MỤC LỤCPHẦN I. MỞ ĐẦU11. Lí do chọn đề tài12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề22.1. Trên thế giới22.2. Ở Việt Nam63. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu73.1. Mục đích nghiên cứu73.2. Đối tượng nghiên cứu73.3. Phạm vi nghiên cứu74. Các luận điểm cơ bản và đóng góp của tác giả74.1. Các luận điểm cơ bản74.2. Đóng góp của tác giả105. Phương pháp nghiên cứu105.1. Thu thập tài liệu105.2. Tạo lập mối quan hệ với người dân địa phương115.3. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng115.4. Họp dân12PHẦN II. NỘI DUNG15CHƯƠNG I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI151.1. Vị trí địa lí và địa hình151.2. Khí hậu, thuỷ văn171.3. Đa dạng sinh học181.3.1. Đa dạng tài nguyên thực vật181.3.2. Tài nguyên động vật251.4. Tình hình dân cư và điều kiện kinh tế xã hội25CHƯƠNG II. KIẾN THỨC BẢN ĐỊA332.1. Kiến thức kinh nghiệm trồng trọt342.2. Kinh nghiệm chăn nuôi432.3. Kiến thức kinh nghiệm khai thác sử dụng lâm sản46CHƯƠNG III. VAI TRÒ CỦA KIẾN THỨC BẢN ĐỊA ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ543.1. Vai trò của kiến thức bản địa543.2. Các quy ước về bảo tồn đa dạng rừng563.3. Kiến thức phong tục đã mất hoặc không còn phổ biến593.4. Đặc điểm văn hoá và vấn đề bảo tồn đa dạng vườn quốc gia Ba Vì61PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ681. Kết luận681.1 Vai trò của hệ thống kiến thức bản địa trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì.681.2. Đánh giá tình hình kinh tế, văn hoá khu vực xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội682. Đề xuất và kiến nghị69Tài liệu tham khảo..……………
PHẦN I MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc điều tra và nghiên cứu kiến thức bản địa đã được nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm chú ý trong nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế… Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng hay một khu vực cụ thể nào đó, tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định Kiến thức bản địa bao hàm rất nhiều lĩnh vực như kiến thức tận dụng dược liệu trong thiên nhiên, về dinh dưỡng và sức khoẻ con người, sản xuất nông lâm nghiệp, quản lí tài nguyên và quản lí cộng đồng, sự thích nghi với sự thay đổi của môi trường và xã hội Phần lớn kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường rất đa dạng của địa phương vùng cao, gắn liền với nền văn hoá riêng của từng dân tộc (Hoàng Xuân Tý, 1998) [11] Vườn Quốc gia Ba Vì là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao ở Việt nam (thiennhien.net) [13] Trên địa bàn có các dân tộc khác nhau sinh sống, chủ yếu là dựa vào nông, lâm nghiệp Nét đặc thù của cộng đồng các dân tộc ít người ở miền núi là sống gần rừng và dựa vào rừng, vì vậy họ có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm về đa dạng sinh học rừng Kiến thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa có kiến thức bản địa rất phong phú Kiến thức này là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của xã hội, góp phần duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương Việc nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân trong quản lí và bảo vệ sự đa dạng sinh học là hết sức cần thiết và thường xuyên Trong đó, 1 việc nghiên cứu khảo sát trình độ nhận thức của người dân là công việc đầu tiên Chính vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu vai trò của kiến thức bản địa trong bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1 Trên thế giới Khái niệm kiến thức bản địa được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX Sau nhiều thế kỷ, con người chinh phục thiên nhiên và coi nhẹ những kinh nghiệm sống hằng ngày của người dân Ở nhiều nơi trên thế giới người ta đã nhận ra tầm quan trọng của tri thức bản địa trong lĩnh vực đời sống (Alan, R.Emery and Associates, 1997) [1] Công ước 169 của tổ chức lao động thế giới (ILO) đã đưa ra định nghĩa về người dân và bộ tộc bản địa như sau: “Đó là những người có các điều kiện xã hội, văn hoá và kinh tế phân biệt với các bộ phận khác của một cộng đồng mà ở đó địa vị của họ được quy định bởi toàn bộ hoặc một phần phong tục hay truyền thống, hoặc qua những luật lệ đặc biệt hay quy định của riêng họ” (John Briggs và Joanne Sharp, 2004) [5] Trước đây, kiến thức bản địa chỉ được coi là những kiến thức nông cạn, không mang tính khoa học… Ngày nay, kiến thức bản địa được nhìn nhận đúng vai trò của nó Hầu hết mọi người đều thừa nhận vai trò của tri thức bản địa như một nhân tố then chốt trong mọi chương trình phát triển đã và đang được tiến hành, đặc biệt đối với những chương trình có mục tiêu là đạt tới sự bền vững Tuy nhiên, ngược trở lại bối cảnh thế giới giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm phát triển theo từng giai đoạn biến đổi của nền kinh tế thế giới được bồi đắp dần lên với các nghĩa mới bổ sung Bắt đầu từ 2 giai đoạn chủ yếu tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế thế giới sau cuộc chiến, tiếp theo sau giai đoạn này là sự tăng trưởng đồng đều trên mọi lĩnh vực của cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Chủ nghĩa tư bản phát triển tới giai đoạn này được coi như là một đại chủ nghĩa, siêu lý thuyết, phủ bóng lên toàn thế giới, các nhà tư bản được trang bị hệ thống khoa học và kiến thức của phương tây, họ mở rộng công cuộc truyền bá và ứng dụng tri thức khoa học Trong công cuộc này họ coi các nguồn tri thức địa phương như là những trở ngại cần phải vượt qua, để có thể đạt tới mục tiêu của phát triển Các nhà làm công tác phát triển coi truyền thống và các kinh nghiệm truyền thống của các dân tộc người trên thế giới như một điều gì đó yếu kém, lạc hậu, cần được huỷ bỏ hơn là động viên sử dụng chúng Những kinh nghiệm, hiểu biết của các dân tộc bản địa bị bỏ qua, hoặc bị đánh giá là không mang tính khoa học (phi khoa học), lạc hậu và không đáng được xem xét (Osseweijer, Mannon, 2003) [17] Bắt đầu những năm 60 - 70 của thế kỷ 20, vai trò của các tri thức bản địa được xem xét lại Mối quan tâm, thiện cảm dành cho tri thức bản địa càng nhiều lên nhờ một số nhân tố sau: Thứ nhất là chính sách phát triển bị thất bại Các chuyên gia phát triển dần dần nhận ra rằng: các tộc người bản địa cùng với các sinh hoạt văn hoá, xã hội kinh tế của mình đã và đang sống cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh Trong khi đó, sự đổ vỡ của các tri thức khoa học phương tây, các dự án hiện đại hoá mang tính công nghệ cao lại không đem đến những kết cục đáng mong đợi, xa rời thực tiễn của các địa phương và không có khả năng giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong cuộc sống hằng ngày mà người dân bản địa có thể làm Thứ hai là khái niệm phát triển bền vững được hình thành Phát triển bền vững được thay thế hoàn toàn cho phát triển truyền thống (phát triển kinh tế bằng mọi giá không quan tâm tới môi trường) Nó nhấn mạnh đến 3 khả năng đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tới mai sau Năm 1987, Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) cùng với tuyên ngôn về một “tương lai chung của chúng ta” cảnh báo về sự suy thoái của môi trường do nghèo đói, kể cả khi không có sự hiện diện của các ngành công nghiệp trên toàn thế giới Tương lai ảm đạm của một thế giới được cảnh báo liên tục từ các tổ chức phi chính phủ và từ chính các quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ này Dần dần các chuyên gia phát triển, những người hoạt động trong lĩnh vực môi trường, các tổ chức phi chính phủ nhận ra rằng: Những tri thức truyền thống, thế giới quan, và văn hoá của các dân tộc bản địa ẩn chứa mối quan hệ hài hoà thân thiện với môi trường xung quanh Các dân tộc bản địa lúc này được xem như là các nhà sinh thái học thực thụ với những hiểu biết sâu sắc về môi trường, những quan niệm, niềm tin, và cả cách họ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Ellen R and Harris H, 2003) [15] Trường hợp người Aru sống trên đảo Aru ở miền đông Indonesia là một ví dụ tiêu biểu, nguồn sống của dân tộc này chủ yếu là dựa vào tự nhiên, các hoạt động kinh tế của dân tộc này phụ thuộc vào 2 loại gió mùa Đông và gió mùa Tây Trong thời kỳ gió mùa Đông từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, người Aru chỉ tiến hành thu thập Hải Sâm ở các bãi thuỷ triều, bãi cát, đánh bắt cá hoặc làm việc thu hoạch Hải Sâm tại các dải đá ngầm, vụng nước sâu, lặn mò ngọc trai và thậm chí là săn bắt cá mập Người Aru hiểu biết rất rõ giá trị kinh tế và y học của Hải Sâm, nắm được các loại và đặc điểm của Hải Sâm, thời điểm và địa điểm thích hợp để đánh bắt các loại Hải Sâm này trong một năm Họ biết rằng, yếu tố mùa và thuỷ triều là 2 yếu tố then chốt quyết định số lượng Hải Sâm thu thập được Người Aru lưu giữ cho mình những hiểu biết sâu sắc về Hải Sâm và cách thức để thu hoạch Hải Sâm được hiệu quả nhất 4 Về mặt lịch sử, khái niệm kiến thức bản địa được nhắc tới nhiều do sự ảnh hưởng của khoa học tự nhiên và các chương trình phát triển kinh tế xã hội Xuất phát từ kinh nghiệm trong việc trồng trọt và chăn nuôi ở những vùng có thổ nhưỡng và nguồn gốc xuất xứ khác nhau của những cây trồng, vật nuôi, các nhà khoa học đã để ý đến kinh nghiệm của người dân bản địa trong việc xử lí những vấn đề khó khăn trong quá trình thích nghi Vốn trải qua quá trình thích nghi từ rất lâu đời, người dân ở từng địa phương đã tích luỹ được những kinh nghiệm nhất định đối với cuộc sống xung quanh họ Người dân hiểu rõ mối quan hệ giữa vật nuôi, cây trồng của họ với các điều kiện tự nhiên Khi các nhà khoa học biết cách phối hợp những kiến thức bản địa này với những kiến thức và phương pháp khoa học hiện đại, họ có thể giúp cây trồng và vật nuôi thích nghi tốt hơn với điều kiện địa phương Hiện nay, trên thế giới có khoảng 124 nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu kiến thức bản địa nhằm tăng tính hiệu quả trong phát triển nông thôn và quản lí bền vững tài nguyên thiên nhiên Đặc biệt, nhiều nước chú trọng khai thác dạng tài nguyên thiên nhiên này cho các mục đích thương mại có giá trị cao, ví dụ trong các lĩnh vực dược học và mỹ phẩm Ngoài ra, ở nhiều nơi ở các nước đang phát triển và phát triển, kiến thức bản địa đang được nghiên cứu hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học, làm tăng nguồn cơ sở tư liệu về môi trường, được sử dụng để đánh giá tác động của quy trình phát triển, được sử dụng như một công cụ lựa chọn để quyết định Vì vậy, việc phát triển nghiên cứu kiến thức bản địa góp phần thu thập, lưu trữ, nâng cao sự hiểu biết các tiến trình phát triển, ứng dụng và điều chỉnh kỹ thuật của các cộng đồng cư dân địa phương Các tổ chức quốc tế cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các chính phủ sử dụng kiến thức bản địa trong các kế hoạch phát triển của mình (Agrawal, Aru, 2005) [14] 2.2 Ở Việt Nam 5 Ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ là những cơ quan đầu tiên áp dụng việc sử dụng kiến thức bản địa trong việc cải thiện khả năng canh tác trồng trọt, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương Nghiên cứu, đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được Hoàng Xuân Tý và các cộng tác viên thực hiện trong khuôn khổ dự án; “Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lí tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ FORD tài trợ (1997 - 1999) Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản thành ấn phẩm do nhà xuất bản nông nghiệp in và phát hành (Hoàng Xuân Tý, 1998) [11] Trong chương trình nghiên cứu về nông nghiệp du canh được tài trợ bởi Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển Anh (IIED) Tổ chức Hợp tác Lâm nghiệp hải ngoại Nhật Bản (JOFCA) cũng nghiên cứu những kiến thức bản địa về canh tác nương rẫy, nông lâm kết hợp, các quy định về làm rẫy, loài cây để khôi phục rừng (Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 1994 - 1998) [7] Trong chương trình nghiên cứu dân tộc Thái ở Việt Nam do trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện 1989 và kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong công trình “Văn hoá và Lịch sử người Thái ở Việt Nam” (Cầm Trọng, 1998) [10] cũng đã đề cập tới một số quy ước quản lý, bảo vệ rừng, rẫy Nghiên cứu về kiến thức bản địa hay cụ thể hơn là kiến thức bản địa về môi trường là một ngành nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam Việt Nam vẫn đang được coi là một nước đang phát triển với phần lớn đại bộ phận dân cư sống tại các vùng nông thôn, miền núi cần được nâng cao chất lượng cuộc sống.Việt Nam là một nước có 54 dân tộc đồng nghĩa với việc có từng ấy kho tàng kiến thức bản địa cần được nghiên cứu Một loạt các 6 chính sách phát triển của chính phủ Việt Nam và các quốc gia trên thế giới vẫn đang gặp khó khăn trong việc truyền đạt tới mục tiêu phát triển ổn định và cân bằng tiến tới bền vững, do đó kiến thức bản địa cần được tìm hiểu nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học 3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu phong tục, tập quán, kiến thức bản địa của người dân xã Khánh Thượng liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì nhằm thấy được vai trò của kiến thức bản địa trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học - Đề xuất các biện pháp phù hợp để bảo tồn và phát triển hệ thống kiến thức bản địa hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Người dân tại xã Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội trong việc quản lí bảo vệ rừng - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Khánh Thượng, Ba Vì, thành phố Hà Nội - Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn dân cư tại xã Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội 4 Các luận điểm cơ bản và đóng góp của tác giả 4.1 Các luận điểm cơ bản - Kiến thức bản địa là kiến thức đặc thù của một cộng đồng người dân địa phương, có từ lâu đời (truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác), thay đổi theo thời gian, linh động, phù hợp với từng nơi hay từng vùng cụ thể là kiến thức chỉ có riêng trong gia đình, cộng đồng, dân tộc thiểu số (nghĩa là chưa được phổ biến, tuyên truyền rộng ra ngoài), từ nội bộ dòng họ (ví dụ như tổ tiên), từ bên ngoài (ví dụ như sách vở, dự án), sử dụng trong phạm 7 vi rộng có từ nhiều nguồn khác nhau, đó là các nhóm người có kinh nghiệm và kiến thức khác nhau, đối với rừng, kiến thức và kinh nghiệm của họ phụ thuộc vào những loại lâm sản họ thường xuyên thu hái, và mục đích đối với những sản phẩm đó, họ tìm thấy nó ở đâu và mức độ thu hái thường xuyên của họ đối với sản phẩm đó như thế nào Trong công trình nghiên cứu này, một số nhóm xã hội được tập trung nghiên cứu, cụ thể như sau: + Phụ nữ đi hái lượm củi, rau quả + Trẻ em lấy củi và hoa quả + Thợ săn + Nam giới đi lấy gỗ + Thầy lang, người trồng cây thuốc + Người già biết về truyền thống và lịch sử + Những người biết về chế biến và bảo quản sản phẩm - Về mặt thuật ngữ, kiến thức bản địa là hệ thống các kiến thức của dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực nào đó, nó tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng của một vùng địa lý nhất định Hiện nay có một số tên gọi khác nhau của kiến thức bản địa là kiến thức địa phương (local knowledge), kiến thức truyền thống (traditionnal knowledge), hay kiến thức bản địa (indigenous technique knowledge), (Viện Kinh tế Sinh thái, 2000) [12] Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng các thuật ngữ trên gần như đồng nhất Dưới đây là một số tính chất được thừa nhận tạm thời về kiến thức bản địa theo Roy Ellen và Holy Harris trong phần giới thiệu của cuốn sách “Kiến thức bản địa về môi trường và các biến đổi” đưa ra như sau: +Kiến thức bản địa mang tính địa phương, bắt đầu từ một địa điểm cụ thể, là một tập hợp của các kinh nghiệm có được từ những con người sống tại địa điểm đó Việc di chuyển các kiến thức này sang một địa điểm khác có thể làm biến đổi kiến thức bản địa 8 +Kiến thức bản địa là những tri thức được truyền miệng, hoặc được chuyển giao qua hình thức mô phỏng, hoặc mô tả Ghi chép lại những kiến thức này bằng văn bản có thể làm thay đổi các đặc tính đặc trưng của chúng +Kiến thức bản địa là hệ quả của các gắn kết thực tế trong cuộc sống hằng ngày và liên tục được củng cố bằng các lần thử nghiệm, các lần mắc lỗi +Kiến thức bản địa có xu hướng là loại kiến thức mang tính thực tiễn hơn là mang tính lý thuyết Ở mức nào đó, thì tính truyền miệng phi văn bản, cũng như sự gắn kết của nó trong các hoạt động thực tiễn hàng ngày và những hồi ức chứa đựng nó gây trở ngại cho những kiểu tổ chức cần thiết cho sự phát triển của loại lý thuyết suông +Kiến thức bản địa được chia sẻ nhiều hơn so với kiến thức khác, bao gồm cả kiến thức khoa học (Ellen R and Harris H, 2003) [15] +Kiến thức bản địa có thể tập trung vào cá nhân và có thể gắn kết với các nghi lễ hoặc các cấu trúc biểu tượng khác nhau nhưng sự phân bố của nó luôn gián đoạn Nó không tồn tại trong một tổng thể mà ở từng nơi khác nhau và với từng cá nhân Kiến thức bản địa không phải được chuyển giao từ cá nhân tới cá nhân mà trong thực hành và trong giao tiếp xã hội trong đó con người trao đổi với nhau ( Lê Thị Diên, 2002) [2] - Đa dạng sinh học Vườn Quốc Gia Ba Vì: Tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú và đa dạng, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp - Kiến thức bản địa trong việc bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì tại xã Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội, bao gồm kiến thức kinh nghiệm trồng trọt, kiến thức kinh nghiệm chăn nuôi, kiến thức kinh nghiệm khai thác và sử dụng lâm sản, kiến thức phong tục đã mất hoặc không còn phổ biến, đặc 9 điểm văn hoá liên quan đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì 4.2 Đóng góp của tác giả - Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới kiến thức bản địa, thấy được nhận thức, trình độ của người dân xã Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội về kiến thức bản địa Từ đó, cho thấy cần thiết phải nâng cao trình độ nhận thức của người dân địa phương trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, góp phần bảo vệ Vườn Quốc gia Ba Vì 5 Phương pháp nghiên cứu Để thu thập số liệu cho đề tài, một số phương pháp điều tra và công cụ được sử dụng để thu thập số liệu như sau: 5.1 Thu thập tài liệu - Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phương Tài liệu có sẵn là cơ sở dữ liệu ban đầu cho các hoạt động PRA và là nguồn thông tin định hướng và dùng để kiểm tra chéo thông tin… Các nguồn cung cấp tài liệu: - Chính quyền địa phương: Uỷ ban Nhân dân xã Khánh Thượng - Các cơ quan chuyên môn liên quan: Các phòng ban thuộc Uỷ ban Nhân dân xã Khánh Thượng - Các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại địa phương - Các tài liệu xuất bản liên quan đến địa phương Phương pháp thu thập tài liệu: - Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin - Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp 10 Nhà ở của người Mường xã Khánh Thượng truyền thống là ngôi nhà sàn Một mặt, tránh sự ẩm thấp của núi rừng, mặt khác cũng do nhu cầu tránh thú dữ Xưa kia, nhiều gia đình khá giả làm được những ngôi nhà sàn lớn bằng gỗ quý Nhà thường làm hai gian, hai chái, lòng nhà thường rộng đến 6-7 m Nhà được chia làm hai khu, một gian một chái bên ngoài là nơi ngủ của đàn ông và là nơi tiếp khách Một gian và một chái bên trong là nơi phụ nữ ngủ và làm bếp nấu ăn Nhà có cầu thang ở đầu nhà bên ngoài để tiếp khách lên xuống, nhiều nhà có hai cầu thang và hai bếp lửa cho hai khu Nhà sàn thường tựa lưng vào núi, mặt nhà hướng ra nơi thoáng đãng, trước nhà trồng những hàng cau, sau nhà thường hay trồng mít Những mái nhà sàn còn lại thô sơ mà thoáng đẹp vẫn là chứng tích của một nền văn hoá dân gian gắn với môi trường, gắn với lịch sử từ bao đời nay của cộng đồng người dân xã Khánh Thượng Làm nhà truyền thống là nét văn hoá của người dân xã Khánh Thượng, nhưng người dân phải sử dụng các nguồn nguyên liệu từ rừng Từ đó, tác động không nhỏ tới đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì Tuy nhiên, ngày nay lối làm nhà có những điểm khác xưa Người dân đã biết làm nhà xây bằng gạch, những kiểu nhà mái bằng, hay nhà xây lợp ngói là kiểu nhà thường thấy ở xã Khánh Thượng Xay sát sắn, ngô: Người dân xã Khánh Thượng có nghề trồng sắn, có thể nhìn thấy những bãi sắn được trồng trên những quả đồi Sau khi thu hoạch người dân xay nhỏ sắn ra, hoặc thái miếng phơi khô để bán hoặc cho lợn ăn Ngày xưa khi kinh tế còn khó khăn đã có những hộ phải ăn sắn thay cơm, sắn phơi khô được cất tích trữ để dùng dần Trước kia, để xay sát sắn người dân dùng hoạt động thủ công là dùng dao thái nhỏ, dùng cối đá xay ngô, đỗ, hình thức này hiện nay không còn tồn tại ở xã Khánh Thượng Hiện nay đã có máy xay sát sắn, ngô, đỗ xuất hiện tại địa phương nên hoạt động này trở nên nhanh và hiệu quả hơn, đỡ mất thời gian hơn 57 Bãi chăn thả: Trước đây, người dân xã Khánh Thượng thường chăn thả trâu bò rất bừa bãi Hiện nay, đã có quy định những bãi được chăn thả dành cho trâu bò riêng Kiến thức về săn bắn thú rừng: Kinh nghiệm và kiến thức về săn bắn cũng sẽ mai một vì các hoạt động này đã bị cấm và hơn nữa thú rừng ở khu vực này đã cạn kiệt Hiện tại, người dân chỉ tiến hành săn bắt các con vật nhỏ như chuột, chồn, ếch, cóc và cầy Đánh dấu quyền sở hữu: Ngày xưa, người Mường có những quy ước với nhau về quyền sở hữu cá nhân của các sản phẩm trong rừng Ví dụ: Một người trong bản đi rừng thấy một cây gỗ tốt có thể làm nhà được và ông ta đánh dấu bằng cách khắc hình chữ thập hoặc chữ X lên vỏ cây Như vậy, theo quy ước của người Mường thì cây đó đã có chủ và không ai được chặt cây đó nữa Phong tục này hiện nay không còn do mật độ dân số cao, sự giao thoa giữa các cộng đồng Đây cũng là một quy định thể hiện tính cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng Trong tương lai, để quản lý bảo vệ tốt rừng, bên cạnh những quy định chung của nhà nước thì việc phát huy vai trò và sức mạnh của cộng đồng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng cũng là một việc làm hết sức cần thiết Qua nghiên cứu, khảo sát tại xã Khánh Thượng, tôi thu được kết quả sau: Bảng: Kiến thức địa phương đã mất tại xã Khánh Thượng Kiến thức địa Mô tả phương đã mất Nhà cổ Lý do Cột làm bằng gỗ cây, Sợ mái gianh cháy Thời điểm mất (dễ bị 1990 cháy), gỗ và cỏ gianh còn ít, phải thường xuyên lợp Săn bắn lại mái (3- 5 năm) Dùng súng thô sơ, bẫy Không còn thú lớn, 25 năm trước 58 thú, săn theo nhóm môi trường sinh sống thay đổi, rừng đã được bảo vệ Người dân có ý thức bảo vệ rừng - Cối đá xay - 2 cái/ thôn hơn Có máy thay thế 10 năm trước ngô - Cối giã gạo - 1 cái/ hộ 2.4 Vai trò của văn hoá truyền thống đối với vấn đề bảo tồn đa dạng vườn quốc gia Ba Vì Xuất phát từ đời sống khó khăn, lạc hậu bị áp bức bóc lột người dân Khánh Thượng đã tìm nguồn động viên an ủi bản thân mình bằng cách đặt niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một thế giới ảo vọng, thế giới thần linh Vì vậy, các tôn giáo lần lượt được du nhập vào địa phương Ban đầu là đạo phật, nho giáo gắn với nghi lễ thờ thần, cúng phật Đến những năm đầu thế kỷ XX trong xã đã mọc lên nhiều ngôi đình, đền thờ ở các xóm đã khẳng định phật giáo đã từng bước xâm nhập và có chỗ đứng trong niềm tin tinh thần của người dân trong xã Năm 1910, người Pháp đã xây dựng một nhà thờ thiên chúa giáo ở xóm Bưởi nhằm thu hút nhân dân trong vùng theo một hệ tư tưởng mới nhưng số người theo đạo không nhiều Năm 1920 để thu hút dân theo đạo thiên chúa, thực dân Pháp xúi bẩy hai xóm Gò và Tôm xâm canh của nhau, dẫn đến kiện cáo Với thủ đoạn ai muốn thắng kiện phải đi nhà thờ để được bảo lãnh, chúng đã lôi kéo được một số dân Tuy nhiên quá trình phát triển của đạo thiên chúa giáo ở đây là hết sức chậm chạp ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân cũng rất hạn chế Người Mường chiếm tỷ lệ cao trong vùng, Khánh Thượng trước cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân trong từng ngõ xóm, 59 mỗi bản làng còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hoá đặc trưng, phân biệt với phong tục tập quán của các dân tộc khác Việc cưới xin bắt đầu từ những mối giao lưu trong các cuộc vui ngày xuân, trong các buổi chợ, qua những đêm hẹn hò hát đối đáp, khi trai gái đã tới tuổi trưởng thành: Việc hôn nhân của người Mường xưa thường diễn ra theo 4 bước: Lễ dạm trầu, lễ dạm chính thức, lễ dạm cưới và lễ đón dâu Khi người con trai và gia đình ưng ý một cô gái nào thì nhà trai nhờ ông mối là người khéo ăn khéo nói đến nhà gái thăm và ướm hỏi Nếu nhà gái ưng ý thì ông mối báo lại với nhà trai chọn ngày lành tháng tốt đặt cơi trầu dạm hỏi, sau lễ dạm hỏi đến lễ dạm chính thức Từ sau lễ dạm chính thức trong các ngà lễ tết ở địa phương nhà trai đều có lễ đem đến nhà gái Lễ cưới của người Mường xưa khá tốn kém Thường phải có bạc trắng, 3 con lợn một số vò rượu, thúng gạo Con gái khi về nhà chồng phải lo sắm sửa nhiều thứ mang theo coi như của hồi môn không thể thiếu Ở những nhà khá giả cô dâu mang về nhà chồng 2 chiếc mâm thau, 2 bộ ấm chén, 2 đôi chiếu hoa…Ngày nay, việc cưới xin của người Mường đã đơn giản đi nhiều không còn tốn kém như xưa Phong tục vẫn giữ được bản sắc dân tộc, nhưng những gì quá nặng nề, tốn kém trở ngại đã được bỏ bớt cho phù hợp với nếp sống mới Cũng như cưới xin, việc tang ma người Mường trước kia rất tốn kém và phức tạp, khi người chết nằm xuống, tang chủ phải giết trâu, mổ lợn ngay Bởi vì phải có vai trâu vai lợn đi lễ làng theo lệ “vào áo, cáo làng” để xin làng đến trông nom Có nơi phải mời tất cả trai đinh từ 18 tuổi trở lên đến ăn uống, khoản đãi Nếu chưa sử được cỗ để trả nợ miệng cho làng thì trong vòng một trăm ngày mọi người vẫn lấy cớ đến thăm hỏi để được ăn uống, rượu chè, hút sách Tuy nhiên, đám ma người Mường không có tiếng kèn, thay vào đó là tiếng ngân nga của những bài mo không dứt, với nội 60 dung ôn lại cả quá trình hình thành đất nước, con người Nó không chỉ an ủi vong linh người chết, mà còn động viên người sống lòng tin vào sự trường tồn của bản Mường và cộng đồng dân tộc…Từ sau cách mạng tháng tám, việc tang ma của người Mường vẫn giữ được nét đẹp của truyền thống dân tộc, nhưng lại đơn giản tiết kiệm đi nhiều với tinh thần tình làng nghĩa xóm, chung nhau đỡ đần gánh vác, việc ăn uống, chè chén linh đình tốn kém trong đám hiếu đã giảm mạnh Phong tục cưới xin, ma chay của người dân xã Khánh Thượng gây lãng phí tiền bac, từ đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của từng gia đình Kinh tế suy giảm, người dân lại có thể vào rừng để khai thác lâm sản gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì Tín ngưỡng và lễ hội cũng là mặt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường Ở Khánh Thượng, người dân có tín ngưỡng thờ thần núi Ba Vì, tức là đức thánh Tản Viên Ở nhiều ngôi đình trong xã trước đây có thờ thánh Tản như một vị thần khai sáng văn hoá, anh hùng chống lũ lụt chống giặc ngoại xâm…là một trong tứ bất tử của dân tộc Người dân xã Khánh Thượng có tín ngưỡng thờ thần núi Ba Vì, tức đức thánh Tản Viên và có quy ước: quanh nơi thờ đức thánh Tản viên không ai được chặt phá cây hay tác động tới đền thờ Chính điều này đã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì Theo truyền thuyết dân gian trong vùng thì từ thuở hồng hoang khai thiên lập địa, mảnh đất Khánh Thượng đã diễn ra một trận thuỷ chiến lớn giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Trong một trận đánh, đại quân của Thuỷ Tinh từ mạn tây bắc theo dòng Đà Giang đổ về đánh mạnh vào sườn Tây Nam Tản Viên Sơn, làm sụt lở thành ngòi Tôm, đầm Mom, đầm Mít, đầm Sui, dòng lũ còn nhấn chìm một số xã quanh vùng Trước tình thế nguy nan ấy, Sơn Tinh dùng hai trái núi đá một quả chấn giữ ngang phía trước ngòi Tôm là núi chẹ, một quả đặt xuống dòng sông thành 61 núi Chẹ đùng hay núi đá chèm để ngăn thuỷ quái…Hàng năm lễ hội được tổ chức vào mùa xuân để nhớ công ơn ngài Trong các lễ hội truyền thống, nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá – văn nghệ vui tươi lành mạnh, đậm đà bản sắc nghệ thuật văn hoá dân gian như chơi đu, ném còn, bắn nỏ, đánh quay…và đặc biệt phải kể đến lễ hội cồng chiêng Với nhiều giai điệu trầm hùng, thánh thót dàn cồng chiêng là nhạc cụ không thể thiếu trong mỗi dịp tết, hội mùa, nó được tạo lên từ sự khéo léo và trí sáng tạo tâm hồn bay bổng của con người miền núi Hoà nhạc cồng, chiêng là một nghệ thuật phức tạp, đòi hỏi người tham gia hoà tấu không chỉ để cho mọi người nghe mà còn là sự thể hiện chính tâm hồn người đánh, nghe hoà nhạc cồng chiêng ta như được nghe nguồn tâm sự của cả cộng đồng dân cư của cả bản làng Cứ mỗi độ xuân về cùng với núi rừng sang xuân, tiếng cồng, tiếng chiêng lại vang lên giục giã, động viên mỗi người hăng hái bước vào xây dựng cuộc sống mới Những đặc điểm văn hoá tại xã Khánh Thượng được hình thành từ thực tiễn sản xuất và đời sống hằng ngày của người dân Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành trong truyền thống văn hoá lâu đời Các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các dự án đầu tư, các chương trình tuyên truyền vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng đều cần phải được lựa chọn, xây dựng cho phù hợp với phong tục tập quán của người dân Ví dụ: Già làng là người có vai trò quan trọng trong cộng đồng địa phương là người có uy tín rất quan trọng trong việc phổ biến, triển khai các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, trong đó có tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng, tâm linh phật giáo luôn nhắc nhở mọi người làm việc thiện Trong đó có việc hướng tới các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng cũng như các thế hệ sau này Vận dụng kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng: 62 Việc sử dụng kiến thức bản địa có những ưu điểm như: Phù hợp với phong tục tập quán với điều kiện địa phương, được thử nghiệm qua thời gian có tính đa dạng cao (kiến thức bản địa được hình thành trong những điều kiện tự nhiên khác nhau và được mọi thành viên trong cộng đồng sáng tạo ra, dễ sử dụng và là cơ sở để giải quyết các vấn đề chiến lược cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là người nghèo Các kiến thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của người Mường xã Khánh Thượng là những kinh nghiệm được đúc rút và trải qua nhiều thế hệ thông qua thực tiễn sản xuất Kinh nghiệm ấy được đúc kết thông qua con đường truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong từng giai đoạn và từng cộng đồng Đó là những hiểu biết về các loài cây, các loài động vật trong rừng, kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, chu kỳ của thời tiết và các đặc điểm khác của tự nhiên Liên quan đến vấn đề quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Kiến thức bản địa của người dân thực sự phát huy hiệu quả, như các kiến thức về sử dụng đất trong trồng trọt, nhận biết các loại cây rừng, động vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng Đây là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương Rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cộng đồng Qua những cuộc phỏng vấn với người dân, phần lớn họ muốn được tham gia trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Đây là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển những tổ chức và luật lệ của cộng đồng về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng Trong thời gian gần đây, những tổ chức, nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm đến kiến thức bản địa của dân tộc thiểu số và vấn đề bảo vệ rừng Đã có những dự án đưa những kinh nghiệm, kiến thức mới tới người dân 63 với mục đích thay đổi điều kiện sống và nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng Tuy nhiên, do những tham vọng quá lớn, do những kiến thức mới lạ không phù hợp với điều kiện địa phương nên đã có những thất bại và ở nhiều nơi không được người dân hưởng ứng Một nguyên nhân khác nữa là do thiếu sự nghiên cứu và vận dụng các kinh nghiệm, tập quán, các giá trị kiến thức bản địa của người dân để thực hiện các mục tiêu phát triển 64 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1 Kết luận 1 Hệ thống kiến thức bản địa của người dân xã Khánh Thượng góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì Người dân xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội chủ yếu là người Mường, người Kinh Trong đó, người Mường chiếm 77,3% dân số trong vùng Họ chăm chỉ làm ăn với nghề chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp như: Trồng ngô nương, trồng sắn, trồng cây măng đắng, … và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm Theo báo cáo của địa phương tổng số lao động trong vùng chiếm tới 70% là làm nông nghiệp Số hộ gia đình có kinh nghiệm sử dụng các loại lâm sản khác (các loại sản phâm từ rừng) chiếm tỉ lệ thấp, các loài cây thuốc đã được người dân trồng tại vườn nhà, cho thấy cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt phụ thuộc vào rừng, họ phát triển kinh tế bằng những kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt Những quy ước về bảo vệ rừng của người dân xã Khánh Thượng cũng là những kiến thức cần được quan tâm và khuyến khích Từ đó, đã góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Vì 2 Tình hình kinh tế, văn hoá khu vực xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội còn nhiều khó khăn do trình độ kĩ thuật canh tàc lạc hậu, trình độ dân trí thấp nên sản phẩm đơn điệu, năng suất kém, thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng : giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, chợ, phương tiện truyền thông đều thiếu Một số văn hoá mang đâm nét của người xã Khánh Thượng, huyện Ba vì, Hà Nội cần được giữ gìn Ví dụ: như tri thức làm nhà sàn Tuy 65 nhiên, một số kiến thức trong việc sử dụng các lâm sản còn chưa hợp lý, chắng hạn như : sử dụng mật gấu làm thuốc chữa bệnh, cần được xem lại và phổ biến cho người dân - Phong tục tâp quán của người dân xã Khành Thượng mang nét văn hoá đặc trưng của vùng Vi dụ : người dân có tín ngưỡng thờ thần núi Ba Vì , tức là đức thánh Tản Viên, với phong tục này không còn ảnh hưởng tới vốn tài nguyên rừng Tuy nhiên, còn nhiều tâp tục gây lãng phí tiền của người dân Ví dụ như tục ma chay, cưới xin…điều này tác động không nhỏ đến vịêc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Ba Vì 3.2 Đề xuất và kiến nghị - Cần có một số giải pháp lôi cuốn người dân vào hoạt động quản lí bảo tồn đa dạng rừng - Cần có nghiên cứu sâu hơn về các bài thuốc dân gian của người Mường cũng như việc xác định tên khoa học cho các cây thuốc - Nghiên cứu gây trồng các loài cây thuốc tại địa phương đặc biệt là khả năng gây trồng và phát triển các loài cây thuốc ở vườn nhà - Nghiên cứu sự phụ thuộc cũng như tác động của người dân và cộng đồng vào tài nguyên rừng 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Alan, R.Emery and Associates (1997), Guidelin es f or Envionmental Assments and Traditional knowledge (Dự thảo báo cáo của trung tâm kiến thức bản địa của hội đồng dân tộc bản địa thế giới, otta, tr 3-5) 2 Lê Thị Diên (tháng 1/2002), Những ưu điểm của việc sử dụng kiến thức bản địa trong phát triển kinh tế - xã hội tại nông thôn miền núi Việt Nam, Thông tin Khoa học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 3 Nguyễn Thị Vân Hương (2004), Tri thức bản địa như một cơ chế ứng phó về mưu sinh bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, Viện C ISDOMA 4 Phạm Quốc Huy và Hoàng Ngọc Ý (2009), Nghiên cứu tri thức bản địa của người Mông tại khu BTTN Hang Kia-Pà Cò tỉnh Hoà Bình, Trung tâm con người và thiên nhiên, Hà Nội 5 John Briggs và Joanne Sharp (2004), Tri thức bản địa và sự phát triển - Một sự cẩn trọng hậu thuộc địa Third World Quarterly, Vol 25, No 4, pp.661-676 6 Đinh Xuân Lộc (2004), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Thượng, Đảng bộ xã Khánh Thượng, Hà Nội 7 Đỗ Đình Sâm, Đặng Kim Khánh, An Văn Bảy (2007), Điều tra kiến thức bản địa về quản lí và phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía bắc Việt Nam, Trung tâm con người và thiên nhiên Hà Nội, Hà Nội 67 8 Bùi Văn Sơn (2010), Đôi nét về khái niệm tri thức bản địa, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội 9 Bùi Văn Thắng (2007), Mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường Tài liệu dự án “Tri thức bản địa về môi trường” Viện Văn hoá – Thông tin Hà Nội 10.Cầm Trọng (2003), Văn hoá và lịch sử người thái ở Việt Nam, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc 11 Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (1998), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lí tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 12.Viện kinh tế sinh thái (2000), Sổ tay lưu giữ và sử dụng kiến thức bản địa, Nxb nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 13.http://www.thiennhien.net http:// www.nature.Org.vn Tiếng Anh 14 Agrawal, Arun (1995) Indigenous and Scientific Knowledge: some critical comments Retrieved 20 February 2008 from http://www.nuffic.nl/ciran/ikdm/3-3/articles/agrawal.html 15 Ellen, R and Harris, H (2003) Introduction, in: R Ellen, P Parkers & A Bicker (eds), Indigenous Environmental Knowledge and its Transformations – Critical Anthropological Perspectives Routledge Taylor and Francis Group London and New York Pp 1-29 16 Gorjestani, Nicolas (2000) Indigenous Knowledge for Development: Opportunities and Challenges Retrieved 20 February 2008 from www.worldbank.org/afr/ik/ikpaper_0102.pdf 17 Osseweijer, Mannon (2003) ‘We Wander in Our Ancestors’yard’: Sea Cucumber Gathering in Aru, Eastern Indonesia, in: R Ellen, P Parkers & A Bicker (eds), Indigenous Environmental Knowledge and its Transformations – 68 Critical Anthropological Perspectives Routledge Taylor and Francis Group London and New York Pp 55-78 18 World Bank (1998) Indigenous knowledge for development: a framework for action Retrieved 20 February 2008 from www.worldbank.org/afr/ik/ikpapt.pdf 69 MỤC LỤC Tài liệu tham khảo …………………………………………………….…71 70