đề tài tổng phụ trách giỏi cấp tỉnh: Trò chơi dân gian

36 891 2
đề tài tổng phụ trách giỏi cấp tỉnh: Trò chơi dân gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng , TCDG cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong lứa tuổi HS từ lâu, trải qua các thế hệ, các thời kì nó đã biến đổi cho phù hợp.

Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ  KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ Người thực hiện: Nguyễn Khánh Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đơn vị: Trường THCS Đông Ngũ, Tiên Yên, Quảng Ninh - Tiên Yên, tháng 5 năm 2013 Nguyễn Khánh 1 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ I PHẦN MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt của các phong trào thiếu nhi. Hiện nay, Đội ta càng ngày càng trưởng thành và lớn mạnh cả về quy mô lẫn tổ chức, Việc làm thể nào để nâng cao chất lượng của Đội là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, vì những thế hệ măng non hôm nay sẽ là những chủ nhân của nước ta sau này. Vậy chúng ta phải luôn cố gắng nỗ lực để thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Với kinh nghiệm của hơn 6 năm làm công tác thiếu nhi tại trường THCS, được sự giúp đỡ của PGD huyện Tiên Yên, HĐĐ các cấp, bạn bè, đồng nghiệp Tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện kinh nghiệm “Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian trường THCS Đông Ngũ” để góp chút ít kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao vị thế tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 2 tôi nghiên cứu và triển khai kinh nghiệm này, mong muốn của tôi là cố gắng hạn chế những thiếu sót, phát huy những mặt mạnh trong các lần tổ chức trước. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý nhiều hơn nữa của Quý đồng nghiệp, HĐĐ các cấp, Phòng GD&ĐT huyện Tiên yên để hoàn thiện hơn và để kinh nghiệm này tiếp tục triển khai thực tế trong các năm học sắp tới! Xin chân thành cảm ơn ! Nguyễn Khánh 2 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI I.1.1.Cơ sở lí luận Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu và được sự dìu dắt của Đoàn TNCS HCM, phong trào thanh thiếu nhi cả nước phát triển mạnh mẽ. Đội TNTP Hồ Chí Minh trở thành nơi hội tụ của của các em thiếu nhi và không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì thế mục tiêu phát triển toàn diện về đức trí thể mĩ cho thiếu nhi là rất cần thiết cho công cuộc đổi mới va tương lai sau này của nước nhà. Thực hiện Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em” và quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 15/06/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc thực hiện các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Trong Chỉ thị số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạnn 2008 – 2013” nêu rõ: “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi học sinh”. Với mục tiêu chung là: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng mô hình giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù họp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”. Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa TCDG vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không ra vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội. Tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX về “Chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh”. Vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người nói chung đặc biệt đối với trẻ em càng quan trọng hơn. Ở mỗi độ tuổi có hình thức cách thức vui chơi giải trí riêng nhằm thoả mãn đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Nguyễn Khánh 3 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ Tổ chức tốt các TCDG góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc ta, giúp các em yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam, trân trọng với những thành quả của cha ông, giúp các em hướng thiện, định hướng phát triển nhân cách các em sau này. I.1.2 Cơ sở thực tiễn Nhằm thiết thực hưởng ứng Phong trào xây dựng trường học thân thiện HS tích cực của Bộ GD&ĐT vào thực tế trường học. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ các Nhà trường còn thiếu quan tâm về việc giáo dục truyền thống cho các em HS, thông qua các trò chơi dân gian (TCDG), hoạt động có từ lâu được lưu truyền trong dân gian và trải qua các thời kì lịch sử khác nhau nhằm khơi dậy các em tình yêu dân tộc, quê hương, đất nước. Các em HS chơi các trò chơi đều mang tính chất tự phát, chưa có tổ chức. Chúng tôi nhận thấy ở đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin. Kĩ năng làm việc theo nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt. Thực tế các trò chơi dân gian sẽ góp phần rất lớn vào hạn chế nêu trên. Việc hiện nay có quá nhiều các loại hình trò chơi khác nhau như các trò chơi hiện đại, trò chơi qua mạng internet, trò chơi có nguồn gốc nước ngoài nên định hướng cho các em chơi các TCDG của dân tộc là cần thiết. Cách tổ chức các trò chơi còn sơ sài và đơn giản đôi khi chưa hợp lí không mang lại hiệu quả giáo dục, người tổ chức còn thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn kiến thức, chưa nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THCS. Chưa thu hút được các em tham gia đông đảo, tinh thần tự giác chưa cao, chỉ khi các thầy cô nhắc nhở, hay tổ chức thì các em mới chơi. Các TCDG nói chung chưa đi vào cuộc sống thường ngày như là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Một số trò chơi mang tính chất bạo lực như súng đạn, gươm xuất phát từ Trung Quốc đang lan tràn, các trò truyện tranh bạo lực, truyện tranh chứa hình ảnh khiêu dâm, kích động trẻ em ngoài ra các quán games online ngày càng mọc lên nhiều, dẫn đến làm hại sức khoẻ và tinh thần của các em, gây ra các hiện tượng bỏ học, trốn học đi đánh điện tử, HS không muốn đến lớp sa đà vào các quán điện tử dẫn đến Nguyễn Khánh 4 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ kết quả học tập kém, sức khoẻ giảm sút, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng tiêu cực như ăn cắp tiền, bị rủ rê lôi kéo vào con đường phạm pháp. Các đợt tập huấn cho đội ngũ TPT đội huyện trong năm học vừa qua luôn trú trọng đến các TCDG, cung cấp một số lượng tài liệu, băng đĩa, kiến thức kĩ năng thuận lợi cho việc triển khai và tổ chức TCDG tại đơn vị. Vấn đề này trong trường THCS đã có nhiều đ/c TPT nghiên cứu đánh giá ở nhiều góc độ, khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau. Kinh nghiệm này nhằm cung cấp cách nhìn hoàn toàn mới về cách tổ chức TCDG phù hợp với chủ đề của năm học và lứa tuổi HS THCS. Với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác đội tôi mạnh dạn đăng kí thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này; mong góp phần tích luỹ nhỏ bé của mình để các đồng nghiệp góp ý xây dựng, và có thể triển khai thực tế. I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”; tích cực xây dựng môi trường học tập thân thiện bằng cách đẩy mạnh giới thiệu và tổ chức các TCDG; tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư và nhà trường; phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP HCM. Thông qua các hoạt động Đội nói chung và việc hướng dẫn TCDG cho các em sẽ hình thành cho các em thói quen vui chơi giải trí lành mạnh, trong sáng. Đối với từng đội viên: còn giúp các em có một tư thế tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, nhằm hoàn thiện vẻ đẹp trong con người, cả trong lời nói lẫn hành động từ đó có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động góp phần giáo dục toàn diện cho HS. Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa TCDG vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không ra vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội Tạo cho các em hứng thú, sau các giờ học trên lớp căng thẳng các TCDG sẽ là những món ăn tinh thần sảng khoái cho HS trong nhà trường, góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nguyễn Khánh 5 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ I.3 THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM I.3.1 Thời gian: Tiến hành nghiên cứu trong 3 năm học: 2010 - 2011 và 2011 – 2012. Chọn đề tài, lên kế hoạch: Tháng 9 năm 2010. Thực hiện nghiên cứu và triển khai: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 5 năm 20012. Tổng kết đề tài, rút kinh nghiệm qua quá trình thực hiện: tháng 5 năm 2011 Đề ra biện pháp và kinh nghiệm triển khai cho năm học tới: Từ tháng 6 năm 2013. I.3.2 Địa điểm: Tại trường THCS Đông Ngũ, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. I.3.3 Phạm vi đề tài: I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức TCDG của trường THCS Đông Ngũ (áp dụng cho lứa tuổi HS THCS). I.3.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Địa bàn xã Đông Ngũ, cụ thể là trường THCS Đông Ngũ. I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát: Là các em Đội viên lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi trường THCS Đông Ngũ. I.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi dùng một số phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; + Phương pháp điều tra quan sát; + Phương pháp tổ chức thực nghiệm. I.5 Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn - Đây là cách tốt nhất để giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh. Các em không chỉ được sảng khoái tinh thần, tăng cường thể lực, sự dẻo dai và sức bền, sự kiên trì nhẫn nại mà còn rèn luyện tính tổ chức kỉ Nguyễn Khánh 6 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ luật và giúp các em mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, các em yêu quý hơn lịch sử hào hùng của dân tộc, yêu thêm những vùng đất, con người đã sản sinh ra TCDG từ đó có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại, trân trọng những gì thuộc về truyền thống văn hoá dân gian. Đây cũng là cách tốt để đảm bảo thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em, trong đó khẳng định rõ: trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao. Thay đổi sự quan tâm của các bậc cha mẹ với con cái, tạo điều kiện cho con em mình tham gia nhiều hơn các hoạt động TCDG ở trường cũng như ở nhà, giảm tải việc học hành quá sức. TCDG thường tổ chức tập thể nên giúp điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp giữa cá nhân với tập thể, giữa bạn bè cùng hoặc khác nhóm chơi, hình thành ở các em tính tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tình bạn trong sáng lành mạnh. Qua thời gian nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động Đội nói chung và cách thức tổ chức trò chơi truyền thống trong trường THCS Đông Ngũ nói riêng, vì đây là ngôi trường có điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động, có đội ngũ cán bộ phụ trách trẻ, năng động, số lượng HS lớn, tập trung. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian. Nguyễn Khánh 7 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ II PHẦN NỘI DUNG II.1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng , TCDG cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong lứa tuổi HS từ lâu, trải qua các thế hệ, các thời kì nó đã biến đổi cho phù hợp. Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này còn có những nghiên cứu khác như kinh nghiệm triền khai các trò chơi dân gian, hiện đại trong trường phổ thông, trong trường Tiểu học; hướng dẫn và tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoài trời; ngoại khoá theo chủ điểm, kinh nghiệm nâng cao kiến thức kĩ năng tổ chức trò chơi dân gian, hiện đại Qua đề tài này, tôi muốn đóng góp một số biện pháp nhằm triển khai hiệu quả hơn nữa các trò chơi dân gian bằng kinh nghiệm thực tế công tác của tôi tại trường THCS Đông Ngũ. Với đặc thù lứa tuổi là các em HS THCS. Tuy đề tài này đã được rất nhiều các bậc nhà giáo, các anh chị tổng phụ trách nghiên cứu nhưng tôi mạnh dạn thực hiện nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho việc tiếp thu của các em đội viên phù hợp với địa bàn vùng thấp Đông Ngũ và đa số xã trong huyện Tiên yên. II.1.2. Cơ sở lí luận: Khái niệm “Tổ chức” là xếp đặt công việc ngăn nắp, đầy đủ các thao tác, các bước ăn khớp với nhau. TCDG: là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng và được hình thành từ rất lâu đời qua quan hệ làng xã, hội làng, các lễ hội TCDG giúp cho cơ thể phát triển cân đối hài hòa. Nhiều trò chơi đòi hỏi sự vận động toàn cơ thể nên có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của các em góp Nguyễn Khánh 8 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, khéo léo, phản xạ nhanh làm cho con người dễ thích ứng với sự biến đổi của môi trường. Cần phân biệt TCDG với các trò chơi hiện đại khác, thông thường TCDG dễ chơi, dễ chuẩn bị, đơn giản và mang nhiều ý nghĩa về truyền thống hơn. Phân biệt được TCDG tổ chức cho các lứa tuổi khác nhau để có biện pháp phù hợp khi tổ chức. Vấn đề đặt ra là các trường THCS phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các TCDG. Do có khoảng cách về lịch sử nên nhiều TCDG tuy được khôi phục song các em sẽ chưa thể thật sự hiểu hết ý nghĩa của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ của người tổ chức không chỉ sưu tầm, vận dụng TCDG vào trường học, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng. Nguyễn Khánh 9 Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ KẾT LUẬN CHƯƠNG I Khuyến khích chơi các trò chơi dân gian đã được đặt ra trong chủ đề của năm học là việc làm có ý nghĩa để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tạo cho HS tâm lý thoải mái khi đến lớp chính vì vậy việc tổ chức thành công các hoạt động và việc hướng dẫn các em chơi cho hợp lý là một nhiệm vụ rất quan trọng của đ/c tổng phụ trách đội trong nhà trường THCS. Người tổng phụ trách cần nắm vững lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, kiến thức về các phân môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đặc biệt cần có những kĩ năng cần thiết khi thực hiện một hoạt động Đội, đó chính là kiến thức về các trò chơi dân gian, cách thức tổ chức chơi cũng như kinh nghiệm cần thiết vận dụng khi tạo một hoạt động. Đây là yếu tố cần then chốt để dẫn tới sự thành công trong các hoạt động nhất là khi tổ chức các trò chơi dân gian cho các em. Nguyễn Khánh 10 [...]... gia trò chơi: "Đi xe đạp chậm" 32 Nguyễn Khánh Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ .Trong khi đó HS khối 9 đang tham gia trò chơi "Tiếp nước" HS khối 6 nhiệt tình trong trò chơi "kéo co" Các em khối 8 thể hiện sự khéo léo qua trò chơi: "Nấu cơm niêu dân gian" 33 Nguyễn Khánh Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ Thành quả! (Ngày hội TCDG) Giờ ra chơi. .. tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ Trò chơi dân gian thường gắn liền với môi trường sống, luôn gần gũi với thiên nhiên và tác động trực tiếp đến thể chất và trí tuệ Trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản dễ chơi, vật dụng dễ kiếm, không tốn tiền, nhất là sân cỏ thì trường nào lại chẳng có Các trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc, đó... nghiệm sau: - Xác định rõ đối tượng chơi; - Lựa chọn trò chơi; - Chuẩn bị địa điểm và phương tiện chơi; - Tổ chức cho thiếu nhi chơi; - Giới thiệu và giải thích trò chơi; - Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả; 19 Nguyễn Khánh Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ Cụ thể từng nội dung như sau: 7/ Xác định rõ đối tượng chơi: Đối tượng chơi là HS THCS, song ở mỗi lứa tuổi... một trò chơi Trường THCS Đông Ngũ đã làm theo và thành công với quy trình sau: 1 ổn định tổ chức 2 Chọn số lượng người chơi, không gian, địa điểm chơi phù hợp 3 Giới thiệu tên trò chơi, tác dụng và ý nghĩa của TCDG đó 4 Phổ biến nội dung, luật chơi 5 Chơi thử (nháp) 6 Cử trọng tài (nếu cần) 7 Chơi thật 8 Tổng kết, thưởng phạt rõ ràng, công bằng 9 Nhận xét quá trình chơi, rút kinh nghiệm với người chơi. .. điểm chơi và thi các TCGD vào tháng 11 với chủ điểm là ngày Nhà giáo VN và tháng 3 với chủ điểm là ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 15 Nguyễn Khánh Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ Chọn đội ngũ cán bộ phụ trách, cán bộ Đội có năng lực phụ trách các nội dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ VD: trò chơi kéo co thì chọn các GV nam phụ trách, ... hội hoạ mà còn có các trò chơi trong dịp lễ hội, đây là hình thức phản ánh phong tục tập quán làng xã, quần cư của người Việt cổ VD: qua Trò chơi kéo co: giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau - Qua trò chơi đẩy gậy: rèn luyện tinh thần mạnh mẽ, quyết đoán - Qua trò chơi nấu cơm niêu dân gian: giáo dục tính truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt ẩm thực Tóm lại: Trò chơi nào cũng có một mục... tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ II.2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.2.1 Thực trạng của các trò chơi dân gian hiện nay: Qua điều tra khảo sát cho thấy các TCDG đã được các em chơi thường xuyên tại trường THCS Đông Ngũ, có nhiều biến chuyển rõ rệt về số lượng, cách thức chơi và đa dạng các môn chơi Nhìn chung các em hứng thú khi tham gia vào các hoạt động chơi TCDG do Đội... IV Phần danh mục tài liệu tham khảo – Phụ lục IV.1 Danh mục tài liệu tham khảo stt tên tài liệu tác giả 27 NXB năm xuất bản Nguyễn Khánh Biện pháp tăng cường các trò chơi dân gian Trường THCS Đông Ngũ 1 Tài liệu tập huấn GV TPT Đội Bộ GD&ĐT Tháng 12 năm triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện HS ban hành tích cực” Các trò chơi dân gian hiện đại Sở CTy Sách Văn Năm... nhẹ hai bạn chơi sang hai bên Người kia đuổi bắt dê nếu bắt được là dê thắng khi đó 2 bạn khác lại vào chơi từ đầu 7 Luật chơi : - Bịt mắt kín - Bạn làm dê phải kêu liên tục - Sau thời gian quy định không bắt được dê thì bên làm dê thắng * Cách tiến hành các trò chơi: + Đưa trò chơi vào sinh hoạt ngoài giờ: 1 tuần: 2 buổi tập thể dục, 2 buổi múa hát tập thể, 1 buổi chơi trò chơi + Thi trò chơi trong... loại trò chơi Trò chơi nào phù hợp thì phát huy, một số trò chơi không hợp lí thì sẽ chỉnh sửa cho phù hợp VD trò đánh khăng đánh đáo, bổ củi dễ gây nguy hiểm thì sẽ cải tiến dần dần, trò pháo đất dễ gây mất vệ sinh nên cũng cần cải tiến Một số trò chơi làm đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng có thể gây tốn kém về chất liệu nên cũng cần thay đổi, tiết kiệm hơn Nên hướng các em tham gia chơi các trò chơi . cứu trong 3 năm học: 2010 - 2011 và 2011 – 2012. Chọn đề tài, lên kế hoạch: Tháng 9 năm 2010. Thực hiện nghiên cứu và triển khai: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 5 năm 20012. Tổng kết đề tài, . nhau, tình bạn trong sáng lành mạnh. Qua thời gian nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động Đội nói chung và cách thức tổ chức trò chơi truyền thống trong trường THCS Đông. đội huyện trong năm học vừa qua luôn trú trọng đến các TCDG, cung cấp một số lượng tài liệu, băng đĩa, kiến thức kĩ năng thuận lợi cho việc triển khai và tổ chức TCDG tại đơn vị. Vấn đề này trong

Ngày đăng: 06/10/2014, 22:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đông Ngũ, ngày 01 tháng 3 năm 2012.

  • DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan