1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vựcthương mại trong nước thương mại trong nước
1.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch - Nhanh chóng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan, nhất là Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử và các Pháp lệnh có liên quan...
- Sớm xây dựng các nghị định quản lý đồng bộ từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, như: xăng dầu, khí đốt, rượu, thuốc lá…
- Công bố lộ trình mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế phối hợp và củng cố tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước
- Thực hiện quản lý nhà nước theo qui trình, có mục tiêu, từ xây dựng, thực thi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết đến điều chỉnh chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thương mại trong nước.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, nhất là cấp tỉnh, thành phố theo hướng tập trung cho công tác qui hoạch và chính sách phát triển, xử lí và cung cấp thông tin, các hoạt động xúc tiến thương mại, kiểm tra, kiểm soát thị trường… - Xây dựng Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, củng cố lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường đủ mạnh, thống nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập sắp tới, góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tham gia kinh doanh trên thị trường nội địa.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia điều tiết vĩ mô thị trường trong nước theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, đưa ra các quyết định phản ứng nhanh, điều tiết kịp thời, bảo đảm thị trường ổn định.
- Xây dựng các phương thức điều tiết vĩ mô theo nguyên tắc tôn trọng các qui luật của thị trường, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp, của
người tiêu dùng; có lộ trình chuyển nhanh sang cơ chế thị trường đối với một số mặt hàng cần bù giá hiện nay.
- Hoàn thiện cơ chế dự trữ của quốc gia và dự trữ trong lưu thông theo hướng xác định rõ danh mục mặt hàng dự trữ, định mức dự trữ, cơ chế điều hành…
1.3. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và định hướng cho doanh nghiệp, gồm:
- Hệ thống thông tin chuẩn: triển khai xây dựng và áp dụng thống nhất hệ thống chỉ tiêu ngành trong mối tương quan với hệ thống chỉ tiêu quốc gia được qui định tại Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hệ thống thu thập, xử lý thông tin nhanh và dự báo về cung - cầu, giá cả thị trường. 1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và của người tiêu dùng, xác lập lại trật tự, kỷ cương thị trường và văn minh thương mại.
2. Mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối theo các cam kết quốc tế
Mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối với lộ trình đã cam kết theo nguyên tắc tạo dần sức ép cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại, đẩy mạnh quá trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng. Mặt khác, thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong nước tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của xã hội để vươn lên, đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối.
3. Triển khai xây dựng và phê duyệt qui hoạch phát triển tổng thể các hệ thốngkết cấu hạ tầng thương mại kết cấu hạ tầng thương mại
Trên cơ sở phê duyệt Đề án này, triển khai xây dựng và phê duyệt qui hoạch phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong phạm vi cả nước, trên từng vùng kinh tế, từng tỉnh và thành phố trực thuộc TW. Qui hoạch phát triển thương mại phải trở thành một bộ phận của qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch sử dụng đất. Qui hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phải trở thành căn cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt của TW hay địa phương. Kiên quyết
hoạch hoặc trái với qui hoạch. Qui hoạch phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng gồm có:
- Hệ thống các loại hình chợ
- Hệ thống các TTTM, trung tâm mua sắm, siêu thị, Sở giao dịch hàng hoá... - Hệ thống các trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics
- Hệ thống các trung tâm hội chợ - triển lãm hàng hoá
4. Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách TW để đầu tư xây dựng một số loại hình thuộckết cấu hạ tầng thương mại tại một số địa bàn trọng điểm và đặc thù kết cấu hạ tầng thương mại tại một số địa bàn trọng điểm và đặc thù
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010
- Xây dựng và công bố Danh mục các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước cho từng giai đoạn (trước mắt là 2006 - 2010) cần có sự đầu tư từ ngân sách TW hàng năm. Trước hết ưu tiên cho 2 địa bàn: nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế động lực, sản xuất, tiêu dùng tập trung, thị trường phát triển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực rộng lớn (vùng miền, cả nước). Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại cần được ưu tiên hỗ trợ trực tiếp là chợ các loại, trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ- triển lãm, sở giao dịch hàng hoá…
5. Ban hành một số chính sách khuyến khích để phát triển kết cấu hạ tầngthương mại, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, liên doanh, liên kết của các thương mại, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước
Trên cơ sở đổi mới tư duy, chuyển từ chỗ coi thương mại là một ngành phi sản xuất và do đó các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại không được ưu đãi như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sang chỗ thấy được thương mại trong nước có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào kết cấu hạ tầng thương mại phải được hưởng các ưu đãi theo chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước giống như đối với một số ngành sản xuất. Cụ thể:
- Đưa các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng thương mại, gồm: các loại hình chợ, các loại hình cửa hàng liên kết chuỗi, siêu thị, TTTM, trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ - triển lãm…bao gồm cả xây mới và cải tạo, nâng cấp vào danh
mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật được hưởng các ưu đãi đầu tư (như hỗ trợ tín dụng; đất đai; miễn, giảm các loại thuế; miễn, giảm tiền sử dụng đất…).
Ngoài ra để thúc đẩy nhanh quá trình tập trung và tích tụ vốn cho các doanh nghiệp thương mại, cần có một số ưu đãi có thời hạn, mang tính đặc thù, như:
- Chính sách đất đai: với hoạt động thương mại, đất đai và vị trí của đất đai là rất quan trọng (đặc biệt là với loại hình bán lẻ). Do vậy các địa phương, nhất là các thành phố cần qui hoạch và bố trí đủ quỹ đất cho hạ tầng thương mại. Cùng một vị trí đất với giá bán, thuê như nhau, nếu nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu, các địa phương cần tiên giải quyết cho doanh nghiệp thương mại.
- Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, tham gia vào các liên doanh, liên kết để cùng phát triển hệ thống phân phối chung, kinh doanh qua mạng, qua sở giao dịch hàng hoá, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của CNTT…: cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển (như giãn nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại).
- Chính sách xử lý tài sản cố định: cho phép doanh nghiệp thương mại (nhất là các doanh nghiệp có phần vốn sở hữu nhà nước) được chủ động điều chuyển, hoán đổi, sang nhượng…các cơ sở (kho tàng, cửa hàng, bến bãi…) không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh để tập trung vốn cho quá trình hiện đại hoá hạ tầng thương mại và mở rộng qui mô kinh doanh.
6. Phát triển nguồn nhân lực:
Khai thác tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước. Nhà nước bố trí ngân sách tập trung theo chương trình để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối cho một số trường đại học kinh tế (thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) và cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại (thông qua Bộ Thương mại) để đào tạo các cán bộ quản trị cung vận, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý siêu thị, trung tâm logistics, quản trị nguồn tài nguyên doanh nghiệp, các nhân viên có kỹ năng hiện đại trong các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng…Sớm đưa các trường này đạt trình độ của khu vực và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối.
7. Thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị
Trên cơ sở hoàn thiện cơ chế tổ chức, qui chế hoạt động của các hiệp hội theo nguyên tắc tự nguyện để thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh,liên kết, hỗ trợ công tác XTTM trong nước, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu…; đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.