Kinh nghiệm của các nước

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (Trang 28 - 29)

Kinh nghiệm đầu tiên phải kể đến là sự thành công của nước Nhật trong việc áp dụng mô hình “Đàn nhạn bay”. Theo đó, quá trình phát triển của đế quốc Nhật Bản được tiến hành theo 3 giai đoạn: Nhập khẩu sản phẩm mới, thay thế nhập khẩu và xuất khẩu. Và thực tế đã chứng minh các sự thành công của Nhật Bản trong việc áp dụng mô hình này.

Tiếp theo Nhật Bản các nước Đông Á trong đó nổi bật là Trung Quốc cũng có áp dụng mô hình này. Theo đó, sự phát triển kinh tế Đông Á cũng được chia làm 3 thời kỳ khác nhau dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ đó là dựa trên cơ sở sức lao động, dựa trên cơ sở vốn tư bản và dựa trên cơ sở phát triển khoa học tri thức.

Dựa trên kinh nghiệm của những nước đi trước, chúng ta thấy mô hình “Đàn nhạn bay” đã chứng tỏ công nghiệp hoá cần được bắt đầu từ các ngành công nghiệp dựa trên sức lao động trước khi tiến hành các ngành công nghiệp hiện đại khác. Mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng của xu hướng mở rộng xuất khẩu. Các nước Đông Á đều thực hiện theo các bước phát triển của mô hình và thành công. Nhật Bản được coi là con chim đầu đàn và đặt ở tầng nấc đầu tiên, tiếp theo là kinh tế công nghiệp mới Đông Á – EANIE8 và cuối cùng là các nước công nghiệp mới ASEAN – 4. Điều này hứa hẹn sự thành công của Việt Nam trong việc ứng dụng mô hình.

Để minh hoạ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, chúng ta xem xét quá trình chuyển dịch của 4 nước NICs ở châu Á (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore).

Năm 1960, tỷ trọng xuất khẩu hàng lương thực - thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, nguyên liệu và khoáng sản ở 4 nước này chiếm 85,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; còn lại 14,1% tổng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu gồm sản phẩm công nghiệp chế biến. Năm 1966, tỷ trọng đó tương ứng là 78,5% và 21,5%. 12

năm sau, năm 1978, 4 quốc gia này trở thành 4 nước công nghiệp mới thì cơ cấu hàng xuất khẩu của họ như sau:

- Tỷ trọng hàng xuất khẩu là lương thực - thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, nguyên nhiên liệu và khoáng sản chỉ còn chiếm 18,75 tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Tỷ trọng hàng xuất khẩu là sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm 52,9%.

- Tỷ trọng hàng xuất khẩu là sản phẩm hoá chất, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm 28,4%.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của 4 nước trong vòng 30 năm trở lại đây được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 1.1: Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm hàng hoá nhóm 11 của 4 nước NICs ở khu vực châu Á:

Đơn vị tính: % Năm 1976 Năm 1980 Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995

Hàn Quốc 11,9 9,5 8,3 5,9 8,0

Đài Loan 14,8 11,4 9,3 7,3 6,2

Hồng Kông 2,1 2,1 2,9 1,3 1,0

Singapore 45,8 45,4 37,3 25,7 22,0

Nguồn: ASIA Economic Outlook 1995; Kinh tế NICs Đông Á, NXB Thống kê 1992

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO (Trang 28 - 29)