8 Năm 2000, trị giá dầu thô xuất khẩu là 3502,7 nghìn tấn; năm 2002 trị giá dầu thô xuất khẩu là
2.3.1. Các nhân tố trong nước
Vị trí địa lý: Nước ta nằm ở khu vực Tây Thía Bình Dương – là trung tâm kinh tế và là “cửa ngõ giao lưu quốc tế”. Đây là khu vực năng động, ổn định và có tiềm năng phát triển kinh tế cao, do đó hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư. Khu vực này từ chỗ chỉ chiếm gần 21% trong tỷ trọng thương mại quốc tế năm 1991, thì nay đã chiếm trên 30% tỷ trọng thương mại quốc tế. Đây là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh chóng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam tăng nhanh đặc biệt là 2 năm gần đây. Năm 2006, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007, đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua là 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006.
Tài nguyên thiên nhiên: Chúng ta không còn tự hào về “rừng vàng, biển bạc” như trong văn thơ ngày xưa nữa, mà phải nhìn vào một thực tế là tài nguyên thiên nhiên nước ta đang càng ngày càng cạn kiệt. Do đó, để thúc đẩy phát triển hàng hoá xuất khẩu chúng ta phải gấp rút thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng: giảm bớt các hàng hoá xuất khẩu là hàng thô có giá trị kinh tế không cao, tăng hàng hoá chế biến vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
Chính sách của Nhà nước là một nhân tố quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Trong vòng hơn 20 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu nói chung và chuyển dịch nói riêng. Tính đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 160 quốc gia và cùng lãnh thổ, ký gần 90 hiệp định thương mại, 46 hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế trùng, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Tuy nhiên trong những năm qua, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước vẫn chưa nhiều và chưa thực sự tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của đất nước. Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nước ta còn chậm cải biến. Điều này đặt ra thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới phải đổi mới chính sách.