2.3.1. Thời gian bảo hiểm.
Thời gian bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là những khoảng thời gian trong đó các sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng có thể xảy ra. Chỉ những rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm trong thời gian bảo hiểm mới làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm.
Thời gian bảo hiểm thường do các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định. Thời gian bảo hiểm có thể trùng hoặc không trùng với thời gian kể từ khi hợp đồng có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hiệu lực. Thời gian hiệu lực của hợp đồng đó là một khoảng thời
muốn nói đến nhiều khoảng thời gian mà giới hạn trongphạm vi khi nào sự kiện bảo hiểm có thể xảy ra. Ví dụ như thời gian làm việc, thời gian học tập, thời gian nghỉ giải lao,...
Tuỳ thuộc mỗi loại hợp đồng, tuỳ theo đặc điểm của đối tượng bảo hiểm và sự thoả thuận giữa các bên mà việc xác định thời gian bảo hiểm có khác nhau.
Ví dụ: trong bảo hiểm hoả hoạn, thời gian bảo hiểm là suốt thời gian từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi hết hạn hợp đồng. Mọi rủi ro hoả hoạn xảy ra cho tài sản được bảo hiểm trong thời gian này đều được coi là sự kiện bảo hiểm.
Còn trong bảo hiểm tai nạn lao động thì thời gian bảo hiểm là những khoảng thời gian nhất định trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Bộ Tài chính ban hành qui tắc bảo hiểm tai nạn lao động qui định: “Những tai nạn trong thời gian sau đây gây thiệt hại thân thể cho người lao động thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm: tai nạn trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn dụng cụ, máy móc trước và sau khi làm việc, thực hiện các nhu cầu cần thiết như: nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng, cho con bú, tắm rửa chân tay, đi từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà (với khoảng thời gian hợp lý)”.
Đối với một số hợp đồng bảo hiểm, thời gian bảo hiểm được xác định bằng những cách riêng. Ví dụ trong hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước (theo qui tắc bảo hiểm tai nạn hành khách) thì thời gian bảo hiểm được tính bằng hành trình. Thời gian bảo hiểm là suốt thời gian kể từ khi hành khách lên phương tiện vận tải ở nơi đi và kết thúc khi hành khách đến địa điểm đã qui định ở trong vé. Khi kết thúc hành trình coi như hợp đồng chấm dứt, bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho những tai nạn xảy ra sau đó cho khách hàng. Cũng như trong trường hợp hành khách tự ý rời bỏ hành trình trước lúc đến địa điểm ghi trong vé thì hiệu lực bảo hiểm cũng chấm dứt ngay khi hành khách rời khỏi phương tiện vận tải mình đang dùng.