Định hướng của nhà nước về phát triển và hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý vận hành bền vững cho hệ thống cấp nước sinh hoạt 6 xã khu c huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 66 - 69)

nước sch nông thôn

Trong giai đoạn thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch nông thôn, từ bước hiện thực hóa chiến lược quốc gia cấp nước sạch và VSNT đến năm 2020.

- Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử

dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60lít/người-ngày nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa vào nhu cầu.

- Quan điểm của Chương trình trong giai đoạn 2012-2015 là đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ VSMT nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát huy nội lực của toàn xã hội để thực hiện chương trình, căn cứ đặc điểm của từng vùng, từng

địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, cấp

độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính, công tác quản lý, khai thác, sử

dụng công trình sau đầu tư. Ưn tiên hỗ trợ các vùng nghèo, người nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm, miền núi, ven biển và hải đảo. Với nguyên tắc các công trình cấp nước sạch nông thôn khi được

sửa chữa nâng cấp hoặc xây mới bảo đảm hoạt động bền vững và phát huy hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cấp nước [5,02] .

+ Mục tiêu đến năm 2015, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt QCVN 02-BYT với số

lượng ít nhất 60 lít/người/ngày; 100% các trường mần non, phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch [5,03].

+ Giải pháp quản lý sau đầu tư các công trình cấp nước tập trung trong thời gian tới được định hướng rất cụ thể:

Chú trọng về hiệu quả sau đầu tư, đặc biệt quan tâm đến mô hình và cơ

chế quản lý các công trình cấp nước tập trung, công trình cấp nước công cộng; điều chỉnh mạnh mẽ phương thức hoạt động từ phục vụ sang dịch vụ, lấy nhu cầu của khách hàng đểđơn vị quản lý vận hành đầu tư thay đổi phong cách cung ứng dịch vụ. Các công trình sau khi xây dựng xong phải xây dựng quy trình vận hành, trong đó có quy định rõ thời gian, trình tự và các nội dung bào trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các công trình, thiết bị.

Các bộ quản lý phải được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực quản lý vận hành theo quy định.

+ Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận, trình UBND tỉnh quyết định ban hành theo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp giá tiêu thụ thấp hơn giá thành, cấp quyết định giá tiêu thụ có trách nhiệm cấp bù chênh lệch cho đơn vị cấp nước từ nguồn ngân sách địa phương [5,8-9].

Nhằm đẩy mạnh chương trình phát triển lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, Chính phủ đã định hướng và ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn. Đây là

VSMT nông thôn.

- Quan điểm của tỉnh Hà Nam về việc cấp nước sạch và hoàn thiện hệ

thống cấp nước sạch nông thôn cũng rất rõ ràng.

Từ khi Chính phủ ban hành chiến lược và các văn bản hướng dẫn thực hiện chiến lược, tỉnh Hà Nam cũng đã ban hành 3 Quyết định nhằm hiện thực hóa cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là Quy định về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó:

Nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành khai thác và cung cấp nước sạch nông thôn chịu sự kiểm soát của Nhà nước; quản lý hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo dự án và các quy định hiện hành của pháp luật.

Chủ đầu tư là đơn vị cấp nước có đăng ký kinh doanh sản xuất và cung cấp nước sạch góp vốn đầu tư xây dựng cùng với vốn hỗ trợ của nhà nước, sau đó quản lý vận hành, khai thác và cung cấp nước sạch tập trung nông thôn

Áp dụng hình thức tự thực hiện đối với gói thầu xây lắp và cung cấp thiết bị của các dự án đầu tư mà chủ đầu tư là doanh nghiệp góp vốn đầu tư

xây dựng, quản lý, vận hành khai thác cung cấp nước sạch (được phê duyệt trong quyết định đầu tư, kế hoạch đấu thầu dự án trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 44 của Nghịđịnh số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng).

Đó là những điểm cụ thể nhằm triển khai xã hội hóa cung cấp nước sạch nông thôn, giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng trước khi tham gia vào hoạt động đầu tư và quản lý hệ thống cấp nước sạch cho nông thôn.

3.1.2 Định hướng phát trin ca đơn v qun lý h thng cp nước sch 6 xã khu C huyn Bình Lc

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý vận hành bền vững cho hệ thống cấp nước sinh hoạt 6 xã khu c huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 66 - 69)