1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHAN TICH THUC TRANG VA GIAI PHAP DAY MANH XUAT KHAU GIAY DEP VAO THI TRUONG EU

102 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,07 MB
File đính kèm FILE DINH KEM.rar (362 KB)

Nội dung

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨUTrên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU, thực trạng của thị trường EU.Vì vậy,tôi chọn đề tài : “Phân tích thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu” từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường EU trong thời gian tới.

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH



07CTM2

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY

DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

Chuyên ngành:Thương mại quốc tế GVHD :Văn Đức Long

TP Hồ Chí Minh Năm 2009

Trang 2

ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặc cho nền kinh tế ViệtNam.Nó có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực kinhtế,xã hội,chính trị,….Gia nhập tổ chức thương mại thế giới-WTO mở ra cơ hộitốt,cũng nhưng những thách thức để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế,hộinhập kinh tế quốc tế.WTO là sân chơi đầy tiềm ẩm,một khi Việt Nam bướcchân vào sân chơi quốc tế này,cánh cửa xuất khẩu được mở rộng

Vì vậy,Đại hội Đảng IX, ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chínhphủ đã ra chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về chiến lược phát triển xuất nhập khẩuhàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 Chỉ thị khẳng định: “ Chiến lược pháttriển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩuphải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đivững chắc… tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu” Vìvậy,xuất khẩu đã trở thành một hoạt động ngoại thương quan trọng đối với mọiquốc gia dù lớn hay bé,phát triển hay đang phát triển

Trong những năm gần đây, giày dép luôn là một trong hai mặt hàng cókim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.Mặt hàng giày dép đóng vai tròquan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam Riêng đối với thị trường EU,một thị trường đầy tiềm năng song cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, cácdoanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn khi cạnhtranh với các doanh nghiệp xuất khẩu cuả nước ngoài, đặc biệt là phải đối mặtvới các vụ kiện bán phá giá Bởi vậy xuất khẩu giày dép Việt Nam cần phảinhận thức rõ những cơ hội và thách thức đó cũng như hướng đi trong tương laikhi muốn thâm nhập thành công vào thị trường EU

2.Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu mặt hànggiày dép của Việt Nam sang thị trường EU, thực trạng của thị trường EU.Vì

vậy,tôi chọn đề tài : “Phân tích thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu mặt

hàng giày dép Việt Nam sang thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy

Trang 4

xuất khẩu” từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng

giày dép sang thị trường EU trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuấtkhẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xuất khẩu mặt hàng giàydép của Việt Nam sang thị trường EU mà không mở rộng sang các thị trườngkhác

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này,tôi sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số liệu, cácmặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ đạo của nó những năm gần đây.Đề tài còn kếthợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá đồng thời vận dụng các quanđiểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để làmsáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài

5 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận,đề tài gồm các phần chính:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của Việt Nam

Chương 2:Thị trường EU và sản phẩm giày dép.

Chương 3: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường

Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô ở khoaThương mại-Du lịch trường Đại Học Tài Chính Marketing đã tận tình giúp đỡ

em Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tâm của thầy Văn Đức Long đã hướng dẫn vàchỉ bảo em hoàn thành đề án này

Trang 5

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục đích nghiên cứu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Phương pháp nghiên cứu

5.Bố cục của đề tài

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của Việt Nam

1.1 Xuất khẩu và vai trò xuất khẩu mặt hàng giày dép đối với nền kinh tế ViệtNam: 1 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu : 1 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu mặt hàng giày dép đối với nền kinh tế Việt Nam:1

1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và kỹ thuật bênngoài cho quá trình sản xuất trong nước: 1 1.1.2.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sảnxuất phát triển: 2 1.1.2.3 Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đờisống người dân: 2 1.1.2.4 Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệsản xuất: 3 1.1.2.5 Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia tăng lên thôngqua mở rộng với thị trường quốc tế: 3 1.1.2.6 Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nhànước,nâng cao địa vị của quốc gia trên thị trường quốc tế: 31.2 Tổng quan về mặt hàng giày dép Việt Nam : 4 1.2.1Giới thiệu về mặt hàng giày dép : 4 1.2.2 Vị trí chiến lược của mặt hàng giày dép trong nền kinh tế quốc dân: 1.2.3 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của mặt hàng giày dép Việt Nam : 5 1.2.3.1 Về năng lực : 5

Trang 6

1.2.3.2 Về đầu tư : 7

1.2.3.3 Về công nghệ sản xuất : 8

1.2.3.4 Về nhân lực: 9

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giày dép Việt Nam: 9

1.2.4.1.Các yếu tố kinh tế : 9

1.2.4 1 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu : 9

1.2.4.1.2.Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam: 10 1.2.4.1.3.Thuế quan xuất khẩu : 10

1.2.4.2.Các yếu tố văn hóa- xã hội : 11

1.2.4.3.Các yếu tố chính trị pháp luật : 11

1.2.4.4 Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ : 12

1.2.4.5.Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu : 13

1.2.4.6 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế : 13

1.2.4.7 Yếu tố cạnh tranh : 14

1.3 Cơ hội và thách thức của mặt hàng giày dép sau khi Việt Nam gia nhập WTO: 15

1.3.1 Cơ hội : 15

1.3.2 Thách thức: 17

Chương 2 :Thị trường EU và sản phẩm giày dép 2.1 Giới thiệu quan hệ giữa Việt Nam và EU : 19

2.1.1 Tình hình chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU : 19

2.1.2 Thực trạng phát triển quan hệ Việt Nam và EU : 20

2.2 Thị trường giày dép của EU : 28

2.2.1 Cung và cầu của giày dép ở thị trường EU : 28

2.3 Quản lý mặt hàng giày dép xuất,nhập khẩu sang thị trường EU : 32

2.3.1 Chính sách thị trường EU về mặt hàng giày dép : 32

2.3.2 Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu vào EU: 35

Trang 7

2.3.3 Quản lý chất lượng: 36

Chương 3: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giày dép vào thị trường EU 3.1 Thực trạng sản xuất mặt hàng giày dép ở thị trường Việt Nam : 37

3.1.1 Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh giày dép ở Việt Nam: 37

3.1.1.1 Tình hình sản xuất giày dép của Việt Nam trong những năm qua:37 3.1.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 44

3.1.1.3 Về cơ cấu thị trường: 49

3.1.1.3.1Thị trường EU: 50

3.1.1.3.2 Thị trường Mỹ: 51

3.1.1.3.3 Thị trường các nước Đông Á: 52

3.1.1.4 Về doanh nghiệp sản xuất : 55

3.1.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh giày dép Việt Nam : 57

3.1.3 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh giày dép Việt Nam đến năm 2020 : 59

3.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường EU: 62 3.2.1 Kết quả xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU: 62

3.2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU: 67

3.2.2.1 Theo cơ cấu mặt hàng: 67

3.2.2.2 Theo cơ cấu thị trường : 72

3.2.2.2.1 Thị trường Anh: 72

3.2.2.2.2 Thị trường Đức: 73

3.2.2.2.3Thị trường Bỉ: 73

3.2.2.2.4 Thị trường Pháp: 74

3.2.3 Đánh giá kết quả thực hiện : 75

3.2.3.1 Những thành tựu : 75

3.2.3.2 Những khó khăn : 76

Trang 8

3.2.3.2.1Những biến động của nền kinh tế EU: 76

3.2.3.2.2Việt Nam sẽ không còn được hưởng GSP: 77

3.2.3.2.3 Sự cạnh tranh của trực tiếp của các nước xuất khẩu khác: 78

3.2.3.2.4 Năng lực sản xuất giày dép Việt Nam : 79

Chương 4: Các phương pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU: 4.1 Mục tiêu,quan điểm,cơ sở để thúc đẩy xuất khẩu giày dép : 80

4.1.1 Mục tiêu : 80

4.1.1.1 Mục tiêu chung : 80

4.1.1.2 Mục tiêu cụ thể : 80

4.1.2 Quan điểm : 81

4.1.3 Cơ sở : 81

4.2 Dự báo thị trường giày dép Việt Nam vào EU đến năm 2020 : 82

4.3 Định hướng chiến lược của xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU: 83

4.4 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường EU: 85

4.4.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối giày dép của thị trường EU: 85

4.4.2 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp của thị trường EU: 86

4.4.3 Đa dạng hóa mặt hàng ,nâng cao chất lượng giày dép về mọi mặt: 86

4.4.4 Đầu tư các công cụ tiếp thị xuất khẩu : 87

Kiến nghị

Kết luận

Trang 9

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu

Việt Nam

1.1 Xuất khẩu và vai trò xuất khẩu mặt hàng giày dép đối với nền kinh tế Việt Nam:

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu :

 Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ

sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán ( bao gồm cả hàng hóa hữu hình

và hàng hóa vô hình ) trong nước.Khi sản xuất phát triển và trao đổi hànghóa giữa các quốc gia có lợi,hoạt động này mở rộng ra ngoài phạm vi biêngiới của một quốc gia và thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước

 Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó

đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Từ hình thức cơ bản đầutiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển vàđược thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày naydiễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nềnkinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷtrọng ngày càng lớn

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu mặt hàng giày dép đối với nền kinh tế Việt Nam:

1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và kỹ thuật bên

ngoài cho quá trình sản xuất trong nước

Công nghiệp hóa hiện đại hóa trở thành một trong những nhân tố quyếtđịnh cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia.Để phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩumáy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ cácnguồn : xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động dulịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động Xuất khẩu là nguồn vốnchủ yếu để nhập khẩu.Trong thực tiển,xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mậtthiết với nhau,đẩy mạnh xuất khẩu để tăng cường nhập khẩu,tăng nhập khẩu để

mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu

Trang 10

1.1.2.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản

xuất phát triển:

Qúa trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa là xu hướng phát triển của kinh

tế thế giới ,là nhu cầu tất yếu đối với đất nước ta Để thực hiện được quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa,tiếp thu những thành quả của cuộc cách mạngkhoa học kỹ thuật hiện đại, thì phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợpvới xu hướng kinh tế,nhu cầu thị trường thế giới

Mặt hàng giày dép hiện nay là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam.Một khi đẩy mạnh xuất khẩu giày dép thì quy mô sản xuấtđược mở rộng,cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn,tạo thuận lợi hơn cho việc xuấtkhẩu giày dép.Như vậy,cơ cấu mặt hàng giày dép có điều kiện phát huy lợi thếcủa mình,góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam

Khi xuất khẩu giày dép được đẩy mạnh,quy mô của ngành cũng được

mở rộng.Kéo theo đó là các ngành liên qua đến sản xuất giày dép như ngànhsản xuất nguyên nhiên vật liệu, thủ công mỹ nghệ,công nghiệp chế biến,giaothông vận tải,dịch vụ,….cũng phát triển.Như vậy ,nhu cầu sản xuất, kinh doanhcủa các ngành này tăng cao hơn,góp phần giải quyết công ăn việc làm cho sốlao động dư thừa của nước ta hiện nay

Xuất khẩu giày dép tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúpcho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển hơn.Khi đó mặt hàng giày dép có cơhội cạnh tranh với mặt hàng giày dép của các nước khác,tạo nguồn động lựccho mặt hàng giày dép thay đổi mẫu mã ,chất lượng,…để tạo lợi thế mới.Vì thế,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới,luôn cải tiến thiết bị,nângcao năng lực sản xuất ,chất lượng,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho

có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất Đây là nhân tố kích thích nền kinh

Trang 11

ngoài,đến khâu thiết kế,chế biến, cần nguồn nhân lực khá đông.Hàng năm,xuấtkhẩu giày dép đã giải quyết hơn 35 vạn lao động trực tiếp,khoảng 1 triệu laođộng gián tiếp của Việt Nam,tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.Điềunày,góp phần cải thiện đời sống của người dân,khuyến khích họ đẩy mạnh xuấtkhẩu giày dép hơn nữa.

1.1.2.4 Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất:

Qua mỗi thời đại, xu hướng và nhu cầu giày dép thế giới thay đổi khácnhau.Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về mẩu mã đẹp,quy cáchchất lượng thì một mặt phải đổi mới trang thiết bị công nghệ,mặt khác người laođộng phải nâng cao tay nghề,học hỏi kinh nghiệm sản xuất giày dép tiên tiến củacác nước

1.1.2.5 Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia tăng lên thông qua mở rộng với thị trường quốc tế:

Nền kinh tế “mở cửa” trong đó xuất khẩu đóng vai trò then chốt sẽ mở rộnghướng phát triển mới,tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.Điều này cho phép cácquốc gia đang phát triển có cơ hội thực hiện qui mô lợi thế kinh tế mà có thể bịgiới hạn ở trong thị trường nội địa.Mở cửa kinh tế ,phát triển hướng về xuất khẩugiày dép có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của ngành,tạo lợi thế cạnh tranh trênthị trường thế giới nhằm đưa ra những sản phẩm và những qui trình sản xuất phùhợp với nhu cầu về các sản phẩm giày dép khác nhau ở các quốc gia và trên thếgiới.Từ khi, Việt Nam đặt quan hệ với EU thì cơ hội đẩy mạnh quan hệ thươngmại cũng phát triển.Đặc biệt ,xuất khẩu giày dép có cơ hội thâm nhập thị trườngnày dễ dàng hơn.Hiện nay,EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của ViệtNam

1.1.2.6 Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nước,nâng cao địa vị của quốc gia trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động phụ thuộc lẫnnhau.Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại.Hoạt động xuấtkhẩu phát triển kéo theo quan hệ kinh tế đối ngoại cũng phát triển như đầu

tư ,hợp tác ,liên doanh,dịch vụ,…Thực trạng đã cho thấy Việt Nam và EU không

Trang 12

chỉ có quan hệ về xuất khẩu giày dép mà còn gắn kết về dịch vụ, đầu tư,…EU làđối tác đắt lực của Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, xuất khẩu giày dép là một trong những hướng phát triển có tínhchất chiến lược ,là trọng điểm của hoạt động ngoại thương để đưa nước ta trởthành một nước công nghiệp mới

1.2 Tổng quan về mặt hàng giày dép của Việt Nam :

1.2.1Giới thiệu về mặt hàng giày dép :

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tác động rất lớntới mọi ngành kinh tế của nước ta, kể cả mặt hàng giày dép Gia nhập WTO cónghĩa là chúng ta bước sâu hơn vào sân chơi kinh tế thế giới, tạo ra cho chúng tanhiều cơ hội để phát triển mặt hàng giày dép, đặc biệt là cánh cửa xuất khẩuđược mở rộng hơn

Giày dép đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhữngnăm gần đây Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt ở thịtrường EU, đã được khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế

Hiện nay sản phẩm giày dép ở Việt Nam đang phát triển khá mạnh và chiếmđược tình cảm của nhiều khách hàng không chỉ ở trong nước mà còn rất nhiềukhách hàng và bạn hàng quốc tế Mặc dù giày dép Việt Nam chịu sự cạnh tranhkhốc liệt của các loại giày dép nước ngoài đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc.Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất giày dép trong khu vực về giánhân công rẻ Do đó giá thành tính trên một đơn vị sản phẩm rẻ hơn so với các sảnphẩm cùng loại được sản xuất từ các nước trong khu vực.Vì vậy, Việt Nam là nướcsản xuất giày dép trực tiếp sang thị trường EU,giữ vị trí thứ hai sau Trung Quốc Trong những năm gần đây, giày dép luôn là một trong những mặt hàng cókim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam , đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân

1.2.2 Vị trí chiến lược của mặt hàng giày dép trong nền kinh tế quốc dân:

Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra hướng phát triển của Việt Nam đó là tăngtrưởng hướng về xuất khẩu Thực tế cho thấy con đường phát triển nhanh, bềnvững không phải qua việc chuyên môn hoá ngày càng sâu để sản xuất những sảnphẩm sơ chế, mà là thông qua việc mở rộng các ngành sản xuất, chế tạo hướng

Trang 13

về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất hiệuquả hơn Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu giày dép là một trong những mục tiêuchiến lược của nước ta.

Đối với thị trường trong nước,mặt hàng giày dép cũng đã khẳng định được

vị trí của mình trên thị trường.Hiện nay,mặt hàng giày dép là một trong nhữngmặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong các mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam năm 2007, mặt hàng giày dép là một trong 15 mặt hàng có kimngạch xuất khẩu lớn là: Dầu thô (1); Hàng dệt may (2), Giày dép (3); Thủy sản(4); Đồ gỗ (5); Hàng điện tử và linh kiện điện tử (6); cà phê (7), Gạo (8); cao su(9); Dây điện và cáp điện (10); Than đá (11); Thủ công mỹ nghệ (12); Sản phẩmnhựa (l3); Túi xách và va li (14); Hạt điều (l5)

Xuất khẩu giày dép đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tếViệt Nam Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam có mức tăng trưởng trungbình hàng năm 16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may

và dầu khí Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD Dựbáo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành giày dép Việt Nam

sẽ đạt 6,2 tỉ USD

Mặt hàng giày dép là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch xuấtkhẩu trên l tỷ USD, hàng năm mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khá lớn cho ViệtNam Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thịtrường quốc tế hiện nay về da giày Đặc biệt, Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trênthế giới về xuất khẩu hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia Riêng

ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc

Mặt hàng giày dép Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí ở thị trườngtrong nước và ngoài nước,từng bước vẽ những nét đầu tiên lên bảng đồ thế giới.Với sự trổi dậy mạnh mẽ của mặt hàng giày dép là một miếng mồi ngon thuhút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Đây là cơ hội để kinh tế Việt Nam cóđiều kiện đẩy mạnh sản xuất,thúc đẩy tăng trưởng,tạo sức cạnh tranh trên thươngtrường quốc tế

1.2.3 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của mặt hàng giày dép Việt Nam : 1.2.3.1 Về năng lực :

Trang 14

- Các mặt hàng giày dép xuất khẩu chủ yếu là giày dép da, giày thể thao caocấp, giày tennis, giày nữ và giày nam không thấm nước Trong các mặt hàngxuất khẩu giày thể thao là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 381triệu đôi, trị giá 2,63 tỷ USD, chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của toànngành Hiện tại, Việt Nam có trên 750 dây chuyền đồng bộ sản xuất các loạigiày dép hoàn chỉnh với công suất 715 triệu đôi/năm

- Theo thống kê trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuấttại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giày dép trên thếgiới, xét trong châu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ

- Về năng lực sản xuất của toàn ngành đạt:

 Năm 2008:

Giày dép các loại: 750,00 triệu đôi

Cặp túi xách: 88,00 triệu chiếc

Da thành phẩm: 130,00 triệu feet vuông

- Năng lực sản xuất của ngành năm 2007 đã đạt trên 90% mức năng lực đượcđầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bìnhđạt 10% /năm trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại Riêngsản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% /năm Mặthàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thếtiêu dùng của thị trường xuất khẩu

- Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân sốtrẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35năng suất lao động của người Nhật, 1/30 củaThái Lan, 1/20 của Malaysia và1/10 của Indonesia

- Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và cóyếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lựcngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước

và quốc tế

Trang 15

- Chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của mặt hànggiày dép Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn chưa cao do mẫu mãchưa đẹp, chưa tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và

hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuấtcao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng khôngcòn thuận lợi như trước đây Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù

có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu được chỉ đạt mức 25%giá trị gia tăng, vì sản xuất chủ yếu vẫn là lấy công làm lãi

1.2.3.2 Về đầu tư :

- Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giày dép là chất liệu da và giả da, cácnguyên liệu phụ trợ (như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót…), có đến 70-80% phải nhập khẩu từ các nước châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan,…

Nguyên vật liệu sản xuất giày dép chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong

đó sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất Theo Hiệp hội da giày Việt Nam,nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trongkhi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nammới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước,80% còn lại phải nhập khẩu.Vì vậy, nước ta phải đầu tư nhiều cho phần muanguyên liệu sản xuất giày dép

- Phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉsản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày nhưng lại

“bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ nhưkhoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻem

- Mặt hàng giày dép đã đổ dồn đầu tư vào thiết bị, công nghệ và nhà xưởngnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2001 -

2006 đạt trên 6.500 tỷ đồng Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều máy móc,thiết bị cũ phục vụ sản xuất giày dép đã được thay thế bằng dây chuyền thiết bịmới, bố trí theo hệ thống băng chuyền hiện đại Hướng đầu tư này vẫn đangđược tiếp tục Trong làn sóng đầu tư mạnh về thiết bị, công nghệ và nhà xưởng,điều rất dễ nhận thấy là, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hầu như

Trang 16

có đủ tiềm lực để xây mới nhà xưởng, máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn sảnxuất công nghiệp với quy mô hợp lý, khép kín Trong khi đó, các doanh nghiệpnhà nước và các liên doanh, đầu tư theo hướng tận dụng các cơ sở hiện có vàcải tạo từ hệ thống kho tàng cũ để hình thành nên nhà xưởng khang trang, phùhợp để bố trí thiết bị, công nghệ sản xuất giày.Vì vậy, ngành giày dép đangphải chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng,trang thiết bị máy móc để cải tiến sảnphẩm,tạo sự thu hút vốn của các doanh nhiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

1.2.3.3 Về công nghệ sản xuất :

- Giày dép là loại hàng thiết yếu,nhu cầu tiêu thụ là thường xuyên Thời xaxưa,mặt hàng giày dép được làm ra với mục đích đơn giản ban đầu là giữ ấmcho đôi bàn chân và giúp cho việc đi lại dễ dàng.Với nhu cầu ngày càng thayđổi của thị trường,nhu cầu con người ngày càng cao, đòi hỏi mặt hàng giày dépcũng phải thay đổi, thích ứng với nhu cầu mới về :kiểu dáng,mẫu mã,chấtlượng,nguyên liệu, công nghệ làm sản phẩm,…

- Tất cả các công đoạn, phương thức và cách tổ chức sản xuất, tiêu thụ giàydép của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, ngành giày dép Việt Nam chủyếu dựa trên 4 phương thức sản xuất:

 Gia công thuần túy

 Mua nguyên liệu bán thành phẩm

 Sản xuất theo hàng FOB - hoặc xuất hàng FOB

 Sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài hoặc là sản phẩm mang thươnghiệu của chính DN Việt Nam (nhưng phương thức này thực hiện được rất ít

vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh…)

- Đặc tính gọn nhẹ và quy trình động cơ sản xuất giày dép cho phép bố trí cácdây chuyền linh hoạt và có điều kiện nâng cao sản xuất với những lợi thế sẳncó,có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất cho phép quay vòng vốn nhanh

- Tổ chức hàng giày dép có thể đơn giản, công cụ không đòi hỏi cồng kềnh

và tối tân nếu chưa đủ điều kiện sắp xếp vị trí và quy mô cơ động Lúc muốnchuyên môn trong thao tác để có năng suất cao thì có thể chia nhỏ từng bướccông việc hoặc ngược lại thu hẹp dây chuyền lắp ráp sản phẩm để phù hợp mặtbằng sản xuất

Trang 17

- Công nghệ sản xuất giày dép đơn giản và ít thay đổi nơi làm việc khôngđòi hỏi các điều kiện khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức laođộng, ưu thế rất thích hợp với nước nghèo vì nguồn lao động dồi dào

1.2.3.4Về nhân lực:

- Công nghệ sản xuất giày dép có thể chia nhỏ các bước công nghệ trong

quá trình lắp ráp các chi tiết sản phẩm.Mỗi một khâu lắp ráp cần một số lao động cần thiết Đây là cơ sở đào tạo,bố trí người lao động cụ thể vào việc thao tác chuyên môn hóa

- Hiện nay có trên 450 doanh nghiệp sản xuất giày dép Ngành đã thu húthơn 560.000 lao động chưa kể lao động ở các ngành phụ trợ (trong đó lao động

nữ chiếm 85%).Nhưng thời gian gần đây,sản xuất giày dép liên tục bị thiếu laođộng do số lượng công nhân bỏ việc chuyển sang ngành khác lên tới gần 30% /năm Nguyên nhân của sự chuyển dịch này cũng vì lương thấp, công việc theothời vụ và tâm lý lo ngại về tương lai khó khăn của ngành do bị áp thuế chốngbán phá giá, cắt GSP

- Mức độ biến động về lao động rất cao này đã làm cho khi doanh nghiệp cócác đơn hàng trở lại không đủ nguồn lực để thực hiện Ngoài ra, hiện tượngđình công của công nhân cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinhdoanh giày dép của doanh nghiệp xuất khẩu

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giày dép Việt Nam:

1.2.4.1.Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu,hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phântích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể

1.2.4.1.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu

- Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một sốđơn vị tiền tệ của nước kia ,là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nóảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóatrên thị trường quốc tế

Trang 18

- Tháng 5/208 đến nay, tỷ giá USD/VND tại các đại lý thu đổi ngoại tệ cũngnhư tại các ngân hàng thương mại liên tục leo dốc Số tiền chênh lệch từ việcquy đổi USD sang VND đã giúp doanh nghiệp giày dép có thêm vài chục đến

cả trăm triệu đồng trên mỗi đơn hàng

- Cùng với các đơn hàng giày dép, các doanh nghiệp xuất khẩu phần lớn đềugiao dịch bằng USD, 100% hợp đồng xuất khẩu sang EU thanh toán trên hợpđồng vẫn là đô la Mỹ.Vì vậy,USD tăng giá hay giảm giá ,xuất khẩu giày déplập tức nhận tác động

1.2.4.1.2.Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam

Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thểđưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu Vì các yếu tốchính quyết định năng lực cạnh tranh của giày dép đối với một quốc gia là:

1.2.4.1.3.Thuế quan xuất khẩu :

Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàngxuất khẩu

Vào ngày 11.6 vừa qua mặt hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thịtrường EU(giai đoạn :2009-2011) sẽ không được hưởng GSP nữa.Trong cácnăm qua, chính sách ưu đãi thuế quan GSP đóng góp lớn vào sự tồn tại và pháttriển giày dép Việt Nam Vì vậy việc bãi bỏ GSP sẽ tác động đến doanh nghiệp,tốc độ phát triển ngành và nền kinh tế.Lợi thế cạnh tranh về giá của giày dépViệt Nam sẽ suy giảm so với các nước khác trong khu vực như Indonesia,Bangladesh Trung bình mỗi đôi giày xuất khẩu phải chịu thêm thuế nhập khẩuvào EU từ 3,5 - 5% Như vậy, nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu của Việt Namvào EU năm 2007 là 2,19 tỉ USD thì sẽ phát sinh thêm thuế nhập khẩu là 109,9triệu USD Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng một số đối tác nước ngoài sẽchuyển đơn hàng sang các nước khác trong khu vực để tranh thủ về lợi thếGSP

Trang 19

Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước cũng đang đối mặt với khó khăn vìchi phí đầu vào tăng cao và tín dụng cho đầu tư hạn hẹp Ngoài ra, các doanhnghiệp sản xuất giày dép cũng đang chịu áp thuế chống bán phá giá 10% tại thịtrường EU.

1.2.4.2.Các yếu tố văn hóa- xã hội :

Hiện nay khách hàng có xu hướng mua giày dép mang thoải mái hơn lànhững đôi giày sang trọng Công nghệ khoa học đang tăng trưởng mạnh mẽtrong xã hội ngày nay Nó có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới thị trường dàydép.Nó không chỉ giúp người tiêu dùng tìm kiếm các kiểu dày dép, nguồn cungcấp mà còn giúp họ so sánh giá cả để có thể mua được hàng giá tốt Đối vớinhà cung cấp dày dép, đây là cơ hội lớn nhưng điều này cũng có nghĩa là cácnhà sản xuất và các nhà phân phối cần phải minh bạch hơn về giá

Nh ng yêu c u đ i v i m t hàng giày dép xu t kh u vào EU:ững yêu cầu đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu vào EU: ầu đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu vào EU: ối với mặt hàng giày dép xuất khẩu vào EU: ới mặt hàng giày dép xuất khẩu vào EU: ặt hàng giày dép xuất khẩu vào EU: ất khẩu vào EU: ẩu vào EU:

Sản phẩm Chủng loại Nhãn hàng Các yêu cầu cơ bản

- Nhãn hiệu của mình hoặc

- Gia công theo giấy phép

- Bền và chống trơn trượt

- Hợp thời trang

- Những yếu tố về môi trường

- Giá cả và nguyên vật liệu

- Nhân viên bán hàng và tiếp thị

- Đáp ứng theo yêu cầu của người tiêu dùng

- Nhanh và đáng tin cậy

Giày gót thấp Sản xuất theo

đơn đặt hàng

- Sản phẩm độc đáo

- Nhãn hiệu của mình hoặc

- Gia công theo giấy phép

- Dùng thông thương

- Giày lười

- Thử vừa vặn

- Các yếu tố môi trường

- Giá cả và nguyên vật liệu

- Nhân viên bán hàng và tiếp thị

- Liên hệ chặt chẽ với thị trường

- Phòng phát triển sản phẩm mới

1.2.4.3.Các yếu tố chính trị pháp luật

- Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoáhoạt động kinh doanh Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các

Trang 20

thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏcác hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạtầng của thị trường Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh

tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh

Ngoài ra,nhân tố quốc tế cũng không kém phần quan trọng.Các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham giavào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệquốc tế:

 Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu(thuế, thủ tục quiđịnh về mặt hàng xuất khẩu,qui định quản lý về ngoại tệ )

 Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuấtkhẩu tham gia

 Các qui định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệlàm ăn

 Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuấtkhẩu(công ước viên 1980, Incoterm 2000…)

 Qui định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữutrí tuệ

 Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đìnhcông, bãi công

 Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế

 Qui định về vấn đề bảo về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng,thực hiện hợp đồng

 Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng

- Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoạithương khác như :Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan

1.2.4.4 Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ :

- Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thờigian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tớiviệc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu…

Trang 21

- Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng,thị trườngtiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có chi phíthấp hơn so với các nước không có cảng biển.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin chophép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thôngtin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu,tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu Đồng thời yếu tốcông nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuấtkhẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng…

1.2.4.5.Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu

- Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đếnxuất khẩu, chẳng hạn như:

- Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, hệthống xếp dỡ, kho tàng…hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gianbốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu

- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhàkinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn -Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằngcác dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

- Hệ thống bảo hiểm ,kiểm tra chất lượng hàng hoá cho phép các hoạt độngxuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức

độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra…

1.2.4.6 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế :

- Trong xu thế khu vực hoá, toàn cấu hoá thì sự phụ thuộc giữa các nước ngàycàng tăng Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giớiđều ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.Lĩnh vực xuất khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽnhất, ở đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế.Khi xuất khẩu hàng hoá từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đốimặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ

Trang 22

của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữahai nước nhập khẩu và xuất khẩu.

- Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độkhác nhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kếtvới mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế Nếu quốc gia nào thamgia vào các liên minh kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ

có nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình Ngược lại, đó chính làrào cản trong việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó

- Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng

và hạ giá thành sản phẩm…Nhưng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các nước không

có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trườngkinh doanh

- Sự cạnh tranh có thể diễn ra theo ba cấp độ gay gắt khác nhau :

+ Cạnh tranh mong muốn,tức là cùng một lượng thu nhập người ta có thể dùngvào mục đích này và không dùng hoặ hạn chế dùng vào mục đích khác

+ Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau để dùng thỏa mãn một mong muốn.+ Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm

- Do đó các nhà sản xuất cần thường xuyên theo dõi ,nắm bắt tình hình của đốithủ cạnh tranh ,để có những biện pháp giành chiến thắng trong cạnh tranh

1.3 Cơ hội và thách thức của mặt hàng giày dép sau khi Việt Nam gia nhập WTO:

1.3.1 Cơ hội :

Trang 23

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển mặthàng giày dép, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp vớiyêu cầu khắt khe của thị trường Khi Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới sẽ

có điều kiện mở rộng quan hệ chính trị cũng như về kinh tế.Như việc gia nhập

tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thôngsuốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điềukiện cho ngành hàng giày dép thâm nhập vào thị trường khu vực

Biểu đồ 1.1:Các thị trường XK giày dép VN năm 2008:

Các nước khác

(Nguồn:VietNamNet)

Mặt hàng giày dép là sử dụng nhiều lao động xã hội.Việt Nam vớinguồn lao động dồi dào,lực lượng hùng hậu cho sản xuất giày dép Đây có thểđược coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp

Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu đượcchú trọng Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyêntruyền và quảng bá hình ảnh của mặt hàng giày dép Việt Nam như một quốcgia sản xuất và xuất khẩu giày dép tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết vềkiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vậndụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại Phương thức bánhàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bánbuôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốcgia, phát triển hình thức thương mại điện tử

Trang 24

Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thịtrường nội địa Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năngmua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâurộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để mặt hànggiày dép phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà.

Chế độ xã hội của nước ta ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợicho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hìnhtrong nước và thông lệ quốc tế

Khi Việt Nam gia nhập WTO thì khả năng thâm nhập của hàng hóa ViệtNam sang thị trường các nước dễ dàng hơn và được hưởng quy chế tối huệquốc bình đẳng.Thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam được mở rộng và

đa dạng hơn.Như vậy, thị trường xuất khẩu giày dép Việt Nam ngày càng được

mở rộng , ổn định ,khả năng hội nhập tăng cao hơn

Cạnh tranh phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnhsản xuất,nâng cao kỹ thuật, công nghệ để cho ra những dòng sản phẩm mới,đadạng hơn,chất lượng tốt hơn.Chúng ta có huy vọng về một thị trường giày dépchất lượng cao ở Việt Nam

Nguyên liệu sản xuất giày dép của Việt Nam chủ yếu nhập từ nướcngoài nên khi gia nhập WTO các loại thuế nhập khẩu giảm thì giá thành sảnphẩm giảm.Do vậy,mặt hàng giày dép do Việt Nam sản xuất mang tính cạnhtranh về giá hơn

Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sảnphẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển Việt Nam sẽ có cơ hội xuấtkhẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quảcủa các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thịtrường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng giày dép Cơ hội xuất khẩubình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệptrong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động

Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi

có quan hệ với các cường quốc thương mại chính Việc tham gia WTO sẽ cho

Trang 25

phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại,

có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranhchấp thương mại Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặcbiệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu Tuy nhiên, nếu hànghóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm

có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ củaTrung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn

Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn địnhnhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một sốnước như Brazil, Indonesia Đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU ápthuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là10%

Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đâynhưng thị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với83,5% của Trung Quốc

Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nướcĐông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chấtlượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường cácnước này Nhiều nước châu Phi đánh thuế nhập khẩu rất cao thậm chí là cấmcác mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam làm cho ngành giày dép khó

có thể thâm nhập vào thị trường này

Trang 26

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khiphải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng quyền tương tựnhư:cơ chế một giá,quyền đầu tư tự do,thuế,….

Mặt khác, nguyên vật liệu và ngành phụ liệu sản xuất của mặt hàng giàydép chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ

có thể sản xuất một số mặt hàng còn rất hạn chế,chủ yếu phải nhập khẩu từnước ngoài.Mặt hàng giày dép Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất,cònphải phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài.Đây là thách thức lớn đối vớigiày dép Việt Nam hiện nay

Hiện nay,năng lực và trình độ công nghệ sản xuất giày dép Việt Namđang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài vềtrang bị máy móc Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộcvào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật côngnghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp,kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạnchế Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động vàhiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâudài Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trênthị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế

Sức ép nặng nề nhất là phải thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sảnxuất ra các sản phẩm theo nhu cầu thị trường quốc tế cả về thị hiếu, chất lượng

và tiêu chuẩn.Từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ tậptrung sản xuất những mặt hàng mà chúng ta có khả năng sản xuất, chứ khôngchú ý sản xuất những mặt hàng mà thị trường thế giới cần Nay, tham gia vào

hệ thống thương mại đa phương với quy mô toàn cầu, cần chú ý nâng cao nănglực sản xuất các mặt hàng để phục vụ người tiêu dùng thế giới.Mặt hàng giàydép hiện nay trên thế giới cũng đa dạng,phong phú về chủng loại,mẫu mã,…nên để tung ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thế giới là một thách thứcđối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Trang 27

Chương 2 :Thị trường EU và sản phẩm giày dép

2.1 Giới thiệu quan hệ giữa Việt Nam và EU :

2.1.1 Tình hình chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU :

Từ năm 1975 – 1978 EU có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhưngđến năm 1979 do vấn đề Việt Nam đưa quân vào Campuchia,EU đã rút đại sứcủa mình về nước và ngưng viện trợ cho Việt Nam(mặc dù mức viện trợ của

EU cho Việt Nam trong giai đoạn này là rất nhỏ).Từ cuối năm 1984,khối EUlại viện trợ cho Việt Nam,nhưng chính thức ngày 01/1990 EU mới thiết lập lạiquan hệ ngoại giao lại với Việt Nam.Đỉnh cao của sự phát triển quan hệ giữaViệt Nam và EU được đánh dấu bằng việc kí kết Hiệp định khung hợp tác vàongày 17/07/1995 tại Bruselles Và tháng 01/1996 văn phòng thường trực của

Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam đi vào hoạt động đã hộ trợ nhiều cho sự pháttriển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU.Trên cơ sở đó quan hệ thương mạigiữa Việt Nam và EU cũng được mở rộng và phát triển.EU trở thành bạn hàngtin cậy của Việt Nam về quan hệ xuất nhập khẩu,đầu tư,viện trợ,

Tháng 05/2002 Uỷ ban châu Âu đã thông qua chương trình hợp tác vớiViệt Nam giai đoạn 2002-2006 với ngân sách 162 triệu EURO Số ngân sáchnày ưu tiêu cho hai lĩnh vực :

 Phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn,đặc biệt chú trọng những vùngnghèo

 Hổ trợ giúp Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế để hội nhập có hiệu quảnền kinh tế khu vực và thế giới,trong có việc hổ trợ Việt Nam gia nhập WTO Các chương trình EU hổ trợ cho Việt Nam trong thời gian qua :

 Chương trình trợ giúp kỹ thuật của EU cho Việt Nam mangtên :chương trình EURO- TAP VIETNAM thuộc các lĩnh vực như:kế toán, bảohiểm,xúc tiến đầu tư,…

 Chương trình hổ trợ chính sách thương mại đa biên ,có tênchương trình MUTRAP,giúp Việt Nam hòan thiện hệ thống pháp luật,hội nhậpthế giới,

 Chương trình JEM do EU tài trợ kinh phí 2/3 ,các công ty châu

Âu tài trợ 1/3 nhằm tập trung đào tạo các nhà quản lý Việt Nam

Trang 28

 Chương trình ECIP (đối tác đầu tư châu Âu ) tạo thuận lợi cho sựhình thành liên doanh giữa doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.

Tóm lại,sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU là một trong nhữngnhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong hơn một thập niên qua vàgiúp Việt Nam hội nhập có hiệu quả kinh tế khu vực và thế giới

2.1.2 Thực trạng phát triển quan hệ Việt Nam và EU :

Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nướcthành viên EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trongnhững đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

Năm 2000, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) kỷ niệm 10 nămngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28-11-1990 - 28-11-2000) và 5 năm ngày kýHiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU (17-7-1995 - 17-7-2000) Quan hệhữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được những kếtquả lớn, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo.Trên cơ sở các mối quan hệ chính trị ổn định và hiểu biết lẫn nhau, quan hệ vềkinh tế, nhất là về hợp tác phát triển, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục,khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển

Ngoài ra EC còn hỗ trợ về bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chínhphủ, hỗ trợ các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam Từ năm 1995 đến

2000, viện trợ của EC tiếp tục tăng lên từ 32 triệu Ecu/năm (tương đương trên

40 triệu USD) giai đoạn 1994-1995 lên 52 triệu Ecu/năm (tương đương 67 triệuUSD) trong những năm 1996-2000 Tính đến năm 2007 có nhiều dự án hỗ trợthuộc nhiều lĩnh vực kinh tế,xã hội, môi trường của các nước như Đan Mạch(HALIDA), Thuỵ Điển (SUDA), Pháp,CHLB Đức, Hà Lan dành cho ViệtNam Tổng số vốn ODA của EU dành cho Việt Nam vừa ký kết tháng 11 năm

2007 cho năm 2008 lên tới trên 1,2 tỉ USD, đứng ở vị trí thứ 2 sau NhậtBản Viện trợ này tiếp tục được đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên trong chínhsách chung của Việt Nam, như phát triển nông nghiệp, nông thôn,nướcsạch,trồng rừng nguyên liệu,phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa đói giảmnghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ cải cách hành chính,bảo vệ môitrường sinh thái và nhiều chương trình phát triển xã hội khác Đây cũng là các

Trang 29

mục tiêu chủ yếu trong chiến lược hợp tác với Việt Nam của EC nhằm góp

phần giúp nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ổn định và bền vững Việt

Nam và EU đều cho rằng việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác

phát triển là có hiệu quả, tuy vậy do còn những vướng mắc về thủ tục và bệnh

quan liêu, nên kết quả cũng có những hạn chế và chưa đáp ứng sự mong đợi

Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan,

trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình

quân mỗi năm là 32%.Theo “Sách xanh 2008”, EU vẫn là đối tác thương mại

lớn thứ hai của Việt Nam, theo sát Trung Quốc, với tổng mức trao đổi thương

mại đạt 14,23 tỉ USD.Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU ngày càng

mở rộng và thuận lợi hơn

Bảng 2.1 :Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU 2 tháng đầu

Tănggiảm %SoT1&T2/

09

Tháng2/2008

Tănggiảm %SoT2/09&08

Tổng 2 thángđầu năm2009

Tăng giảm %

so với 2tháng 2008

Trang 30

Nguồn: Thương Vụ Việt Nam tại Bỉ và EU

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng những số liệu thống kê của ViệtNam chỉ tính các điểm đến trung gian nơi hàng hóa được phân loại lại và một

số nơi như là Hồng Kông hay Thượng Hải EU vẫn là thị trường tiêu thụ hàngxuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 19,32% tổng lượng xuấtkhẩu của Việt Nam, đạt giá trị khoảng 9,97 tỉ USD, chỉ đứng thứ hai sau Mỹ(21,43%)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU ngày một tăng

cao,đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân Những mặt hàng chủ yếu ViệtNam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà-phê, thủcông mỹ nghệ ,……trở thành “bá chủ” chiếm lĩnh thị trường EU

Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2008 :

Đơn vị: triệu Euro

2007

5 tháng 2008

So sánh

→ Ba mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có mức tăng trưởng thấp (dệt may, cà

phê) hoặc giảm (giày dép) đã có ảnh hưởng lớn đến mức tăng trưởng xuất khẩuchung của Việt Nam vào EU trong 5 tháng đầu năm 2008 Thuỷ sản có mứctăng trưởng khá, nhưng chỉ đứng thứ 5 về kim ngạch.Kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam tuy có nhiều biến động nhưng vẫn giữ vững vị thế trên thị trườngquốc tế

Trang 31

Hiện nay, 5 mặt hàng của Việt Nam đang bị EU áp thuế chống bán phágiá, là:

 Giày dép mũ da, từ 7/10/06 đến 7/10/08, mức thuế 10%;

 Đèn huỳnh quang, từ 18/10/05 đến 18/10/08, mức thuế 66,1%;

 Vòng khuyên kim loại, từ 5/12/04 đến 5/12/08, mức thuế 51,2% –78,8%;

 Xe đạp, từ 15/7/05 đến 15/7/2010, mức thuế 15,8 – 34,5%;

 Vít thép không gỉ, từ 20/11/05 đến 20/11/2010, mức thuế 7,7%

Việc áp thuế chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới xuấtkhẩu sang EU các mặt hàng này của Việt Nam.Hiện nay,Việt Nam đang cốgắng tìm giải pháp giải quyết vấn đề này.Các mặt hàng áp dụng thuế chống bánphá giá đang và sẽ dần dần được gỡ bỏ

Ngoài các mặt hàng đang bị áp thuế chống bán phá giá, nguy cơ bị kiệnthương mại mới đối với hàng Việt Nam thời gian tới không cao, nhưng một sốmặt hàng có thể sẽ phải đối đầu với một vài biện pháp được EU đề ra với lý dobảo vệ môi trường (cá di cư, đồ gỗ) hay vệ sinh an toàn thực phẩm

Đặc biệt từ tháng 10-1999 đến nay, EC đã công nhận hơn 40 doanhnghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào danh sách 1, tức là đạt tiêu chuẩn chấtlượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU mà không bị kiểm trathường xuyên Đây là một lợi thế quan trọng đối với các hàng xuất khẩu thủysản của Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được công nhận vào danh sách 1cần tiếp tục phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh mà ECquy định

Bảng 2.3 : Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU T6/2008

Trang 32

Hiện nay, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam, trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam chỉ

chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của họ Do đó, việc nhập siêu đối

với thị trường Việt Nam không có ảnh hưởng gì đối với quan hệ buôn bán

-thương mại của EU nói chung Tuy vậy, về lâu dài lúc nền kinh tế Việt Nam đã

phát triển ổn định và có tích lũy khá, chúng ta cũng cần tranh thủ nhập khẩu

những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao từ khu vực Tây - Bắc

Âu

Hàng nhập khẩu từ thị trường EU cũng tăng vọt.Điển hình,năm 2007

ước đạt trên 4,1 tỉ USD, tăng gần 1 tỉ USD so với năm 2006 (3,12 tỉ USD) và

vượt xa năm 2005 (2,65 tỷ USD) Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy

móc, thiết bị công nghiệp, hóa chất, tân dược, thực phẩm chế biến Việt Nam

và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết

dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn

và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Bảng 2.4 : Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam

từ EU trong 5 tháng đầu năm 2008 :

Đơn vị: triệu Euro

2007

5 tháng 2008

So sánh %

Máy móc, thiết bị công nghiệp (84484900 – 84SSS999) 357,2 332,4 - 6,9

Trang 33

Sản phẩm điện tử, linh kiện (85011010 – 85SSS999) 187,1 164,8 - 12

2006 và đứng vị trí thứ nhất so với các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào ViệtNam năm 2007

Biểu đồ 2.5 :Tổng số vốn đầu tư trực tiếp

(FDI) vào Việt Nam năm 2007

Tính đến năm 2009,EU là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam,chỉ sauNhật Bản,với các dự án đầu tư khoảng 7 tỷ USD ,chiếm 60% số vốn đầu tư mà

EU cam kết.Tỷ lệ này cao gấp 4 lần mức TB(vốn giải ngân so với vốn cam kết)của cả nước trong cả nước

Các nước EU đầu tư lớn vào Việt Nam gồm Pháp (104 dự án, vốn đăng

ký 1.789 triệu USD), Anh (29 dự án, vốn đăng ký là 1.047 triệu USD) và Hà

Trang 34

Lan (36 dự án, vốn đăng ký là 578 triệu USD) Đầu tư của EU tập trung chủyếu vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạtầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tíchcực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷUSD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam Tuy vậy, so với tiềm năng và vốnđầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ

bé Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệpcủa Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU

Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và

EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu Trong những năm từ 1996đến 1999, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và

kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF)

tổ chức Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phầnchính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quảcủa mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu học Ngoài ra, hàngtrăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật của Việt Nam sanghọc tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sởcông nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạngiữa hai bên Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế

kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) gópphần nâng cao hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với một nền vănhóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng rất gần gũi với những giátrị nhân văn chung của nhân loại Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ kháccũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và EU Sự hợp tác tronglĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ giữa ViệtNam và EU, và đang có đà phát triển Hiện nay, ngoài những lĩnh vực hợp tác lớn nói trên, quan hệ du lịchgiữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợngành du lịch Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách châu Âu đáng kể

Trang 35

vào du lịch và tìm hiểu thị trường đầu tư, kinh doanh và buôn bán ở Việt Nam.

Số lượt khách du lịch các nước thuộc EU đến Việt Nam tăng nhanh Tổng sốlượt khách du lịch từ EU đến Việt Nam đạt trên 600 triệu lượt, tăng 20% so vớinăm 2006, chiếm 14,2% tổng lượt khách du lịch đến Việt Nam, nhưng cao hơntốc độ tăng khách du lịch đến từ Hoa Kỳ (tăng 5,9%) Kết quả đạt được tuy cócao hơn năm 2006 nhưng quy số lượng khách EU đến Việt Nam năm 2007 cònquá khiêm tốn, chỉ bằng 14,2% tổng lượt khách quốc tế Nhưng đây cũng làmột tiềm năng lớn nếu chúng ta biết khai thác sẽ đóng góp không nhỏ cho sựphát triển các mối quan hệ hợp tác khác, trước hết là về chính trị, kinh tế,

Một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan hệhợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới, kết thúc vòng 3 đàm phámHiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và Eu ngày23/04/2009 đã tập trung trao đổi các điều kiện, các nguyên tắc chung,hợp tácphát triển ,nhân quyền,… Hai bên nhất trí PCA là một Hiệp định toàn diện,cân đối, hướng tới tương lai, tạo khuôn khổ tăng cường quan hệ đối tác toàndiện, bình đẳng, lâu dài giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới Cuộc trao đổitại vòng 3 diễn ra trên tinh thần xây dựng, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau và đãđạt được những kết quả cụ thể trong lĩnh vực hợp tác chuyên ngành, phù hợpvới năng lực và trình độ phát triển của cả hai bên.

EC đã chính thức công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường

Sự công nhận này tạo thêm điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế,thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU Quan hệ Việt Nam với EU đãchuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang mộthình thái hợp tác năng động, vừa song phương, vừa đa phương; từ tiếp nhậnviện trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoahọc - kỹ thuật trên cơ sở hai bên đều có lợi Quan hệ hợp tác Việt Nam - EUlại có thêm điều kiện để phát triển khi sự hợp tác ASEAN - EU và hợp tác Á -

Âu (ASEM) được quan tâm thúc đẩy với nhiều sáng kiến và các dự án hợp tácphong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau

2.2 Thị trường giày dép của EU :

Trang 36

2.2.1 Cung và cầu của giày dép ở thị trường EU :

EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da lớn nhất thếgiới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu Người tiêu dùng EUtiêu thụ khoảng 2 tỉ đôi giày/năm, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng

45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu (sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp,chất lượng từ thấp tới trung bình) Số liệu năm 1999 của Ủy ban châu Âu (EC)cho thấy nhập khẩu giày dép vào EU đạt 916,6 triệu đôi (7,8 tỉ euro), trong đóTrung Quốc là nước dẫn đầu, chiếm 33,4% về lượng và 17,6% về giá trị nhậpkhẩu Ðứng thứ nhì là Việt Nam: 19,5% về số lượng và 16,4% về giá trị.Indonesia xếp thứ ba và Ðài Loan thứ tư Tuy là một trung tâm lớn về sản xuất

đồ da thế giới, nhưng EU vẫn có nhu cầu về nhập khẩu rất nhiều, trung bình tớihơn 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ da thế giới (khoảng trên 6 tỉ USDhàng năm)

Theo số liệu EC cung cấp, thị trường EU về sản phẩm giày mũ da cótổng lượng tiêu thu hàng năm khoảng 13 tỷ Euro và tổng lượng nhập khẩuchiếm 5 tỷ Euro Thị phần của Việt Nam trên thị trường này từ 11% năm 2002lên tới 15% tính tới Quý I/2005, tương ứng mức tăng 78,1 triệu đôi năm 2002lên đến 34,9 triệu đôi tính tới Quý I/2005 (ước tính năm 2005 khoảng 139,6triệu đôi)

Thị trường giày dép ở 25 nước châu Âu (EU) có những đặc trưng riêng,song vẫn gặp nhau ở 4 điểm chung Bốn điểm này tạo nên nền tảng cơ bảnmang tính định hướng, đón đầu cho bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào

- Sự già hoá dân số :

Dân số EU đang có xu hướng già đi Nhiều nhà xã hội học châu Âu đều

có chung nhận định rằng, xu hướng này sẽ diễn ra mạnh hơn trong tương lai,đặc biệt với nhóm người có độ tuổi từ 65 trở lên Tín hiệu lạc quan ở đây làchính những người cao tuổi ở EU lại có sức chi tiêu rất mạnh đối với các sảnphẩm giày dép

Tuy nhiên, những người trong độ tuổi này (từ 65 trở lên) là những ngườinghỉ hưu, sống bằng trợ cấp, thích đi bộ đường dài, du lịch dài ngày và thườngxuyên Vì thế, sản phẩm giày dép cho họ cần được thiết kế đặc biệt với nhiều

Trang 37

tính năng lý, hỗ trợ cơ bắp nhiều hơn như chất liệu phải rất mềm, đếp thấp, lót

êm, mũi êm, kiểu dáng giản đơn, màu sắc không loè loẹt và phải có độ bền cao

- Thời tiết và thời vụ :

Theo nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu giàydép sang EU, thời tiết là chất xúc tác quan trọng nhưng “khó dùng” nhất Vàomùa đông, nên cung cấp nhiều hơn cho thị trường EU sản phẩm giày ống, trongkhi mùa hè người tiêu dùng lại ưa chuộng với sản phẩm dép lê hoặc có quaihậu Với thị trường EU, không thể cung cấp sản phẩm của một mùa mà dùngtrong bốn mùa

Thời vụ cũng là chất xúc tác “khó dùng” không kém Tính thời vụ củasản phẩm giày dép châu Âu gắn chặt với tính thời vụ của thị trường quần áo.Điều này cũng làm cho các nhà xuất khẩu giày dép, cũng như các nhà bán lẻ tạichâu Âu lao đao Để hạn chế tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Namthường không sản xuất vượt mức cầu, nhưng phải đa dạng hoá chủng loại dựatheo các dự báo xu hướng thời trang tại EU để tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơncho người tiêu dùng vốn thích thay đổi ở thị trường này

- Từ sang trọng đến bình dân

Phong cách tiêu dùng của nhiều người tiêu dùng EU đang đi theo hướng

từ sang trọng đến bình dân Xu hướng này đang tiếp diễn mạnh mẽ và dự báogia tăng trong tương lai Bằng chứng là các sản phẩm giày thể thao, giày vảihơi bụi, thường chỉ dùng để đi chơi hoặc trong sinh hoạt gia đình, gần đây bỗngchiếm cảm tình đặc biệt với giới văn phòng và công chức lớn tuổi

Bên cạnh đó, việc xem thương hiệu là yếu tố số 1 để lựa chọn sản phẩmgiày dép sang trọng của nhiều người châu Âu đã phần nào giảm bớt Người tiêudùng EU đang bắt đầu thú vị với những sản phẩm làm nên sự thoải mái hơn làcác sản phẩm sang trọng, lịch lãm

- Thời trang và nữ giới :

Các sản phẩm giày dép tuy không cần lịch lãm sang trọng như đã nêu trên songvẫn phải thời trang Người tiêu dùng châu Âu, đặc biệt là phái nữ có 2 khuynhhướng thời trang trong việc lựa chọn giày dép:

Trang 38

Một là, sản phẩm đó có mẫu mã đơn giản, giá cả trung bình nhưng phải đặcbiệt trong chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện trang trí.

Hai là, sản phẩm đó không đẹp nhưng phải có tính bền cao, thể hiện cá tínhmạnh Ngoài ra, theo nhận định của các nhà xuất khẩu Việt Nam, khoảng hơnmột nửa doanh thu xuất khẩu giày dép vào EU của họ tập trung vào nhóm giàydép nữ có mẫu mã đơn giản nhưng mang tính thời trang cao

Hiện nay, người tiêu dùng nữ luôn chiếm xấp xỉ 50% tại các thị trường giàydép ở Anh, Pháp, Đức Dự báo tỷ lệ lao động nữ sẽ tăng mạnh tại các quốc gia

Ý, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hy Lạp trong nhiều nămtới Điều đó sẽ góp phần làm gia tăng giá trị cho thị trường giày dép thời trangtại các quốc gia này Đây sẽ là cơ hội cho những nhà xuất khẩu giày dép cácnước nói chung và Việt Nam nói riêng

Như vậy, nhu cầu cung và cầu giày dép ở thị trường EU mọi lúc một thayđổi.Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam phải nắm bắt được nhu cầunày để có thể đẩy mạnh cung giày dép vào thị trường này

2.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu giày dép ở thị trường EU :

Thị trường EU là một thị trường khá ổn định, có nhu cầu nhập khẩu đadạng Gần đây, kinh tế EU trì trệ do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàncầu (mức tăng trưởng khá thấp, sức mua giảm) Thị trường xuất nhập khẩu của

EU có nhiều chuyển biến ,có thể tổng quát qua :

Bảng 2.6 :Trao đổi thương mại của EU với một số đối tác lớn đến hết tháng 4/2008 như sau:

Trang 39

Các quốc gia sản xuất giày dép của EU bao gồm Italy, Tây Ban Nha và

Bồ Đào Nha Nhưng sản lượng sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu trong nước,EUvẫn phải nhập khẩu giày dép từ các quốc gia khác

Hiện nay, EU đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, sau Hoa

Kỳ Nhu cầu nhập khẩu giày dép những năm gần đây của thị trường EU khoảngtrên 29 tỷ USD/năm.EU nhập khẩu giày dép chủ yếu từ Trung Quốc và ViệtNam

Bảng 2.7 :Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc vào EU như sau:

2008 Tổng giá trị kim ngạch đạt 726 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ

EU hiện là thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ hai của Trung Quốc Năm 2008,các nước EU đã nhập 800 triệu đôi với trị giá 2 tỷ USD từ quốc gia này

Hết năm 2008, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của ViệtNam với doanh thu 2,5 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2007 và chiếm 54%tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam

Hàng năm, thị trường EU nhập khẩu một số lượng lớn giày dép Xuấtkhẩu giày dép vào EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 2,1 tỷ USD

Trang 40

năm 2008, tăng 8% so với năm 2007.EU thực sự là thị trường tiềm năng nhậpkhẩu giày dép của các nước nói chung,Việt Nam nói riêng.Đây là cơ hội để cácnước đẩy mạnh nhập khẩu giày dép vào thị trường EU, tăng kim ngạch xuấtkhẩu cho quốc gia mình.

2.3 Quản lý mặt hàng giày dép xuất,nhập khẩu sang thị trường EU :

2.3.1 Chính sách thị trường EU về mặt hàng giày dép :

Để thành công khi xuất khẩu vào thị trường EU, các nhà xuất khẩu giàydép ở các nước đang phát triển cần phải thực hiện được có một số yêucầu ,những qui định thủ tục quan trọng mà thị trường EU đòi hỏi Đó là:

- Tuân thủ với những yêu cầu tiếp cận thị trường châu Âu :

• Dán nhãn hàng giày dép Nếu doanh nghiệp bạn sản xuất, nhập khẩu hoặc bángiày dép, bạn cần phải đảm bảo rằng các sản phẩm của mình được dán nhãn ghi

rõ thành phần nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, như mũi giày, lót và đếgiày Các vật liệu cần phải được dán nhãn theo một trong bốn cách sau: da, dathuộc, vật liệu dệt hoặc các nguyên liệu khác

• Những vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất giày dép Hướng dẫn(2002/61/EC) của EU hạn chế sử dụng các chất và chế phẩm nguy hiểm (thuốcnhuộm azo) dùng trong các sản phẩm da hoặc vải dệt, gồm có da giày

• Công ước CITES về kinh doanh các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng(CITES), trong đó bao gồm những quy định (EC 338/97) về các sản phẩm da

có chứa nguyên liệu lấy từ các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng

• Đóng gói Toàn bộ quy trình đóng gói hàng nhập khẩu cần phải tuân thủ cáctiêu chuẩn châu Âu (có thể sử dụng lại, tái chế, có thể phục hồi về năng lượnghoặc có thể làm thành phân trộn; có khối lượng hoặc trọng lượng tối thiểu đểduy trì các mức an toàn, vệ sinh cần thiết và được người tiêu dùng chấp nhận;chứa hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại khác không vượt quá mức tốithiểu EU cũng quy định về khối lượng tối đa đối với hàng đóng gói và đưa ranhững quy định cụ thể về đóng gói hàng bằng bao bì gỗ

Ngày đăng: 05/08/2018, 12:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w