1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế

43 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Ngành Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành 1 trong những nghành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể từ nước ngoài mà còn góp phần to lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, đảm bào an ninh lương thực, làm thay đổi đời sống dân cư của các vùng miền ven biển.Thừa Thiên Huế có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 22 ngàn ha và đường bờ biển dài hơn 70km rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm, cá.Cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1970) đang được coi là 1 đối tượng nuôi vô cùng hiệu quả để thay thế các vùng nuôi tôm đang bị chết, kém hiệu quả. Tuy nhiên vài năm trở lại đây do diện tích nuôi trông ngày càng gia tăng thì tình hình dich bệnh cũng bùng phát nhanh chóng gây ra chết hàng loạt vào các năm 2012, 2013.Bên cạnh nhưng bệnh thường gặp do nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn gây ra thì thời gian gần đây người dân phải đối mặt với 1 bệnh khá nguy hiểm gây ra thiệt hại lớn về kinh tế đó là hội chứng lở loét. Căn bệnh này ngày càng phổ biến trong khi đó người dân vẫn chưa có các thông tin cần thiết để phòng và trị bệnh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy Sản

KHÓA LUẬNTỐT NGHIỆP

Trang 3

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức

ăn đến sinh trưởng và phát triển của tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei)” nuôitại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệttình, sự đóng góp ý kiến quý báu của nhiều cá nhân và tập thể

Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo khoa Thủysản cùng toàn thểthầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị cho tôinhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến thầy giáo hướng dẫnTiến sĩTôn Thất Chất đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình tôihoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban Giám đốc công ty C.P Việt Namchi nhánh Huế 2, Giám đốc Farm Điền Môn, đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến anhTrần Văn Đẹp - kỹ sư trưởng, anh Nguyễn Anh Lâmkỹ sư khu C cùng các anh

em công nhân trong công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luậntốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên quan tâm, giúp đỡtôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 05 năm 2014

Sinh viênHoàng Văn Ngọc

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Dấu hiệu bệnh lí của hội chứng ở loét trên cá Chẽm 28

Bảng 4.2 Kết quả quan sát khuẩn lạc 30

Bảng 4.3 Danh sách tiêu bản 30

Bảng 4.4 Kết quả test sinh hóa trên các chủng vi khuẩn phân lập được 31

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỒ

HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế 2

Hình 2.2 Phân bố của giống cá chẽm trên thế giới 4

Hình 2.3 Cá Chẽm 5

Hình 3.1 Phản ứng test sinh hóa 20

Hình 3.2.Kháng sinh Oxy-tetracyline 23

Hình 4.1 : Cá Chẽm bị bệnh lở loét 27

Hình 4.2 : Nội quan cá bị xuất huyết 28

Hình 4.3 Kí sinh trùng trên cá Chẽm 29

Hình 4.4 Khuẩn lạc của cá Chẽm 6 tuần tuổi ở Hương Trà 29

Hình 4.5 Khuẩn lạc của cá Chẽm 8 tuần tuổi tại Thuận An 30

Hình 4.6 Vi khuẩn chủng 1 31

Hình 4.7 Vi khuẩn chủng 2 31

Hình 4.8 Thử nghiệm kháng sinh với VK1 32

Hình 4.9 Nuôi cấy nấm trong môi trường PYGA 33

Hình 4.10 Nấm nhìn qua kính hiển vi vật kính 40 33

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Vòng đời cá chẽm 8

Sơ đồ 3.1 Nghiên cứu KST 17

Sơ đồ 3.4 Nghiên cứu bệnh nấm 23

Sơ đồ 3.3 Quy trình nhuộm Gram 20

Sơ đồ 3.2 Nghiên cứu vi khuẩn 18

BIỀU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Năm xuất hiện và tần xuất xuất hiện bệnh lở loét 25

Biểu đồ 4.2 Thời điểm xuất hiện hội chứng lở loét qua các tháng 26

tại Thừa Thiên Huế 25

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1

PHẦN 2 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2

2.1.1.Vị trí địa lý 2

2.1.2.Khí hậu, thời tiết 3

2.1.3Đặc điểm địa hình 4

2.2.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẼM (Lates calcarifer) 4

2.2.1.Phân loại 4

2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng 6

2.2.3.Đặc điểm dinh dưỡng 6

2.2.4 Đặc điểm sinh sản 7

2.2.5 Vòng đời cá chẽm 7

2.3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH CÁ CHẼM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 8

2.3.1 Trên thế giới 8

2.3.2 Ở Việt Nam 10

2.3.3 Một số bệnh thường gặp trên cá chẽm 11

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16 3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 16

3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 16

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.4.1 Phương pháp điều tra dịch tễ 16

3.4.2 Phương Pháp xử lí mẫu 17

3.4.3 Phân lập các tác nhân 17

3.4.3.1 Nghiên cứu kí sinh trùng (KST) 17

3.4.3.2 Nghiên cứu Vi khuẩn 18

3.4.3.3.Nghiên cứu bệnh nấm 23

Trang 8

3.4.3.4.Xử lí số liệu 24

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DỊCH TỄ 25

4.2 BỆNH CÁ CHẼM NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ 26

4.3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN 28

4.3.1.Kết quả nghiên cứu kí sinh trùng 28

4.3.2.Kết quả nghiên cứu vi khuẩn 29

4.3.2.1Kết quả quan sát khuẩn lạc 29

4.3.2.2.Kết quả nhuộm Gram 30

4.3.2.3.Kết quả thử phản ứng sinh hóa 31

4.3.2.4.Kết quả định danh vi khuẩn : 32

4.3.2.5.Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ 32

4.3.3.Kết quả nghiên cứu nấm 32

PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

5.1.KẾT LUẬN 34

5.2.KIẾN NGHỊ 34

PHẦN 6 : TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 9

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

Ngành Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành

1 trong những nghành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, không chỉ mang lại nguồnthu nhập đáng kể từ nước ngoài mà còn góp phần to lớn vào việc xóa đói giảmnghèo, đảm bào an ninh lương thực, làm thay đổi đời sống dân cư của các vùngmiền ven biển

Thừa Thiên Huế có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, được thiênnhiên ưu đãi với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 22 ngàn ha và đường

bờ biển dài hơn 70km rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản đặcbiệt là tôm, cá

Cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1970) đang được coi là 1 đối tượng

nuôi vô cùng hiệu quả để thay thế các vùng nuôi tôm đang bị chết, kém hiệuquả Tuy nhiên vài năm trở lại đây do diện tích nuôi trông ngày càng gia tăng thìtình hình dich bệnh cũng bùng phát nhanh chóng gây ra chết hàng loạt vào cácnăm 2012, 2013

Bên cạnh nhưng bệnh thường gặp do nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn gây rathì thời gian gần đây người dân phải đối mặt với 1 bệnh khá nguy hiểm gây rathiệt hại lớn về kinh tế đó là hội chứng lở loét Căn bệnh này ngày càng phổ biếntrong khi đó người dân vẫn chưa có các thông tin cần thiết để phòng và trị bệnh

Từ thực tế trên, được sự đồng ý của nhà trường, khoa thủy sản và giáo

viên hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện để tài "Nghiên cứu hội chứng lở loét

trên cá Chẽm (Lates calcarifer) nuôi tại Thừa Thiên Huế" với mục tiêu :

1) Xác định đươc một số tác nhân (vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng) và nguyên

nhân gây hội chứng lở loét trên cá Chẽm

2) Bước đầu xây dựng phác đồ phòng và trị bệnh lở loét trên cá Chẽmnhằm giảm thiểu tác hại đối với người nuôi cá tại tình Thừa Thiên Huế

3) Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao kiếnthức thực tế

Trang 10

PHẦN 2 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồmphần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông Phần đất liền ThừaThiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn GiápTây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền

- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núicực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông

- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré,

xã Hồng Thủy, huyện A Lưới

- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phíaĐông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có ranh giới chung đất liền với tỉnh Quảng Trị, QuảngNam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biêngiới Lào) và giáp biển Đông

 Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông, tỉnh Quảng Trị

 Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Namdài 56,66 km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km

Trang 11

 Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểmphía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế vớitỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97 km.

 Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120 km

 Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,52ha (theo niêngiám thống kê năm 2010), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dàinhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiềungang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xãQuảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba

Lé (A Lưới) 65 km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2–3 km

 Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

 Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở

 Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơigần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninhquốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng

 Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam,trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 ThừaThiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhấtnước ta Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh1.080 km

 Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với

độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảnghàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy

dọc theo tỉnh (theo niên giám thống kê năm 2012)

2.1.2 Khí hậu, thời tiết.

Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chấtchuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậuchuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta Thời tiết chia thành hai mùa

rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ2.500 – 2.700 mm Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nướcbốc hơi lớn, thường có mưa giông Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là

Trang 12

240C Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm Độ ẩm trung bình 84% Số lượngbão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, 2012).

2.1.3 Đặc điểm địa hình.

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt

Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéodài đến thành phố Đà Nẵng

Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500

m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, vớichiều rộng vài trăm mét

Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích

tụ, có cồn cát, đầm phá Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400

km2 Tổng diện tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích câyhàng năm là: 76.995 ha; diện tích cây lâu năm: 13.979 ha (số liệu năm 2008)

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẼM (Lates calcarifer)

2.2.1 Phân loại

Nhiều nhà ngư loại khác đã phân loại và gọi đối tượng này với nhiều tên gọi khác nhau Cá chẽm được xếp vào bộ Perciformes, bộ phụ Percoidei nhưng các tác giả khác nhau lại xếp chúng vào các họ khác nhau Ví dụ Day (1878) xếp

cá chẽm vào họ Percinae; Fowler (1982), thì xếp vào họ Latinnea; Katayama (1956) xếp vào Centropomidae Theo Greewood (1976) đã chỉ ra cụ thể giống

Lates này có 8 loài trong đó Lates calcarifer phân bố ở Tây Thái Bình Dương và

Ấn Độ Dương, còn 7 loài khác phân bố ở Châu Phi

Hình 2.2 Phân bố của giống cá chẽm trên thế giới

Trang 13

Theo Nguyễn Nhật Thi (1991) ở Việt Nam có duy nhất một loài trong họ

cá chẽm đó là Lates calcarifer (Bloch, 1790) và được xếp vào họ

Centropomidae (họ cá sơn biển) Tên thường gọi là cá chẽm hay cá vược

Hình 2.3 Cá Chẽm

Năm 1974, FAO công nhận vị trí phân loại cá chẽm như sau:

Ngành: Vetebrata

Lớp: Osteichthyes phụ: TeleostomiBộ: Perciformes

Bộ phụ: PercoidaeHọ: CentropomidaeGiống: Lates

Loài: Lates calcarifer Bloch, 1790

Cách phân loại này được hệ thống phân loại chấp nhận Trong thời gian qua cá chẽm được xếp vào vài họ khác nhau tùy theo tác giả (Ví dụ: họ

Serrnidae và Latidae) Tuy nhiên họ Centropomidae là họ được chấp nhận rộng rãi đối với loài này, và có tên giống là Lates

Các quốc gia khác nhau thậm chí trong cùng một quốc gia nhưng giữa các

vùng khác nhau thi tên gọi của loài Lates calcarifer cũng không giống nhau

Trang 14

2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng

Sinh trưởng của cá chẽm có dạng đường cong sigma Trong đó cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu nhưng tăng trưởng nhanh khi cá đạt kích cỡ 20 –

30 gam và giảm dần khi cá đạt khối lượng khoảng 4 kg (Kungvankij, 1986) Môitrường sống khác nhau cũng ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cá Cá sống trong môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong môi trường nước mặn (Wantanabe et al 1984) Cá chẽm có chiều dài và khối lượng tối đa là2m và 50 kg (Bahanal & Soseanto, 1982)

2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá chẽm là loài cá dữ điển hình Khi cá còn nhỏ chúng có thể ăn các loài phiêu sinh vật (Chiếm 20%) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chính của chúng vẫn là cá, tôm nhỏ (Chiếm 80%) Phổ thức ăn của cá chẽm rộng, nhưng khả năng sử dụng thức ăn của chúng thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của

cơ thể Theo David (1986), cá có kích thước 10 – 20 mm đã bắt đầu ăn các loài

cá nhỏ với tỷ lệ 0,8% trong khẩu phần ăn và tăng dần đến 87% khi cá đạt 1m

Theo Chacko, 1958 thức ăn chủ yếu của cá chẽm là các loài cá đối, cá măng… và bọn giáp xác như: Cua, tôm, ngoài ra chúng còn ăn các động vật thânmềm hai mảnh vỏ như: Sò, vẹm, ngao… Tame & Marichamys (1986) cho rằng:

Ấu trùng cá chẽm ăn sinh vật phù du rồi chuyển sang ăn ấu trùng côn trùng Ở giai đoạn cá bột cá ăn các loài động vật nổi như: Copepoda, ấu trùng nhuyễn thể… Khi cá đạt cỡ 5 – 15 cm thì thức ăn chủ yếu của chúng là tôm và cá Giai đoạn này cá thể hiện tính ăn lẫn nhau Kết qủa này cũng phù hợp với nghiên cứucủa Jena & Patnaik (1976), Russell & Greett (1985) Cá chẽm có tập tính ăn săn mồi, cá con 10 – 40 mm có thể sử dụng thức ăn bất kỳ lúc nào trong ngày nhưngmạnh nhất vào lúc xế chiều (Barlow et al 1995)

Lương Công Trung (1999), nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm từ cá

bố mẹ được bắt ngoài tự nhiên và thấy rằng Cá chẽm bắt mồi mạnh vào lúc trời tối từ 17h trở đi Cá bắt mồi ngay khi cho ăn thức ăn xuống và ăn rất nhanh (80 – 100%) Cá mới được thuần dưỡng chưa quen với môi trường mới chúng

thường tránh xa khi có tiếng động hoặc bóng người

Cá chẽm sẽ ăn thịt đồng loại đối với những con cá có chiều dài lên đến xấp xỉ 67% chiều dài của con cá lớn Tính ăn thịt đồng loại chủ yếu ở những con

cá có chiều dài nhỏ hơn 15 cm Những con cá có chiều dài nhỏ hơn 16 mm rất khó khăn trong viêc tập cho chúng ăn thức ăn chế biến

2.2.4 Đặc điểm sinh sản

Trang 15

Mùa vụ: Cá chẽm đẻ quanh năm (Kungvankij, 1984) Mà thời điểm chính vụ

từ tháng 4 đến tháng 8 Cá con cỡ 1 cm có thể thu được nhiều từ tháng 5 đến tháng

8 (Bhatia & Kungvankij, 1971) Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến mùa vụ sinhsản của cá chẽm trong đó có sự tác động của thời tiết, khí hậu là rất lớn

Phân biệt giới tính: Thông thường rất khó phân biệt giới tính của loài cá này nếu chỉ dựa vào hình dạng bên ngoài, ngoại trừ vào mùa sinh sản Trong mùa sinh sản để phân biệt giới tính của cá có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

Cá đực có mõm hơi cong, trong khi đó con cái thì mõm thẳng Cá đực có thân thon dài hơn cá cái (Cùng tuổi), còn cá cái kích cỡ lớn hơn so với cá đực Đến vụ sinh sản, những vẩy gần lỗ huyệt của cá đực sẽ dày lên, còn những con

cá cái bụng to hơn cá đực

Chuyển đổi giới tính: Đặc điểm nổi bật trong sinh sản của cá chẽm là có

sự thay đổi giới tính từ cá đực thành cá cái sau khi tham gia sinh sản một vài lần.Đặc tính này không hoàn toàn là tuyệt đối, có những con cá đực không chuyển thành cá cái trong suốt cuộc đời (Moore, 1979) Hiện nay vẫn chưa có những giải thích rõ ràng về hiện tượng này Những con cá cái được chuyển đổi giới tính từ con cá đực được gọi là con cái thứ cấp, còn cá cái phát triển trực tiếp từ trứng được gọi là cá cái sơ cấp

Sức sinh sản: Sức sinh sản của cá chẽm có liên quan tới kích thước và khối lượng cơ thể cá Các quan sát của Vụ nông nghiệp Australia (Annon, 1975)cho thấy cá 12 kg cho 7,5 triệu trứng, cá 19,5 kg cho 8,5 triệu trứng, và cá 22 kg cho 17 triệu trứng

Tập tính sinh sản: Dựa trên những nghiên cứu về tập tính sinh sản của cá trong bể cho thấy, cá đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn một tuần trước khi đẻ Khi cá cái thành thục sinh dục tốt nó gia tăng các hoạt động sinh dục với cá đực Cá đực và cá cái thành thục chín mùi sinh dục, sẽ bơi lội thành từng cặp thường xuyên ở tầng mặt khi sắp đẻ trứng Cá đẻ thành nhiều lần trong khoảng 7 ngày thời gian đẻ trứng vào lúc chiều tối (khoảng từ 18h đến 22h)

2.2.5 Vòng đời cá chẽm

Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 – 3 năm) trong các thuỷ vực nước ngọt như: Sông, hồ nối liền với biển Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh thường đạt cỡ 3 – 5 kg, sau 2 – 3 năm Cá trưởng thành 3 – 4 tuổi di cư từvùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ mặn 30 – 32 ppt để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó

Vòng đời của cá chẽm ở phía bắc Australia cũng được nhiều tác giả

nghiên cứu như Moore (1978, 1980, 1982); Moore & Reynolds (1982); Russell

Trang 16

& Grrett (1983, 1985); Griffin (1985, 1986); Davis (1982, 1985) đều có nhận định vòng đời của cá chẽm ở phía bắc Australia giống với vòng đời của cá chẽm

ở Thái Lan và đưa ra sơ đồ vòng đời của cá chẽm

Bãi đẻ(So/oo=30-32)

Sơ đồ 2.1 Vòng đời cá chẽm

Smith (1965) ghi rằng, một số con cá có vòng đời trong nước ngọt nơi chúnglớn lên cỡ 65 cm và khối lượng đạt 19,5 kg Tuyến sinh dục của những con cá đóthì không phát triển Trong môi trường nước lợ, cá chẽm đạt 1,7 m được tìm thấy ởvùng Indonesia Hiện nay điều chưa biết là cá trưởng thành có di cư ngược dòngkhông hay chúng giữ giai đoạn còn lại của chúng với đời sống ở biển

2.3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH CÁ CHẼM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.3.1 Trên thế giới

Cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch) là một trong những đối tượng nuôi rất

phổ biến, tốc độ sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao Nghề nuôi cá chẽmđược hình thành từ thập kỷ 70 ở Thái Lan và được nhân rộng ra các nước Châu

Á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.Hiện nay cá chẽm đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Theothống kê của FAO (2006) tổng sản lượng cá chẽm nuôi của thế giới tăng 37,4%

so với năm 1990 Ở Việt Nam, nghề nuôi cá chẽm cũng bắt đầu phát triển trongvài năm gần đây

Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế đó nghề nuôi cá chẽm thường xuyên gặp phảinhững tác hại do dịch bệnh gây ra và gây thiệt hại lớn cho các quốc gia Nhiềubệnh đã được thông báo ở Australia, Hồng Kông, các nước Đông Nam Á vàNhật Bản

Bãi sinh trưởng cá con (S o /oo=25-30)

Bãi sinh trưởng ở

thủy vực nước ngọt

hay lợ

Di cư xuôi dòng

Trứng trôi dạt,ấu trùng phát triển

Trang 17

Ở Thái Lan năm 1989 dịch bệnh trên cá chẽm, cá mú gây thiệt hại 1,9triệu USD, hằng năm có 80% người nuôi báo cáo là dịch bệnh gây chết 30-50%tổng sản lượng Nhật Bản năm 1992 thiệt hại 114,4 triệu USD Malaysia dịchbệnh do Vibrio làm thiệt hại 20 triêu Ringit năm 1992 Năm 1993, ở Singaporechỉ riêng hai trại nuôi cá biển đã bị thiệt hại 360000 USD Phillipines thôngthường khoảng 75% trại nuôi cá biển bị bệnh hằng năm.

Theo Liley & ctv (1999), bệnh xuất huyết ở cá tại một số nước châu Átrước năm 1990 đã gây tổn thất hơn 10 triệu USD Trong khoảng 10 năm từ năm

1983 đến 1993, riêng bệnh xuất huyết lở loét đã gây thiệt hại khoảng 100 triệuUSD (Chinabut, 1994)

Theo Schipt (1996) thì những con đường chính làm nhiễm bệnh ở cáChẽm là lây nhiễm qua nguồn nước, thức ăn hay cá khác Ruangpanit (1981,1984) cho rằng tác nhân gây bệnh ở cá Chẽm là ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,bệnh do suy dinh dưỡng và bệnh do sốc môi trường, trong đó bệnh do ký sinhtrùng khá phổ biến

Theo Juario (1987) thì bệnh do vi khuẩn (Vibrio sp) gây chết toàn bộ ở ngàythứ 22-25 khi ương cá Chẽm ở bể chứa ngoài trời với nhiệt độ (26-32oC), độ mặn(35-37‰), sự chiếu sáng và tảo khuê nở hoa dầy đặc (Bagarinao & Kungvankij,1986) Theo Kungvankij & Ctv (1986) dấu hiệu bệnh lý thường thấy ở cá Chẽmgiai đoạn cá hương là: kém ăn, tróc vẫy, màu sắc cơ thể thay đổi từ màu xám sangmàu đen, trên cơ thể có đốm trắng xuất hiện Theo Awang trong quá trình ươnggiống cá Chẽm hiện tượng chết hàng loạt thường xảy ra vào ngày thứ 14-18 có liênquan đến vấn đề dinh dưỡng Do thành phần thức ăn sống (Roti-fer) cung cấp cho

cá bột thiếu axít béo chưa bảo hòa (Poly unsaturted fatty axids-PUFA)

Việc chữa trị được tiến hành ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào xuấthiện Đối với bệnh đốm trắng, ngâm cá vào trong nước muối 15-20‰ với Formalin(200 ppm) trong 1-2 giờ, còn đối với bệnh do vi khuẩn gây ra, ngâm cá trong dungdịch Oxytetracyline 3 ppm trong 10 giờ

Một số tác giả khác lại cho rằng hiện tượng chết hàng loạt của cá bột xảy

ra vào ngày thứ 12-14 là do có liên quan đến các tác nhân gây độc, đặc biệt làAmonia (Hamhrey & Langdon, 1986) Sự kết hợp các dấu hiệu khác nhau có thểnhìn thấy rõ ràng dưới kính hiển vi có độ phóng đại thấp; sự sưng phồng hay vỡbóng đái, sự xuất huyết và sụp xuống của ruột già; phía sau thành bụng, hìnhdáng bong bóng cá không bình thường, trong nhiều trường hợp cá bột nổi lênmặt nước và có thể nhìn thấy rõ trong bóng hơi sưng phồng có màu sáng

Trang 18

Một số bệnh bùng nổ trong lồng nuôi cá Chẽm thì vi khuẩn được thôngbáo là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất, các vi khuẩn liên quan đến gây bệnh

cho cá Chẽm là: Aeromonas hydrophyla; Flexibactercolumnaris; Vibrio sp và

Pseudomonas sp (Burapanigiger & Donayadol, 1984) và một số tác giả nghiên

cứu và tổng kết trong nhiều tài liệu khác

2.3.2 Ở Việt Nam

Nghề nuôi cá chẽm đã được nuôi trong khoảng 10 năm trở lại đây, chủyếu ở các tỉnh miền Trung như: Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế và hiện nay một sốtỉnh khác đang nuôi thử nghiệm cá chẽm như: Thanh Hóa, Thái Nguyên, TháiBình, hà Giang, Hà Tĩnh… nhưng nhũng năm gần đây dịch bệnh đã làm điêuđứng cho người nuôi, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của từng hộ gia đình

Năm 2007, Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện thànhcông mô hình nuôi thử nghiệm cá chẽm thương phẩm bằng lồng nước lợ tại xãHải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Đến nay, tại huyện HươngTrà đã có hơn 118 hộ với hơn 300 lồng nuôi cá chẽm Ở huyện Quảng Điền diệntích nuôi chuyên cá chẽm khoảng 21 ha Một số diện tích ao nuôi chuyên cáchẽm quanh vùng đầm phá Tam Giang cho năng suất cao Tuy nhiên, hiện naytình hình dịch bệnh trên cá chẽm đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng Cụ thể vụnuôi đầu năm 2010, cá chẽm giai đoạn hương và giống chết hàng loạt, cá thịt cóhiện tượng sinh trưởng chậm, mòn vây, cụt đuôi và chết rải rác (Theo báo cáocủa Chi cục Thú y TT.Huế) Một trong những nguyên nhân gây chết cá chẽmhàng loạt trong ương nuôi là vấn đề dịch bệnh Trong các tác nhân gây bệnh trên

cá, ký sinh trùng (KST) là một trong những tác nhân rất phổ biến

Tại Khánh Hòa, có khoảng 30% hộ nuôi xảy ra dịch bệnh ở giai đoạn cánhỏ từ 5-20cm, nuôi lồng thường chịu tác hại nặng hơn giai đoạn cá lớn Tỉ lệchết có thể đạt 50-100%, đây là bệnh không có mùa vụ rõ rang (Đỗ Thị Hòa,2008) Nha Trang- Vũng Ngán, dịch bệnh lây lan rất nhanh và gây chết 100% cátrong vòng 1 tuần Khi cá trong lồng bị bệnh còn quan sát được một số loài cákhác sống xung quanh lồng cũng có dấu hiệu cụt đuôi tương tự

Ở Hải Dương thị xã Hương Trà tỉnh Thừa thiên Huế đã xảy ra hiện tượng

cá chẽm đang ương, nuôi từ 1 đến 2 tháng tuổi chết từ rải rác đến hàng loạt, sốlượng thiệt hại ước tính 15 vạn trên 25 vạn thả ương, nuôi Với tổng giá trị thiệt

hại khoảng 450 triệu đồng

Theo PGS.TS Đỗ Thị Hòa, trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứuVibrio là tác nhân chính gây chết trên cá chẽm, tỉ lệ cao ở cá nuôi lồng (100%),

Trang 19

cá nuôi ao gặp thấp hơn (58,2%) Một số loài vi khuẩn Vibrio spp đã phân lập được từ nội tạng cá bệnh, trong đó Vibrio anguillarum đã gây bệnh trong điều

kiện cảm nhiễm nhân tạo (60-80%)

Theo Nguyễn Thanh Chương và Đồng Thanh Hà, vi khuẩn phân lập đượctrên mẫu bệnh cá chẽm tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

Huế bao gồm: Vibrio cholera, Flexibacter-like, Aeromonas allosacharophila.

2.3.3 Một số bệnh thường gặp trên cá chẽm

2.3.3.1 Bệnh do virus

 Bệnh hoại tử thần kinh ở cá (Viral Nervous Necrosis VNN)

Bệnh này còn có nhiều tên khác: bệnh virus viêm màng lưới não (ViralEncephalopathy and Retinopathy- VER) của cá biển; bệnh cá bơi xoắn (SpringGrouper Diseasse), bệnh cá mú liệt, bệnh cá điên

Gây bệnh là virus thuộc họ Nodaviridae, giống Betanodavirus hình khối

đa diện 20 mặt, đường kính là 26-32nm Acid nucleic là ARN mạch đơn Virus

ký sinh trong tế bào chất của các tế bào thần kinh ở não và ở võng mặc mắt

Dấu hiệu bệnh lý: Cá dưới 20 ngày tuổi bị bệnh không có dấu hiệu bệnh

lý rõ ràng Cá sau 20-45 ngày tuôi bị bệnh có dấu hiệu yếu bơi gần tầng mặt Cá

từ 45 ngày đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh bơi không định hướng, bơi quay trònhoặc xoắn trôn ốc, kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám, đặc biệt đuôi và các vâychuyển màu đen, bóng hơi căng phồng ra Cá bị bệnh hoạt động yếu, hôn mê,đầu treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể hoặc đáy lồng Giải phẩu bêntrong cho thấy ruột cá không có thức ăn, nhưng chứa đầy chất dịch màu xanhhay màu nâu nhạt, lá lách có chấm đỏ Bện này gây chết cao ở giai đoạn cá con,đặc biệt là giai đoạn <20 ngày tuổi

Phòng bệnh: Trong trại sản xuất cá biển giống, lựa chọn cá bố mẹ khôngmang virus bằng cách kiểm tra trứng cá trước khi cho cá đẻ bằng kỹ thuật PCR.Thả giống cỡ lớn để ra lồng bè để hạn chế tác hại của bệnh VNN Dùng vaccine

và các chất kích thích miễn dịch để phòng bệnh trong các trại sản xuất cá

2.3.3.2 Bệnh do vi khuẩn

 Bệnh do vi khuẩn Flexibacter ở cá

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Flexibacter maritimus

Dấu hiệu bệnh lý: dấu hiệu đầu tiên là sự xuất hiện các đốm trắng trênthân, đầu, vây, mang Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh có viềnmàu đỏ, ở phần giữa có màu vàng hoặc xám, da và vẩy cá có thể bị lột rồi rụng

Trang 20

đi, tạo thành vết loét lan rộng Các mép vây xơ, mòn cụt Trên mang xuất hiệncác vết loét, tơ mang bị phá huỷ làm cá ngạt thở Bệnh không gây tổn thươngbên trong các cơ quan nội tạng, nhưng độc lực của vi khuẩn vẫn có thể gây chếtcá.

Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp Có thể phòng bệnhbằng phương pháp nhiệt độ hoặc cho thêm vào môi trường các vi khuẩn có lợi.Sát trùng cá bằng các loại hoá chất bàng các hoá chất trước khi thả vào lồng bè,

ao như: CUSO4 40ppm trong 10-20 phút, thuốc tím 10-20 ppm trong 4-10 phút,formol 50-100 ppm trong 10-20 phút, tắm nước ngọt trong 5- 10 phút Áp dụngcông nghệ vaccine để phòng bệnh

Để trị bệnh có thể dùng một số kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá:Oxytetracyline 50-75 mg/kg cá/1 ngày; Sulphonamid 220 mg/kg cá/1 ngày vàcho cá ăn 10 ngàyliên tục Cũng có thể dùng kháng sing để tắm cho cá bệnh:oxolinic acid 1ppm tắm trong 24h

Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp

Trị bệnh: Có thể dùng kháng sinh để trị bệnh Tuy vậy cần dùng khángsinh theo 2 hướng Thứ nhất diệt vi khuẩn cảm nhiễm bên trong cơ thể bằngcách trộn kháng sinh vào thức ăn như kháng sinh thuộc nhóm sulpamid:sulfamethoxine, Bactrim, cotrim: 15-20g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày;Oxolinic Acid 25%: 2-5g/kg thức ăn, cho ăn trong 5-7 ngày Thứ hai giảm mật

độ vi khuẩn trong nước và cải thiện môi trường bằng một số biện pháp kĩ thuật:xifon đáy, thay nướcđáy, dùng thuốc diệt khuẩn như: Benzalkonium chloride(BKC), Iodine sau đó thay một phần nước trong ao, gây lại màu nước

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra, là những

vi khuẩn gram dương, có dạng hình cầu hoặc hình trứng, không vận động được.Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi của cá

Trang 21

Dấu hiệu bệnh lý: Màu sắc cơ thể đen tối, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ởcác vây và xương nắp mang Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét Cá bơilội không bình thường và không định hướng, vận động khó khăn Cá bệnh cóhình thức bơi xoắn Thận và lách cá tăng lên về thể tích do phù nề.

Phòng bệnh: để phòng bệnh có thể áp dụng biện pháp phòng bệnh tổnghợp và vaccine là giải pháp phòng bệnh tốt nhất

Trị bệnh: để trị bệnh cá thể dùng phương pháp trộn kháng sinh vào thức

ăn với liều lượng: dùng Erythromycine hoặc Ciprofloxacine 25-50 mg/1kg cá/1ngày và cho cá ăn liên tục từ 4-7 ngày

2.3.3.3 Bệnh do nấm

 Bệnh nấm hạt - Ichthyophonosis

Tác nhân gây bệnh là giống nấm hạt Ichthyophonus, gồm các loài

Ichthyophonus hoferi, Ichthyophonus irregularis.

Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện các vết loét nhỏ và sâu trên thân, nấm chủyếu nội ký sinh nên khi giải phẩu các cơ quan nội tạng như tim, gan, lách, thận

và buồng trứng có các đốm trắng nhỏ Khi cắt mô tế bào có thể thấy rõ sự tồn tạicủa nấm trong các tổ chức mô tế bào

Biện pháp phòng trị: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp Khôngnên cho cá ăn thức ăn là động vật sống nhiễm nấm

 Bệnh nấm hạt – Dermocystidiosis

Tác nhân gây bệnh là nấm hạt Dermocystidium, gồm nhiều loài khác nhau

ký sinh trên các loài cá khác nhau

Dấu hiệu bệnh lý: Nấm hạt Dermocystidium thường ký sinh trên vây,dưới da và mang cá Những chỗ bị nấm ký sinh sưng tấy, màu hồng, hình dạngkhác nhau (tròn, ô van hoặc hình dài) Kích thước nấm hạt khác nhau từ 1-2 cm,

có khi lớn đến 10cm Xung quanh chỗ sưng tấy có các đốm viêm nhỏ chứa đầycác bào tử Trong mẫu mô bệnh có các bào nang trong đó chứa các bào tử

Biện pháp phòng trị: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp Dùngthuốc tím KMnO4 hoặc formaline tắm cho cá giống để phòng bệnh trước khi đưavào nuôi

2.3.3.4 Bệnh do ký sinh trùng

 Trùng bánh xe

Ngày đăng: 28/05/2014, 13:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 10)
Hình 2.2. Phân bố của giống cá chẽm trên thế giới - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 2.2. Phân bố của giống cá chẽm trên thế giới (Trang 12)
Hình 2.3. Cá Chẽm - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 2.3. Cá Chẽm (Trang 13)
Sơ đồ 2.1 .  Vòng đời cá chẽm - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Sơ đồ 2.1 Vòng đời cá chẽm (Trang 16)
Sơ đồ 3.2. Nghiên cứu vi khuẩn - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Sơ đồ 3.2. Nghiên cứu vi khuẩn (Trang 26)
Sơ đồ 3.3. Quy trình nhuộm Gram - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Sơ đồ 3.3. Quy trình nhuộm Gram (Trang 28)
Hình 3.1. Phản ứng test sinh hóa - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 3.1. Phản ứng test sinh hóa (Trang 28)
Sơ đồ 3.4. Nghiên cứu bệnh nấm - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Sơ đồ 3.4. Nghiên cứu bệnh nấm (Trang 31)
Hình 3.2.Kháng sinh Oxy-tetracyline 3.4.3.3. Nghiên cứu  bệnh nấm - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 3.2. Kháng sinh Oxy-tetracyline 3.4.3.3. Nghiên cứu bệnh nấm (Trang 31)
Hình 4.1 : Cá Chẽm bị bệnh lở loét - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.1 Cá Chẽm bị bệnh lở loét (Trang 35)
Hình 4.2 : Nội quan cá bị xuất huyết Bảng 4.1. Dấu hiệu bệnh lí của hội chứng ở loét trên cá Chẽm - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.2 Nội quan cá bị xuất huyết Bảng 4.1. Dấu hiệu bệnh lí của hội chứng ở loét trên cá Chẽm (Trang 36)
Hình 4.4. Khuẩn lạc của cá Chẽm 6 tuần tuổi ở Hương Trà - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.4. Khuẩn lạc của cá Chẽm 6 tuần tuổi ở Hương Trà (Trang 37)
Hình 4.5. Khuẩn lạc của cá Chẽm 8 tuần tuổi tại Thuận An - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.5. Khuẩn lạc của cá Chẽm 8 tuần tuổi tại Thuận An (Trang 38)
Hình 4.6. Vi khuẩn chủng 1    Hình 4.7. Vi khuẩn chủng 2 4.3.2.3. Kết quả thử phản ứng sinh hóa - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.6. Vi khuẩn chủng 1 Hình 4.7. Vi khuẩn chủng 2 4.3.2.3. Kết quả thử phản ứng sinh hóa (Trang 39)
Hình 4.8. Thử nghiệm kháng sinh với VK1 - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.8. Thử nghiệm kháng sinh với VK1 (Trang 40)
Hình 4.10. Nấm nhìn qua kính hiển vi vật kính 40 - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.10. Nấm nhìn qua kính hiển vi vật kính 40 (Trang 41)
Hình 4.9. Nuôi cấy nấm trong môi trường PYGA - Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế
Hình 4.9. Nuôi cấy nấm trong môi trường PYGA (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w