0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Không khí lạnh

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VỀ SÔNG NÚI RẤT HAY (Trang 31 -32 )

Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối không khí rất lạnh từ lục địa Châu Á di chuyển xuống khu vực nước ta, nơi đang có khối không khí ấm, gây ra gió đông bắc mạnh trời trở rét và thời riết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đông nên còn gọi là "gió mùa đông bắc". Khối không khí lạnh này có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng front lạnh, xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp không còn thể hiện rõ tính chất điển hình của một front lạnh nên ta gọi chung là "không khí lạnh".

Khi không khí lạnh tràn về, đẩy không khí nóng chuyển động lên cao, tạo thành một dải chuyển tiếp, người ta vẽ một đường phân cách giữa 2 khối không khí, khác nhau cơ bản về nhiệt độ và độ ẩm, được gọi là front lạnh (thuật ngữ này do Bjerknes (người Na-uy) đưa ra lần đầu vào lúc chiến tranh thế giới I đang đi đến hồi kết nên ông "lấy hứng" đặt là "front" (mặt trận) và được giữ nguyên trong mọi thứ tiếng).

Gió mùa đông bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc bộ gió có thể mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tầu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5, có thể làm hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công trên cao, ...Đặc biệt những đợt mạnh còn gây ra

mưa to, gió lớn, thậm chí dông, tố lốc, có khi cả mưa đá. Vào những tháng chính đông (tháng 12, tháng 1), đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên vùng núi cao; nếu kéo dài còn gây rét đậm, rét hại không những đối với cây tròng, gia súc mà cả con người. Ở ta không khí lạnh thường từ tháng 9 -10 đến tháng 5 - 6 năm sau, nhưng mạnh nhất vào các tháng chính đông, ảnh hưởng trực tiếp là khu vực phía bắc, từ đèo Ngang trở ra, ít khi đến nam Trung bộ.

Hạn

Hạn là hiện tượng thời tiết khô không bình thường ở một khu vực do trong một thời gian dài không có mưa hay mưa không đáng kể. Song hạn không phải là hiện tượng thuần tuý vật lý, mà có sự tác động qua lại giữa nước tự nhiên với nhu cầu sử dụng nước của con người, vì thế định nghĩa chính xác về hạn là vấn đề phức tạp do phải cân nhắc rất nhiều mặt trong sự tương tác đó.

Nói chung người ta chấp nhận 3 định nghĩa sau đây về hạn:

1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài mưa ít hơn trung bình nhiều năm;

2) Hạn nông nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm đối với một thời vụ hay thời kỳ sản xuất trung bình. Điều này xảy ra ngay cả khi mưa ở mức trung bình, nhưng lại do điều kiện đất hay kỹ thuật canh tác đòi hỏi tăng lên;

3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có thể dùng được trong các nguồn như tầng ngầm, sông ngòi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn trung bình thống kê. Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi mưa trung bình, nhưng sử dụng nước tăng lên, làm thu hẹp mức dự trữ nước.

Về thuật ngữ thì nói "hạn" hay "hạn hán"? Tiếng Trung là "can hạn" hay "hạn" (âm Hán-Việt) nghĩa là "khô hạn" hay "hạn". Như vậy thuật ngữ "hạn" tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, nên nói "hạn" hay "hạn hán" đều như nhau.

Hạn là hiện tượng có hại, có khi dẫn đến thảm hoạ như đã từng xảy ra ở một số nước Châu Phi. Ở nước ta hạn xảy ra ở cả 3 miền, nhưng miền trung hạn nặng nhất, nhiều vùng đang có nguy cơ sa mạc hoá. Hãy bảo vệ rừng và sử dụng tài mguyên nước hợp lý !

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VỀ SÔNG NÚI RẤT HAY (Trang 31 -32 )

×