Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 (Trang 25 - 28)

V- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

2. Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình

giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước)

Để phát triển thương mại trong nước, các doanh nghiệp cần phát triển kết cấu hạ tầng thương mại với qui mô, cơ cấu, loại hình phù hợp với xu hướng phát triển của các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (với nền tảng là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng thông tin liên lạc, điện, nước…), của sản xuất hàng hoá, của mật độ phân bố và mức thu nhập dân cư ở từng khu vực, vùng, miền cũng như trên phạm vi cả nước.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ tới, cần chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại với tốc độ nhanh hơn, qui mô lớn hơn tại các hạt nhân của các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm để tạo ra mối liên kết vững chắc cho toàn bộ mạng lưới thương mại của vùng, miền và cả nước.

Các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm là: 3 vùng kinh tế trọng điểm (Phía Bắc với hạt nhân là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, miền Trung với hạt nhân là Đà Nẵng - Qui Nhơn - Nha Trang; phía Nam với hạt nhân là Tp. Hồ Chí Minh - Đồng Nai- Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu); 3 vùng sản xuất hàng hoá nông - thuỷ sản tập trung (Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên); 3 tuyến vành đai kinh tế biển Đông (vành đai Vịnh Bắc Bộ với hạt nhân là Hải Phòng, Hạ Long, Móng Cái; tuyến vành đai Trung Bộ và Đông Nam Bộ với hạt nhân là Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Rang, Vũng Tàu; tuyến vành đai Tây Nam Bộ với các hạt nhân là Gò Công, Hà Tiên…); 2 hành lang biên giới (phía Tây với hạt nhân là các khu đô thị, khu kinh tế cửa khẩu như Điện Biên, Mộc Châu, Cầu Treo, Lao Bảo, Bở Y, Ngọc Hồi, Lệ Thanh, Mộc Bài, Tịnh Biện, Vĩnh Xương, Hà Tiên; phía Đông - Bắc với hạt nhân là Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Móng Cái…).

Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại được phân bố, phát triển với các qui mô, trình độ, tính chất khác nhau theo các hướng chủ yếu sau:

2.1. Các loại hình chợ - Chợ nông thôn:

Tập trung vào việc cải tạo, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh cơ sở có qui mô thuộc chợ hạng III ở các xã, cụm xã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân. Tại các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng kinh tế chậm

phát triển, sản xuất và đời sống của bà con còn nhiều khó khăn cần gắn hoạt động trao đổi hàng hoá qua chợ với hoạt động văn hoá - xã hội và du lịch.

Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ, chợ cửa khẩu thành các chợ lớn hơn, có qui mô thuộc chợ hạng II, trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới các chợ dân sinh vệ tinh chung quanh.

- Chợ thành thị:

Toàn bộ các chợ nội thành, nội thị từng bước được tổ chức lại và sẽ phát triển theo 3 hướng: Cải tạo, nâng cấp thành các chợ trung tâm của quận, thị xã, thành phố với qui mô thuộc hạng I và II, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc chung quanh để cùng với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tạo thành các khu mua sắm tập trung của thị xã, thành phố (chợ này cũng có thể được bố trí trong các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại); Chuyển hoá thành các siêu thị nhỏ (hạng III), cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng nhật dụng; Di chuyển ra vùng ngoại vi (từ vành đai 2 trở ra) hợp thành các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn là chính. Vốn để thực hiện quá trình này chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả hợp tác, liên doanh đầu tư với nước ngoài) và vốn của cá nhân và hộ kinh doanh (kinh doanh trong chợ hoặc kinh doanh các loại hình như siêu thị, cửa hàng tiện lợi do chuyển hoá từ chợ mà thành).

- Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

Ngoại trừ yếu tố đặc thù trong quản lý chợ do có người nước ngoài kinh doanh trong

chợ hoặc tham gia giao dịch mua bán hàng hoá trong chợ ra, còn về chủ trương phát triển, cấp độ và loại hình, qui mô xây dựng, phạm vi hoạt động, trình độ tổ chức và huy động vốn đầu tư thì chợ xã hoặc cụm xã biên giới giống như chợ dân sinh cơ sở (hạng III) ở nông thôn và chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế của khẩu tương tự như chợ trung tâm (hạng I, hạng II) ở thành thị.

- Chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn:

Hình thành và phát triển mạng lưới các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn lớn (hạng I, hạng II) tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận tiện, hoặc ở ngoại vi các thành phố, thị xã, gần các trung tâm tiêu thụ, đầu mối xuất khẩu. Thuộc dạng này, bước đầu, cả nước tập trung xây dựng khoảng từ 5 đến 7 chợ cấp vùng thuộc hạng I (Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Nghệ An, Hải Dương, ngoại vi thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), còn lại mỗi

tỉnh và thành phố thuộc Trung ương có thể xây dựng từ 1 đến 3 chợ cấp địa phương thuộc hạng II. Vốn đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh bán buôn chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, hợp tác đầu tư), vốn góp hoặc tiền thuê ô, thuê vựa kinh doanh của thương nhân trong chợ và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạng tầng (mặt bằng, nền, kè, đường đi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tường rào bao quanh ...).

- Sàn giao dịch, trung tâm đấu giá:

Căn cứ vào nhu cầu của địa bàn và khả năng phát triển, hiệu quả hoạt động của chợ để lựa chọn và tập trung củng cố, tiếp tục đầu tư nâng cấp thêm cho một số chợ thành các sàn giao dịch, các trung tâm đấu giá ứng dụng các phương thức hoạt động tiên tiến, hiện đại dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

2.2. Các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại – dịch vụ tập trung, trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ - triễn lãm, các loại hình cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh và các loại hình thương mại điện tử

- Trung tâm thương mại, siêu thị:

Phát triển mạnh các loại hình này tại các khu vực thành thị; trong đó qui mô và trình độ tổ chức giảm dần từ hạng I đến hạng II và hạng III tương ứng theo thứ tự từ đô thị loại I trở xuống đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu du lịch, khu cư dân tập trung, các cửa khẩu và các thị trấn, thị tứ. Trong mỗi loại hình, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng văn minh và hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối.

- Khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung:

Tại vùng ngoại vi (từ vành đai 3 trở ra) của các đô thị lớn, hình thành và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ, trung tâm hội chợ - triễn lãm cùng với các công trình văn hoá, thể thao vui chơi giải trí tạo ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo cư dân đô thị và khách du lịch, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần.

- Trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn:

Xây dựng một số trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn (gồm cả hàng hoá chuyên ngành và hàng hoá tổng hợp) dưới 2 dạng: trung tâm như một đơn vị thuộc cơ cấu tổ

địa bàn thị trường lớn (đô thị, vùng sản xuất hàng hoá tập trung). Thông qua phương thức hợp đồng và đơn hàng, các trung tâm này đảm nhận các khâu và các công đoạn trong quá trình đưa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ cũng như quá trình đưa hàng từ nhà sản xuất đến nhà xuất khẩu.

- Siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng internet:

Hình thành và phát triển một số sàn giao dịch ảo, siêu thị ảo, chợ ảo, các loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán trung gian trên mạng internet trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ của khoa học về công nghệ thông tin, trước hết là tại các đô thị lớn với các mặt hàng có chất lượng ổn định, bao gói qui chuẩn, giá cả dễ xác định.

- Các loại hình cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh:

Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh gắn với khu vực dân

cư, phù hợp với xu hướng thoả mãn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn đối với từng nhóm, mặt hàng cụ thể. Thông qua quá trình tích tụ, tập trung, các doanh nghiệp lớn liên kết các cửa hàng độc lập lại trong cùng một hệ thống bằng các hình thức đại lý, nhượng quyền kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 (Trang 25 - 28)