11 Liên kết dọc là cung cấp các bộ phận, linh kiện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, liên
3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội đến với các doanh nghiệp cũng nhiều mà thách thức đối với các doanh nghiệp cũng không kém phần. Đất nước gia nhập WTO đặt các doanh nghiệp đứng trước thực trạng sống còn. Do vậy cùng với xu hướng chuyển dịch của đất nước, các doanh nghiệp cũng phải có những giải pháp dịch chuyển hàng hoá xuất khẩu của riêng mình. Một số giải pháp định hướng cho các doanh nghiệp như sau:
Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu của mình thông qua việc nâng cao hàm lượng chế biến trong sản phẩm. Điều này cũng nằm trong định hướng của Nhà nước. Do vậy, khi thực hiện các doanh nghiệp sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước.
Áp dụng các phương thức khoa học tiên tiến để đầu tư, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm mới. Có như vậy, doanh nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Thúc đẩy quá trình tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của mình, nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.
Lựa chọn một chiến lược phát triển của riêng doanh nghiệp, trong đó bao gồm những chiến lược sản xuất mặt hàng xuất khẩu như thế nào (chất lượng và giá cả), chiến lược phát triển thị trường nào, từ đó doanh nghiệp có được hướng đi cho mình. Đi kèm với đó là các hoạt động nghiên cứu, dự báo, phân tích yếu tố cạnh tranh, xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng của thị trường, thay đổi công nghệ, nguyên vật liệu… trong điều kiện hội nhập của đất nước.
Kết luận
Qua việc phân tích ở trên chúng ta thấy được thực trạng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở nước ta còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, điều quan trọng là từ việc nhìn nhận thấy sự bất cập đó mà chúng ta cần có một hướng đi đúng để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay.
Thực tế là trong những năm qua bằng sự nỗ lực của mình, Chính phủ cũng đã có những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tích cực. Nhưng trong thời kỳ quá độ, với sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, thì những chính sách đó không có được những tác động như mong muốn là một điều dễ hiểu. Chúng ta đang dần hoàn thiện mình, và việc gia nhập vào WTO – con cá nhỏ hoà ra biển lớn – cũng là một trong những bước chúng ta hoàn thiện đất nước để tăng trưởng và phát triển. Chỉ có điều trong điều kiện mới này, chúng ta nhìn lại những vấn đề tưởng như cũ nhưng lúc nào cũng có tính thời sự của nó để giải quyết những bất cập một cách triệt để hơn.
Dựa vào những lý luận và thực tiễn của các vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cùng với những kinh nghiệm từ sự thành công của các nước có điều kiện tương tự như chúng ta, hi vọng rằng chúng ta sẽ có một sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, việc thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được thầy cô xem xét và đóng góp ý kiến để chuyên đề được tốt hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
2. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, 2007, Giáo trình Kinh tế
ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
3. Tổng cục Thống kê, 2006, Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20
năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê
4. Nguyễn Duy Bột, 2003, Thương mại quốc tế và chính sách phát
triển thị trường xuất khẩu, Nhà xuất bản Thống kê
5. Lê Thị Anh Vân, 2003, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động
6. Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo và Philip English, 2004, Sổ
tay về phát triển thương mại và WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
7. Nguyễn Văn Thường, Lê Du Phong, 2006, Tổng kết kinh tế Việt
Nam 2001 – 2005: lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân
8. Đức Minh, Tiêu thụ là động lực của tăng trưởng, Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và thế giới
9. Thuỳ Trang, 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và thế giới
10.Vũ Thắng Bình, Cơ cấu và lợi thế so sánh hàng xuất khẩu Việt
Nam - một cách tiếp cận định lượng, Tạp chí cộng sản 10 – 2006
11.Bộ Thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ
12.Bộ thương mại, Đề án xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010, 2006 13.http:// www.chinhphu.vn 14.http:// www.vietnamtradefair.com 15.http:// www.vir.com.vn 16.http:// www.ice.com.vn 17.http:// www.phuthotrade_tourism.gov.vn 18.http:// www.economics.vnu.edu.vn