1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về hoạt động bao thanh toán

20 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 415 KB

Nội dung

1. Khái niệm: Theo công ước bao thanh toán Quốc tế 1988 : Bao thanh toán là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch Thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, tho

Trang 1

I.Khái niệm, chức năng và các hình thức chủ yếu của bao thanh toán:1 Khái niệm:

Theo công ước bao thanh toán quốc tế 1988 : Bao thanh toán là một dạng tài

trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, thoe đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.

Theo hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI: Bao thanh toán là một loại hình

dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán (factor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller) Theo như thỏa thuận, factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor).

Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra định nghĩa: bao thanh toán là một

hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hoá.

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng nói chung : nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình thức tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán nợ.

Trong một nghiệp vụ bao thanh toán, thông trường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chức bao thanh toán (seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán (buyer) Đối với các loại bao thanh toán xuất nhập khẩu thì sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị ở nước của nhà nhập khẩu Ngoài ra, khi một khách hàng ký kết hợp đồng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đối với factor, họ sẽ bán không phải là một mà một số các khoản phải thu từ nhiều khách hàng khác nhau, cho nên trong nghiệp vụ bao thanh toán có thể có rất nhiều con nợ của factor.

Trang 2

2 Chức năng:

Quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu

Đơn vị bao thanh toán giữ trọn bộ sổ sách bán hàng của người bán, phụ trách toàn bộ việc quản lí và theo dõi tiến độ thu nợ tiền bán hàng thay người bán dựa trên bản sao tất cả các hóa đơn gửi đến người mua, theo dõi việc thanh toán tiền hàng khi đến hạn.

Tài trợ thuần túy:

Mỗi khi nhận được hóa đơn của người bán, đơn vị bao thanh toán sẽ ứng trước cho người bán một số tiền bằng mức tỉ lệ phần trăm xác định của giá trị hóa đơn đó, thường là 75-80% Phần còn lại của giá trị hóa đơn sẽ được đơn vị bao thanh toán cam kết thanh toán cho người bán sau một thời gian thỏa thuận, sau khi trừ đi các khoản phí dịch vụ tài chính và lãi tính trên số tiền ứng trước.

Chức năng thu hộ nợ:

Với phương thức thanh toán trả chậm, người bán cho phép người mua chậm thanh toán, sau khi họ đã nhận được hàng hóa Điều này làm cho bên bán gặp một số khó khăn như: vừa phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh vừa phải tổ chức hệ thống theo dõi thu nợ Đơn vị bao thanh toán với chức năng thu hộ sẽ thay người bán đi đòi nợ người mua, nhờ đó người bán có nhiều thời gian tập trung sản xuất kinh doanh.

Chức năng bảo hiểm rủi ro trong thanh toán:

Trong hoạt động thương mại người bán gặp nhiều khó khăn trong việc liên lạc với người mua vì khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, hệ thống pháp luật… Từ đó khả năng rủi ro thanh toán cang cao Để hạn chế rủi ro này người bán có thể bán các khoản phải thu của mình cho đơn vị bao thanh toán, và như vậy có thể chuyển giao các rủi ro sang cho đơn vị bao thanh toán Trong trường hợp bao thanh toán miễn truy đòi đơn vị bao thanh toán sẽ gánh chịu mọi rủi ro.

3 Các hình thức bao thanh toán chủ yếu:

Có nhiều loại hình bao thanh toán khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại

 Theo loại hình bao thanh toán:

+ Bao thanh toán truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã

ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.

+ Bao thanh toán miễn truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi

bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu

Trang 3

Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.

 Căn cứ quan hệ giữa bên mua và bên bán:

+ Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua,

bán hàng hoá trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong cùng một quốc gia theo quy định của pháp luật.

+ Bao thanh toán xuất nhập khẩu: Bao thanh toán xuất khẩu là một dịch vụ

mà ngân hàng cung cấp vốn và các dịch vụ thanh toán quốc tế cho nhà xuất khẩu, khi người mua thanh toán theo phương án trả chậm cho người bán Thông qua đánh giá của đối tác muốn bao thanh toán (nhà xuất khẩu) về uy tín của nhà nhập khẩu, ngân hàng có thể bảo lãnh thanh toán cho người bán Đặc biệt, người bao thanh toán sẽ cam kết trả thay khi nhà nhập khẩu bị phá sản hoặc mất khả năng trả nợ.

 Theo phương thức bao thanh toán:

+ Bao thanh toán từng lần: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện

các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với từng các khoản phải thu của bên bán hàng.

+ Bao thanh toán theo hạn mức: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả

thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện

hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.

4 Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại:* Về phía người bán

- Người bán có thể thu tiền ngay thay vì phải đợi tới kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng.

- Tăng lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh toán trả chậm mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của mình.

- Được sử dụng khoản phải thu đảm bảo cho tiền ứng trước, do đó tăng được (một cách gián tiếp) nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào.- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi thu hồi các khoản trả chậm này.

Trang 4

- Tiện ích của dịch vụ BTT rất quan trọng đối với nhà sản xuất, bởi hiện nay các nhà nhập khẩu qui mô, ưu thế chỉ chấp nhận hình thức trả sau ,khiến các DN VN dễ mất đơn hàng xuất khẩu nếu không có khả năng về vốn Còn nếu chấp nhận hình thức trả sau, DN sẽ khó khăn trong việc quay vòng vốn, nhất là những đơn vị xuất khẩu các mặt hàng luôn biến động giá như cà phê, gạo, tiêu Trong khi đó, NH cũng không dễ cho DN kéo dài thời gian thanh toán nếu thanh toán theo phương thức trả sau Vì thế, dịch vụ BTT xuất khẩu ra đời sẽ giúp DN giải quyết được những khó khăn này.

- Đa phần các DN vừa và nhỏ rất thích dịch vụ BTT vì NH dễ dàng cấp tín dụng hơn.

-BTT có nhiều hình thức khác nhau, rất đa dạng để phục vụ cho các DN như : BTT chiết khấu hóa đơn, BTT trung gian, BTT đến hạn, BTT thu hộ, BTT truy đòi, BTT miễn truy đòi.

- Phạm vị hoạt động BTT cũng rất đa dạng :+ Về địa lý : BTT trong nước và BTT quốc tế;

+ Trong hoạt động xuất nhập khẩu: BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu;

+ BTT số lượng hóa đơn của người bán hoặc BTT toàn bộ hay BTT một phần;+ BTT kín và BTT công khai

Khách hàng có thể sử dụng BTT trực tiếp và BTT hệ hai đại lý, hay khách hàng cũng có thể sử dụng liên kết của các hợp đồng BTT với BTT giáp lưng Phương thức BTT từng lần hoặc BTT theo hạn mức.

* Về phía Ngân hàng:

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng

- Thu được các khoản phí và lệ phí từ đó góp phần tăng doanh số và lợi nhuận.- So với việc cấp hạn mức tín dụng,NH thích làm dịch vụ BTT hơn Vì nếu cấp vốn lưu động cho DN, NH phải giám sát rất vất vả, trong khi với BTT các khoản phải thu rất rõ, việc sử dụng cũng đã rõ, các DN đã chứng minh với NH về uy tín trên thị trường khi đã bán được hàng.

- NH phục vụ người bán, nhà xuất khẩu, nếu không chắc chắn về khả năng tài chính của người mua thường hay tư vấn cho khách hàng của mình tới NH phục vụ người mua, nhà nhập khẩu yêu cầu dịch vụ bao thanh toán Những NH thực hiện dịch vụ BTT cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản, thực phẩm, hoặc kiểm soát các khoản phải thu của khách hàng thông qua quản lý sổ cái để phòng ngừa rủi ro

Trang 5

Có thể nói , bao thanh toán là loại dịch vụ cả hai bên cùng có lợi Nhưng DN có lợi hơn NH Khi cung cấp dịch vụ này NH phải gánh chịu về mình những rủi ro khi người mua mất khả năng thanh toán.

*Đối với nền kinh tế:

- Bao thanh toán tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

- Bao thanh toán với tư cách là một phương thức tài trợ ngoại thương đảm bảo về mặt tài chính và uy tín cho các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế, tạo được thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế.

- Góp phần tạo ra 1 xã hội ổn định hơn với công ăn việc làm ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn.

* Bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế như:

- Người mua phải chấp nhận một mức giá mua cao hơn so với các phương thức khác

- Người mua phải thanh toán cho đơn vị BTT khi 2 bên không có quan hệ hợp đồng ràng buộc

- BTT là hình thức tài trợ dựa trên hóa đơn và hợp đồng mua bán hàng hóa nên dễ bị giả mạo.

5.Lợi thế của bao thanh toán so với một số hình thức tín dụng khác:

Đối tượng của bao thanh toán là các khoản phải thu.

Đối tượng của chiết khấu hóa đơn là hối phiếu và giấy tờ có giá.

Quan hệ có sự ràng buộc của ba bên: bên mua, bên bán,và đơn vị bao thanh toán.

Quan hệ tài trợ mang tính độc lập có sự ràng buộc giữa hai bên: bên bán và bên mua.

Bên bán gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua, bên mua phải xác nhận đồng ý thanh toán khoản nợ đó cho Ngân Hàng.

Bên mua thường không được thông về ngân hàng tài trợ khoản phải thu cho người bán Người bán không cần xác nhận đồng ý thanh toán qua ngân hàng.

Ngân hàng sẽ quản lý sổ sách bán hàng theo dõi và thu khoản phải thu cho bên bán hàng

Ngân hàng không quản lý sổ sách của bên bán, bên bán hàng sẽ trực tiết quản lý số sách.Ngân hàng quản lý bên mua hàng chặt

chẽ và ngân hàng sẽ thu hộ tiền từ bên mua, hoặc phải chịu rủi ro tín dụng.

Ngân hàng không quản lý bên mua,vì người bán là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thu nợ từ người mua.

Việc tài trợ cho bên bán có thể xét theo Việc tài trợ cho bên bán thường được áp dụng

Trang 6

hạn mức hoặc từng lần theo phương thức từng lần.

Bên bán phải có tài khoản tại ngân hàng Bên bán không cần có tài khoản tại ngân hàng.

Có với hai chủ thể gắn liền với khoản tín dụng: Bên bán và bên mua.

Có một chủ thể gắn liền với khoản tín dụng đó là người đi vay.

Việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên năng lực giữa bên bán và bên mua.

Việc cấp hạn mức tín dụng dựa vào năng lực của người đi vay.

Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán dựa trên hóa đơn bán hàng.

Ngân hàng cấp vốn cho người đi vay dựa trên tài sản đảm bảo.

Thu nợ từ bên mua hàng Thu nợ từ bên đi vay.Ngân hàng theo dõi việc bán hàng và các

khoản phải thu của bên mua.

Ngân hàng theo dõi và kiểm tra tinh hình sử dụng vốn của bên đi vay.

Bên bán không cần lập phương án kinh doanh

Bên đi vay phải lập phương án kinh doanh, ngân hàng kiểm tra và thẩm định kĩ.

 Lợi ích của bao thanh toán so với chiết khấu hóa đơn

Đối với chiết khấu hóa, Ngân hàng không quản lý sổ sách của bên bán, bên bán hàng sẽ trực tiết quản lý số sách Do vậy, bên bán phải tốn thêm chi phí quản lý sổ sách, trong khi đó đối với nghiệp vụ bao thanh toán thì Ngân hàng trực tiếp quản lý sổ sách, theo dõi và thu khoản phải thu cho bên bán hàng, vừa giảm chi phí quản lý số sách mà còn đảm bảo có thể thu hồi được các khoản phải thu, hạn chế rủi ro tín dụng Ngoài ra, đối với nghiệp vụ chiết khấu hóa đơn Ngân hàng không quản lý bên mua,vì người bán là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thu nợ từ người mua, trong khi đó đối với nghiệp vụ bao thanh toán Ngân hàng quản lý bên mua hàng chặt chẽ và ngân hàng sẽ thu hộ tiền từ bên mua, hoặc phải chịu rủi ro tín dụng.Với khoản ứng trước có thể đạt 80-90% giá trị khoản phải thu, nên đáp ứng nhu cầu tái sản xuất cho người bán , tiết kiệm được thời gian, tăng nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó khách hàng có thể chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào Chiết khấu hóa đơn tính trên giá trị khoản phải thu, thời gian tài trợ và lãi suất tái chiết khấu nên lãi suất hiệu dụng cao hơn lãi suất chiết khấu Còn bao thanh toán lãi tính trên số tiền ứng trước, thời gian tài trợ và lãi suất.Phí tính trên giá trị khoản phải thu Chiết khấu được quyền truy đòi theo pháp luật Còn Bao thanh toán có thể truy đòi hoặc miền truy đòi tùy thỏa thuận.

Lợi ích của bao thanh toán so với cho vay thông thường

Đối với cho vay thông thường, bên đi vay phải lập phương án kinh doanh, Ngân hàng kiểm tra và thẩm định kĩ, đồng thời phải có tài sản đảm bảo, tuy nhiên đối với

Trang 7

bao thanh toán, bên bán không cần lập phương án kinh doanh, thủ tục đơn giản tiết kiệm được thời gian và chi phí, tài sản đảm bảo cũng chính là các khoản phải thu.

II.Quy trình bao thanh toán:1 Quy trình BTT trong nước:

(1): Bên bán và bên mua ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

(2): Bên bán đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu.

(3): Đơn vị BTT tiến hành thẩm định (phân tích các khoản phải thu, tình hình

hoạt động, khả năng tài chính) và cấp hạn mức BTT cho bên mua (nếu bên mua hàng chưa nằm trong danh sách khách hàng đã được đơn vị BTT cấp hạn mức)

(4): Đơn vị BTT tiến hành thẩm định, trả lời và cấp hạn mức BTT cho bên bán.(5): Đơn vị BTT và bên bán tiến hành ký kết HĐ BTT.

(6): Bên bán gửi văn bản thông báo BTT cho bên mua, trong đó nêu rõ việc bên bán chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT, yêu cầu bên mua thanh toán vào tài khoản của đơn vị BTT.

(7): Bên bán chuyển giao HH cho bên mua

(8): Bên bán hàng chuyển nhượng bản gốc của HĐ mua bán, hóa đơn và các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị BTT.

(9): Đơn vị bao thanh toán ứng trước tiền cho bên bán theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng BTT.

(10): Đơn vị BTT theo dõi và thu nợ từ bên mua khi đến hạn thanh toán.

Trang 8

(11): Bên mua hàng thanh toán tiền cho đơn vị BTT theo hướng dẫn của bên bán.(12): Đơn vị BTT tất toán khoản ứng trước với bên bán theo quy định trong hợp đồng BTT.

2 Quy trình BTT xuất nhập khẩu:

(1): Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng mua bán hàng hóa.(2): Đơn vị xuất khẩu yêu cầu BTT đối với đơn vị BTT xuất khẩu.

(3): Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển thông tin cho đơn vị BTT nhập khẩu, yêu cầu cấp hạn mức BTT sơ bộ cho nhà nhập khẩu.

(4): Đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành kiểm tra và thẩm định đối với nhà nhập khẩu.(5): Đơn vị BTT nhập khẩu trả lời tín dụng cho đơn vị BTT xuất khẩu.

(6): Dựa trên trả lời tín dụng của đơn vị BTT nhập khẩu, đơn vị BTT xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng BTT với nhà xuất khẩu.

(7): Đơn vị xuất khẩu chuyển giao hàng hóa cho đơn vị nhập khẩu theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

(8): Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ thanh toán (hóa đơn, các chừng

từ khác liên quan đến khoản phải thu) và kèm theo giấy đề nghị ứng trước cho đơn vị

BTT xuất khẩu.

(9): Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ thanh toán cho đơn vị BTT nhập khẩu.

Trang 9

(10): Đơn vị BTT xuất khẩu ứng trước khoản phải thu cho nhà xuất khẩu.

(11): Đơn vị BTT nhập khẩu theo dõi và thu nợ nhà nhập khẩu khi đến hạn thanh toán.

(12): Đơn vị nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT nhập khẩu.

(13): Đơn vị BTT khẩu thanh toán cho đơn vị BTT xuất khẩu sau khi đã trừ đi phần phí và các khoản thu khác (nếu có).

(14): Đơn vị BTT xuất khẩu tất toán khoản tiền ứng trước với bên xuất khẩu.

3 Đ ối tượng khách hàng:

a Đối với bên bán: là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thỏa

mãn các điều kiện:

- Hội đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Không thuộc đối tượng hạn chế cho vay hoặc không cho vay theo quy định pháp luật.

- Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với các khoản phải thu.

b Đối với bên mua: là các đơn vị sản xuất kinh doanh hội đủ các điều kiện:

- Có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn đối với các khoản phải phải thu được yêu cầu BTT.

- Có lịch sử thanh toán tương đối tốt với tất cả các đối tác trong hoạt động kinh doanh.

4 Quy định về các khoản phải thu được BTT:

Không nằm trong danh mục các khoản phải thu không được phép thực hiện bao thanh toán, ví dụ:

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định cấm chuyển nhượng các khoản phải thu.

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm trao đổi, mua bán, chuyển nhượng

- Phát sinh từ các giao dịch thỏa thuận bất hợp pháp; các giao dịch thỏa thuận đang có tranh chấp.

- Các khoản phải thu đã được gán nợ, cầm cố, thế chấp để vay vốn từ các tổ chức khác.

- Các khoản phải thu đã được gia hạn hoặc quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán.

5 Số tiền ứng trước các khoản phải thu:

 Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa trên các yếu tố sau:

- Mặt hàng mua bán, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán.- Các thỏa thuận khác: giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ…

Trang 10

 Số tiền ứng trước:

ST ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị phải thu

6.Tiền lãi, phí trong hoạt động BTT :a Tiền lãi:

Lãi BTT= số tiền ứng trước * thời hạn ứng trước * Lãi suất BTT

- Thời hạn ứng trước là thời hạn còn lại của các khoản phải thu và số ngày dự phòng- Thời hạn thanh toán còn lại: tính từ ngày bắt đầu ứng trước cho đến trước ngày thu nợ 1 ngày

7 Giá trị thanh toán còn lại:

Khi nhận được thanh toán, đơn vị BTT phải thanh toán phần giá trị còn lại cho khách hàng.

GTTT còn lại = Số tiền thu thực tế – ST ứng trước

Ví dụ: NH chấp nhận một hợp đồng BTT với các nội dung như sau:

Giá trị thanh toán theo hoá đơn: 30.000.000Tỷ lệ ứng trước: 70% giá trị các khoản phải thuPhí BTT: 1% giá trị các khoản phải thu

Lãi suất BTT: 0,8%/thángNgày ứng trước: 01/10/2009

Ngày thanh toán theo hợp đồng: 01/12/2009

Yêu cầu:

Xác định số tiền thanh toán cho người bán khi ngân hàng thu được tiền.

Biết rằng: Ngày thanh toán thực tế của bên mua là ngày 25/11/2009.

III Rủi ro trong hoạt động BTT:

1.Rủi ro tín dụng: là rủi ro khách hàng, bao gồm cả người bán và người

mua mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Khi người bán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị (ĐV) BTT, mọi quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu đó sẽ được chuyển giao từ người bán sang

Ngày đăng: 19/11/2012, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w