Gió khô nóng

Một phần của tài liệu câu hỏi về sông núi rất hay (Trang 32 - 33)

Trong Khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short, NASA).

Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, "Fơn" là cách gọi ở Nam Mỹ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khô nóng (gió có thể lệch tây). Gió khô nóng cũng là loại thời tiết nguy hiểm.

Gió tây thổi từ tây qua đông dãy Trường Sơn gây ra gió khô nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khô nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khô nóng các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35oC, độ ẩm <= 55% được xem là ngày có gió khô nóng.

Dông

Dông trong Khí tượng được hiểu là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm trí cả mưa đá, vòi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi).

Thuật ngữ "dông" tiếng Anh là "thunderstorm", từ điển khí tượng Trung quốc dịch là "lôi bạo" (âm Hán-Việt) nghĩa là sấm dữ dội), còn trong dân gian ta "dông" là "trận gió to", không hoàn toàn trùng với thuật ngữ "dông" trong khí tượng.

thần Zuis) và thần lửa (Vulkan).

Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh chết hàng nghìn người, gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị điện tử.

Dông ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào tháng chính đông ở khu vực Bắc bộ nước ta dông rất ít, có năm gián đoạn đến dịp sang xuân. Dông thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm, dông có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng con người.

Bão

Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h). Tiếng Anh "typhoon" có nguồn gốc từ tiếng Trung (âm Hán-Việt) là "Thai phong" là "bão".

Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương, Đông bắc Thái Bình Dương và Đông nam Thái Bình Dương (phía đông 160oE) gọi bão là "hurricanes".

Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn theo Vmax:

1) Vùng áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được;

2) Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ: tropical depression): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax <34 kt; 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical storm - TS): Vmax 34-47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "dông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão tố");

4) Bão tố nhiệt đới mạnh (severe TS): Vmax 48-63 kt;

5) Bão (Typhoon): Vmax =>64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon). Ở ta, "Quy chế báo bão, lũ" quy định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm: 1) ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể có gió giật (GG);

2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h),GG; 3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), GG; 4) Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (=>118km/h), GG.

Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tầu thuyền, làm đổ nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm hoạ. Ở nước ta mùa bão hàng năm vào tháng 6 - 11, nhiều nhất vào tháng 7 - 10. Theo số liệu lịch sử thì trừ tháng 2, các tháng còn lại đều có thể có bão nhưng rất hiếm.

Một phần của tài liệu câu hỏi về sông núi rất hay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w