sóc, chế biến, cũng như bảo quản cà phê Do đó rất khó khăntrong việc thống nhất về chất lượng giá cả, cũng như các biện pháp bảo đảman toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê Ví dụ như các hộ gia đình trồng cà phêkhi thu hoạch cà phê về thường phơi trên nền sân đất, như vậy còn lẫn rấtnhiều tạp chất, cà phê phơi không đều, … Như vậy làm giảm chất lượng càphê.
- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Namphải đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã,chất lượng Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy đượcnhững lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giáthành, cải tiến mẫu mã, thương hiệu để được thị trường này chấp nhận Hiệnnay ta chưa có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thịtrường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được với các nước xuất khẩu cà phêhàng đầu như Brasin Indonesia,…
Trang 30Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao,điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt Các khách hàngEU nổi tiếng là khó tính về mẫu mốt, thị hiếu Khác với Việt Nam nơi giá cảcó vai trò quyết định trong việc mua hàng Đối với phần lớn người dân EU thì“ thời trang “ là một trong những yếu tố quyết định Chỉ khi các yếu tố chấtlượng thời trang và giá cả hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bánđược trên thị trường EU.
III Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam
1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trongphạm vi quốc gia và quốc tế Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạpliên quan đến nhiều đối tượng Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệpquốc gia và còn là quan hệ giữa các nước với nhau Nếu không được kiểmsoát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứunhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô Mỗi quốc gia có hệ thống chgínhtrị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, cóchính sách kinh tế khác nhau Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanhquốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.
1.1 Nhân tố pháp luật.
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu Mỗi quốcgia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhauvề các hoạt động xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau:
Trang 31- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phênhập khẩu…Việt Nam hiện naychưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nênvẫn chịu mức thuế cao Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnhtranh với đối thủ.
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảohiểm phúc lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồmnhiều đối tượng khác nhau Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đadạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất càphê xuất khẩu Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giácả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất Với đội ngũcán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phùhợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thịtrường thế giới.
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê,số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu càphê…Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồngxuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.
- Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuếchặt chẽ Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì takhông là thành viên trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viêncủa WTO.
Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết dược các quyđịnh về nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.
1.2 Yếu tố văn hoá, xã hội:
Trang 32Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau.Nền văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quenvới người dân của nước đó Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của tavào nước nhập khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khinó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU EU đánh giá rất cao vềnguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phântán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình Điều này rấtkhó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê Mục đích xuấtkhẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu Chính vì vậy mặt hàng cà phêcủa ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay không Đòihỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc gianhập khẩu Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán củatừng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích cà phêphin hay cà phê uống ngay.Như vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sáchxuất khẩu phù hợp
Trang 33hướng đầu tư vào châu Á, chính sách này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợithế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng.
- Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân caokhi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giácả theo xu hướng giảm Thu nhập thấp thì ngược lại Thị trường EU là thịtrường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyếtđịnh mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chấtlượng sản phẩm và quyết định mua hàng Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giárẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng Trong việc sản xuất cà phê xuấtkhẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây càphê đi trồng cây khác Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê Thu nhậpcó ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều kiệncho sản xuất phát triển được.
- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Nguồnlực có đủ lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu Vìhoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trongtừng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khácnhau.
Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu Điều kiện tự nhiên,kết hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của ngườidân Việt Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, cóđiều kiện để giảm giá thành xuất khẩu Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuấtkhẩu cà phê.
Trang 341.4 Yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt độngkinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng Khoa học côngngệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càngdễ dàng hơn Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớntrong việc xuất nhập khẩu Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet,giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thườngxuyên Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sảnphẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nướcxuất khẩu cà phê như Việt Nam Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếumáy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo,năng suất không ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê
Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ làđiều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn Nhưng nếu nhưkhông biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xahơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khảcạnh tranh cho Việt Nam.
1.5 Nhân tố chính trị.
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũngnhư dung lượng của thị trường cà phê Song nó cung có rào cản lớn hạn chếkhả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định
Trang 35Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉlà điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tưkinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.
Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổnđịnh trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế Vì vậy sẽ giúp cho ViệtNam có thị trường ổn định.
1.6 Yếu tố cạnh tranh quốc tế.
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ vàquyết liệt Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triểnđược thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đốivới đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín, Đây là một tháchthức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam Các đối thủ cạnh tranh với ViệtNam về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học côngnghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thếmạnh về độc quyền trên thị trường Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rấtlớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệpnước ta Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽbị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Namphải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý vềgiá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê Đó là thành công lớn cho cạnh tranhvề mặt hàng cà phê của Việt Nam.
2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của cácdoanh nghiệp Việt Nam Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho
Trang 36hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năngthâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng xuất khẩu bao gồm:
- Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước cóquy mô lớn với :
Trang 37Đơn vị tính :Tỷ đồng
- Nguồn nhân lực Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tổng số cán bộ công nhân viên 26.000 người Khối sản xuất là 23.500người, khối kinh doanh có 2.500 người Như vậy, Tổng công ty là một doanhnghiệp có quy mô lớn, mạnh lưới kinh doanh phủ khắp cả nước.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thứcchuyên môn sâu Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuấtkhẩu cho Tổng công ty Đội ngũ lao động sản xuất có kinh nghiệm, cân cùchịu khó, tích cực tìm kiếm áp dụng khoa học kỹ thuật.Tổng công ty luôn cósự hỗ trợ nhịp nhàng, hợp lí của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì
Trang 38vậy đã tạo ra được sức mạnh của Tổng công ty và có thể phát huy được lợi thếtiềm năng của từng thành viên Điều đó còn giúp cho doanh nghiệp nhữngthích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu đồng thời cóthể nắm bắt đươc cơ hội kinh doanh Tổng công ty cà phê Việt Nam đã trởthành một trụ cột vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam.
Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thụât, cán bộ công nhân viên, còncó các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trongdoanh nghiệp sẽ tạo nên tinh thần cho doanh nghiệp Tổng công ty cà phêViệt Nam có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam –Vinacafe.Đây là loại cà phê hoà tan có chất lượng cao, được tiêu thụ nhiều nhất trên thịtrường Việt Nam và xuất khẩu được sang nhiều nước như Trung Quốc,Singapo, …
Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê không chỉ chiụ ảnhhưởng của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế màcòn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp Do đóđể họat động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cúucác yếu thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tốthuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp.Từ đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triểnmạnh mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề, để phát huy hết lợi thế của đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu,
Trang 39Chương II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VINACAFE SANG THỊ TRƯỜNG EU
I Thực trạng sản xuất xuất khẩu cà phê tại của Việt Nam
1 Thưc trạng sản xuất cà phê của Việt Nam.
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 và đã trảiqua nhiều thời kì với những đặc điểm và kết quả khác nhau.
Thời kì trước năm 1975: cây cà phê chủ yếu được trồng ở những đồnđiền của người Pháp và những nông trường quốc doanh ở miền bắc Đây làthời kì cây cà phê phát triển chậm, không ổn định, năng suất thấp và chưa xácđịnh được giống thích hợp.
Thời kì từ năm 1975-1994: Diện tích trồng cây cà phê có tăng lênnhưng với tốc độ chậm Năng suất bắt đầu tăng lên Phong trào trồng cà phêtrong nhân dân được phát động Cà phê Việt Nam đã thực sự tham gia vào thịtrường cà phê thế giới.
Thời kỳ 1994- 2001: Đây là thời kỳ cây cà phê Việt Nam, đặc biệt làcây cà phê vối phát triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt : diện tíchtăng nhanh, hình thành vùng sản xuất cà phê tập trung, có giá trị kinh tế cao,trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới.
Thời kì 2001 – nay đây là thời kỳ ngành cà phê thế giới nói chung vàngành cà phê Việt Nam nói riêng chịu sự khủng hoảng nghiêm trọng về giácả Giá cả cà phê xuống thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê Cuộc sống củatrên 30 triệu người dân gắn bó với cây cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng Dokhủng hoảng giá liên tiếp kéo dài trong 4 vụ, nhiều vườn cà phê bị phá bỏhoặc bỏ hoang không chăm sóc Nhiều gia đình nông dân đối mặt với khó
Trang 40khăn, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không thu hồi được tiền ứng trước, bị lỗdo giá biến động thất thường Từ đầu năm 2005, giá cà phê dần phục hồi vàtại thời điểm bài viết này giá cà phê tăng lên với mức độ đáng kể, đạt xấp xỉ1.500USD/ tấn cà phê vối và 2.500USD/ tấn cà phê chè Với mức giá này ,người sản xuất có hiệu quả và đầu tư chăm sóc vườn cây hướng tới nền nôngnghiệp bền vững.
1.1 Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam.
+ Diện tích : Từ năm 1994-2001 diện tích trồng cây cà phê đã tăng lênnhanh chóng Năm 2001 đạt 565 nghìn ha gấp 4,56 lần năm 1994, với tốc độtăng bình quân 55%/ năm Nhưng 3 năm trở lại đây do giá cà phê trên thịtrường thế giới giảm một cách nhanh chóng Các hộ nông dân không thu đượcnhiều lãi từ cây cà phê Do đó có nhiều địa phương đã chặt hạ cây cà phê vàthay thế vào đó là các cây trồng khác như hồ tiêu, cao su, Do đó diện tíchtrồng cây cà phê bị thu hẹp lại
Ở nước ta đã hình thành vùng sản xuất cây cà phê vối tập trung có năngxuất khá cao chất lượng tốt ở các tỉnh Tây Nguyên với diện tích 443 nghìn hachiếm 86% diện tích cà phê cả nước Trong đó riêng Đắc Lắc diện tích 233nghìn ha chiếm 45% diện tích toàn vùng.
Diện tích cà phê Việt Nam năm 1999-3003 Đon vị tính : HaNăm