3.1. Giải pháp từ phía Nhà Nước
3.1.1. Giải pháp về quy hoạch tổng thể hướng tới phát triển bền vững
Nhà Nước cần cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có tính liên ngành, liên vùng, có sự phối hợp với quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư. Các khu quy hoạch phải có quy mô đủ lớn, thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nuôi trồng sạch, dễ dàng trong việc cung cấp nguồn nước sạch và xử lý nước thải, cũng như kiểm soát con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, kiểm dịch, sử dụng thuốc thú y, kiểm tra ô nhiễm môi trường và thủy sản sau thu hoạch. Quy định các ao nuôi trồng thủy sản phải có các ao để xử lý nước nuôi và nước thải, tránh các trường hợp nước thải chưa được xử lý làm ô nhiễm các vùng nuôi. Đặc biệt phải ngăn chặn việc ô nhiễm từ các nguồn nước, rác thải của các khu dân cư, các vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
3.1.2. Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu
Nhà nước cần đẩy mạnh các chương trình đầu tư cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống, tạo ra được những giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao, phong phú về số lượng, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường xuất khẩu nói chung và Nhật Bản nói riêng.
Về công tác chế biến và bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt, nhà nước cần thực hiện hỗ trợ trong việc nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đồng thời hỗ trợ đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO, HACCP, tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS của WTO.
Để sản phẩm thủy sản đưa ra thị trường có chất lượng ngày càng cao, nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm. Mặt khác, nhà nước cần
xây dựng một tổ chức quản lý thống nhất về an toàn thực phẩm để kiểm tra, xử lý những vụ việc vi phạm công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.
3.1.3. Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất cũng như trong xuất khẩu hàng hóa. Muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thì yếu tố nguồn nhân lực cũng phải được chú trọng quan tâm. Đối với ngành thủy sản Việt Nam, nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn thấp, kỹ thuật lạc hậu đang là vấn đề lớn gây ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Như vậy, để nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, những hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của nhà nước là vô cùng cần thiết.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nhà nước có thể hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ thuật cho các cán bộ sản xuất và xuất nhập khẩu thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất khẩu thủy sản.
Đối với các nhà sản xuất thủy sản, nhà nước cần thường xuyên tổ chức các chương trình hoặc các lớp đào tạo về cách thức lai tạo giống, nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với các tiêu chuẩn đưa ra của nước đối tác.
3.1.4. Giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại
Nhà nước cần tiến hành đàm phán ký kết nhiều hơn nữa những thỏa thuận với Nhật Bản liên quan đến mặt hàng thủy sản để con đường thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các tổ chức xúc tiến thương mại cũng cần mở rộng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như cung cấp thông tin về thị trường thủy sản Nhật Bản, các đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý. Từ việc hiểu rõ về thị trường Nhật Bản, các luật có liên qua và các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ có những chiến lược cung cấp sản phẩm phù hợp để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.2.1 Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lâu đời của Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có và duy trì được những mối quan hệ nhất định với các bạn hàng Nhật Bản. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì việc tìm kiếm và mở rộng số lượng
các bạn hàng Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa cao và chưa có hiệu quả. Các doanh nghiệp thường tìm kiếm bạn hàng một cách thụ động mà chủ yếu thông qua các tổ chức về thuỷ sản của Việt Nam, qua các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Việt Nam cũng như tại Nhật, qua JETRO hoặc các nhà môi giới. Rõ ràng là, qua các tổ chức sẽ có độ trễ về thời gian và không phải lúc nào tham gia hội chợ cũng có thể tìm kiếm được bạn hàng ngay. Các hình thức này chỉ tỏ ra có hiệu quả trong thời gian đầu xâm nhập thị trường khi mà cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu Nhật Bản chưa hiểu biết nhiều về thị trường của cả hai bên. Nhưng hình thức này cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính. Song về lâu dài nó không tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc tận dụng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng, các tổ chức thương mại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cần thiết phải chủ động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thô:
Thứ nhất, cần thúc đẩy nhanh việc thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản. Qua đó, các doanh nghiệp có thể giao dịch trực tiếp với các bạn hàng và có thể cập nhật được thông tin về các yêu cầu cụ thể của thị trường. Tuy nhiên, để thành lập văn phòng đại diện không phải là dễ đối với nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu đàn cần đi tiên phong.
Thứ hai,cần chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân lực có chuyên môn sâu về lĩnh vực xuất khẩu. Đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tìm kiếm bạn hàng và tránh thua lỗ trong kí kết hợp đồng.
Thứ ba,các doanh nghiệp có thể hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của các nước có khả năng xuất thuỷ sản mạnh sang thị trường Nhật Bản để học tập kinh nghiệm của họ. Sự hợp tác này có thể thông qua các chương trình hợp tác ở cấp Chính phủ giữa các nước thành viên hoặc trực tiếp giữa các doanh nghiệp.
3.2.2. Đầu tư, cải thiện cơ sở sản xuất, chế biến
- Các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc xây dựng phát triển các cơ sở hạ tầng tại nhà máy, đầu tư cải tiến hoặc thay mới công nghệ chế biến và bảo quản, các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cấp và xây dựng hệ thống kho tàng phục vụ cho việc cất giữ và bảo quản một cách đồng bộ, có tính liên kết hỗ trợ giữa nhà nuôi trồng thủy sản, nhà cung cấp giống, nhà cung cấp thức ăn; nhà cung cấp thuốc thú y; nhà nuôi trồng thủy sản; nhà
chế biến, xuất khẩu và đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quản quản lý nhà nước, đảm bảo được sự khoa học, chất lượng, linh hoạt trong quá trình sản xuất.
- Tập trung nghiên cứu và áp dụng mô hình nuôi trồng sạch cho từng loại thủy sản, chú trọng đến mô hình nuôi tôm sạch. Mô hình phải đảm bảo cả năng suất hiệu quả mới thu hút được người nuôi áp dụng. Đồng thời nghiên cứu sản xuất hoặc nhập khẩu các hóa chất và kháng sinh có tính năng tương đương, thay thế các hóa chất và kháng sinh đang bị cấm. Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất thức ăn cho thủy sản theo công nghệ mới để tăng cường chất lượng thức ăn, hạ giá thành, đảm bảo vệ sinh và phòng chống dịch bệnh.
- Các cơ sở chế biến phải kiểm tra nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào, vừa đảm bảo chất lượng nguyên liệu vừa tạo áp lực để các nhà sản xuất và khai thác thủy sản phải áp dụng các biện pháp nuôi trồng sạch và bảo quản đúng chế độ đề ra. Ký hợp đồng trực tiếp với các cơ sở nuôi trồng, khai thác hoặc đặt trạm thu mua hoặc thông qua đại lý, thương lái để tối ưu hóa quá trình lưu thông từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến để hạn chế việc nhiễm bẩn, nhiễn khuẩn, ươn hỏng hoặc lây nhiễm chéo cho thủy sản nguyên liệu trong quá trình vận động từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến. Đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng như hệ thống ISO, GMP, tuân thủ nghiêm ngặt các qui định kỹ thuật và vệ sinh cho hàng thủy sản xuất khẩu.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, tập trung vào các tiêu chuẩn về chất lượng con giống, thức ăn, thủy sản nguyên liệu, tiêu chuẩn về qui trình nuôi trồng, xử lý nước thải, tiêu chuẩn về kỹ thuật hệ thống ao, hồ, bè nuôi trồng, tiêu chuẩn về các phương pháp kiểm tra, đồng thời nâng cấp các cơ sở giám định có đủ năng lực và thiết bị kiểm tra đạt chuẩn quốc tế. Cập nhật thông tin về các qui định chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thủy sản của các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm
3.2.3. Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam
- Đa dạng hóa các mặt hàng để chủ động đáp ứng nhu cầu từng thị trường trong từng thời kỳ, tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ lực là tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ, rô phi đơn tính, tôm thể chân trắng…
- Kiểm soát chặt chẽ đối với dư lượng kháng sinh, có các chế tài xử phạt vi phạm. Áp dụng hệ thống HACCP trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản không chỉ đối với các sản phẩm xuất khẩu mà cả các sản phẩm tiêu thụ trong nước. Đề ra và thống nhất các quy định về môi trường sinh thái đối với hệ thống, phương tiện đánh bắt và nuôi trồng trong
cả nước. Thống nhất công tác quản lý giữa các cơ quan có thẩm quyền từ trnng ương đến địa phương, giữa địa phương và Bộ, ngành để xử lý, giải quyết.
- Nâng cao uy tín, thương hiệu của mặt hàng thủy sản
Người tiêu dùng Nhật Bản rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh, họ sẽ mất lòng tin nếu đối tác giao hàng không đúng chủng loại , không đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng quy định trong hợp đồng. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo hàng đúng chất lượng yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng phải đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định.
Mặt khác, để nâng cao uy tín cũng như có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tập trung ngay cho công tác xây dựng thương hiệu. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể tiến hành là:
+ Cần xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu mặt hàng thủy sản hướng ra thị trường thế giới.
+ Cần coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng cáo và phát triển thương hiệu một cách bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã hợp thị hiếu và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến với hầu hết người tiêu dùng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nên chủ động trong việc tìm hiểu và xâm nhập thị trường, phối hợp, tương tác tốt với hiệp hội và các tổ chức xúc tiến thương mại để có được những thông tin hữu ích về thị trường, từ đó chủ động trong việc lập kế hoạch và có những kế hoạch phù hợp.
KẾT LUẬN