MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu bảo hiểm cũng ngày càng cao. Quá trình phát triển mấy trăm năm của bảo hiểm đã ghi nhận vai trò và những đóng góp to lớn của bảo hiểm trong việc ổn định, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội, vị thế của bảo hiểm càng được nâng cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra nhanh chóng đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của ngành bảo hiểm. Những thách thức của thị trường bảo hiểm là rất khó kiểm soát, cạnh tranh ác liệt và những thay đổi lớn về cơ cấu kết hợp với nhau là những nét đặc trưng của hoạt động bảo hiểm. Ở Việt Nam hoạt động bảo hiểm phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây từ khi chúng ta chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm. Các lĩnh vực, các nghiệp vụ và các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được mở rộng, các hợp đồng bảo hiểm được kí kết ngày càng nhiều. Tuy vậy, bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng qui mô của nó và cũng chưa có một qui chế pháp lý vững chắc, một hệ thống pháp luật hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh và có hiệu quả. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu về vấn đề bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, giúp cho các cán bộ pháp lý có thêm cách nhìn mới và hiểu rõ hơn về bản chất và những vấn đề cơ bản của hợp đồng bảo hiểm từ đó đề ra những hướng xây dựng luật cũng như áp dụng các qui phạm pháp luật về bảo hiểm một cách chính xác và hiệu quả. Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM ”. Hợp đồng bảo hiểm là đề tài còn rất mới mẻ và có rất nhiều vấn đề phức tạp. Tuy đây chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn thiện song chúng tôi đã cố gắng đề cập đến những vấn đề chủ yếu, then chốt nhất của hợp đồng bảo hiểm nói chung có gắn với thực tiễn cho phù hợp. NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về hợp đồng bảo hiểm 1.1.Khái niệm hợp đồng bảo hiểm 1.1.1. Khái niệm Theo điều 567 Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005 thì hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm hiểu theo nghĩa chủ quan đó là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự thoả thuận của các bên. Nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ hợp đồng được. Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì hợp đồng bảo hiểm mới hình thành. Cơ sở đầu tiên để hình thành hợp đồng bảo hiểm là việc thoả thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Tuy nhiên hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật (chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ) khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được tự do thoả thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự “tự do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Thông thường trong hợp đồng bảo hiểm có hai bên tham gia: bên bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) cũng là bên được bảo hiểm. Còn trường hợp khác có ba bên tham gia khi hợp đồng được kí kết vì lợi ích của người thứ ba. Khi đó có bên bảo hiểm bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) người thứ ba (bên được bảo hiểm). Người thứ ba có các quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm, trừ nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm gồm bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Với hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, các bên tự do thoả thuận về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm. Có thể nói đây là loại hình bảo hiểm mà ý chí của các bên có quyền định đoạt cao. Còn đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc,các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm do pháp luật qui định. 1.1.2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể như sau: Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề. Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểmbồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào. Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự thương mại hỗn hợp.
Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu bảo hiểm cũng ngày càng cao. Quá trình phát triển mấy trăm năm của bảo hiểm đã ghi nhận vai trò và những đóng góp to lớn của bảo hiểm trong việc ổn định, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội, vị thế của bảo hiểm càng được nâng cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra nhanh chóng đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của ngành bảo hiểm. Những thách thức của thị trường bảo hiểm là rất khó kiểm soát, cạnh tranh ác liệt và những thay đổi lớn về cơ cấu kết hợp với nhau là những nét đặc trưng của hoạt động bảo hiểm. Ở Việt Nam hoạt động bảo hiểm phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây từ khi chúng ta chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm. Các lĩnh vực, các nghiệp vụ và các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được mở rộng, các hợp đồng bảo hiểm được kí kết ngày càng nhiều. Tuy vậy, bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng qui mô của nó và cũng chưa có một qui chế pháp lý vững chắc, một hệ thống pháp luật hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh và có hiệu quả. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu về vấn đề bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, giúp cho các cán bộ pháp lý có thêm cách nhìn mới và hiểu rõ hơn về bản chất và những vấn đề cơ bản của hợp đồng bảo hiểm từ đó đề ra những hướng xây dựng luật cũng như áp dụng các qui phạm pháp luật về bảo hiểm một cách chính xác và hiệu quả. Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM ”. Hợp đồng bảo hiểm là đề tài còn rất mới mẻ và có rất nhiều vấn đề phức tạp. Tuy đây chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn thiện song chúng tôi đã cố gắng đề cập đến những vấn đề chủ yếu, then chốt nhất của hợp đồng bảo hiểm nói chung có gắn với thực tiễn cho phù hợp. NỘI DUNG SVTH: Nhóm 03 1 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện Chương 1: Khái quát về hợp đồng bảo hiểm 1.1.Khái niệm hợp đồng bảo hiểm 1.1.1. Khái niệm Theo điều 567 Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005 thì hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm hiểu theo nghĩa chủ quan đó là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự thoả thuận của các bên. Nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ hợp đồng được. Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì hợp đồng bảo hiểm mới hình thành. Cơ sở đầu tiên để hình thành hợp đồng bảo hiểm là việc thoả thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Tuy nhiên hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật (chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ) khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được tự do thoả thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự “tự do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Thông thường trong hợp đồng bảo hiểm có hai bên tham gia: bên bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) cũng là bên được bảo hiểm. Còn trường hợp khác có ba bên tham gia khi hợp đồng được kí kết vì lợi ích của người thứ ba. Khi đó có bên bảo hiểm - bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) người thứ ba (bên được bảo hiểm). Người thứ ba có các quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm, trừ nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm gồm bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Với hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, các bên tự do thoả thuận về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm. Có thể nói đây là loại hình bảo hiểm mà ý chí của các bên có quyền định đoạt cao. Còn đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc,các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm do pháp luật qui định. 1.1.2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể như sau: SVTH: Nhóm 03 2 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện - Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. - Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. - Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào. - Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp. 1.2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm Đối với hợp đồng dân sự chủ thể của hợp đồng là những “người” tham gia vào quan hệ hợp đồng đó. Phạm vi “người” tham gia vào hợp đồng bao gồm: cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và trong trường hợp đặc biệt là Nhà nước. Hợp đồng bảo hiểm gồm có hai chủ thể là bên bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm (người mua bảo hiểm) cũng đồng thời là người được bảo hiểm. Trong trường hợp hợp đồng được kí kết vì lợi ích của người thứ ba thì có ba bên tham gia hợp đồng là: bên bảo hiểm - người tham gia bảo hiểm (người mua bảo hiểm) và người thứ ba (người được bảo hiểm). SVTH: Nhóm 03 3 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện 1.2.1. Bên bảo hiểm Bên bảo hiểm là tổ chức tham gia hợp đồng bảo hiểm thu phí bảo hiểm đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. 1.2.2. Người tham gia bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm là các tổ chức và cá nhân mua bảo hiểm do có nhu cầu bảo hiểm hoặc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm theo qui định của pháp luật, là người trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên bảo hiểm nhằm đảm bảo sự an toàn cho các đối tượng là tài sản, tính mạng, sức khoẻ của mình hay của người khác. Trong xã hội có nhiều loại hình tổ chức như: doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị,… tất cả các tổ chức này đều có thể trở thành chủ thể tham gia bảo hiểm mà không phụ thuộc họ có tư cách pháp nhân hay không, là tổ chức trong nước hay tổ chức nước ngoài. Đối với cá nhân để trở thành một bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và phải thoả mãn các điều kiện được qui định trong từng chế độ bảo hiểm cụ thể. Cá nhân là chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Đối với hợp đồng mà người tham gia bảo hiểm kí kết nhằm bảo vệ lợi ích của bản thân thì người tham gia bảo hiểm cũng đồng thời là người được bảo hiểm, còn đối với hợp đồng được kí kết vì lợi ích của người thứ ba thì người được bảo hiểm là người thứ ba. 1.2.3. Người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm Khái niệm người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm xuất hiện khi hợp đồng bảo hiểm được kí kết vì lợi Ích của người thứ ba. Người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm là người vì lợi ích, quyền lợi của người đó khiến người tham gia bảo hiểm kí kết hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng tạo ra hai mối quan hệ pháp lý: thứ nhất giữa người tham gia bảo hiểm và bên bảo hiểm, thứ hai giữa bên bảo hiểm và người thứ ba. Giao kết hợp đồng bảo hiểm vì lợi Ích của người thứ ba phải đáp ứng một số điều kiện khi thì liên quan đến các bên giao kết, khi thì liên quan đến người thứ ba. Trước hết, giữa các bên giao kết phải có một hợp đồng, trong đó bên tham gia bảo hiểm đã chuyển tất cả các quyền lợi của mình do hợp đồng mang lại cho người thứ ba. Đối với người thứ ba có hai vấn đề đặt ra: SVTH: Nhóm 03 4 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện - Có thể giao kết cho một người không xác định được không?: Trường hợp này có thể được chấp nhận với điều kiện là người thứ ba hưởng lợi phải có thể xác định được vào ngày mà sự thực hiện hợp đồng có hiệu lực đối với họ. Vậy điều trở ngại cho sự hữu hiệu của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba không phải là người thứ ba không được xác định trong hiện tại mà vì người đó không thể xác định trong tương lai, hay nói cách khác đi không bao giờ có thể xác định được. Ví dụ: một tổ chức xuất khẩu hàng hoá đem bảo hiểm hàng hoá gửi đi cho một thương gia, nhưng thay vì ghi người được bảo hiểm là thương gia nọ, tổ chức này lại ghi rằng người được bảo hiểm là chủ sở hữu cuối cùng của hàng hoá với mục đích là để đề phòng khi hàng hoá bị mất hay hư hao dọc đường thì người mua lại hàng hoá đó có thể được hưởng tiền bồi thường của hãng bảo hiểm. - Có thể thực hiện hợp đồng cho một người chưa sinh ra đời không?: Sự giao kết cho một người thứ ba tương lai phải coi là sự hữu hiệu nhưng hiệu lực của sự giao kết bị đình chỉ cho tới khi người thứ ba ra đời. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ người ta có thể giao kết vì quyền lợi của con cháu đã sinh hay sắp sinh ra. 1.3. Sự kiện bảo hiểm Bên bảo hiểm chỉ phải thực hiện hợp đồng bảo hiểm tức là thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm có thể hiểu là những rủi ro gây ra tổn thất thiệt hại cho đối tượngđược bảo hiểm đã được các bên kí kết hợp đồng bảo hiểm thoả thuận. Điều 571 Luật dân sự định nghĩa: Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định mà khi có sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. 1.3.1. Rủi ro bảo hiểm. Rủi ro là khả năng có thể gây ra hư hỏng, thiệt hại hoặc huỷ hoại cho đối tượng được bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm có thể do thiên tai hoặc do con người gây ra và rủi ro đó phải có khả năng gây ra thiệt hại. Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm bao giờ cũng đặc biệt quan tâm đến thoả thuận về sự kiện bảo hiểm trong đó có rủi ro được bảo hiểm vì nó có ý nghĩa quyết định cho vấn đề có bồi thường hay không bồi thường. Quá trình lịch sử phát triển của bảo hiểm đã ngày càng hoàn thiện những nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm trong đó việc xác định những rủi ro được bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng vì nó phải làm sao bảo đảm lợi ích của SVTH: Nhóm 03 5 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện khách hàng mà lại đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của bên bảo hiểm. Một số nguyên tắc bảo hiểm mà được coi là nền tảng của hoạt động bảo hiểm: - Nguyên tắc bảo hiểm đối với rủi ro khách quan: theo nguyên tắc này, chỉ những rủi ro tham gia bảo hiểm mới có thể được bảo hiểm. Những rủi ro do người được bảo hiểm cố ý gây ra không thuộc sự kiện bảo hiểm vì rõ ràng hành vi cố ý đó là một sự gây thiệt hại cho xã hội không đúng với mục đích, ý nghĩa của bảo hiểm. Đây là một nguyên tắc mà nghiệp vụ bảo hiểm nào cũng ghi nhận. Cần hiểu rằng không phải mọi trách nhiệm đều đổ hết lên công ty bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm cũng phải có trách nhiệm trong việc không để xảy ra rủi ro hoặc hạn chế hậu quả của rủi ro trong phạm vi khả năng của mình do đó khi họ cố ý gây ra rủi ro để hưởng bảo hiểm thì đó là hành vi trục lợi và họ đã không thực hiện trách nhiệm của mình do vậy mà chính họ phải gánh chịu rủi ro đó. - Nguyên tắc bảo hiểm đối với rủi ro có tính ngẫu nhiên: điều đó có nghĩa là những rủi ro được bảo hiểm không phải là những rủi ro xảy ra có tính tất yếu trên thực tế. Những rủi ro đã biết trước chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại không thuộc sự kiện bảo hiểm vì bảo hiểm chỉ có thể nhận bảo hiểm những rủi ro mang tính chất bất ngờ không lường trước được. Trên thực tế nếu rủi ro phát sinh do hành vi của chính người tham gia bảo hiểm thực hiện thì rủi ro đó phải được xem xét trong mối liên hệ với lỗi và động cơ của người thực hiện hành vi mới được coi là rủi ro được bảo hiểm. Ví dụ: trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì Bảo Việt sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất xảy ra do chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng điều lệ giao thông đường bộ như: xe không có giấy phép lưu hành; lái xe không có bằng lái hoặc có bằng lái không hợp lệ; lái xe uống rượu bia, sử dụng ma tuý hoặc các chất kích thích khác trong khi điều khiển xe; xe chở chất cháy, chất nổ trái phép; xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách qui định; xe đi vào đường cấm hoặc đi đêm không có đèn . Chỉ trong một số loại bảo hiểm cá biệt, bên bảo hiểm mới chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi rủi ro do chính hành vi của họ gây ra với lỗi cố ý. Điều này được qui định rõ trong từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể, căn cứ vào đặc điểm của loại bảo hiểm đó, đặc điểm của đối tượng bảo hiểm. Ví dụ: theo chế độ bảo hiểm nhân thọ thời hạn 5 năm và 10 năm thì đối với trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử, nhiễm vi rót HIV, nếu hợp đồng bảo hiÓm đã có hiệu lực từ 2 năm trở lên thì bên bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm theo mức qui định. SVTH: Nhóm 03 6 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện Sự kiện bảo hiểm là một yếu tố không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm và do tính chất quan trọng của nó mà các công ty bảo hiểm thường xây dựng các qui tắc bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm trong đó có hai vấn đề then chốt là phạm vi bảo hiểm và các điểm loại trừ bảo hiểm. Các khách hàng cũng có thể thoả thuận cùng doanh nghiệp bảo hiểm về những điểm riêng biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình. Phạm vi của bảo hiểm chính là những sự kiện được bên bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Bên bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm khi và chỉ khi rủi ro xảy ra đó thuộc phạm vi bảo hiểm. Hay nói đúng hơn là có sự lựa chọn nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Không phải mọi nguyên nhân gây ra rủi ro đều được bảo hiểm mà chỉ một số nguyên nhân nhất định mà gây ra rủi ro mới được bên bảo hiểm bồi thường. Ví dụ: phạm vi bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn con người là những trường hợp người được bảo hiểm bị chết hay thương tật do tai nạn bất ngờ hoặc do có hành vi cứu người, tài sản của Nhà nước, của cá nhân hoặc tham gia chống các hành động phạm pháp. Trong bảo hiểm hoả hoạn bên bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu tài sản được bảo hiểm bị hư hỏng hoặc huỷ hoại do bị cháy. Nếu do những nguyên nhân khác thì bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm. Các điểm loại trừ bảo hiểm (hay còn gọi là những sự kiện không thuộc sự kiện bảo hiểm) cũng được qui định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm nhằm làm rõ ràng hơn ranh giới trách nhiệm của bên bảo hiểm và để giúp khách hàng hiểu rõ được phạm vi quyền lợi của mình. Nó sẽ chỉ ra những thiệt hại, những nguyên nhân, những lĩnh vực hoạt động, những vùng địa lý, mà công ty bảo hiểm không nhận bảo hiểm. Bởi lẽ những điều này trước hết để đảm bảo an toàn cho hoạt động quá lớn vượt quá khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm, hay những nguyên nhân mà làm mất đi nguyên tắc bảo hiểm khách quan, ngẫu nhiên, Bên cạnh đó nó còn có mục đích nhằm hạn chế bớt những rủi ro tương đối rộng có thể xảy ra cho đối tượng bảo hiểm từ đó mà giữ được phí bảo hiểm ở mức hợp lý. Bởi lẽ công ty bảo hiểm khi đưa ra mức phí bảo hiểm bao giờ cũng phải tính toán trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro. Nếu rủi ro càng cao thì phí bảo hiểm càng lớn và khi đó sẽ có rất ít người chịu được mức phí cao như vậy. Những điểm loại trừ làm giảm khả năng xảy ra rủi ro nên tất nhiên phí bảo hiểm cũng được giảm xuống. Trong các hợp đồng bảo hiểm, những rủi ro xảy ra do các nguyên nhân chiến tranh, bạo loạn thường được liệt vào những điểm loại trừ vì những rủi ro này có tính chất thảm hoạ tàn khốc và hậu quả rất lớn mà một mình công ty bảo hiểm không thể gánh chịu (riêng đối với bảo hiểm hàng hải có ngoại lệ là các rủi ro trên có thể trở thành rủi ro được bảo hiểm nếu người tham gia bảo hiểm có thoả thuận bảo hiểm thêm những rủi ro này). SVTH: Nhóm 03 7 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện 1.3.2. Tổn thất Nhìn chung những rủi ro khi xảy ra đều gây tổn thất nhưng cũng có khi rủi ro lại không dẫn đến tổn thất. Sự kiện bảo hiểm là những rủi ro gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Hơn nữa, tổn thất đó phải là hậu quả của rủi ro, rủi ro là nguyên nhân chính, trực tiếp của tổn thất. Tổn thất có thể hiểu là những thiệt hại, sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của đối tượng bảo hiểm. Một tổn thất khi muốn được bảo hiểm thì phải thoả mãn những điều kiện chính: sự thiệt hại phải chắc chắn, phải chưa được bồi thường và phải là hậu quả trực tiếp của các rủi ro được bảo hiểm. Sự thiệt hại phải chắc chắn: điều đó không có nghĩa là bắt buộc thiệt hại đó phải đã xảy ra, một sự thiệt hại tương lai cũng có tính chắc chắn nếu nhất định sẽ xảy ra và có thể ước lượng được. Trái lại một sự thiệt hại không chắc chắn sẽ xảy ra hoặc chỉ có tính cách giả định thì không thể được bồi thường. Ví dụ: một người kí hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm tính mạng của mình, khi người này bị tai nạn nhưng không chết ngay mà theo kết quả giám định do công ty bảo hiểm tiến hành thì sau một tháng nữa người đó chắc chắn sẽ chết. Trường hợp này thiệt hại (tính mạng) chưa xảy ra nhưng cũng chắc chắn và như vậy phải được bồi thường. Sự thiệt hại phải chưa được bồi thường hoặc bồi thường chưa đủ. Có ba loại bảo hiểm là bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người và bảo hiểm tài sản. Đối với bảo hiểm trách nhiệm, dĩ nhiên nạn nhân đã được công ty bảo hiểm bồi thường thì không thể kiện người gây ra tai nạn để đòi bồi thường thêm một lần thứ hai, vì khi bồi thường cho nạn nhân, công ty bảo hiểm đã đại diện cho người gây ra tai nạn. Hoặc khi người gây ra tai nạn đã bồi thường đầy đủ cho nạn nhân thì nạn nhân cũng không có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường nữa. Sự thiệt hại phải là hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm. Nếu thiệt hại là do những nguyên nhân khác thì cũng không được bảo hiểm. Ví dụ: một chủ tàu bảo hiểm cho tàu của mình, khi đi trên biển gặp bão và tàu bị đắm nhưng thiệt hại này không phải do bão gây ra mà là do tàu đã quá cũ không còn khả năng đi biển do vậy sẽ không được bồi thường. Việc tính toán mức tổn thất đều phải dựa vào giá trị thiệt hại thực tế của tai nạn, tổn thất. Trong một số hợp đồng bảo hiểm tài sản, đặc biệt là bảo hiểm hàng hải người ta còn phân biệt tổn thất chung, tổn thất riêng, tổn thất toàn bộ, tổn thất bộ phận. Việc phân biệt này có ý nghĩa trong giải quyết bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. SVTH: Nhóm 03 8 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện - Căn cứ vào qui mô và mức độ tổn thất: tổn thất được chia thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận. + Tổn thất bộ phận: là việc hàng hoá bị mất mát hoặc giảm giá trị và giá trị sử dụng ở một mức độ nhất định. Các trường hợp hàng hoá bị mất mát thì dễ xác định giá trị tổn thất còn sẽ rất khó xác định chính xác đối với hàng hoá bị giảm giá trị và giá trị sử dụng. Cũng cần phân biệt tổn thất bộ phận với sự hao hụt tự nhiên của hàng hoá. Có nhiều hàng hoá có đặc tính bị hao hụt một cách tự nhiên. Ví dụ: xăngcó thể bị bay hơi, muối có thể bị chảy nước, đó hoàn toàn là do đặc tính tự nhiên của hàng hoá không phải là rủi ro và do đó không được tính số hao hụt tự nhiên vào tổng số tổn thất để đòi bảo hiểm bồi thường. Các bên khi bảo hiểm hàng hoá có hao hụt tự nhiên thường thoả thuận khấu trừ theo một tỷ lệ nào đó để loại trừ hao hụt tự nhiên ra khỏi tổn thất được bồi thường. + Tổn thất toàn bộ: là hàng hoá bị mất hết hoặc bị phá huỷ hoàn toàn làm cho mất hẳn giá trị sử dụng. Tổn thất ở đây là mức độ lớn nhất không có khả năng khôi phục lại. Tổn thất toàn bộ khác tổn thất toàn bộ ước tính. Tổn thất toàn bộ ước tính là dạng tổn thất không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hay vì chi phí cứu hàng, tu bổ lại hàng hoá, tài sản có thể vượt quá giá trị bảo hiểm (giá trị của tài sản, hàng hoá đó). Trong trường hợp xác định tổn thất toàn bộ ước tính thì chủ hàng (người được bảo hiểm) có quyền tuyên bố từ bỏ hàng để được bồi thường như tổn thất toàn bộ. Người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản, hàng hoá đồng thời được quyền sở hữu hàng hoá đó. - Căn cứ vào các quyền lợi có mặt: có hai loại là tổn thất riêng và tổn thất chung. + Tổn thất riêng: là tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngẫu nhiên gây ra chỉ liên quan đến từng quyền lợi bảo hiểm riêng biệt. Tổn thất riêng chỉ gây ra thiệt hại cho quyền lợi của một vài chủ hàng, chủ tài sản trong số rất nhiều chủ hàng, chủ tài sản. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận, có thể là tổn thất toàn bộ. Tổn thất riêng rơi vào chủ hàng nào thì chủ hàng đó phải gánh chịu. Tổn thất riêng có thể được bảo hiểm hoặc không được bảo hiểm tuỳ thuộc vào điều kiện bảo hiểm. + Tổn thất chung: là những tổn thất về tài sản vật chất và những chi phí phát sinh do hành động bảo vệ lợi ích chung của con người trong những tình huống, điều kiện cấp bách để cứu tàu và hàng hoá. Tổn thất chung được phân bổ cho tất cả các quyền lợi có mặt cùng gánh chịu bao gồm thiệt hại về vật chất và các chi phí có liên quan. Các yếu tố xác định tổn thất chung: Tình huống phải đặc biệt cấp bách, có nguy cơ thực sự đe doạ chuyến hàng. SVTH: Nhóm 03 9 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS. Lê Đức Thiện Nguyên nhân của tổn thất phải do hành động hy sinh cố ý để bảo vệ lợi Ích chung của con người. Tổn thất phải nhằm mục đích cứu vãn cả hành trình. Tổn thất và chi phí bỏ ra phải hợp lý, phải phù hợp với hoàn cảnh. Ví dụ: như hành động hy sinh quyền lợi của một số Ýt để đảm bảo quyền lợi chung của các chủ hàng trong hành trình. Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu những hy sinh dưới đây được coi là tổn thất chung: Tàu gặp bão hay bị địch đuổi phải vứt một số hàng xuống biển làm nhẹ tàu cho tàu chạnh nhanh thoát nạn, hàng vứt xuống biển là tổn thất chung. Tàu bị cạn, muốn ra khỏi cạn phải thúc máy chạy quá sức bị nổ nồi hơi được coi là tổn thất chung. Tàu bị nạn thiếu nhiên liệu phải lấy bàn ghế của tàu để đốt thay nhiên liệu là tổn thất chung. Tàu bị cháy phải bơm nước để dập tắt, hàng bị hỏng do ngấm nước. Nguyên nhân dẫn đến tổn thất trong những trường hợp trên mang tính chủ quan, hoàn toàn là ý chí tự nguyện của con người. Song có thể hiểu rằng việc làm này là rất cần thiết để cứu cho chuyến hàng khỏi cơn nguy hiểm đe doạ cả tính mạng và hàng hoá. Nó được coi là sự hy sinh chứ không phải là một hành động có hại vì nếu không hành động như vậy thì tổn thất sẽ lớn hơn. Những trường hợp này được công ty bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm theo mức đóng góp vào tổn thất chung. 1.4. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm Khái niệm: đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là những thực thể có thể bị rủi ro xâm hại (con người, tài sản) hoặc là trách nhiệm pháp lý do rủi ro mà phát sinh nghĩa vụ dân sự về đền bù vật chất (trách nhiệm dân sự). Chính vì sự an toàn hay bảo toàn cho đối tượng này mà các bên kí kết hợp đồng bảo hiểm. Theo Điều 569 Bộ Luật dân sự qui định: đối tượng của bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo qui định của pháp luật. 1.4.1. Đối tượng bảo hiểm là tài sản. Không phải tất cả các loại tài sản đều có thể là đối tượng được bên bảo hiểm nhận bảo hiểm. Bởi vì trong đời sống xã hội, trong nền kinh tế có nhiều loại tài sản. Đó có thể là tài sản hữu hình hoặc là tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ SVTH: Nhóm 03 10 [...]... 1.5 Phân loại hợp đồng bảo hiểm Dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau mà hợp đồng bảo hiểm được phân làm nhiều loại: 1.5.1 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm gồm có ba loại cơ bản: - Hợp đồng bảo hiểm con người - Hợp đồng bảo hiểm tài sản - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1.5.1.1 Hợp đồng bảo hiểm con người Hợp đồng bảo hiểm con người là những hợp đồng mà đối tượng bảo hiểm là sinh... được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm 1.5.1.2 Hợp đồng bảo hiểm tài sản Hợp đồng bảo hiểm tài sản là những hợp đồng mà có đối tượng bảo hiểm là tài sản Phổ biến các hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm tự nguyện vì trước hết nó gắn với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm Tuỳ nhu cầu bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm chủ động chọn những rủi ro cần bảo hiểm cho tài sản của... theo phương thức hoạt động Hợp đồng bảo hiểm được chia thành: hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc 1.5.2.1 Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện Theo Bộ Luật dân sự định nghĩa: hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thoả thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện mang tính dân sự cao bởi lẽ việc thiết lập nên quan hệ hợp đồng hoàn toàn dựa trên nguyên... của hợp đồng bảo hiểm - Giao kết hợp đồng bảo hiểm 2.1.1 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm Hình thức của hợp đồng bảo hiểm là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định Theo Bộ luật dân sự qui định: hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành căn bản Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm Như vậy pháp luật qui định hình thức của hợp đồng bảo hiểm là... bảo hiểm chỉ được ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người được bảo hiểm không phải là người sở hữu đơn bảo hiểm khi được người đó đồng ý bằng văn bản Doanh nghiệp bảo hiểm bị cấm ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của trẻ em dưới 16 tuổi trừ trường hợp cha mẹ người bảo trợ hợp pháp đồng ý bằng văn bản * Hợp đồng bảo hiểm con người khác Gồm có ba nhóm: - Hợp đồng bảo. .. giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp để sử dụng cho các trường hợp như hợp đồng bảo hiểm có nhiều người tham gia bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm được giao kết theo chế độ bảo hiểm bắt buộc Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể là chứng chỉ pháp lý xác nhận người sở hữu giấy chứng nhận bảo hiểm tham gia một hoặc nhiều chế độ bảo hiểm 2.1.2 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm Khi hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu... phương đình chỉ hợp đồng: + Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ và hết thời hạn được bên bảo hiểm ấn định mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt + Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng hoặc trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi... được bảo hiểm thì không có quyền yêu cầu đối với người thứ ba Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả tiÒn bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ Nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm con người được phân làm hai loại là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người khác * Hợp đồng bảo hiểm. .. được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, Đơn bảo hiểm có thể ghi tên một hoặc nhiều người được bảo hiểm Khi đơn bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và bên tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm thì các cam kết bảo hiểm phát sinh hiệu lực - Giấy chứng nhận bảo hiểm là một loại chứng chỉ pháp lý do bên bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết Thông... nghiệp bảo hiểm về các doanh nghiệp bảo hiểm khác cùng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận bảo hiểm nhưng tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm SVTH: Nhóm 03 22 Nguyên lý bảo hiểm GVHD: ThS Lê Đức Thiện 2.2.3 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm . kiện bảo hiểm. 1.5.1.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản Hợp đồng bảo hiểm tài sản là những hợp đồng mà có đối tượng bảo hiểm là tài sản. Phổ biến các hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm con người. - Hợp đồng bảo hiểm tài sản. - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 1.5.1.1. Hợp đồng bảo hiểm con người. Hợp đồng bảo hiểm con người là những hợp đồng mà. động. Hợp đồng bảo hiểm được chia thành: hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc. 1.5.2.1. Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Theo Bộ Luật dân sự định nghĩa: hợp đồng bảo hiểm tự