Tìm hiểu và đánh giá một số mô hình chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định
Trang 1Phần MỞ ĐẦU1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp Ở Việt Nam, chăn nuôi huy động một số lượng lớn lao động tham gia và cùng với ngành trồng trọt chiếm 24% tổng GDP [7]
Trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay trâu bò có ý nghĩa quan trọng Chăn nuôi trâu bò đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bản như: nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng, thực tế cho thấy sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa, đặc biệt thịt bò chất lượng cao Nhu cầu tiêu thụ sữa/người ngày càng tăng (trên 8.7%/năm), dự kiến năm 2010 tổng sản lượng sữa tiêu thụ của Việt Nam đạt khoảng 1.060 ngàn tấn, trung bình 12kg sữa/người/năm [4]
Bình Định là tỉnh Duyên hải Miền Trung, sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó ngành chăn nuôi khá phát triển đặt biệt là chăn nuôi bò lai Tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh từ 18% (năm 1998) tăng lên 45% (năm 2005) và đến năm 2009 đạt trên 57% Tỉnh Bình Định trở thành một trong những tỉnh có phong trào lai tạo đàn bò và phát triển chăn nuôi dẫn đầu cả nước Chăn nuôi dê là ngành mới được quan tâm, người chăn nuôi hầu hết là người nghèo ở trung du đồi núi, tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh, tận dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật như quản lý phối giống, thay đổi đực giống, chuồng trại, thú y, chăm sóc nuôi dưỡng còn nhiều khó khăn về kinh phí, trình độ kỹ thuật và quản lý còn thấp,
Trang 2phát triển thị trường còn nhiều hạn chế Kinh nghiệm, tài liệu, các hình thức chia sẻ, tập huấn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu.
Dựa vào những cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu và
đánh giá một số mô hình chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định”
nhằm khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi gia súc của tỉnh.
2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi trâu, bò, dê trên toàn tỉnh về số lượng và chất lượng đàn, cơ cấu giống, phương thức nuôi dưỡng, nhu cầu thị trường, giá cả, sản lượng thịt, sữa hàng năm, sản phẩm chế biến từ thịt, sữa dê cừu, tiềm năng và khó khăn hiện tại cho chăn nuôi đại gia súc ở địa phương.
Bước đầu đánh giá kết quả của một số mô hình chăn nuôi gia súc của tỉnh Bình Định trong những năm gần đây.
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI3.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm dữ liệu về tình hình chăn nuôi gia súc và hiệu quả bước đầu của các mô hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích ý nghĩa và hiệu quả của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc nhằm định hướng cho người chăn nuôi thực hiện những mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng đại gia súc được chăn nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta như trâu, bò, dê, …là những động vật bộ guốc chẵn (Artiodactyla) và ngựa thuộc bộ guốc lẻ (Perissodactyla), lớp thú Mamalia, ngành Chordata, Giới Animalia.
1.1.1 Nguồn gốc và thuần hóa giống vật nuôi
Tất cả vật nuôi ngày này đều bắt nguồn từ thú hoang dã đã được thuần hóa nhờ sức lao động và trí thông minh sáng tạo của con người Gần đây người ta cho rằng dê, cừu là những gia súc được thuần hóa sớm nhất mà nguồn gốc chúng là dê rừng
Bò nhà hiện nay có 2 nhóm: nhóm không có u có nguồn gốc từ bò rừng “Tua”, sống ở rừng châu Âu, châu Á, Bắc Phi Các địa điểm thuần hóa bò này là Trung Á, Ấn Ðộ, Malaysia, Bắc Phi và Nam châu Âu Nhóm bò có u hiện nay đang phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, nguồn gốc của nó có thể là một dạng đặc biệt hoặc do đột biến di truyền của bò rừng Tua Bò rừng có lông mềm, dài, thẳng, trán có xoáy ốc, sắc lông đen hoặc nâu xám có sọc vàng dọc sống lưng, sừng dài, đen, cong như cánh cung, bò rừng rất khỏe và nhanh nhẹn, khá dữ tợn, con cái cao 150-170 cm, con đực cao 175-200 cm
Trâu nhà hiện nay có nguồn gốc từ trâu rừng Ấn Ðộ, từ đó trâu được thuần hóa theo 2 hướng: hướng Ðông Nam Á và hướng châu Phi, Trung cận đông, Nam châu Âu Có thể chia trâu làm 2 nhóm: nhóm sừng ngắn, thường gặp ở Nhật, Bắc Trung Quốc, Ai Cập, Ý, Nam Liên Xô (cũ), nhóm sừng dài thường gặp ở Miến Ðiện, Nam Trung Quốc, Việt Nam
Trang 41.1.2 Đặc điểm sinh học
1.1.2.1 Trâu, bò là loài động vật nhai lại
Nhai lại là thuộc tính đồng thời là tập tính vốn có của trâu bò Trâu bò
không thể sống và tồn tại nếu không có quá trình nhai lại bởi nhai lại không chỉ có chức năng nghiền nát thức ăn mà còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, ổn định môi trường dạ cỏ Thời gian nhai lại khoảng 5-8 giờ/ngày đêm, tùy thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn
1.1.2.2 Trâu, bò là loài động vật có dạ dày bốn túi
Khác với gia súc dạ dày đơn, dạ dày trâu, bò, dê có 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách và dạ múi khế), mỗi túi có chức năng riêng Dạ cỏ, dạ tổ ong được xem như phòng lên men yếm khí, tại đây có các quá trình phân giải và lên men các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Ðồng thời các sản phẩm của quá trình lên men được hấp thu qua vách dạ cỏ, các tiểu phần thức ăn có kích thước lớn được ợ lên và nhai lại Dạ lá sách được xem như hệ thống lọc Dạ múi khế là dạ dày thực của trâu bò và quá trình tiêu hóa thức ăn tại đây theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng men Nhờ có bộ máy tiêu hóa như vậy nên trâu, bò, dê có khả năng sử dụng và chuyển hóa các thức ăn thô xanh (cỏ, lá cây ), các phế phụ phẩm của nông nghiệp (rơm rạ, thân cây ngô ), công nghiệp chế biến (bã bia, bã dúa, bã sắn ) có giá trị hàng hóa thấp, thậm chí không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị cao cho con người (thịt, sữa) Chúng còn có khả năng đồng hóa và sử dụng các chất ni tơ phi protein (Urê, Amoniac ) và biến chúng thành nguồn protein của cơ thể, thực hiện được điều này là nhờ có sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.
Trang 51.1.2.3 Trâu, bò, dê là loại động vật gặm cỏ và ăn lá cây
Trâu, bò, dê không chỉ là gia súc ăn cỏ mà còn tự gặm cỏ trên đồng cỏ Nhờ đặc điểm này nên trâu, bò, dê đã giúp con người khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên sẵn có (đồng cỏ, bải chăn thả) và lao động dư thừa, ngoài độ tuổi Nhờ vậy, ngành chăn nuôi gia súc rất thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
1.1.2.4 Trâu bò là loại động vật có tiềm năng để sản xuất sữa lớn và
nguồn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp
Trâu bò có đặc điểm tầm vóc lớn, hệ thống thần kinh phát triển nên chúng trở thành động vật dễ huấn luyện thành nguồn sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nguyên vật liệu Ngày nay do việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khá phát triển ở nhiều khu vực ở nước ta nên nhu cầu về sức kéo không cao như trước Tuy vậy, ở nhiều vùng của nước ta do điều kiện về tự nhiên và kinh tế khó khăn nên con trâu vẫn là "đầu cơ nghiệp của nhà nông" Ý kiến của Peter R Lawrence, một chuyên gia về gia súc cày kéo ở trường đại học HOHEMHEIM (Ðức) cho rằng đừng bao giờ coi việc sử dụng sức kéo vật nuôi là biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu Nguồn sữa phục vụ con người trên toàn thế giới hầu hết được sản xuất từ trâu bò, một phần rất nhỏ đến từ sữa dê
1.1.2.5 Một số đặc điểm khác
Trâu, bò, dê thích nghi rộng và chống chịu tốt với những điều kiện sống khó khăn, với bệnh tật Chúng rất dễ thích nghi khi chuyển từ vùng này đến vùng khác so với các loại gia súc khác
1.2 Mô hình
Mô hình là những hình mẫu làm đơn giản hóa hệ thống và cụ thể hóa hệ thống giúp chúng ta nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng hơn
Trang 6Mô hình mang những chức năng quan trọng của hệ thống Vì vậy việc sử dụng mô hình hóa để chúng ta xem xét các mối quan hệ mang tính chất quy luật và các hoạt động sản xuất mang tính chất thực tiễn.
1.3 Hệ thống chăn nuôi
Là hệ thống sản xuất mà sản phẩm là các vật nuôi, đầu vào của hệ thống là sản phẩm của hệ thống trồng trọt Nó tạo ra các sản phẩm thứ cấp cung cấp cho con người đặc biệt là thịt, sữa, trứng…Ngoài ra nó còn tạo ra các sản phẩm phụ cung cấp cho ngành trồng trọt như phân bón, cung cấp chất hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy khi hệ thống này phát triển thì sẽ làm cho ngành trồng trọt phát triển mạnh và cân đối.
1.4 Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu như sau:
Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa) cho đời sống con người Khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng lên, trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao đòi hỏi cường độ lao động và lao động trí óc ngày càng tăng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong bữa ăn hằng ngày của người dân Chăn nuôi sẽ đáp ứng được yêu cầu đó Các sản phẩm chăn nuôi đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, vì vậy, thực phẩm từ chăn nuôi chính là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng của con người.
Trang 7Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp Các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi Thịt, sữa, da, lông là sản phẩm đầu vào của các quá trình công nghiệp chế biến, sản xuất da giày, chăn, đệm, sản phẩm thời trang Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vắc xin phòng nhiều loại bệnh đều có nguồn gốc từ sữa, trứng, nhung hươu; cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc,…
Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc.
Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến vai trò của phân bón hữu cơ từ chăn nuôi Phân chuồng với tỷ lệ N:P:K khá cao và cân đối có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng Phân gia súc sau khi xử lý có thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng vật nuôi thủy sản khác.
Bảng 1 Thành phần và số lượng phân nguyên chất của một số vật nuôi
Loại phân
Nước N%
Sản lượng phân cả năm (kg)
Tổng lượng NPK (kg)
Trang 8Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông ngiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo Với lợi thế thời gian cho sản phẩm nhanh (lợn thịt 6 tháng/lứa, gà thịt 8 tuần/lứa), khả năng sinh sản nhanh (gà đẻ trứng cho 280- 300 quả/năm), sử dụng các phụ phẩm từ trồng trọt, chế biến giá trị dinh dưỡng thấp để tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Vì vậy, các đối tượng vật nuôi được xem là đối tượng quan tâm phát triển, đáp ứng yêu cầu quay vòng vốn vay xóa đói giảm nghèo Chăn nuôi tận dụng được phụ phẩm của trồng trọt và thủy sản tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp V.A.C hoặc V.A.C.R có hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường sống Tận dụng nguồn lao động ở các vùng nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất chăn nuôi, tạo thêm sản phẩm cho xã hội , tăng nguồn thu và mức sống cho mỗi gia đình.[ 5]
1.5 Tình hình chăn nuôi đại gia súc trên thế giới và ở Việt Nam1.5.1 Trên thế giới
Trên thế giới, tình hình chăn nuôi rất phát triển Các nước có nền nông nghiệp phát triển cũng đồng thời là những nước có ngành chăn nuôi phát triển Điển hình là các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…theo số liệu thống kê cuả FAO năm 2000 thì sản lượng thịt bình quân/người/năm là 25,82 kg/người/năm, sản lượng sữa bình quân/người/năm là 92,26 lít.Trong đó sản lượng thịt bò và thịt heo chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm còn lại
Trang 9Bảng 2 Số liệu về người, đầu gia súc (x1000), sản lượng thịt (x1000kg) và sản lượng sữa (x1000 tấn)
Trang 10Bảng 3 Sản lượng thú sản sản xuất trung bình/người/năm
Sản phẩmThế giới
Hoa Kỳ
Ấn Độ
Thái Lan
Việt Nam
Bảng 4 Số lượng gia súc cả nước qua các năm giai đoạn 1990 - 2004
Trang 11Bảng 5 Sản phẩm chăn nuôi gia súc qua các năm
(Thịt hơi các loại, đơn vị tính: tấn)
NămTổng sốThịt trâu bò
SữaThịt lợn Thịt gia cầm
Trứng (1000 quả)1990 1007900 111900 9300 729000 167900 1896400
77,015,08,0
Trang 12Trứng (quả) 37,9 41,3 45,0
Tốc độ tăng đàn gia súc trong 10 năm qua tính trung bình 3,0-6,0%, trong đó đàn lợn tăng 6,77%; bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh 48,06%) riêng đàn trâu không tăng và ở một số vùn có xu hướng giảm (-0,04%).
Nhìn chung trâu bò là các loại vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp-công nghiệp để tạo thành thịt, sữa và cung cấp sức kéo Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau nhưng tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (45,5% tổng đàn), 5 vùng sinh thái còn lại chiếm 54,5%, riêng Tây Nguyên đất đai rộng, điều kiện thuận lợi nhưng đàn bò chỉ chiến 10,8% Đàn trâu tập trung ở miền trung du phía Bắc (52%), tiếp đó là khu 4 cũ (22%) Đàn trâu bò phần lớn nuôi trong nông hộ (2-3 con/ hộ) theo phương thức quảng canh và bán thâm canh Bò sữa được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu ven các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi thâm canh.
Thịt trâu, bò chiếm 8% tổng lượng thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra còn ít, chỉ mới chiếm 8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam Một số vùng trâu bò được dùng để cày kéo nhưng nhu cầu cung cấp sức kéo (đặt biệt ở trâu) ngày càng giảm Cơ cấu giống bò chủ yếu vẫn là bò nội (bò vàng Việt Nam) chiếm 85% tổng đàn với tầm vóc nhỏ, năng suất thịt sữa đều thấp Khối lượng bò cái trưởng thành 180-200 kg/con, bò đực 210-250 kg/con, tỉ lệ thịt xẻ 40-45%, bò lai Zeebu chiếm 14,4%, các giống bò cao sản nhập nội mới chiếm 0,5% tổng đàn bò.
1.5.2.2 Tình hình chăn nuôi ở Bình Định
Trang 13Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loại gia súc (trâu, bò, dê) được chăn nuôi phổ biến ở tỉnh Bình Định.- Trâu Việt Nam
- Các giống bò: bò Vàng Việt Nam, lai Sind, Red Sindhi, Brahma.n - Các giống dê: dê Bách Thảo, dê Boer.
Các mô hình chăn nuôi gia súc có triển vọng phát triển của tỉnh.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi và biến động đàn gia súc của tỉnh Bình Định.
Trang 14Đánh giá tiềm năng và hạn chế của các mô hình hiện có trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, góp phần hoàn thiện các mô hình, làm tăng hiệu quả chăn nuôi gia súc.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, bao gồm:
- Thu thập tất cả các tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu Các tài liệu như: giáo trình, sách chuyên khảo, hướng dẫn phổ biến khoa học kỹ thuật, các công trình nghiên cứu liên quan.
- Thu thập thông tin bằng các nguồn khác như: báo nông nghiệp, mạng internet, điều tra thực tế.
Phương pháp lý luận: phân tích, đánh giá và xử lý thông tin để đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình chăn nuôi của tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 20093.1.1 Tổng đàn gia súc của tỉnh Bình Định các năm 2005 - 2009
Tỉnh Bình Định nằm ở vùng Duyên hải miền Trung có điều kiện tự
nhiên tương đối thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi các loại gia súc Địa hình có ba vùng: miền núi, trung du, đồng bằng, mỗi vùng đều có thế mạnh về các mặt như: nguồn nước, nguồn thức ăn, kinh nghiệm con người trong sản xuất kinh doanh các loại cây trồng, vật nuôi Hiện nay, đàn bò của tỉnh trên 280.000 con, đàn trâu trên 18.000 con, đàn lợn thường xuyên trên 640.000 con, đàn gia cầm trên 3 triệu con
Trang 15Trong những năm qua, mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt: bão lũ, hạn hán, các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng ở trâu, bò, heo Bệnh tai xanh ở heo, bệnh nhiệt thán ở trâu, bò…đã ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi Tổng đàn gia súc các loại có giảm nhưng ở mức độ nhỏ.
Bảng 7 Số lượng đàn gia súc của tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2009
(Đơn vị tính: con)
Tổng số
Cày kéo
Tổng số
Cày kéo
Bò lai Sind
Bò sữa
2005 19267 10561 289151
70476 96560 2626 11751
2006 19276 10231 340028
76280 131535 1245 13975
2007 20150 10847 335618
78624 126726 1001 15816
2008 19217 - 307477
- 157967 864 15148
2009 18936 - 282372
- 165474 414 12930
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định)
Trang 163.1.2 Biến động đàn gia súc của Bình Định
Bảng 8 Biến động đàn bò của Bình Định giai đoạn 2005-2009
Hoài Nhơn
Hoài Ân
Phù Mỹ
Vĩnh Thạnh
Phù Cát
Tây Sơn
An Nhơn
Tuy Phước
Vân Canh2005 289.151 7.106 6.090 24.12
13.539 58.605
18.229 14.853
2006 340.028 8.848 7.029 30.026
15.571 62.140
26.224 13.262
2007 335.618 8.997 8.065 29.095
14.265 61.208
26.121 13.686
2008 307.477 8.125 7.983 27.083
14.730 59.135
2009 288.372 7.878 6.724 25.229
13.520 57.488
18155 13.478
Trang 17Bảng 9 Biến động đàn trâu của Bình Định giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tính: Con)
Quy Nhơn
An Lão
Hoài Nhơn
Hoài Ân
Phù Mỹ
Vĩnh Thạnh
Phù Cát
Tây Sơn
An Nhơn
Tuy Phước
Vân Canh2005 19.267 159 2.283 3.321 2.271 4.522 812 2.513 625 1.400 1.238 123
2006 19.276 399 2.358 3.233 2.729 4.511 857 1.990 862 1.123 1.106 108
2007 20.150 390 2.668 3.297 2.750 4.613 880 1.990 958 1.275 1.204 125
2008 19.217 335 2.711 2.856 2.457 4.764 910 1.998 928 1.054 1056
2009 18.936 342 2.765 2.840 2.209 4.647 946 1.947 920 1.065 1.103 152
Trang 18Bảng 10 Biến động đàn dê của Bình Định giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tính: Con)
Quy Nhơn
An Lão
Hoài Nhơn
Hoài Ân
Phù Mỹ
Vĩnh Thạnh
Phù Cát
Tây Sơn
An Nhơn
Tuy Phước
Vân Canh2005 15.816 1.437 250 285 127 760 3.045 2.614 2.742 600 2.456 1.500
2006 13.975 1.250 - 285 115 685 3.013 2.614 1.884 550 2.289 1.290
2008 15.148 1.417 274 640 128 1.047 1.541 4.330 2.186 995 1.279 1.311
Trang 193.2 Một số mô hình chăn nuôi gia súc 3.2.1 Mô hình vỗ béo bò
* Đặt vấn đề
Bình Định là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó có ngành chăn nuôi khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi bò lai Tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh từ 18% (năm 1998) so với tổng đàn 45% (năm 2005) và hiện nay (năm 2009) là 57%, Bình Định trở thành một trong những tỉnh có phong trào lai cải tạo đàn bò và phát triển chăn nuôi bò lai dẫn đầu cả nước.
Trong tỉnh hiện nay nhiều địa phương có phong trào chăn nuôi bò lai phát triển mạnh như các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn,… Nhiều xã có tỷ lệ bò lai đạt gần 100% như Nhơn Lộc, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Hưng,… Tuy nhiên phương thức chăn nuôi chưa được cải thiện nên hiệu quả còn chưa cao Nhất là bà con chưa có thói quen vỗ béo bò trước khi bán thịt để có hiệu quả kinh tế cao hơn Do đó, việc thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt nhằm chuyển giao cho người chăn nuôi tiến bộ vỗ béo bò , tăng khối lượng và cải thiện chất lượng thịt trong thời gian ngắn để khai thac tốt hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò thịt là rất cần thiết.
3.2.1.1 Mục đích của mô hình
Mục đích của vỗ béo bò là làm tăng thịt xẻ, tăng thịt tinh và tăng chất lượng thịt trong một thời gian ngắn Do vậy khi bán thịt sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, tăng thu nhập trên đơn vị vật nuôi, tăng sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho nông dân.
Trang 203.2.1.2 Các hình thức vỗ béo bò, những yếu tố ảnh hưởng đến vỗ béo và các đối tượng bò cần vỗ béo
3.2.1.2.1 Các hình thức vỗ béo
Vỗ béo bằng chăn thả: cách vỗ béo này rất kinh tế, vì bò được chăn thả nhiều giờ trên đồng cỏ cho nên tận dụng được nhiều cỏ mà không tốn công cắt và vận chuyển về chuồng cho ăn.
Vỗ béo tại chuồng có kết hợp chăn thả: Hình thức vỗ béo này thường áp dụng ở vùng có đồng cỏ hẹp hoặc ở xung quanh khu công nghiệp, thành phố Thức ăn của bò chủ yếu là cỏ tươi cắt về cho ăn tại chuồng Riêng mùa đông chủ yếu là cỏ khô, thức ăn ủ tươi và bổ sung một ít thức ăn tinh.
Vỗ béo tại chuồng: Thức ăn phụ phẩm công nghiệp (như bã rượu, bã bia, rỉ đường, bã mía), ngoài ra vẫn phải cho ăn thêm cỏ, rơm, thức ăn ủ tươi, ngọn mía, thân cây ngô.
3.2.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến vỗ béo
Tuổi bò lúc vỗ béo: Con vật non thường có tốc độ lớn nhanh, do đó bò càng non thì khả năng tăng trọng càng cao.
Loại hình thức ăn: Thức ăn có đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng cao thì ảnh hưởng tốt đến kết quả vỗ béo của bò.
Giống và loại hình của bò: Đây là yếu tố di truyền có ý nghĩa quan
trọng quyết định hiệu quả của quá trình vỗ béo Thông thường các giống bò lai thuôc nhóm Zêbu cho kết quả vỗ béo tốt hơn so với giống bò địa phương
Số lần cho ăn trong ngày và sự chăm sóc bò trong khi vỗ béo: Số lần
cho ăn và lượng thức ăn hợp lý giúp bò phát triển tốt Vệ sinh chuồng trại và cơ thể bò thường xuyên cũng là một phần trong biện pháp kỹ thuật giúp bò tăng trọng nhanh và tăng sức đề kháng, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.
Trang 213.2.1.2.3 Đối tượng bò để vỗ béo
Những bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò trưởng thành, có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt, loại bò như vậy sẽ đạt được tốc độ tăng trọng nhanh Tất cả các loại bò từ một năm tuổi trở lên trước khi bán thịt đều cần phải vỗ béo Nếu mua bò để vỗ béo bán thịt, ta nên chọn bò gầy để đạt kết quả vỗ béo cao Bò trên năm tuổi có thời gian vỗ béo ngắn hơn và hiệu quả cao hơn so với bò tơ Chọn bò gầy nhưng phàm ăn và không có bệnh để vỗ béo sẽ có lợi nhuận cao hơn bò béo.
Giống bò nào cũng có thể vỗ béo tốt Tuy nhiên, bò lai gầy sẽ cho tăng trọng nhanh hơn giống bò địa phương Nên chọn bò đực vì bò đực phát triển nhanh hơn bò cái Không nên chọn bò quá già, không còn răng, bò không có biểu hiện bệnh, ăn uống lơ là, bò quá hung hăng hoặc nhút nhát, bò đang mang thai, bò đang nuôi con.
3.2.1.3 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình3.2.1.3.1 Xác định trọng lượng bò
Trước khi đưa vào vỗ béo cần xác định trọng lượng bò Mục đích của việc xác định trọng lượng bò ban đầu là nhằm xác định liều lượng thuốc tẩy nội ký sinh trùng; xác định lượng thức ăn khi vỗ béo; xác định đươc tăng trọng khi kết thúc vỗ béo
Cách xác định trọng lượng của bò (P) bằng phương pháp gián tiếp dựa vào các chiều đo gồm: Vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) theo công thức sau:
P(kg) = (VN) x (VN) x (DTC) x 90Đơn vị tính: mét
Ngoài ra, người ta cũng có thể xác định trọng lượng bò bằng cách tra từ bảng có sẵn.
Trang 223.2.1.3.2 Tiêm phòng và tẩy nội, ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo
Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng (nếu chưa tẩy)
Tẩy sán lá gan, có thể dùng các loại thuốc (liều dùng theo hướng dẫn của NSX)
+ Fasciosanid+ Fasinex+ Dovenix+ Fasiolid
Tẩy giun đường ruột: có thể dùng các loại thuốc (theo hướng dẫn của NSX)
+ Levamisol (dạng bột)+ Levamisol (dạng nước)
+ Hanmectin-25 (thuốc tiêm dưới da): tác dụng tẩy ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng ngoài da.
Ngoài các loại thuốc trên, có thể thay thế bằng các loại thuốc khác có tác dụng tương tự trên thị trường.
3.2.1.3.3 Khẩu phần thức ăn vỗ béo bò và phương pháp cung cấp thức ăn
Bảng 11 Một số công thức (CT) thức ăn hỗn hợp vỗ béo bò
Trang 23Lưu ý: Dựa vào giá trị nguyên liệu thức ăn gia súc, nên chọn công
thức nào có giá thành rẻ nhất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cho việc vỗ béo.
*Phương pháp trộn thức ăn tinh cho bò
Nguyên liệu có số lượng nhiều nhất trong khẩu phần được trải ra trước để làm nền, tiếp theo là các nguyên liệu có số lượng nhỏ hơn.
Đối với các nguyên liệu có số lượng nhỏ cần được trộn trước với 3-4 kg bột sắn hoặc bột ngô Tất cả các nguyên liệu được trải đều thành từng lớp, đảo đống thức ăn từ bên này sang bên kia, từ trên xuống dưới, đảo như vậy từ 3-4 lần cho đến khi hỗn hợp thức ăn được trộn lẫn vào nhau thật đều Nếu trong khẩu phần có thêm rỉ mật thì tốt nhất dùng rỉ mật trộn với thức ăn khi cho gia súc ăn hằng ngày.
* Cung cấp thức ăn
Để bò có được tốc độ tăng trọng cao thì cần cung cấp lượng thức ăn tinh vào khoảng 1,7-2% trọng lượng cơ thể Lượng thức ăn được cho ăn tăng dần Dựa vào trọng lượng lúc đưa vào vỗ béo, tính nhu cầu thức ăn tinh, thức ăn thô xanh/con/ngày.
+ Thức ăn tinh: Bò mới đưa vào vỗ béo, tập cho bò làm quen với thức ăn tinh và sau đó 3-7 ngày tăng dần lượng thức ăn đến khẩu phần vỗ béo, đảm bảo đúng định mức và nhu cầu, nên cho ăn 4-5 lần/ ngày Lượng thức ăn tinh/con/ngày tối thiểu phải đạt 1,7% trọng lượng bò.
+ Thức ăn thô xanh (cỏ tươi): Dựa vào trọng lượng bò tính nhu cầu thức ăn thô xanh: tối thiểu phải đạt 10% trọng lượng cơ thể.
+ Nước uống: Mỗi con phải có máng uống riêng và luôn luôn có nước sạch trong máng.
Sau khi kết thúc vỗ béo phải bán mổ thịt ngay