KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập đa dạng sinh học (Trang 32 - 34)

5.1 Kết luận

Qua quá trình điều tra tìm hiểu về nhóm bò sát ếch nhái em có thể rút ra một số kết luận như sau:

** Kết quả điều tra bò sát ếch nhái: Ở khu vực nghiên cứu chúng em đã thống kê được 19 loài của 10 họ thuộc 3 bộ và bộ phụ nằm trong hai lớp là bò sát và ếch nhái.

Trong đó:

- Lớp bò sát ghi nhận được 7 loài, của 5 họ trong 3 bộ và bộ phụ.

- Lớp ếch nhái ghi nhận được 12 loài của 5 họ trong 1 bộ, trong đó các họ tập trung nhiều loài là họ ếch cây với 3 loài, họ cóc bùn với 2 loài…

Qua quá trình điều tra em nhận thấy một số loài phổ biến có ở khu vực như ếch cây mép trắng, ngóe, cóc nhà, chẫu, cóc mày sapa…Như vậy có thể thấy điều kiện khu vực là khá phù hợp cho các loài trên sinh trưởng và phát triển.

** So sánh với vườn quốc gia:

- Bộ không đuôi ở vườn quốc gia có 6 họ, thì ở khu vực nghiên cứu xác nhận được 5 họ, chiếm tỉ lệ 83,33%. Và số loài ở khu vực nghiên cứu sau khi điều tra đã ghi nhận được 12 loài trên tổng số 47 loài của vườn, chiếm tỉ lệ 25,53%.

- Bộ phụ thằn lằn cũng điều tra được 4 họ trên tổng số 6 họ, chiếm 66,66% và tìm được 6 loài trong số 27 loài có trong khu vực Vườn quốc gia, chiếm tỉ lệ 22,22%. - Bộ phụ rắn ở vườn quốc gia có 7 họ, ở khu vực nghiên cứu xác nhận được 1 họ chiếm 14,28% , và điều tra được 1 loài trong tổng số 45 loài chiếm tỉ lệ 2,22% - Bộ rùa trong quá trình điều tra không ghi nhận được loài nào.

** Về đa dạng loài theo sinh cảnh:

- Sinh cảnh 1 điều tra được 17 cá thể (chiếm 35,42% tổng số cá thể trong cả 3 dạng sinh cảnh) thuộc 9 loài

- Sinh cảnh 2 điều tra được 19 cá thể (chiếm 39,58%) thuộc 12 loài - Sinh cảnh 3 điều tra được 12 cá thể (chiếm 25,00%) thuộc 8 loài

** Chỉ số đa dạng (chỉ số đa dạng quần xã - D và chỉ số đa dạng loài – d)

- Sinh cảnh 2 có chỉ số đa dạng cao nhất, tiếp theo đến sinh cảnh 1, và sinh cảnh 3 có chỉ số đa dạng thấp nhất. Giá trị của các chỉ số đa dạng ở các sinh cảnh cụ thể như sau:

Dạng sinh cảnh Chỉ số Simpson - D Chỉ số Margalef - d

Sinh cảnh 1 0,8512 1,958

Sinh cảnh 2 0,9030 2,589

Sinh cảnh 3 0,8472 1,953

** Sinh cảnh có số loài bò sát-ếch nhái phân bố tập trung nhiều nhất, nghĩa là mức độ đa dạng về bò sát ếch nhái cao nhất đó là sinh cảnh 2, rừng tự nhiên trên sườn núi đá vôi, vì đây là khu vực có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cũng như thảm thực vật phù hợp nhất với quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của nhóm bò sát - ếch nhái. Sinh cảnh có số loài phân bố ít nhất hay nói cách khác là có mức độ đa dạng thấp nhất là sinh cảnh 3 (khu định cư ở hồ Mạc), vì đây là khu vực có số lượng và mật độ người ra vào khá đông và thường xuyên, thảm thực vật không phát triển…nên không thích hợp đối với hoạt động của nhóm bò sát ếch nhái. ** Các mô hình bảo tồn ngoại vi của Vườn (mô hình bảo tồn rùa) hoạt động và đạt hiệu quả cao, trình độ chuyên môn cao, tổ chức hợp lý và mang tính khoa học.

Hiện nay trung tâm có hơn 1000 cá thể rùa thuộc 19 loài của 4 họ khác nhau. Hàng năm trung tâm đã cứu hộ thành công và thả về tự nhiên hàng trăm cá thể rùa, gây nuôi sinh sản thành công 7 loài rùa khác nhau trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên chưa có những đánh giá, giám sát cụ thể các cá thể rùa sau khi thả về tự nhiên sinh trưởng và phát triển như thế nào?

** Công tác tổ chức, quản lý của Vườn khoa học và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập đa dạng sinh học (Trang 32 - 34)