Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
Những điểm cần lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hà Nội, tháng 9/2013
Họ và tên : Nguyễn Thị Mai (nhóm trưởng)
: Nguyễn Thành Công: Hà Văn Linh
: Nguyễn Thị Thuỷ: Phạm Thị Hải Yến
CQ522256CQ520425CQ527232CQ523552CQ524403
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Hương
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Vai trò của rào cản kỹ thuật 3
1.3 Các loại rào cản kỹ thuật 3
1.4 Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu 4
1.4.1 Quy định về dãn nhãn hàng thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản 4
1.4.2 Các quy định về an toàn thực phẩm 7
CHƯƠNG 2 9
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý 9
2.1 Khái quát một số nét cơ bản về thị trường thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản 9 2.1.1 Khái quát về đất nước Nhật Bản 9
2.1.2 Vài nét cơ bản về thị trường Nhật Bản 9
2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật bản thời gian gần đây (từ 2008 – hết quý II 2013) 11
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 2008 - quý II 2013 11
2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu 14
2.2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản 16
2.3 Những điểm cần lưu ý 18
2.3.1 Các quy định về hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật ngày càng khắt khe của thị trường Nhật Bản và khả năng đáp ứng của Việt Nam 18
Bảng 2.3: Mức giới hạn các loại chất kháng sinh của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản 18
Trang 32.3.2 Một số lưu ý khác 22
CHƯƠNG 3 24
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 24 3.1 Giải pháp từ phía Nhà Nước 24
3.1.1 Giải pháp về quy hoạch tổng thể hướng tới phát triển bền vững 24
3.1.2 Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu 24
3.1.3 Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực 25
3.1.4 Giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại 25
3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 26
3.2.1 Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản 26
3.2.2 Đầu tư, cải thiện cơ sở sản xuất, chế biến 27
3.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam 28
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những bướcphát triển khả quan, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu lớn
và khá ổn định, hướng tới nhiều thị trường trên thế giới, đóng góp nhiều vào nguồn ngoại
tệ cho đất nước và giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động Một trongnhững thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là thị trường Nhật Bản – một đối táckinh tế quan trọng và là thị trường mang nhiều nét đặc thù riêng
Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản thời gian qua cũng đang đặt ra nhiềuvấn đề cần giải quyết, trong đó rất cần chú ý đến hàng rào kỹ thuật mà chính phủ NhậtBản đã đặt ra để kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu vào quốc gia này So với các nướckhác, hàng rào kỹ thuật mà Nhật Bản đặt ra khắt khe hơn nhiều do đặc thù tiêu dùng củathị trường Nhật Bản, do đó khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản gặpkhá nhiều khó khăn khi thâm nhập và mở rộng thị trường
Để nâng cao khả năng xâm nhập thị trường cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩuthuỷ sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải định hướng những chiếnlược phát triển lâu dài, bền vững, và việc hoàn thiện, nâng cao khả năng đáp ứng về tiêuchuẩn kỹ thuật là đặc biệt cần thiết Do đó nhóm em nghiên cứu đề tài: “Xuất khẩu hàngthuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản: Những điểm cần lưu ý và giải pháp nâng cao khảnăng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản và hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thuỷ sản
Trang 53.2 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang
Nhật Bản của Việt Nam và khả năng đáp ứng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Namgiai đoạn 2008 đến quý II năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phươngpháp so sánh,…để làm rõ đề tài nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản và những điểm cầnlưu ý
Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng thuỷsản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật
Trang 6CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ1.1 Khái niệm
Rào cản kỹ thuật là một trong những rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế.Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers
to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối vớihàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của các hàng hoá nhập khẩuđối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó
Trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thươngmại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước,gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhậpkhẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” Trong bốicảnh hội nhập ngày càng sâu sắc hiện nay, cùng với những quy định cắt giảm thuế quan
và hạn ngạch đối với các nước thành viên của WTO, các hiệp định thương mại songphương và đa phương giữa các nước thì rào cản kỹ thuật là một biện pháp hữu hiệu đểcác nước bảo hộ nền sản xuất trong nước và kiểm soát hàng hoá nhập khẩu
1.2 Vai trò của rào cản kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ nhữnglợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, các quốc gia,đặc biệt là các nước phát triển đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹthuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu
1.3 Các loại rào cản kỹ thuật
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại được WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Quy chuẩn kỹ thuật(technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)
- Tiêu chuẩn kỹ thuật(technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc
Trang 7- Quy trình đánh giá sự phù hợpcủa một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn
kỹ thuật (conformity assessment procedure)
Các nhóm nội dung được nêu trong các tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật gồm:
- Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng)
- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm
- Các thuật ngữ, ký hiệu
- Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…
1.4 Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu
1.4.1 Quy định về dãn nhãn hàng thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản
Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng thủy sản trên thị trường Nhật Bản,nhãn hàng hoá hải sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủtheo các luật và quy định sau đây:
1) Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản
2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
3) Luật đo lường
4) Luật bảo vệ sức khoẻ
5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằngsáng chế)
Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm hải sản như các sản phẩm tươi sống, nhà nhậpkhẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêuchuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác
Trang 8Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm hải sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấpcác thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và cácquy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật antoàn vệ sinh thực phẩm: tên sản phẩm, thành phần, hàm lượng, ngày hết hạn sử dụng,cách thức bảo quản, nước xuất xứ và tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.
- Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãnmác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
- Thành phần thực phẩm
Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần
có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá vànhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
- Phụ gia thực phẩm
Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từchất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệsinh thực phẩm Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bộtngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làmtrắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chấtchống mối mọt
Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với cácchất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội “Tiêu chuẩnđối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm) quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với cácchất phụ gia được phép sử dụng đối với từng loại thực phẩm Các quy định và tiêu chuẩnphù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (Thông báo MHLW số 370) cũng yêu cầuhàm lượng nitrat natri, đặc biệt trong trứng cá hồi và trứng cá hồi ướp muối phải dưới0,005 g/kg
- Ngộ độc thực phẩm
Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dung liên quan đến vấn đề ngộđộc thực phẩm, luật của Nhật Bản quy định các thành phần cụ thể được chỉ rõ trong Biểu
Trang 9đồ 9-7 cần được dán nhãn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Việc dán nhãnthành phần thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm cua vàkhuyến khích thực hiện với các sản phẩm có chứa trứng cá hồi Nếu các thành phần thựcphẩm này đã được liệt kê trong danh sách thành phần chính, không cần thiết phải thựchiện thêm các hoạt động khác Nếu tên của các thành phần trên nhãn sản phẩm không chỉ
rõ các thành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các thành phần thực phẩm
- Trọng lượng thành phần thực phẩm
Khi nhập khẩu và bán các loại hải sản và thực phẩm chế biến, nhà nhập khẩu cầnghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường và chỉ rõ trọng lượng tínhtheo gam trên nhãn mác Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọnglượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép
- Hạn sử dụng
Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõtrên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản vàLuật an toàn vệ sinh thực phẩm Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hếthạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất (“best by”) Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đốivới các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng nămngày kể từ ngày hết hạn Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm
mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng
- Cách thức bảo quản sản phẩm
Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đếnhạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dánnhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Các sản phẩm thựcphẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi cácsản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữtheo nhiệt độ trong phòng”… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độtrong phòng, không cần thiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm
Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận Trong kinhdoanh người Nhật lấy chữ tín làm đầu, chỉ “khó tính” khi hàng hóa kém chất lượng Nềncông nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật Người tiêu dùng
Trang 10Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sảnphẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thờicũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất, do đómột nguyên tắc làm ăn với Nhật, đó là hàng hóa phải bảo đảm chất lượng, đúng theo yêucầu và giao hàng đúng hẹn
1.4.2 Các quy định về an toàn thực phẩm
Người dân Nhật Bản có thói quen tiêu dùng rất thận trọng, và các hàng hoá nhậpkhẩu vào Nhật Bản bị kiểm soát rất cao về tiêu chuẩn chất lượng, nhất là đối với các mặthàng thực phẩm tiêu dùng như thuỷ sản Các hàng rào kỹ thuật mà phía Nhật Bản dựnglên để kiểm soát các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các tiêu chuẩn
về dư lượng hóa chất kháng sinh như: Chloramphenicol, Trifluralin, Ethoxyquine… docác cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt kiểm soát
an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu Đây cũng chính là biện pháp nhằm giảm kimngạch nhập khẩu, thúc đẩy hồi phục nền kinh tế vốn đã trì trệ gần một thập niên qua.Khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Các lô hàng tôm hùm sống và các sản phẩm tôm có chứa tomalley và lô hàng củahàu sống và thô cần được kèm theo một giấy chứng nhận xuất xứ và vệ sinh (CFIA /ACIA 5003)
+ Tất cả các sản phẩm khác không yêu cầu giấy chứng nhận (nhưng vẫn phải tuânthủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Nhật Bản)
Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nước xuất xứ,bao gồm trứng cá hồi và cá nóc Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm traoxolinic acid) và tôm được sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol,nitrofurans ) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc
Mức giới hạn trên được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đối vớifenitrothion and 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos Các chấtnitrofurans và chloramphenicol không được phép có trong thực phẩm
Mức giới hạn cho phép của Trifluralin là 0,01ppm
Trang 11Ngoài ra, với mỗi loại thủy sản Nhật Bản sẽ có những quy định và yêu caaof riêng
về vệ sinh an toàn thực phẩm và về dư lượng chất kháng sinh cho phép
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG
NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý2.1 Khái quát một số nét cơ bản về thị trường thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản
2.1.1 Khái quát về đất nước Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm xoải theo bên sườn phíaĐông lục địa châu Á, dài 3800km, với diện tích 378 km2, dân số ước tính năm 2012 là
125 triệu người (đứng thứ 10 thế giới) Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%) Khí hậu có 4mùa rõ rệt nhưng nhìn chung khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa Nhật Bản là nướcnghèo tài nguyên thiên nhiên, trừ gỗ và hải sản, vì thế phần lớn nguyên liệu của Nhật Bản
là từ nhập khẩu
2.1.2 Vài nét cơ bản về thị trường Nhật Bản.
Tiềm năng thị trường
Với dân số đứng thứ 10 thế giới, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ hàng hóa khárộng lớn và nhiều tiềm năng, đặc biệt là hàng thủy sản Nhật Bản là nước tiêu thụ thủysản đứng đầu thế giới
Là một quốc đảo, Nhật Bản có nghề khai thác thủy sản rất lâu đời Trong suốt nhiềunăm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác Thời kỳ hoàng kimcủa ngư nghiệp Nhật Bản rơi vào những năm 1972-1988, đã từng đáp ứng trên 80% nhucầu tiêu thụ thuỷ sản của nuớc này
Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên và việc các nước ven biển công bốvùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vị trí thống lĩnh trong ngành thủy sản của NhậtBản dần bị thu hẹp Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản bắt đầu giảm sút Năm 1990, tổngsản lượng thuỷ sản của Nhật Bản đạt 11,18 triệu tấn, đến năm 1993 giảm xuống 8,71triệu tấn, Nhật Bản lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, sauTrung Quốc (gần 18 triệu tấn) Đến năm 2007, tổng sản lượng thủy sản chỉ còn 5 triệutấn Để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước, Nhật Bản buộc phải tăng nhập khẩu thủysản (Theo vietrade.gov.vn)
Một số tập quán trong tiêu dùng hàng hóa và hàng thủy sản
Trang 13Người Nhật Bản có thị hiếu truyền thống, đặc biệt riêng của họ và thị trường NhậtBản cũng có những đặc thù riêng Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sảnphẩm có chất lượng tốt Nhật Bản được coi là một trong những thị trường đòi hỏi cao vềchất lượng sản phẩm Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống vănhóa và điều kiện kinh tế Nhìn chung họ có óc thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúcvới nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước Đặc điểm tiêu dùng ở Nhật Bản làtính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu.
Nhìn chung người Nhật có những đặc điểm chung sau: Đòi hỏi cao về chất lượng,nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày, nhạy cảm với những thay đổi theo mùa, ưachuộng sự đa dạng của sản phẩm, quan tâm nhiều tới vấn đề sinh thái
Nhật Bản là một thị trường được coi là khó tính nhất thế giới, hàng rào hải quancũng rất khắt khe, hàng hóa muốn được nhập khẩu vào Nhật Bản phải đạt chất lượng khácao, đặc biệt về hàng thực phẩm cần có những yêu cầu rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toànthực phẩm Kết quả khảo sát thị trường Nhật Bản của Tổ chức Greenpeace cho thấy, hầuhết người Nhật muốn sử dụng thủy sản được khai thác bền vững và có dán nhãn rõ ràng
để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng Người tiêu dùng NhậtBản đặc biệt quan tâm đến VSATTP Do đó Nhật Bản có những quy định rất khắt khetrong lĩnh vực này Danh mục các hóa chất và kháng sinh bị cấm, hạn chế sử dụngthường xuyên được bổ sung, mức phát hiện dư lượng liên tục bị hạ thấp Đó là một loạirào cản kỹ thuật buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải liên tục khắc phục
Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vậtđược hấp thụ của người Nhật, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây Ngườidân Nhật Bản có nhu cầu rất cao về các sản phẩm thủy sản Hằng năm, mỗi hộ gia đìnhNhật Bản chi khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng chitiêu cho thực phẩm
Người Nhật ưa thích hàng tươi sống Sản phẩm tươi sống chiếm đến 60% thị phần,mặc dù giá cá tươi đắt hơn nhiều so với cá đông lạnh Các món ăn chủ yếu được làm từ
cá ngừ, cá hồi, tôm như món sushi, sashimi, tempura, … vốn là niềm tự hào của ngườiNhật Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm sushi và cá ngừ sashimi lớn nhất thếgiới Tôm chất lượng cao được người Nhật khá ưa chuộng
- Một số yêu cầu đối hàng nhập khẩu của Nhật Bản
Trang 14Đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản là họ coi trọng các tiêu chuẩn củaNhật Bản hơn các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn “Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản”(JASJapan Agricultural Standards) hoặc “Tiêu chuẩn các mặt hàng công nghiệp và hàngtiêu dùng Nhật Bản” (JIS-Japan Industrial Standards) do Bộ Kinh tế Thương mại vàCông nghiệp Nhật Bản METI cấp.
2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật bản thời gian gần đây (từ
2008 – hết quý II 2013)
Việt Nam đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới và thứ 3 về sản lượng nuôitrồng thuỷ sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD năm
2009 Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và
EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sangthị trường có mức độ ổn định cao hơn - thị trường Nhật Bản
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 2008 - quý II 2013
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhậpkhẩu trung bình 15 tỷ USD/năm Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên
5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm,Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008 đến
hết quý II năm 2013
Đơn vị: Triệu USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu Thay đổi so với cùng kỳ
Nguồn: Tổng cục hải quan
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thịtrường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009 Các sản phẩm
Trang 15thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại
cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc,ghẹ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạtbình quân 5,4% (2004-2009) Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủysản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015
Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giátrị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhànhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩu đạt 549triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010
Biều đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008
-2012
0 200
Trang 16giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN vào Nhật, trong đó có thủysản Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng tương ứng là 18,34% và 11,9%.Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt1,097 tỷ USD tăng 9,3% so với năm 2011.
Xét trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩuthủy sản sang Nhật Bản là từ 16,43%-29,7% và có xu hướng giảm sút trong giai đoạn từ
2005 đến nay Năm 2005, 2006 Nhật là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ nhất của
VN Năm 2007, 2008, 2009 Nhật là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của VN.Tuy nhiên, đến năm 2010, 2011, 10 tháng đầu năm 2012 giá trị thủy sản xuất khẩu vàothị trường Nhật giảm sút so với thị trường Hoa Kỳ và đứng ở vị trí thứ ba
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơcấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản củaNhật Bản So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phầnnhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứng với quan hệthương mại truyền thống giữa 2 nước
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, Nhật là thị trường nhập khẩu tômlớn nhất, chiếm từ 25%-32% tổng giá trị xuất khẩu tôm của VN Mực và bạch tuộc, lànhóm mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai trong các thủy sản VN xuất khẩu sang Nhật VN làmột trong ba đối tác quan trọng cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Trong đóthế mạnh của VN là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến 10 thángđầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc VN sang thị trường Nhật là121,85 triệu USD, chiếm 28,92% tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc của VN
Hiện nay các DN VN chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nhật đang gặp khó do cácrào cản kỹ thuật Giữa tháng 5.2012, cơ quan thẩm quyền Nhật đã quyết định áp dụng chế
độ kiểm tra 30% số lô tôm nhập khẩu từ VN vào thị trường Nhật về chỉ tiêu Ethoxyquin ởmức 0,01ppm Do vẫn phát hiện Ethoxyquin trong tôm xuất khẩu của VN, ngày31.8.2012, các nhà nhập khẩu Nhật đã thông báo sẽ tiến hành kiểm tra 100% lô tôm nhậpkhẩu từ VN về chỉ tiêu Ethoxyquin Ethoxyquin là chất chống oxy hóa, dùng trong thức
ăn nuôi tôm Nhiều nước trên thế giới và cả Nhật đều sử dụng chất này trong thức ăn thủysản Không giống như các chất bị cảnh báo khác, chất Ethoxyquin không ảnh hưởng đếnsức khỏe con người Do đó, việc cảnh báo của Nhật đã gây bất ngờ cho cả ngành thủysản Ngay sau khi có thông tin này, các doanh nghiệp đã giảm lượng hàng xuất sang thịtrường Nhật để tránh gặp rủi ro Chỉ tính trong nửa đầu tháng 8.2012, giá trị xuất khẩu