Ở Vườn quốc gia Cúc Phương hiện nay có một số chương trình bảo tồn ngoại vi như vườn thực vật, trung tâm cứu hộ linh trưởng, trung tâm cứu hộ và bảo tồn rùa, trung tâm bảo tồn cầy vằn đã và đang hoạt động có hiệu quả cao. Đối với nhóm điều tra bò sát ếch nhái, chúng em đã được tham quan tìm hiểu về các hoạt động ở trung tâm cứu hộ và bảo tồn rùa. Qua quá trình tìm hiểu em có được kết quả như sau:
* Lịch sử ra đời: Chương trình nghiên cứu sinh thái và bảo tồn Rùa (trung tâm cứu hộ rùa) ra đời năm 1998 do tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới (FFI) tài trợ. Trung tâm cứu hộ, bảo tồn Rùa Cúc Phương thuộc trung tâm cứu hộ bảo tồn Rùa châu Á.
* Mục tiêu:
- Cứu hộ và nhân nuôi các loài rùa cạn và rùa nước ngọt đang có nguy cơ tuyệt chủng cao của Việt Nam, cũng như các loài Rùa do cơ quan chức năng tịch thu được.
- Tạo nơi lưu trữ, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, gây nuôi sinh sản
- Dùng làm nơi học tập, nghiên cứu, tham quan và tập huấn cho các cán bộ trẻ tương lai, nâng cao mối chuyên môn và nghiệp vụ
- Giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và du khách - Hợp tác quốc tế, trao đổi kỹ thuật nuôi nhốt.
* Thành tựu:
Kể từ khi thành lập, Trung tâm cứu hộ và bảo tồn Rùa Cúc Phương đã cứu hộ được khoảng 2000 cá thể Rùa được tịch thu từ các Chi Cục Kiểm Lâm và đã thả lại tự nhiên 700 - 900 cá thể. Hiện nay Trung tâm đang cứu hộ và nuôi nhốt gần 600 cá thể của 17 loài Rùa của Việt Nam, trong đó có 3 loài rùa của Cúc Phương. Đã cho sinh sản thành công 9 loài trong điều kiện nuôi nhốt, 7 loài đã nở thành con. Xây dựng được một cơ sở chuồng trại để cứu hộ và nuôi nhốt tương đối hiện đại, với diện tích 700m2. Trong những năm tới, chương trình này sẽ phối hợp với nhóm chuyên gia Rùa IUCN, SSC để tăng cường nguồn vốn và kỹ thuật để phát triển chương trình ngày càng bền vững.
* Quy trình kỹ thuật:
Qua quan sát và phỏng vấn thấy quy trình kỹ thuật ở đây có 2 quy trình chính đo là tiếp nhận kiểm dịch và cứu hộ nhân nuôi. Nhìn chung khá phù hợp với đặc
điểm sinh học của các loài rùa, do trung tâm đã cố gắng tạo ra môi trường sống gần giống với tự nhiên.
Hiện nay ở trung tâm có hơn 1000 cá thể của 19 loài thộc 4 họ: rùa cạn, rùa đầm, rùa mai mềm và rùa đầu to. Trong đó có 5 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam: rùa Sa nhân, rùa Núi vàng, rùa Núi viền, rùa Đất lớn, rùa Hộp lưng đen.
* Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình cứu hộ, trung tâm đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Đối với nhóm bò sát ếch nhái nói chung và loài rùa nói riêng thì yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cũng như sinh sản của chúng. Đặc biệt về mùa đông khí hậu miền Bắc lạnh nên rất khó khăn trong công tác cứu hộ, nhất là đối với loài rùa miền nam.
- Quá trình ấp nở của rùa cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh của nhiệt độ và độ ẩm. Nếu nhiệt độ ấp trứng không thích hợp thì đến khi nở sẽ không tạo ra tỉ lệ đực cái đồng đều hoặc cũng có thể sẽ không ấp nở thành công. Trong quá trình ấp nở, trứng rùa luôn phải dựng đứng, nếu để ngược phôi có thể sẽ bị chết dẫn đến việc sinh sản sẽ thất bại, nên cần đặc biệt chú ý.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Nếu nhiệt độ từ 26 – 28 độ thì sẽ nở ra toàn con đực + Nếu nhiệt độ ấp từ 30 – 32 độ thì sẽ nở ra toàn con cái
+ Nếu nhiệt độ ấp từ 28 – 30 độ thì tỉ lệ dực cái sẽ được phân bố đều
Từ đó cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn trong việc gây nuôi sinh sản đối với loài rùa, nên trong quá trình thực hiện cần phải đặc biệt chú y đến yếu tố nhiệt độ, độ ẩm.
- Các bệnh thường gặp ở rùa: Đối với loài rùa thì các bệnh điển hình hay gặp đó là các bệnh về gan, phổi, nấm và các bệnh kí sinh… nên trong công tác bảo tồn cần chú ý đến các bệnh của rùa để có được phương pháp phòng chống kịp thời.
Thiên địch của rùa là các loài chuột, rắn, rết… nên cần chú ý để chăm sóc rùa, trứng rùa an toàn.
- Quá trình thích nghi của rùa con cũng gặp nhiều khó khăn, do cá thể rùa con mới sinh ra rất nhỏ bé và yếu ớt, sức chống chịu với môi trường ngoài còn yếu nên dễ bị mắc các loại bệnh cũng như dề bị các loài thiên địch của rùa ăn thịt. Vì vậy cần có biện pháp chăm sóc bảo vệ rùa con chu đáo, cẩn thận.
Danh sách các loài Rùa đang cứu hộ tại Trung tâm
TT Tên Việt Nam Tên Khoa Học
1 Rùa Đầu to Platysternonmegacephalum
2 Rùa hộp lưng đen Cuara amboinensis 3 Rùa hộp trán vàng Coura galbinifrons
4 Rùa đất Punkil Cyclemys pulchristriata atripons
5 Rùa đất Sêpôn Cylemys tcheponensis
6 Rùa đất Spengle Geoemyda spengleri
7 Rùa đất lớn Heosemy grandis
8 Rùa răng Hieremys annamesis
9 Rùa ba gờ Malayemys subtrijuga
10 Rùa trung bộ Mauremys annamesis
11 Rùa cổ sọc Ocadia sinensis
12 Rùa sa nhân Pyxidea mouhotii
14 Rùa cổ bự Sienbenrockiella crassicollis
15 Rùa núi viền Manouria impressa
16 Rùa núi vàng Indotestudo elongata 17 Rùa hộp lưng đen
18 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis
19 Rùa nam bộ
PHẦN V