nước sạch nông thôn tỉnh Hà Nam
Căn cứ kết quả nghiên cứu hiện trạng quản lý khai thác hệ thống cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam ở Chương 1. Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang tồn tại 5 mô hình quản lý.
a) Mô hình HTX quản lý
Trong 55 hệ thống cấp nước sạch tập trung nông thôn trong tỉnh Hà Nam thì chỉ có 5 hệ thống do HTX quản lý, trong đó có 01 hệ thống hoạt
động tốt, 01 hệ thống ngừng hoạt động, 03 hệ thống hoạt động trung bình.
Các hệ thống cấp nước này có quy mô nhỏ và do HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý từ giai đoạn trước năm 2005 thuộc giai đoạn 1 của Chương trình MTQG nước sạch và VSNT. Mô hình của HTX dịch vụ nông nghiệp thể
hiện ở Hình 2.9:
Hình 2.9. Sơđồ mô hình HTX nông nghiệp quản lý
Từ mô hình quản lý trên, HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý hệ thống nước sạch như
sau:
- Thuận lợi
HTX dịch vụ nông nghiệp do các xã viên bầu ra, nên Ban quản trị HTX hiểu rất rõ nguyện vọng, tập quán, văn hóa sinh hoạt của người dân trong xã.
UBND xã
HTX: Ban chủ nhiệm; Ban kiểm soát; Kế toán… Dịch vụ thủy Lợi: Thủy nông mặt ruộng; cấp bù thủy lợi phí Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi: Bảo vệ thực vật; Khuyến nông; Làm đất; Giống cây trồng; tiêu thụ nông sản; Thú y; cung ứng vật tư nông nghiệp Dịch vụ khác: Dịch vụ tín dụng nội bộ; điện; nước sạch
HTX cung cấp hầu hư toàn bộ nhu cầu sản xuất của người dân nông thôn, các nguồn đóng góp và chi trả trong mọi hoạt động diễn ra minh bạch, thỏa mãn nhu cầu của người dân.
Các ý kiến của người dân được phản ánh và giải quyết kịp thời, hạn chế được bức xúc trong nhân dân.
- Khó khăn
HTX hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thủy lợi và nông nghiệp là chính. Dịch vụ điện cũng hạn chế do chính sách của ngành điện là tự quản lý nhằm giảm chi phí và chống thất thoát.
Lĩnh vực quản lý hệ thống nước sạch đòi hỏi cán bộ phải có trình độ
chuyên môn nhất định nhưng hầu hết các HTX không có cán bộ chuyên môn nên chất lượng nước không đảm bảo, thu không đủ bù chi nên không có kinh phí đểđầu tư duy tu bão dưỡng dẫn đến chất lượng công trình xuống cấp.
Do trình độ chuyên môn yếu nên cán bộ quản lý không tiếp cận được với các công nghệ, hóa chất sử lý nước mới để áp dụng vào sản xuất nước sạch trong hệ thống do HTX quản lý.
b) Mô hình tổ quản lý
Tỉnh Hà Nam có 24 hệ thống cung cấp nước sạch do tổ quản lý, các hệ
thống này đều có công suất, mỗi hệ thống thường cấp cho 01 thôn, xóm. Các hệ thống này chủ yếu được xây dựng từ giai đoạn 1997 đến 2002, khai thác chủ yếu từ nguồn nước ngầm, công nghệ lạc hậu và trong số 24 hệ thống có 12 hệ thống đã không còn sử dụng. Nguồn vốn xây dựng công trình là từ
nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, các tổ chức phí chính phủ và nhân dân
Hình 2.10: Tỷ lệ, hiện trạng mô hình tổ quản lý
Sơ đồ mô hình quản lý: UBND xã hoặc tổ chức quốc tế tổ chức xây dựng công trình, sau đó giao cho thôn quản lý, thôn bầu từ 2 đến 3 người thành lập tổ quản lý khai thác công trình.
Hình 2.11. Sơđồ mô hình tổ quản lý
- Thuận lợi
Mô hình tổ quản lý phù hợp với những hệ thống cấp nước sạch với quy mô nhỏ cấp cho thôn xóm, đây là mô hình tự quản, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và mọi hoạt động thu chi được minh bạch trong thôn xóm.
Nhân dân trong thôn, xóm tự bảo quản hệ thống và thống nhất giá bán nước phù hợp với tình hình kinh tế của thôn, xóm.
- Khó khăn
Việc duy tu bảo dưỡng các công trình trên không được thực hiện thường xuyên, giá nước thấp nên thu chỉ đủ bù chi cho nhân công quản lý, tiền điện.
Trình độ chuyên môn thấp nên chất lượng nước kém và hầu như không
đạt quy chuẩn cho phép của Bộ y tế.
c) Mô hình UBND xã quản lý
Tỉnh Hà Nam có 14 hệ thống cấp nước sạch tập trung nông thôn áp dụng mô hình UBND xã quản lý. Các hệ thống này cũng được xây dựng trong giai đoạn 1 của Chương trình MTQG nước sạch và VSMT. Hiện nay có 4 hệ
thống hoạt động tốt, 05 hệ thống hoạt động trung bình và 05 hệ thống không hoạt động.
Nguồn vốn xây dựng hệ thống gồm: Vốn Chương trình, vốn ngân sách xã và vốn nhân dân đóng góp.
Hình 2.12. Tỷ lệ, hiện trạng mô hình UBND xã quản lý
Cơ cấu hoạt động: Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, ban ngân sách chịu trách nhiệm về mặt tài chính, ban xây dựng và môi trường chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống, tổ quản lý hệ thống cấp cho 01 xã khoảng từ 3 đến 4 người, nhiệm vụ của tổ quản lý là vận hành cấp nước, sửa chữa và ghi số thu tiền sử dụng nước.
Hình 2.13. Sơđồ mô hình UBND xã quản lý
- Thuận lợi
Hoạt động cấp nước trên địa bàn xã nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của xã, vì vậy những vấn đề phát sinh được Đảng ủy và UBND xã quan tâm thường xuyên và được nhắc tới trong các buổi giao ban hàng tháng, buổi sinh hoạt của chi bộ và Đảng bộ. Lĩnh vực cấp nước sạch được chi đạo xuống tận thôn xóm và từng hộ dân.
- Khó khăn
Các hệ thống cấp nước sạch do UBND xã quản lý là các công trình có quy mô cấp cho toàn xã với khoảng hơn 1000 hộ dân, sơ đồ công nghệ sử lý tương đối hoàn chỉnh, nhưng hầu hết cán bộ vận hành cấp xã không đủ kiến thức chuyên môn về sản xuất nước sạch.
UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước, là cơ quan thực thi pháp luật tại cấp xã, vì vậy hoạt động kinh doanh không phải là mục tiêu chính nên hiệu quả kinh tế trong việc quản lý nước sạch không cao, các UBND xã
UBND xã Ban ngân sách xã Ban xây dựng, môi trường Tổ quản lý hệ thống cấp nước
thường xuyên phải bù lỗ dẫn đến một số hệ thống hiện nay không còn hoạt
động.
d) Mô hình Doanh nghiệp nhà nước nắm dữ vốn chủ yếu quản lý
Tỉnh Hà Nam có 4 hệ thống cấp nước sạch do Công ty cổ phần nước sạch và VSNT tỉnh Hà Nam quản lý. Đây là các hệ thống có quy mô lớn và
được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là chủ yếu. 4 hệ thống này cấp nước cho nhân dân và các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn 11 xã.
Hình 2.14. Sơđồ mô hình doanh nghiệp nhà nước quản lý
- Thuận lợi
Mô hình doanh nghiệp nhà nước quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Hà Nam tương đối giống các mô hình cấp nước sạch đô thị. Hệ
thống quản lý rõ ràng, cán bộ quản lý có trình độ chuyện môn, chất lượng nước được đảm bảo.
Doanh nghiệp nhà nước quản lý với mục tiêu thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn là chính. Giá nước được UBND tỉnh
Công ty Đội quản lý hệ thống Tổ vận hành Tổ ghi số ,thu tiền Tổ quản lý mạng, sửa chữa
phê duyệt phù hợp với khả năng chi trả của người dân nông thôn và đảm bảo
được hoạt động của Công ty. - Khó khăn
Doanh nghiệp hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền địa phương nên đôi khi sự phản ánh của người dân không được giải quyết kịp thời.
Mô hình quản lý cồng kềnh, vì vậy để duy trì được hoạt động thì cần phải mở rộng quy mô phục vụ, quản lý được nhiều xã thì phần chi phí cho bộ
phận bản quản lý giảm.
e) Mô hình doanh nghiệp tư nhân quản lý
Tỉnh Hà Nam có 8 doanh nghiệp tư nhân đang tham gia quản lý hệ
thống cấp nước sạch nông thôn. Các doanh nghiệp tham gia xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước sạch theo cơ chế hỗ trợ của tỉnh, nhà nước hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư, doanh nghiệp đầu tư 40% tổng mức đầu tư và được quản lý vận hành trong 30 năm. Các doanh nghiệp tham gia quản lý chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng nên các doanh nghiệp này tự thi công xây lắp.
Để việc sản xuất kinh doanh nước sạch được thuận lợi, nhanh thu hồi vốn và có lãi, các doanh nghiệp chỉ tham gia đầu tư vào những địa phương có
điều kiện kinh tế cao, trên địa bàn có các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các thị trấn, thị tứ. Giá nước cao hơn so với các mô hình khác nên chưa thúc đẩy được người dân dùng nước từ hệ thống cấp nước tập trung. Vì vậy sự tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp nước nông thôn vẫn còn hạn chế.
Hình 2.15. Sơđồ mô hình doanh nghiệp tư nhân quản lý
- Thuận lợi
Doanh nghiệp tư nhân quản lý, có điều kiện tuyển chọn công nhân vận hành có trình độ chuyên môn, cơ chế tài chính thông thoáng và có cơ sở hỗ
trợ tài chính cho lĩnh vực cấp nước trong thời giai đầu hoạt động.
Doanh nghiệp được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hoá, thể
thao, môi trường. - Khó khăn
Cũng như Doanh nghiệp nhà nước quản lý, phản ánh của người dân về
dịch vụ cấp nước đôi khi chưa được doanh nghiệp giải quyết kịp thời.
Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ tài sản, hệ thống đường
ống chưa cao, đã số là phó thác cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Đội quản lý hệ thống cấp nước Tổ vận hành Tổ ghi số ,thu tiền lý mTổ quạng, ản sửa chữa Ngành nghề kinh doanh khác
Hình 2.16. Tỷ lệ Mô hình doanh nghiệp quản lý so với các mô hình khác trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Nam