Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (Trang 68 - 75)

2. Nông, lâm, thuỷ sản

3.3.Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

3.3.1. Các giải pháp đối với nhà nước

3.3.1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư:

Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới. Do vậy, đầu tư quyết định hàng hoá sản xuất ra là loại hàng gì với số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào. Khuyến khích đầu tư là một biện pháp nhằm hướng các doanh nghiệp vào việc sản xuất những mặt hàng theo định hướng của nhà nước.

Các biện pháp khuyến khích đầu tư chung cho cả hai thành phần trong và ngoài nước

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu. Bởi các sản phẩm một khi được thị trường quốc tế chấp nhận, có chỗ đứng ở thị trường quốc tế thì chắc chắn cũng sẽ có được chỗ đứng ở thị trường trong nước. Mặt khác, xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá do nhà nước đề ra lại dựa trên khả năng của đất nước và dựa trên xu hướng tiêu dùng hàng hoá của thế giới nên các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ

chuyển dịch theo đúng định hướng của nhà nước về số lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá và hàm lượng công nghệ trong hàng hoá đó. Tuy nhiên, ở nước ta xuất khẩu vẫn chủ yếu theo hướng tập trung vào hàng hoá thay thế nhập khẩu. Muốn vậy chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

Thực hiện các hình thức ưu đãi dành cho sản xuất hàng xuất khẩu, hướng các doanh nghiệp vào mục tiêu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu.

Xem xét lại các danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư để loại bỏ những ngành nghề sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu trong khi năng lực sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, khỏi lãng phí nguồn vốn đầu tư mới.

Lập kế hoạch cụ thể về lộ trình giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo hiệp định CEPT/AFTA với bước đi cụ thể.

Khuyến khích đầu tư một cách rõ ràng áp dụng cho từng mức chế biến hàm chứa trong sản phẩm xuất khẩu nhằm mục đích khuyến khích hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu. Áp dụng biện pháp này nhằm mục đích tránh đầu tư dàn trải, chung chung không rõ định hướng để xây dựng mặt hàng chủ lực. Để thực hiện tốt điều này, Chính phủ cần nghiên cứu mức độ ưu đãi khác nhau dành cho đối tượng hàng xuất khẩu ở mức độ chế biến khác nhau theo hướng khuyến khích mạnh vào những mặt hàng chế biến sâu.

Trong thời gian này có thể áp dụng một số biện pháp trợ cấp xuất khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng để xuất khẩu theo định hướng của Nhà nước như: trực tiếp cấp tiền, bảo lãnh các khoản vay,, áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, hưởng các ưu đãi về đầu vào của quá trình sản xuất hay tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu.

Biện pháp khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn trong nước (vốn trong nước gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ tư nhân).

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm Ngân sách từ trung ương, từ các ngành và từ các địa phương. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho các chương trình khuyến khích xuất khẩu lớn như: Đầu tư cho khai thác dầu khí, xây dựng khu công nghiệp hoá dầu, đầu tư cho đánh bắt và khai thác thuỷ sản xa bờ… Đối với nguồn vốn này, mục tiêu lớn nhất của chúng ta là cần phải biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tránh lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do đó, biện pháp chủ yếu ở đây là thực hiện đổi mới công tác quản lý và điều hành; chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư hay tiến hành phân cấp trong đầu tư một cách hợp lý…

Nguồn vốn từ tư nhân gồm có: vốn đầu tư vào sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu. Điều quan trọng là chúng ta cần huy động được nguồn vốn này. Muốn huy động nguồn vốn đầu tư trong nước chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

 Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để thu hút nguồn vốn đầu tư trong dân.

 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như phát hành tín phiếu kho bạc, tín phiếu tín dụng, tín phiếu xây dựng, kỳ phiếu ngân hàng…

 Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính: ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tiết kiệm và cho vay, công ty bảo hiểm… đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống.

Biện pháp khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài gồm: vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): về bản chất đây là một hình thức xuất khẩu tư bản - một hình thức xuất khẩu cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Nguồn vốn này sẽ giúp chúng ta giải quyết tình trạng thiếu vốn phục vụ cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu đồng thời chúng ta có thể được chuyển giao

công nghệ từ các nước tiên tiến. Do đó, việc huy động nguồn vốn này khá quan trọng và có thể huy động tốt thông qua các biện pháp sau:

 Ban hành các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất ở Việt Nam nhất là sản xuất hàng xuất khẩu chế biến sâu. Đó là các chính sách liên quan đến thuế, lãi suất hay các quy định về lợi nhuận gửi về nước.

 Cải thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp nước ngoài có một môi trường đầu tư thông thoáng và ổn định yên tâm đầu tư. Môi trường đầu tư này phải được hệ thống luật pháp và chính sách Nhà nước đảm bảo.

 Phát triển hợp lý các khu chế xuất khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu. “Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống”10. Khu chế xuất chính là một đô thị độc lập, là một khu kinh tế xuất khẩu, đầu tư chủ yếu là người nước ngoài và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế. Khu chế xuất được trang bị đầy đủ sơ sở hạ tầng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển.

 Giảm thiểu hàng rào bảo hộ trong nước, giảm ưu đãi cho hàng hoá thay thế nhập khẩu đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh và định hướng lại dòng vốn đầu tư.

3.3.1.2. Chính sách về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Giải pháp đầu tiên là phải xác định được một cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thích hợp của nước ta cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và xu hướng của thế giới nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Xác định cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hợp lý sẽ giúp cho chúng ta tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo được nguồn thu đáng kể cho ngân

sách Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng. Ngược lại, nếu không xác định hợp lý cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sẽ dẫn đến hoạt động xuất khẩu khó có khả năng phát triển ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cần tạo điều kiện phát triển cả mặt hàng truyền thống và chủ lực đồng thời cần phát triển những mặt hàng mới có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế

Đối với những mặt hàng chủ lực truyền thống

Dầu thô: Hiện nay chúng ta vẫn phải bán dầu thô với giá rẻ, rồi để mua

vào dầu đã tinh chế với giá cao. Như vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải giảm lượng dầu thô xuất khẩu, nhưng thay vào đó là sử dụng sản lượng dầu thô trong nước khai thác được đem vào chế biến. Muốn vậy cần tiếp tục thực hiện xây dựng các nhà máy lọc dầu để giảm bới gánh nặng cho ngân sách khi cứ phải mua dầu tinh chế với giá cao. Thực tế, nhà máy lọc dầu ở Việt Nam được triển khai xây dựng vào năm 1995, dự toán chi phí là 1,3 tỷ USD và kỳ vọng là hoàn thành năm 2009 với chi phí 2,5 tỷ USD. Khi đó, chúng ta sẽ có dầu tinh chế để dử dụng, giảm nhập khẩu mặt hàng này.

Gạo: Đây là một mặt hàng ưu thế của Việt Nam vì Việt Nam là một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước nông nghiệp với cây lương thực chủ yếu là lúa nước. Do vậy, trong điều kiện hiện nay và các năm tới chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất gạo để tập trung xuất khẩu. Giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thô không có nghĩa là chúng ta cắt giảm sản lượng (lượng tuyệt đối) của các mặt hàng này. Điều cốt lõi là phải tăng chất lượng gạo xuất khẩu thông qua các chỉ số như tỷ lệ tấm trong gạo hay độ bóng của hạt gạo để có thể bán gạo ra thị trường quốc tế với giá cao nhất. Đồng thời chúng ta chủ yếu xuất khẩu gạo qua trung gian mà không được xuất khẩu trực tiếp nên nhà nước cần có những thoả thuận ở cấp Trung

ương về thị trường gạo để các doanh nghiệp giao dịch thuận lợi hơn và có điều kiện xuất sang thị trường trực tiếp.

Chè, cà phê, cao su: chúng ta cũng cần mở rộng hướng sản xuất và xuất

khẩu để nâng cao giá trị các mặt hàng này, đồng thời phải không ngừng phát triển thương hiệu của các sản phẩm này để thế giới biết đến. Đây không chỉ là việc làm của riêng các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu mà Nhà nước cũng có những tác động tích cực để phát triển thương hiệu quốc gia bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến hỗn hợp có hiệu quả.

Thuỷ sản: Đây là một trong những mặt hàng có đóng góp rất lớn vào

tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, gần đây thuỷ srn Việt Nam xuất sang các thị trường Mỹ, EU thường gặp nhiều rào cản kỹ thuật. Mặc dù hiện nay chúng ta đã trở thành thành viên của WTO nhưng chúng ta vẫn chưa thể sử dụng cơ chế của WTO giải quyết các vụ tranh chấp của mình ngay được. Vì vâỵ, Chính phủ cần có kế hoạch và ngân sách để đào tạo các kỹ thuật viên giám định thuỷ sản, tuyên truyền rộng rãi tại cấp cơ sở, triển khai các lớp tập huấn cho ngư dân và các nhà sản xuất, khuyến cáo họ không nên sử dụng các hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản.

Hàng dệt may, giày dép: Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động

nên nó góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và thu ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, hàng dệt may của chúng ta vẫn chủ yếu dừng lại ở mức độ gia công, nhiều linh kiện, phụ kiện, dịch vụ thiết kế chúng ta phải mua từ nước ngoài với chi phí cao. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp để phát triển công nghiệp phụ trợ trong đó có công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, để nâng cao hàm lượng chế biến trong các sản phẩm dệt may, mang lại trị giá cao cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

Hàng điện tử và linh kiện máy tính: Đây là mặt hàng có xu thế phát

hướng hiện đại hoá. Hiện nay, ngành này vẫn chủ yếu dừng lại ở mức độ lắp ráp. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành đang lên ở ở một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2002, phần lớn các nhà lắp ráp điện tử tiêu dùng không thể tìm được nguồn cung nội địa, nhưng hiện nay tình hình này đã được cải thiện. Tuy vậy, nội địa hoá mới chỉ tập trung ở những linh kiện, phụ kiện có giá trị thấp. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất hàng điện tử và linh kiện máy tính nói riêng.

Đối với những sản phẩm mới, nhà nước cần thực hiện những biện pháp sau:

Tìm tòi và phát hiện những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Đó là những sản phẩm mà thế giới có nhu cầu nhiều trong hiện tại và cả trong tương lai, đồng thời, khi xét lợi thế so sánh ngoài việc xác định lợi thế “tĩnh” hiện có chúng ta cần xác định cả lợi thế “động”. Trong đó, lợi thế “động” là lợi thế có tiềm năng và sẽ xuất hiện khi các điều kiện nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu xuất hiện. Những sản phẩm có thể đạt được các yêu cầu trên có thể là đồ điện gia dụng, các loại máy móc, bộ phận linh kiện điện tử hay sản phẩm của các ngành công nghiệp có chứa hàm lượng công nghệ cao như: máy tính, điện thoại di động, ô tô, máy công cụ, linh kiện điện tử cao cấp…

Khi đã xác định được các ngành sản xuất các sản phẩm nói trên, cần tạo ra điều kiện thuận lợi để sản xuất các sản phẩm đó. Đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi để có môi trường hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì đây là con đường ngắn nhất để có thể tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu của đất nước. Sau đó, đẩy mạnh sự liên kết các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước theo hình

thức dọc và ngang11 để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đó. Ban đầu, chúng ta có thể chấp nhận dưới thương hiệu của nước ngoài, nhưng sau này chúng ta cần tiến tới tự mình thiết kế và sản xuất sản phẩm để xây dựng thương hiệu, làm chủ sản phẩm của mình.

3.3.1.3. Về chính sách phát triển thị trường

Khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2020 là mở rộng và đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ giữa các đối tác, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO.

Bảng 3.3. Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006 và năm 2010

Đơn vị tính: %

Thị trường Cơ cấu năm 2006

Tăng kim ngạch bình quân năm 2006 – 2010

Cơ cấu năm 2010 Châu Á 48,7 14,1 45,5 ASEAN 16,5 12,0 11,5 Trung Quốc 9,7 14,5 10,7 Nhật Bản 14,2 9,2 12,4 Châu Âu 18,2 18,9 22,0 EU – 25 16,9 15,0 20,5 Châu Mỹ 21,5 19,4 24,0 Hoa Kỳ 20,4 19,0 23,1 Châu Phi 2,2 2,33 2,8

Châu Đại Dương 7,8 15,7 7,7

Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010, Bộ thương mại

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (Trang 68 - 75)