Xử lý bằng Nalidixic acid

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 58 - 59)

Nalidixic acid là kháng sinh được sử dụng rộng rãi, có hoạt tính chống lại rất nhiều loài vi khuẩn. Kháng sinh này hoạt động tốt nhất ở pH = 6,9 hoặc thấp hơn và bị ức chế bởi nước cứng. Mặc dù kháng sinh này cho tác dụng tốt cả bằng phương pháp tắm và trộn với thức ăn nhưng một số cá có thể chìm xuống đáy và xuất hiện hôn mê khi tắm. Nalidixic acid có tác dụng làm ức chế enzyme DNA gyrase của vi khuẩn từ đó sẽ làm ức chế tác động ngăn chặn sự xoắn vặn của nhiễm sắc thể vi khuẩn[35],[61].

Cách sử dụng nalidixic acid: Theo Edward J. Noga và ctv (2010), nalidixic acid có thể sử dụng bằng phương pháp tắm và trộn vào thức ăn. Phương pháp tắm, cho 13 mg nalidixic acid/l nước, tắm trong 1 - 4 giờ, lặp lại nếu cần; Phương pháp trộn với thức ăn, trộn vào thức ăn liều 20mg nalidixic acid/1kg trọng lượng cơ thể

cá/ngày để trị các bệnh nhiễm khuẩn thuộc giống Vibrio. Hoặc theo hướng dẫn của

Roy P.E. Yanong (2006), có thể sử dụng nalidixic bằng phương pháp tắm và phương pháp cho ăn với liều như sau[61]. Phương pháp tắm, tương tự với phương pháp trích dẫn của Theo Edward J. Noga và ctv (2010); Phương pháp trộn với thức ăn, trộn 1 mg kháng sinh/1,5 g thức ăn /ngày, cho ăn liên tục trong 10 ngày[35].

Hiện nay, để phòng bệnh nhiễm khuẩn trên cá chẽm và cá nói chung, hướng tiếp cận nghiên cứu tạo vaccine phòng bệnh đã cho thấy hiệu quả khả quan. Cụ thể,

theo báo cáo của Nurul H. Idris và ctv (2009), sử dụng vaccine V. alginolyticus

nhược độc và gây nhiễm theo đường ăn cho cá chẽm, sau 30 ngày thí nghiệm và so sánh với cá đối chứng cho thấy cá được ăn vaccin lớn nhanh hơn, kháng thể đặc hiệu kháng nguyên được tìm thấy, tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với lô đối chứng ở thí nghiệm cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh[55]. Như vậy, trong tương lai, nghiên cứu và phát triển vaccine để phòng bệnh cho cá sẽ là định hướng cần tập trung triển khai.

Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)