Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trong tương lai 1 Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc đến năm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá một số mô hình chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 41 - 43)

01 Vĩnh Quang 28 21,1 12 18,4 39 97,5 02Vĩnh Quang3120,6918,

3.3.Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trong tương lai 1 Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc đến năm

3.3.1. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc đến năm 2015

Nghị quyết về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Chính phủ ban hành ngày 15/6/2000 chỉ rõ:

“Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi bò theo hướng thâm canh có năng suất cao, phấn đấu trong 10

năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.” Từ định hướng phát triển chung nói trên, em xin nêu ra định hướng phát triển chăn nuôi trâu, bò của tỉnh Bình Định như sau:

Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống ở các nông hộ, đồng thời xây dựng các cơ sở chăn nuôi bò thịt, bò sữa hiện đại.

Tiếp tục Zêbu hóa đàn bò. Nhập một số giống bò chuyên dụng sữa, chuyên dụng thịt năng suất cao. Tiến hành lai tạo đàn bò chuyên dụng sữa, chuyên dụng thịt với bò đã được Zêbu hóa.

Đối với chăn nuôi dê, đây là ngành mới được quan tâm, người chăn nuôi hầu hết là người nghèo ở trung du đồi núi, tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh, tận dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật như quản lý phối giống, thay đổi đực giống, chuồng trại, thú y, chăm sóc nuôi dưỡng còn nhiều khó khăn về kinh phí, trình độ kỹ thuật và quản lý còn thấp, phát triển thị trường còn nhiều hạn chế. Kinh nghiệm, tài liệu, các hình thức chia sẻ, tập huấn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý và chỉ đạo phát triển chăn nuôi dê còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức. Công tác giống và quản lý giống ít được quan tâm Bên cạnh đó công tác nghiên cứu về thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh tật, chuồng trại hầu như chưa tương xứng với nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của nghề chăn nuôi dê.

Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển ngành nuôi dê. Tiếp tục lai cải tạo đàn dê theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa (thịt, sữa) và cải thiện phương thức chăn nuôi truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá một số mô hình chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 41 - 43)