PHẦN I: MỞ ĐẦU Đối với mỗi sinh viên thì việc tiếp xúc với thực địa sau khi đã học xong lý thuyết các môn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với những môn chuyên ngành, việc thực tập không chỉ giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, nắm vững chuyên môn mà còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm việc sau này . Đa dạng sinh học là môn khoa học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng và sinh viên một số ngành khác trong trường như khoa học môi trường, lâm nghiệp xã hội. Nghiên cứu môn học này không chỉ để hiểu được thế nào là đa dạng sinh học mà còn giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học, thực trạng suy thoái cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay như thế nào. Đồng thời môn học này còn giúp chúng ta làm quen, tiếp cận với công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học để xem xét diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian ở một khu vực cụ thể nào đó. Vì vậy để bổ sung kiến thức lý thuyết đã học đồng thời tập làm quen với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học, được sự đồng ý của nhà trường, khoa QLTNRMT, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh và thầy Vũ Tiến Thịnh, chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh, thầy Vũ Tiến Thịnh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn, để bản báo cáo hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Lê Thị Thanh Bình ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 trung tâm giống gốc của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái đa dạng sinh học đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động. Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực.Nên cần phải có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về tính đa dạng sinh học của khu vực này để có được những giải pháp bảo tồn hợp lý và tốt nhất. Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông lâm nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài Bò sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái,...Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người. Trong các phòng thí nghiệm phòng thực hành Bò sát, Ếch nhái còn được dùng làm tiêu bản và một đối tượng nghiên cứu. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần tại Vườn quốc gia Cúc Phương để bước đầu điều tra đánh giá tính đa dạng bò sát ếch nhái tại khu vực này. Đối tượng nghiên cứu Vì thời gian và nguồn nhân lực có hạn nên chúng em chỉ tập trung nghiên cứu về nhóm bò sát ếch nhái và tìm hiểu mô hình bảo tồn rùa ở khu vực vườn quốc gia Cúc Phương
PHẦN I: MỞ ĐẦU Đối với mỗi sinh viên thì việc tiếp xúc với thực địa sau khi đã học xong lý thuyết các môn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với những môn chuyên ngành, việc thực tập không chỉ giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, nắm vững chuyên môn mà còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm việc sau này . Đa dạng sinh học là môn khoa học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng và sinh viên một số ngành khác trong trường như khoa học môi trường, lâm nghiệp xã hội. Nghiên cứu môn học này không chỉ để hiểu được thế nào là đa dạng sinh học mà còn giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học, thực trạng suy thoái cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay như thế nào. Đồng thời môn học này còn giúp chúng ta làm quen, tiếp cận với công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học để xem xét diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian ở một khu vực cụ thể nào đó. Vì vậy để bổ sung kiến thức lý thuyết đã học đồng thời tập làm quen với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học, được sự đồng ý của nhà trường, khoa QLTNR&MT, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh và thầy Vũ Tiến Thịnh, chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh, thầy Vũ Tiến Thịnh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn, để bản báo cáo hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.! Sinh viên thực hiện Lê Thị Thanh Bình 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái đa dạng sinh học đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động. Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực.Nên cần phải có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về tính đa dạng sinh học của khu vực này để có được những giải pháp bảo tồn hợp lý và tốt nhất. Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài Bò sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái, Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại thuốc quý 2 hiếm phục vụ cho đời sống con người. Trong các phòng thí nghiệm phòng thực hành Bò sát, Ếch nhái còn được dùng làm tiêu bản và một đối tượng nghiên cứu. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần tại Vườn quốc gia Cúc Phương để bước đầu điều tra đánh giá tính đa dạng bò sát ếch nhái tại khu vực này. * Đối tượng nghiên cứu Vì thời gian và nguồn nhân lực có hạn nên chúng em chỉ tập trung nghiên cứu về nhóm bò sát- ếch nhái và tìm hiểu mô hình bảo tồn rùa ở khu vực vườn quốc gia Cúc Phương * Mục tiêu - Đánh giá được thành phần loài bò sát - ếch nhái của khu vực, xác định được mật độ, sự phân bố của các loài theo sinh cảnh và đai cao. - Đánh giá được tính đa dạng sinh học (đa dạng về loài, đa dạng về quần xã) của thành phần bò sát ếch nhái tại khu vực nghiên cứu và ở Vườn quốc gia - Xác định được giá trị tài nguyên, giá trị bảo tồn của các loài bò sát ếch nhái tại khu vực Vườn quốc gia - Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự phát triển bền vững. - Nắm được điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia. - Nắm được phương án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. - Nắm được những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại Vườn quốc gia (bảo tồn nội vi, bảo tồn ngoại vi, bảo tồn bằng pháp chế, bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, ). 3 * Nội dung - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia và các sinh cảnh khu vực khảo sát. - Đánh giá tính đa dạng sinh học bò sát-ếch nhái của VQG và khu vực khảo sát. - Đánh giá tính đa dạng sinh học theo sinh cảnh ở khu vực khảo sát - Giám sát các nhóm loài bò sát- ếch nhái tại khu vực khảo sát. - Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Vườn quốc gia * Địa điểm nghiên cứu Trong vườn quốc gia Cúc Phương chúng em đã được tiến hành điều tra nghiên cứu tại khu du lịch hồ Mạc Tọa độ địa lý: Từ 22º37’ đến 22º42’ độ vĩ bắc 105º72’ đến 105º78’ độ kinh đông - Diện tích của khu vực khảo sát là khoảng 3.600ha. - Chiều dài mỗi tuyến điều tra là 1500m, chiều rộng là 5m - Dạng sinh cảnh chủ yếu: Ở Vườn quốc gia Cúc Phương có rất nhiều dạng sinh cảnh, rất nhiều trạng thái thảm thực vật khác nhau, tuy nhiên do điều kiện thời gian không cho phép nên chúng em tiến hành chủ yếu trên các dạng sinh cảnh là sinh cảnh rừng tự nhiên trên sườn núi đá vôi, và rừng tự nhiên trên đất bồi tụ.Ngoài ra nhóm còn tiến hành điều tra ở sinh cảnh là khu định cư của con người tại khu du lịch hồ Mạc 4 * Thành phần nhóm nghiên cứu 1. Lê Thị Thanh Bình 2. Đinh Thị Hiền 3.Triệu Anh Tuấn 4.Vi Thị Hà Trang 5.Nguyễn Hữu Sơn 6.Bùi Hồng Cường 7.Phạm Thị Diệu 8.Đỗ Thị Phương Hoa 9.Trần Xuân Hưng 10.Nguyễn Văn Linh 11.Trần Thị Viên 12.Nguyễn Quốc Toản 13.Nguyễn Đình Trình 5 PHẦN II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A 40 km và cách Thủ đô Hà Nội 130 km về phía Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía tận cùng phía Đông Nam cả dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương có tọa độ địa lý như sau: 20º 14’ - 20º 24’ vĩ độ Bắc 105º 29’ - 105 º44’ kinh độ Đông Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi mà ranh giới bao gồm đường ven chân núi đá vôi. - Chạy dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam là các xã thuộc huyện Lạc Sơn và các xã thuộc huyện Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình. - Phía Đông Nam giáp xã Yên Quang huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. - Phía Tây Nam giáp xã Kì Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thành Lâm, Thành Mỹ, Thành Yên thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích Vườn quốc gia nằm trong phần đất thuộc 14 xã, trong đó có 7 xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh hòa Bình; 4 xã của huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và 3 xã của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia là 22.200 ha, trong đó: - Huyện Lạc sơn và Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình là 5.850 ha - Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình là 11.300 ha - Huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa là 5.000 ha 2.2 Địa hình Dãy núi đá vôi Cúc Phương là phần cuối của khối núi đá vôi chạy từ Sơn La về theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Xen kẽ giữa 2 hệ thống núi đá chạy gần song song là các đồi đất thấp phát triển trên đất đá sét với những thung lũng cùng hướng 6 với núi. Độ cao trung bình của các thung lũng khoảng 200 – 350m và thường ngăn cách bởi các quèn thấp như Quèn Đang, Quèn Voi, Quèn Xeo… Địa hình Cúc Phương chủ yếu là đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển 400-500m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc. Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan tới hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau - Địa hình núi cao dốc đứng: sản phẩm đá vôi - Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp: sản phẩm bồi tụ - Địa hình núi thấp và ít dốc: sản phẩm đá sét 2.3 Khí hậu, thủy văn Theo số liệu của trạm khí tượng Nho Quan( 27.3.09) nhìn chung nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu như sau: - Nhiệt độ trung bình năm là 22,8ºC - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,2ºC (tháng 1) - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,5ºC ( tháng 6) Lượng mưa trung bình năm là 1908,6mm, tháng thấp nhất là 21,4mm( tháng 1). Và tháng cao nhất là 358,7mm( Tháng 9). Độ ẩm trung bình trong năm tại khu vực là 84%, tháng thấp nhất là 81% và tháng cao nhất là 89% Ta biết rằng yếu tố nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như sinh sản của nhóm bò sát - ếch nhái.Với điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu ta có thể thấy là khá thuận lợi cho sinh vật nói chung và nhóm bò sát - ếch nhái nói riêng phát triển, đa dạng phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể. * Chế độ gió: Vườn quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè.Ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7.Tuy vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên 7 ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng đã bị thay đổi hướng rất nhiều, tốc độ gió khoảng 1-2 m/s * Thủy văn: Do ở Cúc Phương là địa hình Karst nên ở đây có ít dòng chảy, ngoại trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại các khe suối cạn có nước theo mùa. Sau cơn mưa khe khô dãn nước vào lỗ hút, chảy ngầm rồi phun ra ở một số mó nước. Chỗ nào nước không thoát kịp thì ứ đọng lại gây ngập úng tạm thời. 2.4 Địa chất thổ nhưỡng Nền địa chất Cúc Phương được tạo thành bởi chuyển động tạo sơn kỉ Mê ri đầu nguyên đại trung sinh kỷ Triat trung, bậc Ca-do-ni tầng Đồng Giao. Đất Cúc Phương có 2 nhóm với 7 loại đất chính: Nhóm A gồm 4 loại đất phân bố ở nơi cao nhất đến nơi thấp nhất của núi đá vôi. Nhóm B gồm 3 loại đất phân bố ở nơi đồi cao dốc xuống nơi thấp không có đá vôi. Đá mẹ có cấu tạo khối phiến đá dày đến đá mẹ có khối phiến đá mỏng, từ đá mẹ thô đến đá mẹ mịn hơn, từ đá mẹ không hay ít biến chất đén đá mẹ biến chất. 2.5 Các quần xã thực vật chủ yếu. Thảm thực vật vườn quốc gia Cúc Phương có những kiểu chính và những kiểu phụ như sau: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá vôi có độ cao dưới 500m. - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi có độ cao trên 500m. - Kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi. - Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi. - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng, đát phong hóa từ đá phiển có độ cao dưới 500m. - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng, đát phong hóa từ đá phiển có độ cao trên 500m. - Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp phong hóa từ đá sét. 8 - Rừng thứ sinh nhân tác tre nứa nhiệt đới. - Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đất phong hóa từ đá sét. - Quần lạc trảng cỏ nhiệt đới. - Đất canh tác nông nghiệp 2.6. Tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ thực vật, động vật phong phú. Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 2406 loài thực vật, 608 loài động vật có xương sống trong đó có 125 loài thú , 308 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 65 loài cá và hàng nghìn loài côn trùng. Có 108 loài động thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương ưu thế bởi rừng trên núi đá vôi. Ở một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đén 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ rệt. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Cúc Phương là nơi sinh sống của một vài quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có phân loài linh trưởng đang bị đe dọa trên mức toàn cầu. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được nghiên cứu ỏ Cúc Phương. 2.7. Điều kiện dân sinh kinh tế của khu vực 2.7.1. Dân số và lao động Dân số ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh và Mường, mật độ của toàn vùng là 138 người/km 2 , nhưng dân số phân bố không đều như Cúc Phương 23 người/ km 2 , Yên Trị 354 người/ km 2 , Yên Quang 559 người/ km 2 . Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập chung ở các vùng thấp gần các trục đường giao thông nên phân bố lao động sản xuất cũng chủ yếu tập chung ở đây. Lực lượng sản xuất đông đảo nhưng cơ cấu ngành nghề đơn giản. Hoạt động sản xuất chủ yếu là nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số ít người làm về y tế, giáo dục, dịch vụ, sản xuất thủ công nghiệp. Vấn đề này đã một phần tạo sức ép đối với tài nguyên của vườn quốc gia Cúc Phương. 9 2.7.2. Kinh tế xã hội Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo chủ yếu là trồng lúa và các loại hoa mau. Tuy nhiên do diện tích còn hạn hẹp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng khá phat triển trong vùng chủ yếu là trâu, bò. Sản xuất thủy sản hầu như không đáng kể, chủ yếu là cung cấp nguồn thực phẩm tại cho nhân dân trong khu vực. Sản xuất công nghiệp có một số cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ và sản xuất thủ công nghiệp như khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia đình. Hệ thống giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống đường cấp phối giữa các xã trong huyện cũng hình thành nên giao thông khá thuận lợi. Trong vườn đoạn đường từ khu văn phòng tới trung tâm Bông đã được cải tạo và nâng cấp… Đường điện đã có đường dây tải điện và các trạm biến thế đã đến được với các xã vùng đệm của vườn quốc gia. Các xã trong khu vực đều có trạm xá nhưng chưa có bác sĩ chỉ có y tá là người có tay nghề và kỹ thuật cao nhất. Giáo dục phát triển tương đối tốt. Số trường lớp các cấp phát triển khá đồng đều ở các xã. Tuy nhiên ở các bản vùng sâu vùng xa vẫn còn hiện tượng mù chữ và tái mù chữ. 2.8 Tác động của động vật và con người lên các điều kiện tự nhiên (tích cực và tiêu cực) Ở khu vực Vườn quốc gia còn xảy ra hiện tượng chăn thả gia súc phổ biến, người dân vẫn thường vào rừng soi cá, ếch vào buổi tối đặc biệt là sau những trận mưa làm cho trong rừng có các dòng suối chảy thì lượng người vào rừng soi cá hay ếch nhái là khá nhiều Do trong khu vực trồng cỏ nên lượng người cũng như xe cộ, đặc biệt là xa bò kéo ra vào rất thường xuyên tạo ra các tuyến đường mòn khá lớn, hoạt động này cũng phần nào gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của một số loài động vật , gây chia cắt sinh cảnh 10 [...]... CÁC DẠNG SINH CẢNH TT Tên loài Các dạng sinh cảnh (số cá thể) Tổng số cá thể đã quan sát SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 - Tính các chỉ số đa dạng * Đa dạng về loài trong mỗi sinh cảnh ( tính chỉ số đa dạng Margalef - d) Chỉ số đa dạng Margalef được sử dụng để đánh giá tính đa dạng loài trong mỗi sinh cảnh do ông Margalef xây dựng năm 1958.Trong các dạng sinh cảnh khác nhau nếu sinh cảnh nào có chỉ số đa dạng. .. quả điều tra ở 3 dạng sinh cảnh chính như trên, dựa vào công thức tính chỉ số đa dạng sinh học của Simpson và Margalef ta tính được chỉ số đa dạng ở các sinh cảnh như sau: Dạng sinh cảnh Sinh cảnh 1 Sinh cảnh 2 Sinh cảnh 3 Chỉ số Simpson - D 0,8512 0,9030 0,8472 Chỉ số Margalef - d 1,958 2,589 1,953 * Đa dạng loài (d): Theo kết quả trên cho thấy ở sinh cảnh 2 là sinh cảnh có tính đa dạng loài cao nhất,... nhất - Đa dạng bêta: so sánh giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2 là 9, giữa sinh cảnh 2 và sinh cảnh 3 là 14 và giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 3 là 11 - Đa dạng gamma: ta thấy tổng số loài điều tra được ở cả 3 dạng sinh cảnh là 19 loài * Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (D): Theo kết quả ở bảng trên cho thấy mức độ đa dạng về quần xã sinh vật ở sinh cảnh 2 cũng là cao nhất Chúng tỏ sinh cảnh... tính đa dạng về loài của sinh cảnh ấy càng cao Như vậy chỉ số đa dạng Margalef có thể dùng để so sánh tính đa dạng về loài giữa các sinh cảnh khác nhau trong khu vực Công thức xác định được tính như sau: S: Tổng số loài ghi nhận được trong sinh cảnh N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh * Mô tả quy mô về đa dạng loài (đa dạng alpha, đa dạng bêta, đa dang gamma) trong khu vực khảo sát + Đa dạng. .. ở sinh cảnh 2 là phong phú và đa dạng nhất, tiếp đó là đến sinh cảnh 1, rồi sinh cảnh 3 Như vậy ta có thể thấy sinh 21 cảnh 2 là sinh cảnh có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất cho các loài bò sát - ếch nhái sinh trưởng sinh sản và phát triển * Mô tả quy mô đa dạng loài: - Đa dạng alpha: ở sinh cảnh 1 là 9, sinh cảnh 2 là 12 và ở sinh cảnh 3 là 8 Như vậy ở sinh cảnh 2 có tổng số loài là nhiều nhất - Đa. .. số loài trong một sinh cảnh hay một quần xã + Đa dạng bêta: là mức độ dao động thành phần loài giữa các sinh cảnh hay quần xã khi môi trường thay đổi + Đa dạng gamma: là tổng số loài tồn tại trong một quy mô địa lý * Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng SimpsonD) Chỉ số đa dạng Simpson được sử dụng để xác định tính đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh do ông... Về đa dạng loài theo sinh cảnh: - Sinh cảnh 1 điều tra được 17 cá thể (chiếm 35,42% tổng số cá thể trong cả 3 dạng sinh cảnh) thuộc 9 loài - Sinh cảnh 2 điều tra được 19 cá thể (chiếm 39,58%) thuộc 12 loài - Sinh cảnh 3 điều tra được 12 cá thể (chiếm 25,00%) thuộc 8 loài ** Chỉ số đa dạng (chỉ số đa dạng quần xã - D và chỉ số đa dạng loài – d) - Sinh cảnh 2 có chỉ số đa dạng cao nhất, tiếp theo đến sinh. .. đến sinh cảnh 1, và sinh cảnh 3 có chỉ số đa dạng thấp nhất Giá trị của các chỉ số đa dạng ở các sinh cảnh cụ thể như sau: Dạng sinh cảnh Sinh cảnh 1 Sinh cảnh 2 Sinh cảnh 3 Chỉ số Simpson - D 0,8512 0,9030 0,8472 Chỉ số Margalef - d 1,958 2,589 1,953 ** Sinh cảnh có số loài bò sát-ếch nhái phân bố tập trung nhiều nhất, nghĩa là mức độ đa dạng về bò sát ếch nhái cao nhất đó là sinh cảnh 2, rừng tự... mỗi đơn vị quan sát 15 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Đa dạng về thành phần loài bò sát - ếch nhái trong Vườn quốc gia Cúc Phương và khu vực nghiên cứu Khi đề cập đến tính đa dạng sinh học thì ta có thể thấy rằng cấp độ đa dạng loài là quan trọng nhất, vì đa dạng về loài là yếu tố quyết định đến đa dạng gen cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến đa dạng hệ sinh thái * Ở Vườn quốc gia Căn cứ vào quá trình điều... 1949 Với hai kiểu sinh cảnh khác nhau nếu sinh cảnh nào có chỉ số đa dạng D cao hơn thì sinh cảnh ấy có tính đa dạng về quần xã cao hơn và ngược lại Như vậy sử dụng chỉ số này ta có 14 thể so sánh được tính đa dạng về quần xã sinh vật giữa các sinh cảnh khác nhau Công thức xác định chỉ số đa dạng Simpson được tính như sau: Pi: Xác suất “vai trò”của loài i S: T Tổng số loài trong sinh cảnh Pi = ni/N . địa lý * Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng Simpson- D) Chỉ số đa dạng Simpson được sử dụng để xác định tính đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh. nhận được trong sinh cảnh N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh * Mô tả quy mô về đa dạng loài (đa dạng alpha, đa dạng bêta, đa dang gamma) trong khu vực khảo sát + Đa dạng alpha: là. CÁC DẠNG SINH CẢNH TT Tên loài Tổng số cá thể đã quan sát Các dạng sinh cảnh (số cá thể) SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 - Tính các chỉ số đa dạng * Đa dạng về loài trong mỗi sinh cảnh ( tính chỉ số đa dạng