I. Phương hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU.
2. Định hướng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.
Việt Nam và EU đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 11/1990 và ngày 17/7/1995 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hai bên với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU. Cùng với phát triển quan hệ chính trị, quan hệ hợp tác phát triển, đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên EU cũng không ngừng phát triển. Hiện nay EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, hai bên đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, và EU dành cho nước ta cơ chế GSP (ưu đãi thương mại dành
cho các nước đang phát triển). Hiện nay, EC và các nước thành viên EU là nhà cung cấp ODA lớn thứ ba cho Việt Nam, sau Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Các dự án hợp tác của EC đều tập trung vào các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên như: Phát triển nông thôn, giảm khoảng cách giàu- nghèo, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, miền núi; phát triển nguồn nhân lực; phát triển y tế giáo dục; hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý; cải cách hành chính, tư pháp.Quan hệ thương mại Việt Nam – EU đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của mối quan hệ này phụ thuộc đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệpViệt Nam thâm nhập thị trường EU cũng như tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp EU vào thị trường Việt Nam. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường hoạt động thông tin về thị trường EU, áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với EU và đặc biệt khuyến khích các mặt hàng có lợi thế trên thị trường EU là việc làm cần thiết để duy trì thị trường giàu tiềm năng này. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nhằm vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung.
Định hướng xuất khẩu hàng hoá nông sản sang EU.
- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường EU và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường EU.
- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông sản sang thị trương EU, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa, tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực xuất khẩu sang EU.
- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nông sản. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông am hiểu về các mặt hàng nông sản ở các vùng tập trung sản xuất và xuất khẩu sang EU.
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc trồng trọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông sản và đời sống nông dân sản xuất đi vào ổn định. Đối với những khu vực thường bị bão, lũ, cùng với các giải pháp hạn chế tác hại thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản sang EU.
- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần
doanh nghiệp chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Để đạt tổng giá trị kim ngạch hàng hoá xuất khẩu trong 5 năm tới hơn 6 tỷ USD, trung bình mỗi năm tăng 17,5%/năm, riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tăng 18,5%, phải nỗ lực rất lớn. Cần phải gia tăng khối lương xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến như: gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè sang thị trường EU.
- Đầu tư các chương trình lớn của Nhà nước vào các vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng như EU, Nhật Bản, Mỹ. Đối với lúa gạo, tiếp tuc phát huy lợi thế về trồng lúa ở đồng bằng nhất là ĐBSCL. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng bằng việc áp dụng các giống mới phù hợp với việc xuất khẩu sang thị trường EU.Áp dụng đồng bộ biện pháp hạ giá thành sản phẩm sản xuất lúa xuống dưới 1000 đồng/kg. Đồng thời mở rộng chương trình lúa lai để đạt được mức sản lượng ca năm 2010 là 39 triệu tấn, xuất khẩu 3,5 đến 4 triệu tấn /năm.
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Sử dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh trên thị trường thế giới và khi nông sản xuất khẩu sang EU là một thị trường khó tính.