Bác Hồ chúng ta đã từng dạy chúng ta: “Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Thật vậy, trong những ngày tháng chúng em ngồi trên giảng đường, kiến thức quá nhiều làm cho chúng em cảm thấy dường như chúng ta đang xa rời thực tế. Nhưng không, chúng em đã nhận ra rằng, tất cả những gì chúng em được học đều luôn gắn bó bên cuộc sống của chúng ta, mà vô tình chúng ta không phát hiện chúng.
Trang 1BÁO CÁO
THỰC TẬP ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 - 2016
Trang 21.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
1.2 PHÒNG VI SINH:
1.3 CÁC MẪU ĐỘNG - THỰC VẬT:
1.3.1 Lớp côn trùng hay sâu bọ:
1.3.2 Lớp chim (Aves):
1.3.3 Lớp thú:
1.3.3.1 Bộ Ăn thịt (Carnivora):
1.3.3.2 Bộ Guốc lẻ:
1.3.3.3 Bộ Guốc chẵn:
1.3.3.4 Bộ linh trưởng:
1.3.3.5 Bộ tê tê:
1.3.3.6 Bộ gặm nhấm:
1.4 PHÒNG TRƯNG BÀY CÁC BỘ XƯƠNG: 1.5 PHÒNG TRƯNG BÀY TỔNG HỢP:
Trang 3hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” Thật vậy, trong những ngày tháng chúng em ngồi trên giảng đường, kiến thức quá nhiều làm cho chúng em cảm thấy dường như chúng ta đang xa rời thực tế Nhưng không, chúng em đã nhận ra rằng, tất cả những gì chúng em được học đều luôn gắn bó bên cuộc sống của chúng ta, mà vô tình chúng ta không phát hiện chúng
Chuyến thực tập môn “Đa dạng sinh học” vừa qua ở Nha Trang – Đà Lạt đối với chúng em mà nói thì nó rất tuyệt vời Em xin cảm ơn Khoa Khoa học ứng dụng đã mở ra môn học này cho chúng em, nó mang lại cho chúng em thêm nhiều kiến thức tự nhiên, tìm hiểu được môi trường làm việc thực tế,…… Ngoài ra, chúng em còn rất biết ơn sự nhiệt tình, chu đáo của thầy Bùi Anh Võ và Phạm Minh Tân , thầy là người luôn đồng hành cùng các hướng dẫn viên để đảm bảo rằng, tất cả sinh viên chúng em đều nắm vững nội dung
Qua chuyến thực tập, chúng em nhận thấy bản thân cần trang bị thêm những kỹ năng sinh tồn cũng như những kỹ năng sống sau khi trải nghiệm thực tế trong vườn quốc gia Bidoup Núi Bà Và hơn thế nữa là quang cảnh tuyệt vời khi được đứng ở Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Nha Trang hướng nhìn ra biển Có thể nói, ngoài những kiến thức hữu ích mà chuyến thực tập mang lại cho chúng em, nó còn giúp chúng em thư giãn hơn sau những giờ học tập căng thẳng
Chúng em đều cảm thấy rất thích thú với chuyến thực tập vừa qua, mong là Khoa và nhà trường sẽ mở thêm những chuyến thực tập như thế này cho chúng em Bởi vì ngoài kiến thức mà chúng em nhận được, mỗi chuyến đi như vậy còn mang lại cho chúng em những trải nghiệm khi tham quan, hoặc đôi khi bị vắt cắn, bị lạc rừng, hay té trên núi,…tất cả sẽ là những kỷ niệm đẹp trong thời sinh viên, qua đó tập thể lớp càng thêm đoàn kết nhau hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tập thể thành viên nhóm 3
TÓM TẮT BÁO CÁO
Trang 41 GIỚI THIỆU CHUNG:
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học được thực tập “Đa dạng sinh học” ở Nha Trang
- Đà Lạt để hiểu rõ hơn về sự đa dạng của sinh giới, qua đó thấy được sự gần gủi giữa các loài và sự tiến hoá của động - thực vật qua thời gian
2 MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC:
- Công ty trà Oolong (Phân loại khoa học cây trà tới loài, quy trình sản xuất
trà, giải thích quy trình, hình ảnh minh họa thu nhận được trên chuyến đi).
- Công ty rau sạch (Phân biệt cách sản xuất rau truyền thống, rau an toàn
theo quy trình GAP, quy trình sản xuất rau hữu cơ)
- Viện Khoa học Tây Nguyên và Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (Cách tổ
chức và hoạt động của Viện Khoa học Tây Nguyên, Phòng Vi sinh, các mẫu động thực vật trong Bảo tàng).
- Viện Hải dương học (Đa dạng sinh học biển, Các mẫu vật trong Viện Hải
dương).
- Viện Pasteur Nha Trang (Cách tổ chức và hoạt động của Viện Pasteur Nha
Trang, Hoạt động của khoa Virus, khoa Vi khuẩn, Trung tâm Kiểm nghiệm thực phẩm).
- Vai trò và hoạt động khoa học của Yersin.
3 KẾT QUẢ:
- Tham gia đầy đủ các địa điểm thực tập.
- Tường trình nội dung, hình ảnh về các sinh vật thu thập được trong quá trình
thực tập
- Hiểu biết được sự đa dạng sinh học trong rừng, các sinh vật biển,
4 KÊT LUẬN:
Các sinh vật đều có vai trò quan trọng trong tự nhiên, cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng
Trang 5MỤC LỤC
1.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ
1.1.1 Giới thiệu về vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
1.1.2 Quy mô diện tích:
1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ:
1.2 CÁC GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC
1.3 HỆ SINH THÁI VÀ SỰ PHÂN TẦNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ
1.3.1 Sự phân tầng trong vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà:
1.3.1.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình:
1.3.1.2 Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới: 1.3.1.3 Kiểu phụ rừng rêu rừng lùn:
1.3.1.4 Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp:
1.3.1.5 Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng:
1.3.2 Hệ sinh thái thực vật:
1.3.3 Hệ sinh thái động vật:
1.3.4 Phân biệt khu vực rừng đã tham quan
Trang 61.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ
1.1.1 Giới thiệu về vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
Vườn quốc gia
địa bàn Huyện Lạc
lộ 723 Với diện tích
núi cao và các loài động
đặc hữu Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình từ 1.500- 1.800m, địa hình chia cắt mạnh được chắn bởi các dãy núi cao như đỉnh Hòn Giao (2.060m), Bidoup (2.287m), LangBiang (2.167m) Khí hậu nơi đây ôn hoà, nhiệt độ không khí trung bình năm 180C, lượng mưa trung bình năm 1800mm, tại các đai cao trên, lượng mưa có thể đạt 2800-3000mm/năm Thảm thực vật rừng ở đây được đặc trưng, phong
phú bởi các kiểu rừng:
1.1.2 Quy mô diện tích: 64.800 ha trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 28.731 ha;
- Phân khu phục hồi sinh thái: 36.059 ha;
- Phân khu dịch vụ, hành chính: 10 ha;
2
Trang 71.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ:
Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm gắn kết với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam Trung bộ
Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ
Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của Tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên
1.2 Các giá trị đa dạng sinh học:
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi tám vườn quốc gia nằm trong
hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam Khu vực Bidoup – Núi Bà thuộc địa giới hành chính Huyện Lạc Dương Tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên) Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam) Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup - Núi Bà được xác định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trường Sơn và là khu vực ưu tiên số một trong công tác bảo tồn (khu vực SA3) Với 91% diện tích 64.800 ha của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà
là rừng và đất rừng Trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động - thực vật khác nhau
Trang 81.3 HỆ SINH THÁI VÀ SỰ PHÂN TẦNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ
1.3.1 Sự phân tầng trong vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà:
Bao gồm các kiểu rừng:
1.3.1.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình:
Phân bố ở độ cao trên 1.700m, lượng mưa 2.300mm - 3.000mm/năm, độ ẩm từ 89%- 95%, được đặc trưng bởi các họ: chè Theaceae, họ Thích Aceraceae, họ Re Lauraceae, họ Ngọc Lan Magnoliaceae, họ Đỗ quyên Ericaceae, họ Hồi Illiciaceae, họ Hoa hồng Rosaceae, họ Thông Pinaceae, họ Kim Giao Podocarpaceae, họ Hoàng đàn Cupressaceae
1.3.1.2 Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây
lá rộng, lá kim
ẩm á nhiệt đới:
Phân bố ở độ cao trên 1.700m, được đặc trưng bởi các họ: họ
Dẻ Fagaceae, họ Re , họ Chè, họ Ngọc Lan Magnoliaceae, họ Thông Pinaceae, họ Kim Giao Podocapaceae, họ Hoàng đàn Cupressaceae
Hình: Ảnh chụp trong rừng
1.3.1.3 Kiểu phụ rừng rêu rừng lùn:
Phân bố ở độ cao trên 2.000m, nơi đây thường xuyên bị che 4
Trang 9phủ, trên cây rừng có nhiều rêu và địa y mọc, đặc trưng bởi các họ: họ Phong Lan Orchidaceae, họ Ngũ gia bì Araliaceae, họ Dẻ Fagaceae, họ Đỗ quyên Ericaceae
Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 1.700m, đặc trưng bởi Thông ba lá Pinus khasya mọc thuần loài
1.3.1.4 Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng:
Phân bố ở độ cao 800- 1.200m, đặc trưng bởi các loài : Le Núi Dinh Oxynanthera dinhensis,
Lồ Ô Bambusa balcoa, cùng với các loài cây gỗ như: Mạ sưa Helicia cochinchinensis, Chẹo Engelhardtia wallicluana
Hình: Ảnh chụp ở Bidoup
1.3.2 Hệ sinh thái thực vật:
* Hệ thực vật ở đây được di cư xâm nhập theo 3 luồng :
- Hệ thực vật Ấn Độ- Miến Điện có họ Bàng Combretaceae
Trang 10- Hệ thực vật Himalaya - Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc có 5 họ đặc trưng:
họ Kim giao Podocapaceae, họ Dẻ Fagaceae, họ Ngọc Lan Magnoliaceae, họ Long não Lauraceae, họ Đỗ quyên Ericaceae
- Hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung Quốc có 6 họ đặc trưng: họ Đậu Fabaceae, họ Ba mảnh vỏ Euphorbiaceae, họ Thị Ebenaceae, họ Cà phê Rubiaceae,
họ Cỏ Poaceae, họ Điều Anacardiaceae
* Hệ thực vật:
Theo kết quả điều tra về thực vật đã thống kê được 1.468 loài thuộc 161 họ, 673 chi, trong đó có 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm thuộc 29 họ thực vật khác nhau được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 15 loài được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vàHiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế IUCN như Thông đỏ Taxus wallichiana, Bách xanh Calocedrus macrolepis, Pơ mu Fokienia hodginsii, Thông năm lá đà lạt Pinus dalatensis, Thông lá dẹt Pinus krempfii
Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài,
langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài
Đặc biệt chú ý họ Phong Lan có 18 loài quý hiếm, Ngành hạt trần có 14 loài, trong
đó có 10 loài quý hiếm như: Thông tre nam Podocarpus annamensis, Thông tre Podocarpus neriifolius, Thông đỏ Taxus wallichiana, Du sam Keteleria evelyniana, Pơ mu Fokienia hodginsii, Bách xanh Calocedrus macrolepsis, Thông hai lá dẹt Pinus krempfii, Thông năm
lá đà lạt Pinus dalatensis, Đỉnh tùng Cephalotaxus mannii, Hoàng đàn giả Dacrydium
elatum
Những loài đặc hữu tiêu biểu là: Côm bidoup Elaeocarpus bidupensis, Chè gò đồng bidoup Gordonia bidupensis, Lan hoàng thảo đà lạt Dendrobium dalatensis, Trà hoa
langbiang Impatient langbiangensis, Hoa tím đà lạt Viola dalatensis, Cung nữ langbiang Procris langbiangensis, Ẩn mạc langbiang Cryptophragmium langbiangensis, Sồi langbiang Quercus langbiangensis, Vân đa bidoup Vanda bidupensis, Cáp mộc bidoup Craibiodendron heryi var bidoupensis, Nỉ lan bidoup Eria bidupensis…
6
Trang 11Có thể nói rằng hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú có nhiều loài mang tên địa phương, đồng thời nơi đây còn là cái nôi của Ngành hạt trần đứng sau Hoàng Liên Sơn, nhiều loài cho giá trị kinh tế cao và khoa học thuộc các họ Hoa hồng Rosaceae, họ Thông Pinaceae, Kim Giao Podocarpaceae, Hoàng đàn Cupressaceae, Ngọc Lan Magnoliaceae, Long não Lauraceae, Đỗ quyên Ericaceae.… Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà còn được đánh giá là vương quốc của các loài Hoa lan rừng Việt Nam với trên 250 loài và rất nhiều loài mới đã và đang được phát hiện, công bố trên các tạp chí chuyên ngành
Cây tổ điểu (ổ rồng) là loài dương xỉ Thân rễ ngắn, lá to và dài, mọc thành hình hoa
thị như tổ chim Là loài sống phụ sinh,tổng hợp chất dinh dưỡng từ những lá cây rơi xuống
từ cây chủ và những cây xung quanh
Hình: Cây tổ điểu ở khu du lịch sinh thái Bidoup
Trang 12Cây sồi Braian là cây đại thụ cao 28m khoảng 5000 tuổi, do đó người ta dựa vào các
vết tích trên cây để nghiêm cứu khí hậu trong quá khứ và lịch sử hình thành phát triển của cây
Hình: Cây sồi Bralan
Sự đa dạng và phong phú của hệ sinh thái vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà
Hình: Thông mọc đa số khắp nơi
8
Trang 13Sự đa dạng của nấm trong mùa mưa ở rừng mưa nhiệt đới
Trang 141.3.3 Hệ sinh thái động vật:
Kết quả điều tra được 208 loài, 81 họ, thuộc 27 bộ Chiếm 65% tổng số loài trong khu vực được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số
48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 của Chính phủ Có 36 loài chiếm 17,31% tổng số loài trong khu vực được ghi trong sách Đỏ Việt Nam
2000 Có 26 loài chiếm 12,5% tổng số loài trong khu vực được ghi trong danh lục sách Đỏ IUCN 2000 như Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus, Chà vá chân đen Pygathrix nigripes, Vượn đen má hung Hylobates gabriellae, Gấu chó Ursus malayanus, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Báo lửa Catopuma temminckii, Voi Elephas maximus, Sói lửa Cuon alpinus,
Bò tót Bos gaurus, Trâu rừng Bubalus arnee, Sơn dương Naemorhedus sumatraensis, Hổ Panthera tigris
10
Trang 15Các loài đặc hữu: Về Chim có 17 loài tiêu biểu là Mi langbian Crocius langbianus, Khướu đầu đen Garrulax milleti, Sẻ thông họng vàng Carduelis monguilloti, Gà lôi trắng Lophura nycthemera, Trĩ sao Rheinartia ocellata,
Ngoài ra còn có ếch ma cà rồng bay, sở dĩ được gọi là ếch ma cà rồng bay là vì nòng nọc của loài ếch này có 2 răng nanh
BẢNG PHÂN BIỆT KHU VỰC RỪNG ĐÃ THAM QUAN
Kiểu rừng đã tham
quan
Kiểu phụ Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim
ẩm á nhiệt đới
Kiểu phụ Rừng rêu (rừng lùn)
Độ cao phân bố Trên 1.700m Trên 2.000m
Khu vực phân bố Các vùng chân núi, thung
lũng, địa hình bằng phẳng
Vùng sườn núi, địa hình tương đối dốc
Sự phân tầng của rừng Có 5 tầng:
- Tầng vượt tán: cây cao to 40-50m
- Tầng ưu thế sinh thái:
cây gỗ cao 20-35m
- Tầng dưới tán: cây cao 10-20m
- Tầng cây bụi Tầng cỏ quyết
Có 3 tầng:
- Tầng vượt tán: cây lớn cao 15-30m
- Tầng tán: cây gỗ cao 10-15m
Tầng dưới tán: gồm các loại cây bụi nhỏ, cây thảo
và cây lá hạn
Đa dạng số loài Thực Vật:
- Họ Dẻ (Fagaceae)
- Họ Re (Lauraceae)
- Họ Chè (Theaceae)
- Họ Ngọc Lan (Magoliaceae)
- Họ Thông (Pinaceae)
- Họ Kim Giao
Thực Vật:
- Họ Phong Lan (Orchidaceae)
- Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
- Họ Dẻ (Fagaceae)
- Họ Đỗ Quyên (Ericaceae)
Trang 16- Họ Hoàng Đàn (Cupressaceae)
Nhận xét - Về phân tầng và kiểu rừng phân bố theo độ cao
- Sự phân tầng cây tạo nên sự trù phú về động thực vật, nấm và địa y Nhờ có tầng ưu thế sinh thái nên hệ động thực vật kiểu phụ Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim
ẩm á nhiệt đới đa dang hơn
Qua bảng so sánh ta thấy sự phân tầng của kiểu Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới (5 tầng) cao so với kiểu Rừng rêu (3 tầng) => Làm cho độ đa dạng về sinh vật của Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới cũng phong phú hơn Rừng rêu (rừng lùn)
12