xuất khẩu
3.1. Định hướng của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam xuất khẩu ở Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực
Tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế (bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ) năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006: 6.6% năm 2007 so với 9,2% năm 2006. Thực tế này đã được các nhà phân tích kinh tế dự báo vào cuối năm 2006, khi nền kinh tế thế giới có những dầu hiệu tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu của nhóm các nước đang phát triển và các thị trường đang lên tiếp tục cao hơn nhóm các nước phát triển.
Các thị trường đang lên là một trong những nhóm nước có tác dụng chi phối thực trạng của thương mại quốc tế trong những năm gần đây. Nguyên nhân vì nhóm thị trường mới nổi này có được những cơ hội tốt cho tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư (FDI, đầu tư cổ phiếu và các dạng đầu tư khác) ào ạt đổ vào thị trường này. Dòng vốn đầu bắt đầu gia tăng mạnh vào các nước phát triển châu Á từ khoảng năm 2000, sau đó là các thị trường đang lên ở châu Âu và SNG, rồi gia tăng ở thị trường châu Mỹ Latinh từ khoảng năm 2005. Đi kèm với sự gia tăng dòng vốn này là sự gia tăng trong trao đổi thương mại, cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế (% so với năm trước) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(*)
2008
(**)
Thương mại thế giới 0.2 3.5 5.5 10.8 7.5 9.2 6.6 6.7
Xuất khẩu
-Các thị trường đang lên và các
nước đang phát triển 2.7 7.0 11.1 14.6 11.1 11.0 9.2 9.0
Nhập khẩu
-Các nước phát triển -0.6 2.7 4.1 9.3 6.1 7.4 4.3 5.0 -Các thị trường
đang lên và các
nước đang phát triển 3.3 6.3 10.5 16.7 12.1 14.9 12.5 11.3
Điều kiện thương mại
-Các nước phát triển 0.3 0.8 1.0 -0.1 -1.6 -0.9 0.2 -0.2 -Các thị trường
đang lên và các
nước đang phát triển -2.4 0.6 0.9 3.0 5.7 4.7 0.2 1.0 Chú thích: (*)Ước tính; (**) Dự báo
Nguồn: IMF, World Economic Outlook, Sep.2007, p.230
Một hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước tham gia thương mại quốc tế là sự mất cân đối trong tài khoản vãng lai. Trong các nước phát triển thì thâm hụt của Mỹ cao nhất 508,8 tỷ USD năm 2006 và 499,8 tỷ USD năm 2007. Trong khi đó, cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện ở thị trường đang lên là một dấu hiệu tốt chứng minh khả năng các nước đang phát triển có thể đuổi kịp các nước phát triển.
Đặc điểm thương mại thế giới và khu vực trong giai đoạn tới
Một xu thế phổ biến của thương mại quốc tế trong giai đoạn tới là sự chuyển giao kỹ thuật phần mềm gồm: kỹ thuật, tri thức và trí tuệ. Từ đó làm chuyển dịch cơ cấu thương mại quốc tế theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại kỹ thuật.
Tỷ trọng hàng chế biến trong tổng hàng hoá quốc tế tăng lên, trong khi đó tỷ trọng hàng thô và sơ chế giảm đáng kể. Đây là xu thế tiếp nối của giai đoạn trước.
Các rào cản thương mại thực sự trở thành vấn đề của toàn cầu. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại này được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chế biến.
Sự hình thành các khối thương mại tự do là kết quả các hoạt động thương mại song phương hay đa phương.
3.1.2. Sự chuyển hướng về chiến lược ngoại thương từ thay thế nhập khẩu đến hướng ngoại đến hướng ngoại
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới chúng ta đã áp dụng một số biện pháp nhằm theo đuổi chiến lược hướng nội như: khuyến khích nhập khẩu hàng hoá tư bản do vậy mà nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó tỷ trọng hàng tiêu dùng càng giảm; chính sách bảo hộ áp dụng ở nhiều ngành công nghiệp non trẻ… Do vậy mà sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước kém và quan trọng hơn, nó sẽ hạn chế khai thác tiềm năng của đất nước trong việc phát triển ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Do đó, việc chuyển sang chiến lược hướng ngoại là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực hàng sản xuất trong nước. Nước ta với đặc điểm là dân số tương đối đông, tài nguyên thiên nhiên đáng kể nên chiến lược hướng ngoại chúng ta áp dụng ở đây mang tính chất tổng hợp. Đó là tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích luỹ ban đầu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện trong đề án xuất khẩu của bộ công thương: “ Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô”.
Theo đó, đề án đã xây dựng những định hướng cụ thể cho từng mặt
hàng như sau:
Tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản giảm dần từ 19,1% năm 2006
xuống còn 13,7% năm 2010 trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Trong nhóm hàng này, tập trung thúc đẩy phát triển những sản phẩm lợi thế có năng suất cao; đảm bảo chất lượng quốc tế và giá trị gia tăng cao.
Đối với thuỷ sản xuất khẩu thì cần tăng cường hàm lượng chế biến trong sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng dự kiến của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
Mặt hàng gạo khó có khả năng tăng mạnh, cần nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của gạo xuất khẩu; tập trung phát triển những loại gạo có giá trị cao được thị trường ngoài nước ưa chuộng .
Cà phê: Chú trọng nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của cà phê xuất khẩu và áp dụng các phương thức giao dịch, kinh doang cà phê hiện đại của thế giới để giảm thiểu rủi ro giá cả.
Chè: Nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, tập trung phát triểm chè sạch.
Cao su: Giảm tỷ trọng xuất khẩu mủ cao su thiên nhiên sơ chế, tập đầu tư sản xuất trong nước để có thể xuất khẩu sản phẩm từ cao su.
Hạt điều và hạt tiêu: duy trì và phát triển sản xuất hạt điều, hạt tiêu để xuất khẩu
Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ: dự kiến trong giai
đoạn 2006 – 2010 đây là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất 36,3%, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hàng dệt may: Hạ giá thành sản xuất, đa dạng hoá kiếu dáng mẫu mã kết hợp với việc xây dựng thương hiệu, tập trung vào các thị trường có lợi thế, hình thành các trung tâm giao dịch cung cấp nguyên liệu, phụ liệu dệt may.
Giày dép: tập trung sản xuất giày dép cao cấp, phcụ vụ cho các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đồng thời tăng tỷ lệ tự sản xuất nguyên liệu trong nước, tự thiết kế kiểu dáng, mẫu mã.
Sản phẩm gỗ: phát tiển nguồn nguyên liệu ổn định; liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành ới nhau để tưng quy mô và chất lượng sản phẩm thông qua thiết kế đa dạng mẫu mã sản phẩm. Sử dụng các nguyên liệu khác như kim loại, gỗ, mây tre, sứ… kết hợp với gỗ để đa dạng hoá sản phẩm.
Hàng điện tử và tin học: Tập trung phát triển các sản phẩm phần mềm.
Bảng 3.2: Dự kiến cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 2001 - 2010
Tên hàng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
1. Khoáng sản 3296 2520 1750
Tỷ trọng khoáng sản (%) 24,4 9,3 3,5
Dầu thô và sản phẩm dầu 16800 3200 11800 2400 8000 1600
Than đá 3100 96 4000 120 5000 150
Các loại quặng 0 0 0