1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa

67 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VIÊN ĐẠI PHÚC TÌM HIỂU TÁC NHÂN GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer) NUÔI LỒNG BIỂN TẠI NHA TRANG - KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ts. LÊ THỊ THÚY ÁI Ths. NGUYỄN THỊ THANH THÙY Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Sinh học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Vi sinh vật đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp của mình. Quý Thầy Cô trong Khoa Sinh học đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Cô Lê Thị Thúy Ái và Chị Nguyễn Thị Thanh Thùy là những giáo viên hướng dẫn đã luôn ân cần chỉ dạy và tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung đã tạo điều kiện và thời gian để tôi có thể tham gia và hoàn thành khóa học. Các anh chị và các bạn đồng nghiệp ở Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung, Dự án NUFU, Tổ phân tích và kiểm nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn dõi theo, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó! Viên Đại Phúc 1 MỞ ĐẦU Cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) hay còn gọi là cá vược, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Với đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng nhanh, sau một năm thả nuôi từ cá giống cỡ 4 - 5cm, cá có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 3kg. Hơn nữa, thịt cá chẽm thơm ngon, giá thành khá cao nên loài này đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Indonesia, Australia…. Ở nước ta, sau khi trường Đại học Nha Trang sản xuất nhân tạo thành công giống cá chẽm (năm 2006) và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các tỉnh thì nghề nuôi cá chẽm đã phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh ven biển, đến nay cá chẽm trở thành đối tượng nuôi xóa đói giảm nghèo, thay thế các đối tượng nuôi khác đang bị suy thoái. Trong thời gian gần đây, cá chẽm nuôi thương phẩm ở vùng biển Vũng Ngán - Nha Trang bị bệnh lở loét trên thân và chết (tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30 - 40% cá thể trong đàn), bệnh xảy ra ở tất cả các cỡ cá nuôi, từ cá mới thả nuôi cho đến cá đã nuôi lớn (2 - 3kg). Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định và cách phòng trị bệnh vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Xuất phát từ tình hình đó, việc tìm ra tác nhân gây bệnh để đưa ra cơ sở cho việc phòng và trị bệnh lở loét trên cá chẽm là vấn đề khá cần thiết và cấp bách hiện nay. Đề tài “Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa” được thực hiện với mục tiêu “xác định được tác nhân gây bệnh lở loét và đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh cá hiệu quả”. Các nội dung nghiên cứu gồm: - Phân tích tác nhân vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm trên cá chẽm (Lates calcarifer) biểu hiện lở loét. 2 - Phân tích sự biến đổi mô học tại vết loét, gan và thận của cá bệnh. - Thử nghiệm cảm nhiễm tác nhân gây bệnh có tần số bắt gặp cao để làm cơ sở xác định đúng tác nhân gây bệnh lở loét. - Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh lở loét ở cá chẽm. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ bổ sung vào nguồn tư liệu nghiên cứu dịch bệnh trên cá chẽm nuôi ở nước ta. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở để phòng và trị bệnh trên cá chẽm, góp phần phát triển nghề nuôi cá chẽm ở nước ta. i MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Trang Mục lục i Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các biểu đồ và hình ảnh vi Mở đầu 1 Chương 1 - Tổng quan tài liệu 3 1.1. Tổng quan về cá chẽm 3 1.1.1. Tên gọi và hệ thống phân loại 3 1.1.2. Hình thái, đặc điểm nhận dạng và cỡ 3 1.1.3. Vùng phân bố 4 1.1.4. Đặc điểm môi trường sống 4 1.1.5. Vòng đời sinh sản 4 1.1.6. Tính ăn 4 1.2. Tổng quan về tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam và trên thế giới 5 1.2.1. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới 5 1.2.2. Tình hình nuôi cá biển ở Việt Nam 7 1.3. Các nghiên cứu về bệnh cá chẽm trên thế giới 7 1.3.1. Bệnh do vi khuẩn 8 1.3.2. Bệnh do ký sinh trùng 10 1.3.3. Bệnh do nấm 13 1.3.4. Bệnh do virus 13 1.4. Các nghiên cứu về bệnh cá biển ở Việt Nam 14 Chương 2 - Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 17 2.1. Phương pháp thu mẫu cá 17 2.2. Phương pháp xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm 17 ii 2.3. Phương pháp phân tích các yếu tố hóa lý trong môi trường nước 17 2.4. Phương pháp định lượng vi khuẩn trong nước 18 2.5. Phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn 19 2.6. Phương pháp nghiên cứu bệnh do ký sinh trùng 22 2.7. Phương pháp nghiên cứu bệnh do nấm 23 2.8. Phương pháp nghiên cứu mô học 23 2.9. Phương pháp cảm nhiễm vi khuẩn lên cá khỏe 24 2.10. Phương pháp thử độ nhạy kháng sinh (kháng sinh đồ) 26 2.11. Phương pháp xử lý số liệu 27 Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận 28 3.1. Kết quả kiểm tra các yếu tố môi trường nước tại thời điểm thu mẫu cá bệnh 28 3.1.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý nước nuôi 28 3.1.2. Kết quả định lượng vi khuẩn vibrio tổng số và vi khuẩn hiếu khí tổng số trong nước tại vùng nuôi 31 3.2. Kết quả phân tích tác nhân gây bệnh 33 3.2.1. Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn trên cá chẽm bị bệnh lở loét 33 3.2.2. Kết quả phân lập nấm trên cá chẽm bị bệnh lở loét 39 3.2.3. Kết quả kiểm tra cứu ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá chẽm bị bệnh lở loét 40 3.3. Kết quả kiểm tra mô cá bị bệnh bằng phương pháp mô học 43 3.4. Kết quả cảm nhiễm chủng Vibrio alginolyticus (CH3G-TCBSVN) phân lập từ cá chẽm bị bệnh lên cá chẽm khỏe 45 3.4.1. Kết quả cảm nhiễm lần 1 45 3.4.2. Kết quả cảm nhiễm lần 2 (lặp lại) 47 3.5. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ chủng Vibrio alginolyticus (CH3G- TCBSVN) phân lập từ cá chẽm bị bệnh lở loét 50 3.6. Đề xuất phương pháp phòng trị bệnh cho cá chẽm bị bệnh lở loét 51 iii 3.6.1. Xử lý bằng Tetracycline 52 3.6.2. Xử lý bằng Nalidixic acid 53 Chương 4 - Kết luận và kiến nghị 54 4.1. Kết luận 54 4.2. Kiến nghị 54 Tài liệu tham khảo 56 Phụ lục 65 3 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cá chẽm [1],[22] 1.1.1. Tên gọi và hệ thống phân loại [1] Tên khoa học: Lates calcarifer (Bloch, 1790) Tên tiếng Anh: Sea bass, barramundi. Tên tiếng Việt: Cá chẽm, cá vược. Hệ thống phân loại [22] : Giới: Động vật (Animalia) Ngành: Có dây sống (Chordata) Ngành phụ: Có xương sống (Vertebrata) Lớp: Cá (Pisces) Lớp phụ: Cá xương (Teleostomi) Bộ: Cá vược (Perciformes) Họ: Cá vây tia (Centropomidae) Chi: Cá chẽm (Lates) Loài: Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 1.1.2. Hình thái, đặc điểm nhận dạng và cỡ Cá chẽm có thân dài, cuống đuôi khuyết sâu, đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm trên kéo dài tới tận mắt, răng dạng lông nhung, không có răng nanh. Vây lưng có 7 - 9 gai và 10-11 tia mềm. Vây hậu môn tròn, có 3 gai, 7 - 8 tia mềm, vây đuôi tròn, vảy dạng lược rộng (xù xì hay nhẵn) [22] . Chiều dài tối đa 200cm, nặng tối đa 60kg [1] . 4 Màu sắc: Giai đoạn cá giống có màu nâu ô-liu ở phía trên và màu bạc hoặc nâu vàng ở phần bên và phần bụng, giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu trắng bạc ở phần bụng [22] . 1.1.3. Vùng phân bố Cá chẽm phân bố rộng ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 50 0 Đông - 160 0 Tây; vĩ tuyến 26 0 Bắc - 25 0 Nam. Cá còn tìm thấy ở khắp phần Bắc châu Á, phía Nam kéo dài đến Queensland (Australia), phía Tây đến Đông châu Phi. Ở nước ta, cá chẽm phân bố ở dọc bờ biển từ bắc đến nam [1],[22] . 1.1.4. Đặc điểm môi trường sống Cá chẽm sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện môi trường nhiệt độ: 15 - 28 0 C, độ mặn: 2 - 35 00 0 , độ sâu: 5 - 20m. Chúng thường sống tập trung ở vùng nước ven bờ, cửa sông, rừng ngập mặn và phân bố cho tới độ sâu 40m [1] . 1.1.5. Vòng đời và sinh sản Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 - 3 năm) trong các thủy vực nước ngọt như sông, hồ. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3 - 5kg sau 2 - 3 năm. Cá trưởng thành (3 - 4 tuổi) di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển, nơi có độ muối từ 30 - 32 00 0 để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ đồng thời với thủy triều lên và theo chu kỳ trăng [22] . Cá đẻ quanh năm, mùa đẻ rộ từ tháng 3 - 5 và 7 - 8. Thời gian ấp nở 18 giờ trong điều kiện nhiệt độ từ 28 - 30 0 C và 12 - 17 giờ trong điều kiện nhiệt độ 29 - 32 0 C, độ mặn từ 30 – 32 00 0 . Loài cá này chưa phân ra giới tính khi còn nhỏ [1] . 1.1.6. Tính ăn: Cá chẽm trưởng thành là loài cá dữ, phàm ăn, thức ăn ưa thích của chúng là các loài cá tạp, tôm, chúng không ăn thực vật và các loài giáp xác khác như cua, cáy Cá sinh trưởng nhanh, sau 1 năm, từ cỡ cá giống 4 - 5cm có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 3kg [1],[22] . 5 1.2. Tổng quan về tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam và trên thế giới 1.2.1. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới Do giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng và là loài phân bố rộng, dễ nuôi đã làm cho cá chẽm trở thành một trong những đối tượng được lựa chọn để phát triển nuôi chính cho ngành nuôi trồng thủy sản. Kỹ thuật nuôi cá chẽm được phát triển lần đầu tiên ở phòng thí nghiệm Songkhla Marine (Thái Lan) từ những năm đầu của thập niên 1970 và sau đó phát triển rộng ra các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và Australia, và gần đây ở một số quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Anh và Israel [38] . Từ năm 1997 đến năm 2006, sản lượng cá chẽm hàng năm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn ở trong khoảng từ 20.000 - 27.000 tấn, phần lớn cá chẽm được nuôi hồ hoặc lồng ở vùng nước lợ cửa sông hoặc bờ biển [39] . Năm 2004, sản lượng cá chẽm khoảng 25.399 tấn, năm 2005 khoảng 26.584 tấn [50] và năm 2006 tăng lên 27.522 tấn [51] . Bi ểu đồ 1.1. Sản lượng cá chẽm (Lates calcarifer) theo quốc gia (cột) và giá trị (đường) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1997 đến 2006. (Nguồn Mike Rimmer (2008)) [50] . [...]... thành[69] 1.4 Các nghiên cứu về bệnh cá biển ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể về bệnh lở loét trên cá chẽm Tuy nhiên, trên cá biển nói chung thì cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu như: Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2008), cá biển nuôi tại Khánh Hòa có 10 bệnh thường gặp trên cá biển nuôi là[5]: + Bệnh vibriosis: Gây bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú, cá hồng, cá chẽm thời... hiện được 2 virus gây bệnh chính là: Bệnh virus gây hoại tử thần kinh VNN (Viral Nervous Necrosis): Tác nhân gây bệnh là nhóm Nodavirus cá Bệnh VNN trên cá chẽm lần đầu tiên được báo cáo từ những năm 1980 ở Australia khi gây bệnh trên cá chẽm ấu niên Ngày nay, VNN là nguyên nhân gây chết ở cá hương và cá ấu niên ở các trại giống cá chẽm[ 38] Đặc điểm của bệnh là virus làm thoái hóa các nơron thần kinh... cho thấy, cá chẽm nuôi ở 13 vùng Đông Bengal, Ấn Độ phát hiện thấy có nhiễm loài ký sinh trùng Myxobolus calcariferum sp n ở mang cá, gây bệnh và làm chết cá[ 63] 1.3.3 Bệnh do nấm Bệnh chấm đỏ: Bệnh chấm đỏ hay hội chứng lở loét (EUS) đã được báo cáo trên rất nhiều loài cá, trong đó có cá chẽm Tuy nhiên bệnh chỉ xảy ra ở cá nuôi nước ngọt, chưa thấy có báo cáo trên cá nuôi biển Nguyên nhân gây bệnh là... VNN Các loài cá hay nhiễm bệnh là cá mú, cá chẽm, cá giò + Bệnh đỉa cá: Làm cá gầy yếu, suy kiệt sức khỏe, chết rải rác do mất máu hoặc do nhiễm khuẩn cơ hội Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng thuộc họ đỉa Hirunidae Các loài cá thường bị bệnh là cá mú, cá chẽm và cá hồng + Bệnh đốm trắng ở thận: Thường gặp ở cá giò nuôi lồng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa Với các biểu hiện bệnh như cá kém ăn, chậm lớn Ở thận,... alginolyticus gây nên, làm cá bị lở loét không đều, mất vảy Bệnh thường xảy ra khi môi trường xấu, da bị tổn thương[36] 9 Bệnh streptococcusis: Streptococcusis là bệnh rất nghiêm trọng, tác nhân chính là Streptococcus iniae Bệnh có thể xảy ra ở cả cá chẽm nuôi nước ngọt lẫn nước mặn và kết quả là làm cho cá chết với tỷ lệ cao Bệnh này được ghi nhận là tác nhân gây bệnh trên cá chẽm nuôi lồng biển ở Northern... hiện bệnh chính là mùa khô + Bệnh mòn vây và đuôi: Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn Gram (-), có đặc điểm gần giống với Flexibacter maritimus, bệnh xuất hiện quanh năm và 15 gây chết rải rác tới hàng loạt cá nuôi lồng, đặc biệt là giai đoạn cá con Các loài cá hay gặp là cá mú, cá hồng, cá chẽm + Bệnh sán lá da (bệnh mè cá) : Nguyên nhân gây bệnh thường là sán lá đơn chủ (monogenea) dạng hạt mè trên. .. có các vết lở loét, nắp mang đóng mở nhanh, dịch tiết từ 12 mang nhiều, mang có màu xanh đen Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ thấp và nhiệt độ giảm đột ngột[36] Bệnh mụn đỏ: Gây ra bởi Epistylis sp Bệnh này xảy ra ở cá chẽm nước ngọt, gây nên lở loét trên da và làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá gây bệnh[ 36] Bệnh sán lá mang: Tác nhân chính gây bệnh là Diplectanum sp., Dactylogyrus sp Cá bị bệnh. .. thường, cột sống bị ưỡn cong và bụng cá hóp lại như bị đói lâu ngày và không lâu sau thì cá sẽ chết Bệnh này hay gặp trên cá mú Nguyễn Thị Thanh Thùy và ctv (2008), khi nghiên cứu về bệnh lở loét trên cá mú cho thấy hai loài vi khuẩn là Vibrio alginolyticus và Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây nên bệnh lở loét ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa Trên các mẫu bệnh còn phân lập được 7 loài ký sinh... gây bệnh lở loét cho cá có thể đến từ một tác nhân hữu sinh khác Kết quả cụ thể các chỉ tiêu hóa lý nước nuôi thu tại thời điểm cá chẽm bị bệnh lở loét được thể hiện qua bảng 3.1 sau 30 Bảng 3.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý trong khu vực nước nuôi cá chẽm bị bệnh lở loét qua các đợt thu mẫu Mức tiêu Chỉ tiêu\đợt Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 chuẩn cho phép pH 7,9 8,0 7,8 7,8 8,0 6,5 – 8,5... hiện các đốm trắng dạng hạt Trên cá bị bệnh này, người ta đã phân lập được vi khuẩn Photobacterium damselae + Bệnh lymphocystic (bệnh u sần): Cá bị bệnh này thường xuất hiện các u nhỏ có màu trắng hay hồng trên vây, lưng, đầu Bệnh này chỉ gây chết rải rác nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng và giá trị thương phẩm của cá nuôi Các loài cá thường gặp là cá giò và cá chẽm + Hội chứng dị dạng ở cá biển: Cá có

Ngày đăng: 01/10/2014, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh (Trang 26)
Hình 2.2.  Sơ đồ thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh lên cá khỏe - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 2.2. Sơ đồ thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh lên cá khỏe (Trang 31)
Bảng 3.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý trong khu vực nước nuôi cá  chẽm bị bệnh lở loét qua các đợt thu mẫu - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Bảng 3.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý trong khu vực nước nuôi cá chẽm bị bệnh lở loét qua các đợt thu mẫu (Trang 35)
Hình 3.1. Hình thái vi khuẩn V. alginolyticus trên môi trường TCBS và đặc điểm sinh  hóa trên test kit API - 20E - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.1. Hình thái vi khuẩn V. alginolyticus trên môi trường TCBS và đặc điểm sinh hóa trên test kit API - 20E (Trang 38)
Bảng 3.2. Các đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập được - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Bảng 3.2. Các đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập được (Trang 40)
Hình 3.2. Nấm Aspergillus sp. phân lập được từ cá chẽm bị bệnh lở loét. A: - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.2. Nấm Aspergillus sp. phân lập được từ cá chẽm bị bệnh lở loét. A: (Trang 45)
Hình 3.3:  Pseudorhahdosynochus sp. ký sinh trên mang cá chẽm bị bệnh lở loét. - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.3 Pseudorhahdosynochus sp. ký sinh trên mang cá chẽm bị bệnh lở loét (Trang 46)
Hình 3.4.  Zeylanicobdella sp. ký sinh trên cá chẽm bị bệnh lở loét. - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.4. Zeylanicobdella sp. ký sinh trên cá chẽm bị bệnh lở loét (Trang 47)
Hình 3.5. Mô cơ cá khỏe và cá bị bệnh lở loét.  A: mô cơ cá bệnh; B: mô cơ cá  khỏe (ở độ phóng đại 10×40 lần) - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.5. Mô cơ cá khỏe và cá bị bệnh lở loét. A: mô cơ cá bệnh; B: mô cơ cá khỏe (ở độ phóng đại 10×40 lần) (Trang 48)
Hình 3.6. Mô gan và mô thận của cá khỏe và cá bị bệnh lở loét.  GA: mô gan cá  bệnh; GB: mô gan cá khỏe; GC: mô gan cá khỏe theo  Sonia Mumford và ctv, 2007 - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.6. Mô gan và mô thận của cá khỏe và cá bị bệnh lở loét. GA: mô gan cá bệnh; GB: mô gan cá khỏe; GC: mô gan cá khỏe theo Sonia Mumford và ctv, 2007 (Trang 49)
Hình 3.8. Cá chẽm bị bệnh lở loét trong điều kiện thí nghiệm. - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.8. Cá chẽm bị bệnh lở loét trong điều kiện thí nghiệm (Trang 54)
Hình 3.7. Cá chẽm bị bệnh lở loét trong tự nhiên. - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Hình 3.7. Cá chẽm bị bệnh lở loét trong tự nhiên (Trang 54)
Hình  3.9.  Kết  quả  thử  nghiệm  kháng  sinh  đồ  chủng  V.  alginilyticus  (CH3G- - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
nh 3.9. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ chủng V. alginilyticus (CH3G- (Trang 55)
Bảng 3.3. Tính nhạy cảm của V. alginolyticus (CH3G-TCBSVN) phân lập  được từ cá chẽm bị bệnh lở loét đối với các loại kháng sinh - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
Bảng 3.3. Tính nhạy cảm của V. alginolyticus (CH3G-TCBSVN) phân lập được từ cá chẽm bị bệnh lở loét đối với các loại kháng sinh (Trang 56)
2. Bảng chiều dài, trọng lượng và các dấu hiệu bệnh của các mẫu cá thu được  (tiếp theo) - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
2. Bảng chiều dài, trọng lượng và các dấu hiệu bệnh của các mẫu cá thu được (tiếp theo) (Trang 62)
3. Bảng kết quả phân tích định lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số và vi khuẩn  Vibrio tổng số trong nước nuôi cá chẽm tại thời điểm cá bị bệnh - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
3. Bảng kết quả phân tích định lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số và vi khuẩn Vibrio tổng số trong nước nuôi cá chẽm tại thời điểm cá bị bệnh (Trang 63)
7. Bảng cường độ cảm nhiễm hai loài ký sinh trùng trên cá chẽm bị bệnh lở  loét. - Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
7. Bảng cường độ cảm nhiễm hai loài ký sinh trùng trên cá chẽm bị bệnh lở loét (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w