Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (Trang 36 - 47)

6 Năm 1993, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Mỹ là 41,7 tỷ USD; năm 1994, xuất khẩu

2.1.2.Những tồn tạ

Quy mô xuất khẩu của nước ta còn khá nhỏ so với nhiều nước trong khu vực (tương đương với kim ngạch xuất khẩu bình quân của 4 con rồng châu Á: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore vào những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tức là chúng ta đi sau họ khoảng 20 năm). Từ đó, dẫn đến giá trị xuất khẩu bình quân tính theo đầu người còn thấp, tương đương với Philipin, Indonexia, Thái Lan vào khoảng những năm 90.

Xuất khẩu nước ta tăng trưởng chưa thực sự vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài như: biến động giá cả trên thị trường thế giới hoặc sự xuất hiện của những rào cản thương mại mới của nước ngoài hay những ý định chủ quan của khách hàng. Một ví dụ điển hình là đối với

sản phẩm dệt may năm nào chúng ta không ký được quota thì năm đó kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tăng lên và ngược lại. Hay đối với dầu thô cũng vậy, tuy sản lượng tăng tương đối đều nhưng giá cả lại phụ thộc vào thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Do đó, không thể tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững của kim ngạch xuất khẩu.

Tuy chủng loại hàng hoá đã đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì vẫn còn nhiều mặt hàng đơn điệu, vẫn còn dựa chủ yếu vào một số mặt hàng chủ lực. Do đó, dẫn đến tình trạng tổng kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ tăng trưởng chậm dần.

Sức cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu còn thấp: Hàng hoá nước ta chất lượng còn chưa cao nên giá cả thấp hon nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thế giới. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan là một ví dụ, giá gạo Thái Lan thường cao hơn giá gạo của Việt Nam từ 10 – 15%. Hơn nữa, nhiều hàng hoá của chúng ta còn chưa đạt chất lượng quốc tế nên chưa thể gia nhập vào một số thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, quy trình kiểm định nghiêm ngặt như thị trường Hoa Kỳ, thị trường Tây Âu, thị trường Nhật Bản…

Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô và hàng sơ chế vẫn còn cao. Trong số các sản phẩm công nghiệp chế tạo thì hàng gia công còn chứa tỷ trọng lớn, hàm lượng các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ vẫn còn thấp.

2.1.3. Nguyên nhân

2.1.3.1. Nguyên nhân thành tựu

Để làm rõ nguyên nhân tăng xuất khẩu chúng ta sử dụng phương pháp “Phần chia và dịch chuyển”. Phương pháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích vùng và phân tích thương mại quốc tế. Mục đích chính của phương pháp là phân tích nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu (TS) của một

quốc gia dựa trên 3 yếu tố: (1) do thay đổi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới (WS); (2) do cơ cấu ngành hợp lý (IM); (3) do khai thác tốt lợi thế quốc gia (RS). Trong 3 hệ số này thì hệ số IM và RS là quan trọng nhất, còn hệ số WS chỉ đóng vai trò thứ yếu và chủ yếu dùng để tách cầu nhập khẩu thế giới.

Qua phân tích ta thấy được, xuất khẩu Việt Nam tăng trong thời gian gần đây là do chúng ta biết khai thác tốt lợi thế quốc gia, biểu hiện là hệ số RS cao (trong giai đoạn từ năm 1999 – 2003, RS cho toàn bộ nền kinh tế là 5,5 tỷ USD, tương đương khoảng 63% mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu). Hệ số RS dương đối với tất cả các nhóm hàng là do chúng ta đã có những cải thiện tích cực về đầu tư, thương mại, công tác khuyến khích và xúc tiến xuất khẩu. Bên cạnh đó, hệ số IM dương cho thấy cơ cấu ngành hàng xuất khẩu cũng có đóng góp vào mức tăng trưởng chung của xuất khẩu, mặc dù mức đóng góp này là khá khiêm tốn, chỉ là 0,03 tỷ USD (tương đương với 0,3% mức tăng kim ngạch xuất khẩu) trong giai đoạn 1999 – 2003. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu của thế giới tăng đã đóng góp 3,2 tỷ USD, tương đương 36,2% mức tăng kim ngạch xuất khẩu, trong giai đoạn này.

2.1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại: Nguyên nhân khách quan

Các bất ổn trên thị trường quốc tế ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của nước ta. Đó là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu năm 1991. Sự sụp đổ này dẫn đến chúng ta mất một thị trường lớn và không khắt khe là thị trường các nước khối SEV (Tổ chức Hợp tác và Tương trợ Kinh tế). Tiếp đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, bắt nguồn từ Thái Lan sau đó lan sang các nước khu vực và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng làm cho nền kinh tế các nước và trong khu vực chao đảo, hầu hết các nước Đông Á có tốc độ tăng trưởng âm (Indonesia tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 1998 là -10%, lạm phát 70% - 100%, Thái Lan

tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 1998 là -5%) , trong khi đây là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao vào loại nhất thế giới (trung bình khoảng 7% trong vòng 20 năm). Do sự phá giá tiền tệ của những nước ASEAN so với đồng USD của Mỹ tại các thị trường EU, Bắc Mỹ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các nước ASEAN, NICs, Nhật Bản là những nước xuất khẩu lớn của Việt Nam đang ở trong tình trạng suy thoái nặng nề dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của những nước này giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở nước Mỹ cùng với sự suy thoái của nền kinh tế thế giới khiến cho tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta năm 2001 chỉ đạt 3,8%.

Giá cả các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản trên thị trường thế giói biến động thất thường. Trong khi đó đây lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam khiến cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, thăng trầm cùng vói sự thăng trầm của giá cả thế giới. Ví dụ năm 1998, giá dầu thô giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm hơn 190 triệu USD7

Các rào cản phi thuế quan (NTBs) hay các rào cản trong thương mại (TBTs) mới xuất hiện cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA) là một ví dụ về rào cản phi thuế quan. Đạo luật này ban hành các quy định nghiêm ngặt đối với các công ty xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ. Theo đó, tất cả các công ty nước ngoài sản xuất, chế biến, đóng gói thực phẩm phục vụ cho người, vật nuôi ở Mỹ đều phải đăng ký với cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trước ngày 12/12/2004. Doanh nghiệp nào không tuân thủ theo quy định này thì hàng hoá của họ sẽ không được nhập vào cảng của Mỹ và những người xuất khẩu sẽ chịu những chế tài nhất 7 Năm 1997, lượng dầu thô xuất khẩu là 9638 nghìn tấn, thu về trị giá 1423,4 triệu USD; năm 1998, lượng dầu thô xuất khẩu là 12145 nghìn tấn nhưng chỉ thu về trị giá 1232,2 triệu USD (Tổng cục

định. Sự trỗi dậy của các rào cản kỹ thuật vô hình trong thương mại đã tạo ra một môi trường thương mại không tích cực, thông thoáng và hạn chế tự do thương mại. từ năm 1990, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đánh giá rằng các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ đạt trị giá 5 tỷ USD là đối tượng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại của 63 nước trên thế giới. Mặt khác trong những năm gần đây, Mỹ đã gia tăng đáng kể việc giám sát nhập khẩu tại cửa khẩu làm cho danh mục hàng nhập khẩu của Mỹ bị giám sát không ngừng tăng lên. Mỹ là một thị trường lớn của nước ta, với những rào cản thương mại do Mỹ dựng lên, hàng hoá Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi tiếp cận thị trường Mỹ.

Nguyên nhân chủ quan

Đầu tư xã hội vào các mặt hàng xuất khẩu còn thấp, dàn trải và hiệu quả đầu tư không cao. Trong đó, cơ cấu của vốn đầu từ nước ngoài còn có những bất hợp lý như: tập trung quá lớn vào những ngành dễ thu lợi nhuận và thu hồi vốn nhanh, tập trung vào một số ngành sản xuất được bảo hộ như ô tô, xe máy, xi măng… Năm 2007, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với tổng doanh thu mới chỉ đạt 49,9%, tính chung cho cả 20 năm cũng chỉ mới đạt 42%. Do đó, có thể thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu mà chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu hàng hoá không cao của thị trường trong nước. Chính vì vậy sản phẩm của chúng ta có sức cạnh tranh kém trên thị trường thế giới.

Chúng ta vẫn chưa thực sự chủ động trong việc khai thác và phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu, do đó vẫn chưa có được chiến lược marketing hợp lý cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hướng đến thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn thích ứng chậm đối với những thay đổi của thị trường thế giới. Một mặt là do các nhà quản lý và các doanh

nghiệp của ta năng lực dự báo còn hạn chế, mặt khác là do những tàn dư của tư tưởng cũ trong cơ chế bao cấp, mong chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước. Đây là một tư duy cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO.

Cơ sở vật chất của ta còn nghèo nàn nên không những không hỗ trợ mà đôi khi còn cản trở cho việc sản xuất hàng xuất khẩu cũng như xuất khẩu hàng hoá của ta ra thị trường thế giới.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ năm 1990 đến nay

Trong vòng 20 năm trở lại đây, xuất khẩu của chúng ta có những bước thăng trầm do các tác động khách quan và chủ quan. Trong đó, chúng ta phải kể đến những biến cố lớn tác động đến việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta đó là: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, việc Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đầu năm 2002 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO tháng 1/2007. Chính vì những tác động to lớn đó, chúng ta không xét cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo chu kỳ 5 năm mà chúng ta xét theo giai đoạn của những biến cố xảy ra. Do đó, chúng ta có thể xét sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo giai đoạn từ năm 1990 – 1997, từ năm 1998 – 2002, từ năm 2003 – 2006 và từ năm 2007 đến nay.

Để nghiên cứu được sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong quá khứ, chúng ta gặp nhiều khó khăn do cách phân loại trong Thống kê Việt Nam trong thời gian vừa qua (Cơ cấu kế hoạch nhà nước) khác hẳn với sự phân loại của Thống kê thế giới (SITC). Do đó, để tiện cho việc nghiên cứu chúng ta xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu theo từng giai đoạn và trong từng giai đoạn này chúng ta sẽ nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu theo phân loại cũ từ năm 1986 đến nay, sau đó sẽ thử chuyển sang hệ

thống phân loại quốc tế để tiện so sánh sự chuyển dịch đó với các nước khác trên thế giới.

2.2.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997

2.2.1.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước

Trong giai đoạn này, xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu mang tính tự phát không có sự điều tiết chính thống của nhà nước. Từ năm 1990 đến năm 1992, xu hướng tỷ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp nặng và khoáng sản có chiều hướng tăng lên, tiếp tục chiều hướng của giai đoạn trước, với đỉnh cao là năm 1992 tỷ trọng tương ứng là 86.5%. Nhưng bắt đầu từ năm 1993, xu hướng này đã có sự thay đổi: tỷ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 82,4% năm 1993 xuống còn 76.9% năm 1994 cùng với đó là sự tăng lên liên tục của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp do sự lên ngôi của hàng dệt may, chế biến hải sản và giày dép xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ nước ta đang trong giai đoạn mở đầu để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Và đây chính là giai đoạn để nền công nghiệp khởi động bằng lợi thế đất đai và nhân lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước trong giai đoạn từ năm 1990 – 1997 (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Hàng Nông, Lâm, Thuỷ sản Hàng CN nhẹ và TTCN Hàng CN nặng và KS Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006

Nếu xem xét chi tiết trong cơ cấu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chúng ta thấy hàng lâm sản có xu hướng giảm đi, từ 8,4% năm 1991 xuống còn 2,5% năm 1997. Còn hàng nông sản, trong những năm đầu của giai đoạn này (năm 1990 – 1994) hầu như giữ ở mức tỷ trọng từ 30% - 32%, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống trong 2 năm cuối của giai đoạn (28% năm 1997). Hàng thuỷ sản cũng có xu hướng giảm từ 13,7% năm 1991, xuống còn 9,6% năm 1996 và 8,5% năm 1997.

Năm 1986, Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nhờ việc thực hiện tốt những chính sách mở cửa nên xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, trong những năm đầu thực hiện quá trình đổi mới, chúng ta vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều vào chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu nên giá trị hàng hoá xuất khẩu còn chưa cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hàng hoá xuất khẩu vẫn chưa được đề cập đến một cách cụ thể và rõ ràng trong giai đoạn này. Do đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm. Chúng ta có thể

làm phép so sánh giữa cơ cấu kinh tế của năm đầu của giai đoạn và năm cuối của giai đoạn này được thể hiện dưới đây để rút ra nhận xét.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước năm 1990 (%) 25.7 26.4 32.6 5.3 9.9 Hàng CN nặng và KS Hàng CN nhẹ và TTCN Hàng Nông sản và NSCB Hàng Lâm sản Hàng Thuỷ sản Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước năm 1997 (%)

28 36.7 24.3 2.5 8.5 Hàng CN nặng và KS Hàng CN nhẹ và TTCN Hàng Nông sản và NSCB Hàng Lâm sản Hàng Thuỷ sản Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006

2.2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) mã cấp 1

Ở thời kỳ này, hàng thô hay nhóm hàng mới sơ chế chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1991 sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã theo chiều hướng dịch chuyển hợp lý: tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế giảm trong khi đó tỷ trọng hàng chế biến tăng lên.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC trong giai đoạn 1990 – 1997( %) 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Hàng hoá khác Hàng chế biến hay đã tinh chế

Hàng thô hay mới sơ chế

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006

Trong cơ cấu nhóm hàng thô hay mới sơ chế chỉ có tỷ trọng của nhóm hàng nhiên liệu, dầu mỡ và vật liệu có liên quan (nhóm 3) và nhóm hàng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (Trang 36 - 47)