Công tác quản lý khai thác cũng ngày càng được thay đổi để phù hợp với nhiều điều kiện thực tế khác nhau, quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn đã có một số những nghiên cứu, t
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS TSKH Nguyễn Trung Dũng về sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và viết Luận văn
Xin trân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học cùng các Thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi, các bạn học viên lớp cao học 18KT21 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khóa học vừa qua
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, nhà khoa học, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam, lãnh đạo của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý cấp nước tại tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu, điều tra khảo sát về mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn để tôi hoàn thành Luận văn này
Cuối cùng Tôi xin trân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tích cực giúp đỡ, khích lệ tinh thần trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót, Tôi xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Đỗ Hoàng Hải
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là Luận văn nghiên cứu độc lập của bản thân với
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong Luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Đỗ Hoàng Hải
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
1 Hình 1.1 Tỷ lệ công trình theo nguồn nước khai thác 5
2 Hình 1.2 Tỷ lệ các loại mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn tỉnh Hà Nam 8
3 Hình 1.3 Số lượng, tỷ lệ tình trạng hoạt động của các công trình cấp nước nông thôn tỉnh Hà Nam 9
4 Hình 1.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống (Sara & Katz, 2005) 14
6 Hình 2.2 Tổng hợp số hộ dân sử dụng các nguồn nước khác nhau trên địa bàn 6 xã khu C huyện Bình Lục 24
7 Hình 2.3 Số lượng hộ dân sử dụng các nguồn nước khác nhau phân theo xã 25
8 Hình 2.4: Mức độ ô nhiễm Asen của giếng khoan trong khu vực 6 xã khu C và vùng lân cận huyện Bình Lục, Hà Nam 26
9 Hình 2.5: Sơ đồ Công ty cổ phần nước sạch và VSNT tỉnh Hà Nam 31
10 Hình 2.6: Số lượng khách hàng phát triển theo tháng 36
11 Hình 2.7: Doanh thu từ thu tiền sử dụng nước hàng tháng 36
12 Hình 2.8: Tỷ lệ, hiện trạng mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý 37
13 Hình 2.9 Sơ đồ mô hình HTX nông nghiệp quản lý 38
14 Hình 2.10: Tỷ lệ, hiện trạng mô hình tổ quản lý 40
16 Hình 2.12 Tỷ lệ, hiện trạng mô hình UBND xã quản lý 41
Trang 617 Hình 2.13 Sơ đồ mô hình UBND xã quản lý 42
18 Hình 2.14 Sơ đồ mô hình doanh nghiệp nhà nước quản lý 43
19 Hình 2.15 Sơ đồ mô hình doanh nghiệp tư nhân quản lý 45
20 Hình 2.16 Tỷ lệ Mô hình doanh nghiệp quản lý so với các mô hình khác trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Nam 46
21 Hình 3.1: Bản đồ phân vùng cấp nước 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam 54
22 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức HTX dịch vụ nông nghiệp của các
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU
1 Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sạch Chương trình MTQG Nước sạch và VSNT giai đoạn 2006-2010 2
2 Bảng 1.2 Tổng hợp các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Hà Nam 8
3 Bảng 2.1 Dân số 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam 21
4 Bảng 2.2 Tổng hợp số hộ sử dụng các nguồn nước khác nhau phục vụ sinh hoạt tại 6 xã khu C huyện Bình Lục 23
5 Bảng 2.3 Tình trạng ô nhiễm Asenic trong nước ngầm 6 xã khu C huyện Bình Lục 25
7 Bảng 2.4 Danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần nước sạch và VSNT tỉnh Hà Nam 30
8 Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý, vận hành các công trình cấp NSNT 57
Trang 8VSNT Vệ sinh nông thôn
VSMT Vệ sinh môi trường
Unicef Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
United Nations Children's Fund
Trang 9MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1
1.1 Nước sạch và vai trò của nước sạch đối với con người 1
1.2 Tình hình thực hiện Chương trình quốc gia về cấp nước sạch nông thôn hiện nay 2 1.3 Tình hình cấp nước sạch nông thôn tại tỉnh Hà Nam 4
1.3.1 Cấp nước tập trung 5
1.3.2 Cấp nước từ giếng đào 10
1.3.3 Cấp nước từ giếng khoan hộ gia đình 10
1.3.4 Cấp nước từ nước mặt tự nhiên, nước mưa 11
1.4 Vai trò quan trọng của nghiên cứu mô hình quản lý bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn 11
1.4.1 Khái niệm về quản lý hệ thống cấp nước 11
1.4.2 Đánh giá về tính bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn 12
1.5 Một số mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam hiện nay 15
- Kết luận chương 1 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO 6 XÃ KHU C HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM 19
2.1 Giới thiệu khái quát về 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam 19
2.1.1 Vị trí địa lý 19
2.1.2 Dân số 20
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế 21
2.1.4 Cơ sở hạ tầng 22
2.1.5 Hiện trạng sử dụng nước sạch & VSMT 23
2.1.5.1 Cấp nước sinh hoạt 23
2.1.5.2 Về thoát nước thải 27
Trang 102.2 Hiện trạng mô hình quản lý cấp nước cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà
Nam .27
2.2.1 Khái quát dự án cấp nước sạch cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.27 2.2.2 Mô hình quản lý cấp nước cho 6 xã khu C huyện Bình Lục 28
2.2.2.1 Định hướng xây dựng mô hình 28
2.2.2.2 Xây dựng mô hình 29
2.3 Đánh giá mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước cho 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam hiện nay 37
2.3.1 Đánh giá hiệu quả của các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Hà Nam 37
2.3.2 Hiệu quả của mô hình quản lý cấp nước sạch 6 xã khu C huyên Bình Lục tỉnh Hà Nam 46
2.3.3 Hạn chế của mô hình quản lý cấp nước sạch 6 xã khu C huyên Bình Lục, tỉnh Hà Nam 47
- Kết luận chương 2 48
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH BỀN VỮNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO 6 XÃ KHU C HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 50
3.1 Định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 50
3.1.1 Định hướng của nhà nước về phát triển và hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch nông thôn 50
3.1.2 Định hướng phát triển của đơn vị quản lý hệ thống cấp nước sạch 6 xã khu C huyện Bình Lục 53
3.2 Các nguyên tắc đề xuất mô hình 53
3.3 Đề xuất và lựa chọn mô hình quản lý phù hợp 54
3.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình 55
3.3.2 Dự báo những thuận lợi và khó khăn trong mô hình đề xuất 58
Trang 113.3.2.1 Mô hình hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp hiện nay ở 6 xã khu C
huyện Bình Lục 58
3.3.2.2 Dự báo nhưng thuận lợi của mô hình đề xuất 59
3.3.2.3 Dự báo những khó khăn của mô hình đề xuất 60
3.3.3 Mô hình đề xuất 61
3.3.3.1 Mô hình tổ chức 61
3.3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tổ đội quản lý 63
3.3.3.4 Tính bền vững trong mô hình đề xuất 69
3.4 Đề nghị các bước áp dụng 70
3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình lựa chọn 72
- Kết luận chương 3 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1.Kết luận 74
2 Kiến nghị 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nước sạch phục vụ sinh hoạt đã và đang được quan tâm từ nhiều năm trở lại đây, là một nhu cầu tất yếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ riêng ở đô thị mà ngay cả vùng nông thôn Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển cấp nước sạch và VSNT như: Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và VSNT đến năm 2020, Quyết định 131/2009/QĐ-TTg về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020 Công tác quản lý khai thác cũng ngày càng được thay đổi để phù hợp với nhiều điều kiện thực tế khác nhau, quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn đã có một số những nghiên cứu, tuy nhiên các mô hình quản lý còn chưa thống nhất và một số hệ thống chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi Với các quy định chung của nhà nước chỉ mang tính nguyên tắc, chưa phản ánh hết tính đặc thù
Kết thúc giai đoạn II Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn (2006 -2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 52,1 triệu người, tăng 13,26 triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ được
sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83%; trong đó có 42% được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái thì miền núi phía Bắc có 78% dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, Tây Nguyên 74% và là những vùng có tỷ lệ thấp nhất Đặc biệt, giữa các tỉnh, thành
Trang 13phố đã tồn tại sự chênh lệch lớn, có 10/63 tỉnh đạt tỷ lệ số dân nông thôn được
sử dụng nước sinh hoạt đạt trên 90%; 20/63 tỉnh đã đạt 83 - 90%; 20/63 tỉnh đạt 75 - 83%; 13 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 75% Theo Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2012 - 2015, ngoài việc củng cố duy trì hoạt động các công trình cấp nước cần tập trung thực hiện tốt các dự án để đạt mục tiêu 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02/QC-BYT của Bộ Y
tế
Công tác quản lý khai thác công trình sau xây dựng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng nhằm phát triển và duy trì bền vững hệ thống cấp nước nông thôn Hiện nay, có hàng ngàn công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng và xu hướng xây dựng các công trình cấp nước kiểu tập trung sẽ vẫn
là những ưu tiên của chương trình MTQG giai đoạn hiện tại và tương lai Đi kèm với mỗi công trình sẽ là một mô hình quản lý khai thác hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau, có nhiều tính chất và đặc thù riêng, khác với các hàng hóa dịch vụ công khác về tính chất sản xuất, đặc điểm sản phẩm, đối tượng quản lý, đặc điểm tính chất về tài sản
và thiết bị, đối tượng khách hàng
Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác, tăng tính bền vững của một mô hình quản lý cấp nước cần có những nghiên cứu điển hình những mô hình hoạt động hiệu quả nhằm phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác, đóng góp những ý kiến cho các nhà quản lý giúp giảm thiểu những hạn chế và nâng cao hiệu quả để đi đến sự bền vững trong
họat động cấp nước nông thôn Tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu mô hình quản lý vận hành bền vững cho hệ thống cấp nước sinh hoạt 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam” với mong muốn đóng góp một phần vào lộ trình xây
Trang 14dựng những bước đi cần thiết để nâng cao tính bền vững của mỗi mô hình cấp nước sạch nông thôn
2 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn tại 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam theo hướng nâng cao tính bền vững, phục vụ cộng đồng ngày càng hiệu quả
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là một mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn cho 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả, tính bền vững của mô hình này
b Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn bền vững trên địa bàn 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong thời gian từ nay đến năm 2015
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trước hết phải coi nước sạch nông thôn là hàng hóa công cộng và công tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình là một loại hoạt động cung cấp dịch vụ công do nhà nước quản lý Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu, chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa dịch vụ công thông qua cơ quan quản lý nhà nước về nước sạch) là đại diện cho các hộ sử dụng dịch vụ cấp nước với các
Công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp nước
Phương pháp nghiên cứu:
+ Điều tra, thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu để chọn
Trang 15mẫu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu (Cơ quan quản lý khai thác hệ thống cấp nước cho 6 xã thuộc khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam), sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng điều tra thu thập thông tin hiện đại, bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin Phương pháp nội suy và ngoại suy, được sử dụng để thiết lập cơ sở dữ liệu thực trạng làm căn cứ để nghiên cứu, phân tích đề xuất những giải pháp đổi mới mô hình theo hướng ổn định và bền vững trong quản
lý khai thác
+ Các phương pháp và kỹ thuật tính toán, Luận văn sử dụng các
phương pháp và kỹ thuật như sau:
lý các số liệu
kết luận và nhận định về các vấn đề nghiên cứu
5 Dự kiến kết quả đạt được
- Cơ sở dữ liệu về thực trạng mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn bền vững cho 6 xã khu C huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại theo hướng nâng cao tính ổn định và bền vững của mô hình trong quản lý, khai thác
Trang 16hình quản lý khai thác hợp lý cho các hệ thống công trình cấp nước tập trung nông thôn
Đề tài sẽ giúp cho đơn vị quản lý những cơ sở về khoa học giúp triển khai những giải pháp thay thế, bổ sung, hoàn thiện mô hình quản lý để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, thai thác vận hành cũng như duy trì và phát triển bền vững mô hình này
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về cấp nước sạch nông thôn
Chương 2 Thực trạng mô hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
Chương 3 Đề xuất mô hình quản lý vận hành bền vững hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1.1 Nước sạch và vai trò của nước sạch đối với con người
Nước sạch là nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây…Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư Hệ thống cấp nước sinh hoạt là phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các
hệ thống cấp nước hiện có Nưới dùng trong sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoàn chỉnh và hiện đại, nước ở bất kỳ điểm lấy nước nào trên mạng lưới đều là nước uống trực tiếp được Yêu cầu này thường đạt được ở các nước phát triển Ở nước ta, nước tại trạm sử lý nơi phát vào mạng lưới tại một số công trình cấp nước cũng đạt được tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết để có thể uống trực tiếp được, nhưng tại các nơi tiêu dùng nước chưa đảm bảo được độ tin cậy cần thiết do đường ống cũ nát, bị rò rỉ nhiều tại các mối nối và các phụ kiện [11,15-16]
Nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể con người (70% -75%) Thiếu nước sẽ gây ra các bệnh về da, não, nội tiết Nước đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể và giúp thải các chất cặn bã ra ngoài để duy trì sự sống Nhu cầu nước uống cho một người là từ 1,5 đến 2,5 lít mỗi ngày
Bộ y tế đã ban hành một số thông tư ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng nước như: Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt gồm 14 chỉ tiêu; Thông tư 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống gồm 109 chỉ tiêu
Trang 181.2 Tình hình thực hiện Chương trình quốc gia về cấp nước sạch nông
thôn hiện nay
Đến cuối năm 2010, kết thúc giai đoạn II Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn (2006 -2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là: 45.528.000 người, tăng 5.483.000 người so với cuối năm 2005; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 75%, trung bình tăng 2,6% /năm Trong đó, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT trở lên là 35%, thấp hơn kế hoạch 15%
Trong 7 vùng kinh tế, vùng Đông nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn trung bình cả nước 14% Thấp nhất là vùng Bắc trung Bộ 66% và Tây nguyên 68%, thấp hơn trung bình 8% [5,04], cụ thể như Bảng 1.1
Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sạch Chương trình MTQG Nước sạch và
VSNT giai đoạn 2006-2010 [5,69]
Số dân nông thôn
2010
Đến hết
2006
Đến hết
2007
Đến hết
2008
Đến hết
Trang 19Giữa các tỉnh cũng có sự chênh lệch, có 10/63 tỉnh thành đã đạt tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt rất cao (trên 90%) như: Hà Nội(93%), Hải Phòng (92%), Bắc Ninh (92%), Đồng Nai (90%), Bà Rịa Vũng Tàu (98%), Thành phố Hồ Chí Minh (97%), Tiền Giang (96%), Trà Vinh (90%), Sóc Trăng (90%), Kiên Giang (90%); 20/63 tỉnh đã đạt tỷ lệ ở mức cao(từ 83% - 90%); 20/63 tỉnh đạt tỷ lệ trung bình (75% - 83%); 13/63 tỉnh đạt tỷ lệ bao phủ thấp (dưới 75%) [5,05]
Thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn từ năm
1998, theo quyết định 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998 đến nay, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng rất nhiều công trình cấp nước tập trung nông thôn với các quy mô khác nhau, từ quy mô cấp thôn, bản đến quy mô cấp xã
và liên xã
Công tác quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn ở địa phương được giao cho các Sở Nông nghiệp và PTNT và hầu hết các tỉnh giao cho Trung tâm nước sạch &VSMT các tỉnh là đơn vị tham mưu
Công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư được quan tâm hơn so với các giai đoạn trước Các đơn vị thực hiện đã xác định mục đích của Chương trình chỉ đạt được khi có cơ chế quản lý khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền vững Một số mô hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu
có hiệu quả, triển vọng bền vững đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mô hình sự nghiệp có thu (Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh), mô hình doanh nghiệp công tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, tư nhân đấu thầu quản lý Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi phí, xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông
Trang 20tư liên tịch số 75/TTLT-BTC-BXD-BNN trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử dụng Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa phương với mức giá tính đúng, tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản Khung giá nước này đã tạo điều kiện chủ động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp nước [13,7-8]
1.3 Tình hình cấp nước sạch nông thôn tại tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, với tổng diện tích tự nhiên 860,49 km2, được chia làm 6 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Phủ Lý trực thuộc tỉnh và 5 huyện, 116 xã phường và thị trấn Dân số 786.860 người chủ yếu sống ở vùng nông thôn 704.476 người (chiếm 89,53%), đô thị
là 82.384 người (chiếm 10,47%) GDP bình quân đầu người đạt 32,4 triệu đồng/năm (năm 2011), song Hà Nam vẫn là một tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 10,68% (năm 2011)
Trong những năm gần đây, tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nhất là vùng nông thôn hướng tới sự phát triển bền vững
Qua 15 năm thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSNT, tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã đạt được những kết quả đáng kể.,từ 40% vào năm 1999, tăng lên 75% năm 2010 và đến 2012 là 77,25% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chí đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành theo quyết định 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 về việc ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn
Trang 21Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước đáp ứng theo QCVN 02: 2009
là khá thấp (29,41%)
Tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
có các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế và bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn của
tổ chức Quốc tế như UNICEF, Plan, WB, vốn của các doanh nghiệp… và nhân dân tự đầu tư xây dựng công trình Hình thức cấp nước phổ biến trên địa bàn nông thôn tỉnh hiện nay gồm 2 hình thức: Cấp nước tập trung và cấp nước phân tán, cụ thể như sau:
1.3.1 Cấp nước tập trung
Trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Nam hiện nay đã có 55 công trình cấp nước tập trung lớn nhỏ được xây dựng, hầu hết được xây dựng từ năm 1997 trở lại đây, quy mô từ 20m3 đến 3.500m3/ng.đêm Tổng số người được cấp nước hợp vệ sinh từ các công trình này đạt 25% dân số nông thôn
Trong đó: - 33 công trình khai thác nguồn nước mặt
- 01 công trình khai thác tự chảy
- 21 công trình khai thác nước ngầm
Hình 1.1 Tỷ lệ công trình theo nguồn nước khai thác
Trang 221.3.1.1 Kết quả tổng hợp, đánh giá hiện trạng các công trình tập trung tỉnh
Hà Nam
a) Thành phố Phủ Lý
Thành phố Phủ Lý hiện có 01 công trình cấp nước tập trung, nhưng trong quá trình đô thị hóa đã làm hư hỏng hệ thống đường ống nên đến nay không hoạt động và cũng chưa có công trình thay thế
b) Huyện Duy Tiên
Hiện có 02 công trình cấp nước tập trung: Công trình cấp nước xã Mộc Nam; Công trình cấp nước liên xã Đọi Sơn, Tiên Hiệp, Yên Nam Hai công trình này được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 60% và vốn doanh nghiệp tư nhân 40% Mô hình quản lý vận hành: Do doanh nghiệp
tư nhân quản lý vận hành và thu hồi vốn trong 30 năm
c) Huyện Kim Bảng
Tổng số có 26 công trình cấp nước tập trung, Các công trình này được đầu tư trong giai đoạn đầu của Chương trình MTQG nước sạch & VSNT (từ năm 1998 đến 2005) Công trình hoạt động tốt có 2 công trình, hoạt động trung bình 8 công trình, còn lại không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng
do xuống cấp Mô hình quản lý vận hành: 03 công trình do HTX quản lý, 06 công trình do UBND xã quản lý, 17 công trình do tổ quản lý
d) Huyện Lý Nhân
Tổng số có 6 công trình cấp nước tập trung, chủ yếu vốn đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSNT, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp Công trình hoạt động tốt 03 công trình, 03 công trình hoạt động trung bình Mô hình quản lý vận hành: UBND xã quản lý 01 công trình, tổ
Trang 23quản lý 02 công trình, 01 công trình do Công ty cổ phần trên 50% vốn nhà nước quản lý, 02 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý
e) Huyện Thanh Liêm
Tổng số có 12 công trình cấp nước tập trung đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn tài trợ phi Chính phủ, vốn nhân dân đóng góp và vốn khác Công trình hoạt động tốt 05/12 công trình (chiếm 42%) Mô hình quản lý vận hành: UBND xã quản lý 03 công trình, tổ quản lý 05 công trình, 01 công trình do HTX quản lý, 03 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý
f) Huyện Bình Lục
Tổng số có 08 công trình cấp nước tập trung chủ yếu vốn đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn có mục tiêu của Chính phủ, vốn tài trợ phi Chính phủ, vốn nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác
Công trình hoạt động tốt 05 công trình, 01 công trình hoạt động trung bình; còn lại 2 công trình hoạt động kém hiệu quả Mô hình quản lý vận hành:
01 công trình do doanh nghiệp tư nhân quản lý; 04 công trình do UBND xã quản lý; 03 công trình do doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước quản lý
1.3.1.2 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý vận hành công trình sau đầu tư
Trên địa bàn tỉnh hiện có 55 hệ thống công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn đang hoạt động hoặc không hoạt động nhưng chưa được nâng cấp Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Chương trình MTQG nước sạch & VSMT nông thôn, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp Hình thức tổ chức quản
lý sau đầu tư có thể phân loại ở Bảng 1.2:
Trang 24Bảng 1.2: Tổng hợp các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông
4 Mô hình Doanh nghiệp nhà nước nắm dữ vốn chủ yếu 04
Hình 1.2 Tỷ lệ các loại mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn
tỉnh Hà Nam
Trong thời gian đầu hoạt động, hầu hết các công trình đã phát huy hiệu
quả, mang lại nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân Tuy
nhiên, sau 5 đến 10 năm hoạt động một số công trình đã bị xuống cấp và
Trang 25không đáp ứng được nhu cầu dùng nước của nhân dân Vì vậy đến nay Công trình hoạt động tốt có 16 Công trình chiếm 29%; Công trình hoạt động trung bình 16 chiếm 29% và hoạt động kém 23 CT chiếm 42%
Hình 1.3 Số lượng, tỷ lệ tình trạng hoạt động của các công trình cấp
nước nông thôn tỉnh Hà Nam
Nguyên nhân các công trình không hoạt động hoặc hiệu quả kém
- Công tác quản lý vận hành: Hầu hết các công trình xây dựng đã lâu, hiện nay đã xuống cấp về nhà trạm, hệ thống dẫn nước, Mặt khác do ô nhiễm nguồn nước ngầm một số công trình hiện nay đã không còn hoạt động, nhưng chưa có nguồn nước khác để thay thế
- Nguồn nước sau một thời gian hoạt động bị suy giảm cả về chất lượng
và trữ lượng, quy trình công nghệ xử lý nước của các hệ thống cấp nước này không còn phù hợp
- Sự đầu tư còn chưa đồng bộ do thiếu vốn, một số hạng mục chưa được đầu tư nên không hoạt động hoặc chuyển sang dùng nước của công trình khác
- Cơ chế chính sách của Nhà nước, địa phương ban hành còn chưa đáp ứng kịp thời, chưa sát với thực tế, dẫn đến việc quản lý vận hành công trình sau đầu tư còn thiếu và yếu
Trang 26- Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý vận hành còn hạn chế, chất lượng nước không đảm bảo, giá nước thấp nên các tổ chức quản lý không đủ nguồn kinh phí để hoạt động cũng như sửa chữa thường xuyên
1.3.2 Cấp nước từ giếng đào
Đây là hình thức cấp nước phổ biến tại tất cả các địa phương, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng trong tỉnh Kết quả điều tra cho thấy, tổng số giếng đào hiện có: 29.607 giếng, trong đó số lượng giếng được xếp là hợp vệ sinh có 20.151 giếng(chiếm 68%) Trong 5 năm trở lại đây, nhiều công trình cấp nước tập trung được xây dựng Một số hộ gia đình sử dụng nước máy kết hợp với nước giếng đào, nước máy ưu tiên cho mục đích ăn uống còn nước giếng sử dụng cho các mục đích sinh hoạt khác, một phần các
hộ dân bỏ nước giếng đào, giếng khoan chuyển sang dùng nước máy, còn lại những vùng chưa có nguồn nước máy thì nhân dân vẫn phải dùng nước từ giếng đào, giếng khoan Tỷ lệ hộ sử dụng nước giếng đào cho ăn uống hiện nay đã giảm nhiều so với năm 2000
1.3.3 Cấp nước từ giếng khoan hộ gia đình
Hình thức cấp nước này phát triển khá nhanh từ năm 2003 trở về trước, việc cấp nước theo hình thức này thi công đơn giản và chi phí thấp Tuy nhiên, sử dụng hình thức cấp nước này dễ gây ô nhiễm tầng nước ngầm và gây khó khăn cho việc quản lý tài nguyên nước dưới đất, vì vậy hiện nay không được khuyến khích sử dụng Theo số liệu của Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh Hà Nam trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh có 100.355 giếng, trong
đó số lượng giếng được xếp là hợp vệ sinh có 78.770 giếng (chiếm 78%)
Trang 271.3.4 Cấp nước từ nước mặt tự nhiên, nước mưa
Hình thức này được sử dụng chủ yếu đối với các hộ gia đình gần sông, ngòi, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc cấp nước tập trung chưa thực hiện được hoặc không có nguồn nước khác để thay thế
Theo số liệu của Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh Hà Nam, số người sử dụng nước sông suối, nước mạch lộ: 2.091 người (Chiếm 0,32%), các hộ dùng nước sông thường xử lý sơ bộ bằng phèn Trong toàn tỉnh có 70.685 bể, lu chứa nước mưa Nhìn chung, nguồn nước mặt tự nhiên sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt đều chưa đảm bảo vệ sinh Do tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đã đến mức báo động ở hầu hết các hệ thống sông hồ trong tỉnh, đặc biệt là sông Nhuệ, sông Châu, Sông Đáy
1.4 Vai trò quan trọng của nghiên cứu mô hình quản lý bền vững hệ
thống cấp nước sạch nông thôn
1.4.1 Khái niệm về quản lý hệ thống cấp nước
Công trình vận chuyển nước bao gồm trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp
II Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thô từ công trình thu lên trạm xử lý,Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ bơm nước ra mạng đường ống phân phối nước sạch
Trang 28Trạm xử lý nước có nhiệm vụ làm sạch nước nguồn đạt chất lượng nước theo mục đích sử dụng, sau đó đưa vào bể chứa hoặc bơm trực tiếp ra mạng phân phối
Công trình điều hòa nước gồm bề chứa nước sạch và đài nước Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II Đài nước có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II
Đảm bảo cho khách hàng sử dụng nước được sử dụng sản phẩm theo đúng nhu cầu và sẵn sàng chi trả tiền sử dụng nước hàng tháng
1.4.2 Đánh giá về tính bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn
- Theo TS Nguyễn Thị Lan Hương (2010: 34-45) đề xuất bộ tiêu chí dùng để đánh giá các nhân tố tác động và dự báo mức độ phù hợp của hình thức quản lý dựa vào cộng đồng cho từng công trình cấp nước tập trung, cụ thể gồm 5 nhóm tiêu chí:
Tiêu chí đánh giá nguồn nước: Chất lượng nguồn nước, trữ lượng
nguồn nước và khoảng cách từ nguồn nước đến khu vực cấp nước không quá
xa và sâu (nước ngầm)
Trang 29Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cộng đồng: Ý thức làm chủ của
cộng đồng, năng lực lãnh đạo của “người đứng đầu cộng đồng”, trình độ lao động kỹ thuật và quản lý của cộng đồng, trình độ phát triển môi trường kinh doanh nông thôn
Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của cộng đồng: Mức độ sẵn sàng
chi trả của cộng đồng, khả năng chi trả thực sự của cộng đồng
Tiêu chí đánh giá trình độ phát triển thị trường công nghệ tại địa
Tính bền vững của hệ thống cấp nước sạch nông thôn là một hàm số của một loạt các yếu tố Như vậy tính bền vững phụ thuộc không những vào các yếu tố có thể kiểm soát như chi phí xây dựng, chất lượng xây dựng, công nghệ xử lý nước, đào tạo tập huấn cho người vận hành, mà còn cả những yếu
tố không kiểm soát như tỷ lệ nghèo của địa phương, khả năng tiếp cận của BQL đối với hỗ trợ kỹ thuật và phụ tùng thay thế, … [7,21-22]
Trang 30Hình 1.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống
(Sara & Katz, 2005)
- Để đánh giá tính bền vững của hệ thống cấp nước sạch nông thôn, hiện nay Việt Nam đang áp dụng các tiêu chí đánh giá theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó chỉ số 13: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững Công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững phải đạt tiêu chí: Mô hình quản
lý phù hợp, phát huy trên 70% công suất thiết kế, thu đủ giá nước và cơ chế tài chính lành mạnh Hiện nay các tỉnh trong cả nước đang nỗ lực rà soát, đánh giá để báo cáo thực trạng công trình nước sạch dựa vào hướng dẫn theo dõi và bộ chỉ số được ban hành theo Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012
Trang 31Với các thông số tại bộ chỉ số năm 2012 lần này các thông số được đưa
ra có hiệu chỉnh theo hướng bám sát hơn với thực tế quản lý vận hành công trình cấp nước khu vực nông thôn, chỉ số thứ 8, đánh giá tính bền vững của công trình với 6 tiêu chí chính bao gồm: Bộ máy tổ chức quản lý, hiệu suất hoạt động, phí sử dụng nước, tỷ lệ thất thoát nước, nguồn nước cấp và chất lượng đầu ra và tính liên tục trong hoạt động cấp nước của công trình
1.5 Một số mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn đã được triển khai gần 15 năm, Chương trình đã được thực hiện trong phạp vi cả nước với nhiều loại hình xây dựng và nhiều quy mô khác nhau Ở miền núi, xây dựng công trình cấp nước tập trung cấp cho 01 bản, liên bản đến xã và liên xã Ở đồng bằng, xây dựng công trình cấp nước cho 01 thôn, liên thôn, xã, liên xã, cấp cho cả huyện và liên huyện Vì vậy, từ khi chưa có Chương trình đến nay đã
có rất nhiều công trình cấp nước tập trung và theo đó là rất nhiều mô hình quản lý khác nhau Theo một số tài liệu nghiên cứu, đến nay có thể tổng hợp một số mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam hiện nay theo các loại như sau:
a) Cộng đồng quản lý: Hình thức quản lý này thường ở miền núi, cộng đồng
quản lý với các công trình cấp nước công cộng, người dân phải lấy nước ở các
bể chứa nước sạch trên địa bàn thôn hoặc đầu vòi cấp nước tập trung Hình thức quản lý này thường áp dụng cho các công trình cấp nước quy mô nhỏ và
có sự tham gia của trưởng thôn, trưởng bản, già làng, các đơn vị, tổ chức của
bản
b) HTX quản lý: Hình thức HTX quản lý được áp dụng khá phổ biển trên phạm
vi cả nước, Các công trình cấp nước giao cho HTX quản lý thường có nguồn vốn của nhà nước, các nhà tài trợ nhưng đặc biệt là có nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng công trình Mô hình này được áp dụng với các công
Trang 32trình có quy mô nhỏ hơn 500 m3/ngày-đêm và cấp cho thôn, liên thôn và có thể trong phạm vi cả xã HTX chủ động việc hoạt động kinh doanh theo Luật HTX
và đảm bảo việc duy tu, bảo dưỡng công trình
c) UBND xã quản lý: Mô hình UBND xã quản lý cũng được áp dụng phổ
biến, Các công trình áp dụng mô hình này thường có cấp nước cho toàn xã và cũng được xây dựng bằng một nguồn vốn của địa phương, nhân dân đóng góp Mọi vấn đề về tài chính và duy tu bảo dưỡng công trình do UBND xã
đảm nhiệm
d) Tư nhân quản lý: Mô hình này được áp dụng ở một số tỉnh trước kia chỉ
với quy mô nhỏ, thường cấp cho thôn, bản nhưng hiện nay đã được mở rộng, một công trình cấp nước của tư nhân có thể cấp nước trong phạm vi xã hoặc nhiều hơn một xã Tại tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, mô hình này được áp dụng đem lại hiệu quả: dân có nước sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế Tại tỉnh Bình Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu tư khoan giếng, xử lý thủ công rồi cấp cho nhân dân xung quanh Mô hình này cũng đã xuất hiện ở
Phú Hài, Hàm Đức; Mộc Châu, Sơn La; [14]
e) Đơn vị sự nghiệp quản lý: Hiện nay mô hình này được áp dụng tương đối
rộng rãi và chủ yếu là do Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn các tỉnh thực hiện Mô hình này khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu quản lý 13 nhà máy cấp nước, tỉnh Bình Thuận hơn 30 xã, tỉnh Ninh
Thuận
f) Doanh nghiệp quản lý: Mô hình doanh nghiệp quản lý công trình cấp nước
sạch nông thôn được áp dụng khá phố biến trong thời gian gần đây Mô hình này ra đời nhằm mục đích xã hội hóa đầu tư và quản lý vận hành công trình nước sạch nông thôn, xác định nước sạch nông thôn là hàng hóa và vận hành theo cơ chế thị trường, tiến tới đảm bảo chất lượng nước tương đương với đô thị Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày
Trang 3302/11/2009 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 và Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn, đến nay đã có một số địa phương xuất hiện các mô hình cấp nước do Doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng sau đó cấp nước, thu tiền để sửa chữa, bảo dưỡng và chi cho quản lý, ở một số công trình đã đem lại lợi
mô hình quản lý hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn phù hợp sẽ phát huy hiệu quả của hệ thống, đảm bảo được tính bền vững của công trình, đơn
vị quản lý có điều kiện cung cấp nước sạch với chất lượng tốt và người dân sẵn sàng chi trả tiền nước sử dụng
Tổng quan về cấp nước sạch nông thôn đã trình bày trong chương 1 đã phần nào mô tả được hiện trạng đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn hiện nay và tầm quan trọng của việc nghiên cứu mô hình quản lý bền
Trang 34vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn Là cơ sở để nghiên cứu vào một hệ thống cấp nước sạch cụ thể sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO 6 XÃ KHU C HUYỆN BÌNH
Vùng 6 xã khu C gồm Hưng Công, Ngọc Lũ, Bối Cầu, An Nội, Vũ bản,
An Ninh trong tổng số 21 xã của huyện Bình Lục, vị trí địa lý liền kề nhau Phía Bắc vùng dự án giáp sông Châu Giang
Phía Đông vùng dự án giáp sông Châu Giang và tỉnh Nam Định
Phía Nam vùng dự án giáp tỉnh Nam Định
Phía Tây vùng dự án giáp sông Sắt, thị trấn Bình Mỹ, xã Đồng Du huyện Bình Lục
Vị trí trung tâm của vùng dự án cách trung tâm huyện Bình Lục khoảng
12 Km, và cách thị xã Phủ Lý khoảng 24 Km
Thủy văn trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thuỷ văn sông Hồng và sông Đáy Khu vực dự án nằm ven sông Châu là sông nội tỉnh với chiều dài khoảng 17 km, lưu lượng của sông Châu trung bình hàng năm khoảng 24m3/s
Trang 36Ghi chú: - Màu xanh là 6 xã Khu C
Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số khu vực 6 xã khu C huyện Bình Lục được thể hiện trong Bảng 2.1
Trang 37Bảng 2.1 Dân số 6 xã khu C huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
STT Tên Xã Dân số Số hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
Huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, trồng lúa, trồng cây hoa màu và chăn nuôi, trong vùng đã hình
thành một số khu chuyên canh như trong rau sạch ở xã Hưng Công cung cấp
cho toàn tỉnh và các tỉnh lân cận Năm 2012, tổng diện tích gieo cấy toàn
huyện là 21.553 ha, năng xuất lúa đạt 123,2 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực
có hạt đạt 116.356 tấn
Ngoài sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cũng khá phát triển trong
huyện, Tổng đàn lợn xuất chuồng năm 2012 đạt 311.250 con, sản lượng thủy
sản đạt 4.135 tấn, vùng 6 xã khu C huyện Bình Lục là địa điểm cung cấp lợn
thịt lớn nhất miền Bắc
Huyện Bình Lục có trục đường quốc lộ 21 chạy qua, vì vậy chính
quyền địa phương đang tập trung phát triển công nghiệp, một số cụm công
nghiệp, tiêu thủ công nghiệp được đầu tư, điển hình là cụm công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp huyện Bình Lục tại xã Trung Lương, cụm công nghiệp
Trang 38xã Hưng Công, xã An Mỹ và thị trấn Bình Mỹ, các cụm công nghiệp này bước đầu đã phát huy được hiệu quả và giải quyết được một phần công ăn việc làm cho người dân nông thôn địa phương Trong huyện có một số làng nghề truyền thống như nghề làm dũa xuất khẩu ở xã An Đổ, làng nghề sừng
mỹ nghệ ở xã An Lão, nghề làm bánh bún ở xã Đinh Xá, các làng nghề đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế hộ gia đình
Tuy nhiên cuộc sống của nhân dân trong vùng nói chung còn gặp nhiều khó khăn Thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 16,30 triệu đồng/ năm
2.1.4 Cơ sở hạ tầng
Về công trình công cộng: Cơ sở hạ tầng công cộng của khu vực đã được nhà nước và nhân dân đầu tư tương đối hoàn thiện, Trụ sở UBND xã, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, trường phổ thông trung học, cơ sở, tiểu học
và mầm non đã được kiên cố hóa và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng
Về giao thông: Quốc lộ 21 là tuyến đường nối giữa thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đi các tỉnh Nam Định và Thái Bình, tuyến đường này góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện
Đường tỉnh lộ ĐT 975, ĐT 976 chạy dọc địa bàn 6 xã khu C là tuyến đường huyết mạch trong vùng, góp phần mở rộng giao thương trong vùng Hiện nay các tuyến đường này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông đi lại của nhân dân địa phương, việc giao thông khó khăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của một số xã trong vùng Tuy nhiên, thực hiện Chương trình MTQG nông thôn mới, trên địa bàn các xã trên đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng giao thông nông thôn,
Trang 39các tuyến đường ngõ xóm đã được kiên cố hóa, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới
2.1.5 Hiện trạng sử dụng nước sạch & VSMT
2.1.5.1 Cấp nước sinh hoạt
Trước khi dự án xây dựng các nhà máy nước sạch cấp cho 6 xã khu C huyện Bình Lục, nhân dân các xã vùng dự án sinh hoạt và sản xuất chủ yếu bằng nước mưa, nước ngầm, nước mặt ao hồ, kênh thuỷ lợi và đặc biệt là nguồn nước sông Châu Đến nay dự án đã hoàn thành và nhân dân trong vùng
sử dụng nước sinh hoạt bằng nước máy kết hợp với mưa, nước giếng khoan nhưng nước máy đã là nguồn nước không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của người dân
Bảng 2.2 Tổng hợp số hộ sử dụng các nguồn nước nước khác nhau phục
vụ sinh hoạt tại 6 xã khu C huyện Bình Lục
Stt Tên xã Khoan Giếng Giếng đào nước mưa Bể, lu Nước máy
Trang 40Hình 2.2 Tổng hợp số hộ dân sử dụng các nguồn nước khác nhau trên
địa bàn 6 xã khu C huyện Bình Lục
Từ kết quả tổng hợp trên, ta thấy mặc dù đã có nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung nhưng tình hình sử dụng nước giếng khoan, giếng đào của nhân dân địa phương vẫn còn khá lớn, vấn đề này suất phát từ tập quán sinh hoạt lâu đời của người dân nông thôn và tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng của hộ gia đình Người dân trên địa bàn xã sử dụng nước sạch với chi phí trung bình từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng