Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập đa dạng sinh học (Trang 25 - 28)

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập theo quyết định số 72-TTg ngày 6 tháng 7 năm 1962 của thủ tướng chính phủ về việc quản lý xây dựng khu rừng Cúc Phương.

Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên và các di sản văn hóa trong phạm vi ranh giới của vườn với một số nhiệm vụ chính như sau:

- Bảo tồn gen của các loài động thực vật quý hiếm - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện có

- Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường - Phối hợp với các địa phương xây dựng và bảo vệ vùng đệm - Phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học * Cơ cấu tổ chức

Ta có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức của vườn qua sơ đồ sau:

Trong đó:

- BGĐ - Ban giám đốc: 02 viên chức

- PTCHC- Phòng tổ chức - Hành chính: 11 viên chức - PKHTC - Phòng Kế hoạch – Tài chính: 08 viên chức

- PKH&HTQT - Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế: 08 viên chức + 03 lao động hợp đồng.

- Trung tâm CH&BT ĐTVHD - Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động thực vật hoang dã: 17 viên chức + 21 lao động hợp đồng.

- TT du lịch sinh thái & GDMT – Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: 08 viên chức + 39 lao động hợp đồng.

- HKL - Hạt kiểm lâm: 57 công chức Kiểm lâm + 05 lao động hợp đồng. BTN&MT BGĐ Phòng TC-HC Phòng KH-TC TT du lịch sinh thái & GDMT Hạt KL Trung tâm CH&BT ĐTVHD Phòng KH &HTQT

- Trung tâm cứu hộ và bảo tồn ĐTVHDQHCP: 17 viên chức + 21 lao động hợp đồng.

Vườn quốc gia có tổng số 111 cán bộ công chức viên chức, 68 lao động hợp đồng.

* Những thuận lợi và khó khăn của VQG:

- Thuận lợi:

+ Vườn có vị trí địa lý đặc biệt, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi nên rất thuận lợi cho việc bảo vệ. Từ cổng đi vào vùng lõi là thung lũng nên giao thông đi lại thuận tiện.

+ Cách thủ đô 120km về phía Nam nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ VQG là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ nên các hoạt động của Vườn được sự hỗ trỡ của nhà nước.

+ Nguồn vốn cho Vườn được lấy từ ngân sách nhà nước. + Được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước. + Cơ sở hạ tầng của Vườn được đầu tư tương đối tốt

+ VQG Cúc Phương là vườn được thành lập đầu tiên trong cả nước nên có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Cơ cấu tổ chức đi vào hoàn thiện, làm việc có hiệu quả.

+ Lực lượng cán bộ lớn, làm việc nhiệt tình, hiệu quả, có trách nhiệm. + Người dân sống xung quanh vườn có ý thức bảo vệ rừng.

- Khó khăn:

+ Nhu cầu lương thực thực phẩm, giải trí của con người càng cao đe doạ đến tài nguyên thiên nhiên.

+ Dân cư đông đúc sống quanh vườn, chủ yếu là người dân tộc Mường nên nhận thức về công tác bảo tồn còn hạn chế, đồng thời phong tục tập quán của người dân gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn bảo vệ.

+ Đội ngũ cán bộ của Vườn tương đối già , đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, trong khi công việc đọi hỏi họ phải thường xuyên đi rừng

+ Trình độ chuyên môn của một số cán bộ Vườn còn thấp đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, có một số được chuyển sang từ bộ đội và đã quá già nên không thể đào tạo lại.

* Các biện pháp quản lý, bảo tồn:

- Thực hiện giao đất khoán cho người dân các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đã bị chặt phá trước đây để phục hồi.

- Làm các chương trình nhân nuôi một số loài trong điều kiện nuôi nhốt cũng như bán hoang dã như: Ong, Công,...

- Xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm phục vụ người dân.

- Xây dựng lực lượng kiểm thành như các đại sứ quán tại địa phương. Có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp cùng quản lý, bảo vê. - Có các nhóm tuyên truyền về công tác bảo tồn tới các trường học.

- Phối hợp với Đoàn thanh nhiên các địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền thông qua văn nghệ, kịch,...tới người dân.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập đa dạng sinh học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w